Bài viết của Phlanhoa
Đã nói về phong tục thờ cúng Táo quân thì cũng nên nói một chút về sự tích “Cá gáy hóa rồng”, bởi vì trong truyền thuyết con cá gáy được chọn là phương tiện đi lại của ba vị Thần Táo khi về trời báo cáo công tác.Đã có khá nhiều sự giải thích vì sao cá chép được hóa rồng, mà các loài cá khác thì không. Nhưng tôi cho rằng đó là những giải thích chưa thật xác đáng, nên có cất công tìm tòi, và tôi thấy nguồn gốc của cụm từ “cá chép hóa rồng” như sau:
Theo thống kê của các nhà khoa học, họ hàng nhà cá chép trên thế giới có khoảng trên 20 chi giống khác nhau, ví dụ :
· Cá chép thông thường: Cyprinus carpio carpio
· Cá chép Việt Nam có tên khoa học là : Cyprinus centralus
· Cá chép vây nhọn : Cyprinus acutidorsalis
· Cá chép Đại Lý (hồ Nhĩ Hải Trung Quốc): Cyprinus daliensis
· vv…
Và trong hơn hai mươi chi giống cá chép được liệt kê, có một loài cá chép có tên khoa học là Cyprinus yilongensis, là loài cá chép sống ở Hồ Dị Long (thuộc tỉnh Vân Nam – Trung Quốc). Đáng ra tên gọi với đầy đủ nghĩa phải là “giống cá chép của Việt Nam”, hoặc là “Giống cá chép của hồ Dị Long”… nhưng lại được gọi tắt là “Cá chép Việt Nam”, “Cá chép Dị Long” … cho nên khi cụm từ “cá chép Dị Long” được nhấc ra khỏi từ điển thì nó mặc nhiên biến thành “cá chép hóa rồng”, bởi vì “dị long” có nghĩa là “hóa rồng”
Chúng ta hãy biết một chút về Hồ Dị Long:
Hồ Dị Long thuộc tỉnh Vân Nam - Trung quốc. Trước đó hồ có tên là Hồ Ngọc Long, gọi theo tên của núi Ngọc Long. Tương truyền giữa ban ngày hồ có rồng bay lên nên đổi tên thành hồ Dị Long (hồ hóa rồng). Hồ Dị Long là một thắng cảnh tuyệt đẹp của Trung Quốc được gọi là “3 đảo 9 khúc 72 vịnh” có các danh lam nổi tiếng như Hạc Đình, Tháp Họan Văn, miếu La Sắc, Lầu Hồi Lan, Đền Thủy Nguyệt. Hồ Di Long nước trong xanh, có rât nhiều loại cá như cá chép ,cá giếc, cá rô, cá quả, cá mè…và bạt ngàn hoa sen ven hồ chen nhau đua nở mê đắm lòng người.
“Hồ Tây cá chép đi về trong mây”
Buổi chiều phía Tây hồ Dị Long, nước trong vắt soi tỏ mây trời, từng đàn cá bơi lội trong nước mà như trong mây.
Đặc biệt, những con cá chép đực sống lâu năm trong những hồ nước nhiều phù du thường có hình hài rất đẹp, có hai râu dài, mắt sáng trong veo, đầu, vây, đuôi đều ánh màu bảy sắc cầu vồng, vảy cứng và ánh bạc như vảy rồng, mình thon dài, đuôi dài hơn các loài cá khác. Với hình hài đó của cá chép, khi bơi trong bóng mây chiều thì quả là có nét hao hao như rồng lượn. Cá chép cũng là loài cá mạnh khỏe, những đêm trăng trong, cá dỡn trăng búng nước thường nhảy phóc lên khỏi mặt nước khoảng một mét.
Truyền thuyết về “cá chép vượt Vũ Môn”.
Vũ môn (禹門) nguyên gọi là Long môn, là hai mỏm núi đá đứng sững hai bên bờ trên một khúc sông Hoàng Hà (Trung Quốc), eo hẹp khúc sông lại và có hình hài như cái cửa khó qua. Khi ông Hạ Vũ trị thủy thấy vậy, đã cho đục phá nới rộng thêm ra, nên gọi là Vũ Môn (cửa ông Vũ). Vũ Môn là nơi là nơi sóng dữ, thác ghềnh, sách Thủy Kinh ghi rằng tiết tháng ba, cá chép vượt qua được Vũ Môn sẽ được hóa rồng.
Theo “Đại Nam Nhất Thống Chí” thì ở nước ta cũng có Vũ Môn, là một ngọn suối hùng vĩ với ba bậc thác ghềnh tại dãy núi Giăng Màn (nay thuộc xã Hương Lâm, thuộc huyện Hương Khê, Tĩnh Hà Tĩnh). Vũ Môn là một là một thắng cảnh tuyệt đẹp, hùng vĩ, hoang sơ và hiểm trở, ở độ cao 1000m, tọa độ 180,07’ vĩ tuyến Bắc và 1050,23’ kinh tuyến Đông. Ở bậc nước cao nhất của thác nước, thời tiết mát mẻ và thương có mây dăng huyền ảo. Tương truyền: mỗi năm đến tháng tư, khi những trộ mưa rào ào ào trút xuống, nước nguồn chảy xiết, những loài cá khác theo dòng nước xuôi nguồn, thì cá chép lại ngược dòng "vượt Vũ Môn để hóa rồng", trong nhân dân có câu hát:
"Tháng ba cá đi ăn thề,
tháng tư cá về, cá vượt Vũ Môn"
Vượt Vũ Môn là một cuộc thi tài của họ hàng cá chép với khát vọng được bước qua cửa rồng. Thí sinh muốn tham gia cuộc thi phải là những chú cá chép trưởng thành, có tài ba, qua nhiều cuộc tuyển chọn từ sông, suối, ao, hồ của mọi miền sông nước. Cuối cùng thì phải gian nan với một cuộc hành trình dài ngược sông Ngàn Sâu, rồi lại Ngược sông Tiêm, theo khe suối mới đến được chân thác Vũ Môn để bắt đầu cuộc thi. Và chú cá nào vượt được ba bậc thác nước của suối Vũ Môn thì sẽ được hóa rồng để bay lên trời. Hình tượng này cũng ví như các tử sĩ đi thi, nếu đỗ thì được qua cửa Long Môn, nếu rớt thì quay về lại quê nhà làm thường dân. Vào thời nhà Đường, người ta gọi những sĩ tử thi đỗ là "nhảy qua Long Môn".
Như vậy, theo truyền thuyết, muôn loài muông thú sống ở địa giới, chỉ có con cá chép là loài nhờ vào tài ba công sức của mình để vượt ải Vũ Môn bay được lên trời, do đó nó được Táo Quân tin cậy chọn làm phương tiện đi lại giữa Thượng giới và Hạ giới.
Tích khác
Cá chép (cá lý ngư) là biểu tượng cho sự kiên trì, bền chí. Trong truyền thuyết có câu chuyện cá chép hoá rồng, vì thế cá chép thường được coi như rồng – một con vật linh thiêng cao quý.
Cả bầy cá chép, con nào cũng muốn vượt qua cửa rồng. Bởi chúng biết, hễ vượt được qua cửa rồng, thì chúng sẽ từ những con cá chép tầm thường trở thành những con rồng siêu phàm thoát tục.
Khốn nỗi, cửa rồng cao quá, cả bầy cá chép con nào con nấy mệt đứt cả hơi va vấp đến nỗi thâm tím cả mặt mày mà chẳng con nào nhảy qua được. Bầy cá xúm lại xin với Long Vương, để Long vương hạ cửa rồng thấp xuống một chút. Long vương không bằng lòng, cả bầy cá chép bảo nhau quỳ mọp trước mặt Long vương, không đứng dậy nữa. Chúng quỳ luôn ở đấy chín chín tám mươi mốt ngày, cuối cùng Long vương cũng mủi lòng và đáp ứng yêu cầu của bầy cá.
Thế là cá lớn cá bé nhẹ nhàng thoải mái vượt qua cửa rồng và vui mừng hể hả vì cả bọn đều biến thành rồng.
Không lâu sau, những con cá chép được hóa rồng ấy bấy giờ mới phát hiện ra một điều là tất cả cá chép đều hóa rồng, cũng chẳng có gì khác so với lúc tất cả đều chưa phải là rồng. Thế là, cả bầy cá lại đi tìm Long vương nói lên điều ngờ vực khó nghĩ trong lòng.
Long vương cười và bảo: “Cửa rộng chính thức thì không thể hạ thấp được, nếu các ngươi muốn có cảm giác thực sự của con cá chép được hóa rồng, thì hãy đi mà nhảy qua cái cửa rồng không hạ bớt chiều cao kia kìa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
* Quý vị có thể để lại nhận xét, cảm nhận dưới mỗi bài viết nhưng:
- Không bàn luận đến chính trị của các quốc gia trên thế giới.
- Không được bàn luận hay phỉ báng bất kỳ tôn giáo nào khác.
- Không bàn luận tới sắc tộc gây chia rẽ các dân tộc trên toàn thế giới.
- Không viết những lời thô tục
- Không xúc phạm, chửi bới người khác
- Không đặt liên kết tới những Website đen, có chứa Vi rút hay những phần mềm có chứa mã độc hại
+ Chỉ bàn luận những lĩnh vực liên quan tới Phật Giáo.
+ Hãy giới thiệu Website này tới những người thân, bạn bè của quý vị. Những người không theo, sẽ theo và đã theo Đạo Phật đều có thể xem và tim hiểu trên Website này.
* Trân trọng cám ơn!