-->

2011-08-19

Sự Tích Quán Thế Âm Bồ Tát




Sự tích Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát

Quán Thế Âm tiếng Phạn là “Avalokitesvara” dịch sang tiếng Hán là Quán Thế Âm hay Quán Tự Tại …Danh hiệu Quán Thế Âm, nghĩa là quan sát tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ.

Theo Kinh Bi Hoa thì Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, khi chưa xuất gia tu hành, có một kiếp ngài làm con đầu lòng của vua Vô Tránh Niệm, tên là Bất Huyến Thái Tử.
Trong thời kỳ vua ấy thống trị thiên hạ, thì có Phật Bảo Tạng ra đời.

Vua thấy nhân tâm xu hướng theo lời giáo hóa của Phật càng ngày càng đông, bèn suy nghĩ rằng:
"Nếu đạo Phật không phải chân chánh, thì đâu có lẽ người ta sùng bái khắp xứ như vậy!"
Nên vua mới phát tâm sắm đủ lễ vật đến cúng dường Phật và chúng tăng trong ba tháng, và lại khuyên các vị vương tử và đại thần cũng làm như vậy.
Khi ấy Bất Huyến Thái Tử vâng lời Phụ Vương, hết lòng tin kính, sắm đủ các món ngon quý và đem những đồ trân trọng của mình mà dâng cúng cho Phật và đại chúng trong ba tháng, không trễ nãi bữa nào và cũng không món gì kém thiếu.
Quan đại thần Bảo Hải, là phụ thân của Phật Bảo Tạng, thấy vậy khuyên rằng: "Điện Hạ đã sẵn lòng tu phước mà cúng Phật, cúng tăng, vậy xin Điện Hạ hãy đem công đức đó mà hồi hướng về đạo vô thượng bồ đề, chớ nên cầu sự phước báu trên cõi trời Đao Lợi hay là cõi trời Phạm Thiên làm chi.
Bởi vì mấy cõi ấy, tuy là cảnh vật vui tốt, nhân dân vui sướng, căn thân đẹp đẽ, thọ mạng lâu đài, đặng phép thần thông, dạo đi tự tại, những đồ y thực sẵn có, các cuộc du hí đủ bày, trăm thức tự nhiên thọ dụng đủ đều khoái lạc, không có sự khổ như cõi nhân gian.
Cái phước báu trong các cõi đó tuy là mỹ mãn như thế, nhưng còn thuộc về hữu lậu, có hư có mất, chắc chắn gì đâu, chính là sự vô thường, thật là tướng vô định, như cơn gió thổi mau không có thế lực gì cầm lại đặng, hết vui thì xảy ra buồn, hết sướng thì trở lại khổ, dầu có sống lâu đến mấy ngàn năm đi nữa, cũng không khỏi con ma sanh tử lôi kéo vào đường nọ ngõ kia.
Nếu Điện Hạ cứ cầu phước báu đó, chắc không thoát khỏi ải sanh tử luân hồi, nếu đã không khỏi luân hồi, thì chưa chắc lúc nào đặng tiêu diêu tự tại.
Chi bằng Điền Hạ đem công đức đó mà cầu món phước báo vô lậu, không hư không mất, đời đời kiếp kiếp vượt ra ngoài ba cõi bốn dòng, hưởng sự an vui vô cùng vô tận, và hồi hướng về đạo bồ đề mà cầu mau thành Phật quả, đặng cứu độ chúng sanh khỏi sông mê biển khổ. Vậy phần tự lợi đã vuông tròn, mà đức lợi tha lại đầy đủ nữa."
Bất Huyến Thái Tử nghe ông Bảo Hải khuyên nói như vậy, bèn đáp rằng: "Ta xem xét cả thảy chúng sanh trong đường địa ngục chịu sự khổ cực; còn kẻ nhân gian và người thiên thượng thì đủ điều cấu nhiễm, lắm chuyện trần lao, không có chút nào đặng thanh tịnh, bởi đó mà tạo thành tội nghiệp, nên mới thọ quả báo mà đoạ vào ba đường dữ là: địa ngục, ngạ quả, và súc sanh."
Bất Huyến Thái Tử đáp lại rồi tự nghĩ rằng: "Bởi chúng sanh ở trong đời không gặp đặng những người hiền nhân quân tử, khuyên việc lánh dữ làm lành mà dìu dắt lên con đường giải thoát, chỉ gặp những kẻ tàn ác tiểu nhân cũ dụ nhau kết bạn bè, thường xúi dục những điều bất thiện, và lại phá hư chánh pháp, khinh pháp đại thừa, làm cho mất cả căn lành, thêm điều tà kiến, vì vậy mới che lấp tâm tánh, không biết đạo đức là gì, nên phải chịu nổi đày đọa."
Bất Huyến Thái Tử ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi thưa rằng: "Nay tôi đối trước mặt Phật và đại chúng mà tỏ lời như vầy: Tôi nguyện đem tất cả các món công đức tôi đã từng cúng dường Tam Bảo và các món công đức tôi đã từng tu tập pháp mầu mà hồi hướng về đạo vô thượng bồ đề.
Tôi nguyện trong khi tôi tu những điều công hạnh bồ tát, làm những việc lợi ích cho chúng sanh, nếu tôi xem có kẻ mắc sự khốn khổ hiểm nghèo ở trong hoàn cảnh ám muội, không biết cậy nhờ ai, không biết nương dựa đâu, mà có xưng niệm danh hiệu tôi, tức thời tôi dùng phép thiên nhỉ mà lóng nghe và dùng phép thiên nhãn mà quan sát coi kẻ mắc nạn ấy ở chỗ nào, cầu khẩn việc gì, đặng tôi hiện đến mà cứu độ cho khỏi khổ và đặng vui. Nếu chẳng đặng như lời thề đó thì tôi không thành Phật.
Thưa đức Thế Tôn! Nay tôi vì hết thảy chúng sanh mà phát lòng đại nguyện, tu học về pháp xuất thế, lo làm các công hạnh tự giác tự lợi, nguyện khi phụ vương tôi là Vô Tránh Niệm, trải hằng sa kiếp nhẫn sau thành Phật, hiệu là A Di Đà Như Lai ở cõi An Lạc thế giới, hóa độ chúng sanh xong rồi, chừng nhập niết bàn, chánh pháp truyền lại, thì tôi tu hạnh làm việc Phật sự. Đến lúc chánh pháp gần diệt, hễ diệt bửa trước thì bửa sau tôi chứng đạo bồ đề.
Xin đức Thế Tôn từ bi mà thọ ký cho tôi, và tôi cũng hết lòng yêu cầu các đức Phật hiện tại ở hằng sa thế giới trong mười phương đều thọ ký cho tôi như vậy nữa."
Đức Bảo Tạng Như Lai nghe mấy lời nguyện ấy, liền thọ ký Bất Huyến Thái Tử rằng: "Ngươi xem xét chúng sanh trong cõi thiên thượng nhân gian và trong ba đường dữ đều mắc những sự tội báo, mà sanh lòng đại bi, muốn đoạn trừ mọi sự khổ cực, dứt bỏ những điều phiền não và làm cho cả thảy đều đặng hưởng sự an vui.
Vì ngươi có lòng soi xét những loại yêu cầu của loài hữu tình trong thế gian mà cứu khổ như vậy, nên nay ta đặt hiệu là: Quán Thế Âm.
Trong khi ngươi tu hạnh bồ tát, thì giáo hóa cả vô lượng chúng sanh cho thoát khỏi sự khổ não và làm đủ mọi việc Phật sự.
Sau khi A Di Đà Như Lai nhập niết bàn rồi, thì cõi Cực Lạc lại đổi tên là: Nhất Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu, y báo càng tốt đẹp hơn trước đến bội phần.
Chừng đó, đương lúc ban đêm, độ trong giây phút, có hiện ra đủ thức trang nghiêm, thì ngươi sẽ ngồi trên tòa kim cang ở dưới cây bồ đề mà chứng ngôi chánh giác hiệu là: Biến Xuất Thiết Quang Minh Công Đức Sang Vương Như Lai, phước tròn hạnh đủ, muôn sự vẻ vang, đạo pháp cao siêu, thần thông rộng lớn, rất tôn rất quý, không ai sánh bằng mà lại sống lâu đến chín mươi sáu ức na do tha kiếp, rồi khi diệt độ thì chánh pháp còn truyền bá lại đến sáu mươi ba ức kiếp nữa."
Bất Huyến Thái Tử nghe Phật Bảo Tạng thọ ký rồi, liền vui mừng mà thưa rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu sự thề nguyện của tôi quả đặng hoàn mãn như lời ngài nói đó, thiệt là hân hạnh biết bao! Nay tôi lạy ngài xin làm thế nào cho các đức Phật hiện ở hằng sa thế giới cũng đều thọ ký cho tôi và khiến cho cả thảy thế giới đều đồng thời vang ra những tiếng âm nhạc, và các kẻ chúng sanh nghe tiếng ấy đều đặng thân tâm thanh tịnh mà xa lìa mọi sự dục vọng trên đời."
Lúc Bất Huyến Thái Tử thưa rồi, đương cúi đầu lễ Phật, tức thì các thế giới tự nhiên rung động vang rền, kêu ra những tiếng hòa nhã, ai ai nghe đến cũng sanh lòng vui vẻ, làm cho các điều dục vọng bổng nhiên tiêu tan cả.
Khi ấy, thoạt nghe các đức Phật ở mười phương đồng thinh thọ ký cho Quán Thế Âm rằng: "Đương khi thời kiếp Thiện trụ, ở tại cõi Tán Đề Lam thế giới, nhằm lúc Phật Bảo Tạng ra đời mà giáo hóa chúng sanh, có con của vua Vô Tránh Niệm, tên là Bất Huyến Thái Tử phát tâm cúng dường Phật và đại chúng trong ba tháng, do công đức đó, nên trải hằng sa kiếp sẽ thành Phật, hiệu là: Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai, ở về thế giới Nhất Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu."
Bất Huyến Thái Tử khi đặng chư Phật thọ ký rồi, thì lòng rất vui mừng.
Đến khi mạng chung, thì ngài thọ sanh ra các đời khác, trải kiếp nọ qua kiếp kia, hằng giữ bổn nguyện, gắng công tu hành, cầu đạo bồ đề, làm hạnh bồ tát, chăm lòng thi hành những sự lợi ích cho chúng sanh, không có khi nào mà ngài quên cái niệm đại bi đại nguyện.
Hiện nay Quán Thế Âm đã chứng được bậc đẳng giác bồ tát, ở cõi Cực Lạc mà hầu hạ đức Phật A Di Đà, hằng ngày tiếp dẫn chúng sanh trong mười phương đem về cõi ấy.

Đến sau, đức Phật A Di Đà nhập niết bàn rồi, thì ngài kế ngôi Phật vị mà giáo hóa chúng sanh.ở vào đời quá khứ có đức Phật ra đời hiệu là Bảo Tạng Như Lai. thời đó có vua Chuyển Luân Thanh Vương là Vô Chánh Niệm. Vua có quan đại thần là Bảo Hải, phụ thân của đức Bảo Tạng khi chưa xuất gia đối trước Đức Phật Bảo Tạng phát ra 48 đại nguyện.

Do đó, Đức Bảo Tạng thụ ký cho Vua (khi đó đã là Pháp Tạng Tỳ Kheo) sau này thành Phật hiệu là A Di Đà ở vào thế giới cực lạc.

Vua Chuyển Luân có nhiều con. Con cả là Thái Tử Bất Tuấn cũng do ngài Bảo Hải khuyến tiến. Thái Tử cũng đi xuất gia theo cha và đối trước Đức Bảo Tạng Như Lai phát ra bảo nguyện đại bi thương xót, cứu độ tất cả các loài chúng sanh bị khổ não. vì vậy Đức Bảo Tạng thụ ký cho Thái Tử thành Bồ Tát hiệu là Quan Thế Âm, còn Bảo Haỉ là tiền thân của Đức Thích Ca Mầu Ni.Đức Bảo Tạng thụ ký cho Thái Tử rằng: “Vì lòng đại bi Ông muốn quán niệm cho tất cả chúng sanh được cùng về cõi an lạc (cực lạc). Vậy từ nay đặt tên cho Ông là Quan Thê Âm….
Bồ Tát Quan Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ, cũng như chỉ có trí tuệ mới diệt được ngu si. Do đó, Bồ Tát Quan Thế Âm thiết lập tâm đại từ, đại bi mà thực hiện đại thệ nguyện độ sanh của Ngài.
TỪ là đem niềm vui đến cho kẻ khác. Chữ Từ như người ta thường nói: Từ thiện, từ ái, từ mẫu, từ tâm. Từ tâm đối với ác tâm, sân tâm, ích kỷ tâm….BI là phương châm, là cách thức hành động để cứu khổ.Từ là lòng yêu thương, Bi là ra tay giải quyết và dấn thân nỗ lực làm việc để cứu giúp thực tế. Tóm lại Tu Bi: Thương yêu chúng sinh, mang lại cho họ niềm an lạc vui sướng gọi là Từ (maritrya, maitri). Đồng cảm nỗi khổ và thương xót chúng sinh, trừ bỏ nỗi khổ cho họ gọi là Bi.
Quán Thế Âm xưa kia Ngài đã thành Phật hiệu là “Chánh Pháp Minh Như Lai”. Ngài thị hiện làm Bồ Tát vì muốn đảm đương công tác cứu khổ ban vui cho chúng sanh. Đức Bồ Tát quán thấy Phật và chúng sanh đồng chung một bản thể, đồng chung một giác tánh duy nhất, nhưng Phật đã giác ngộ mà chúng sanh thì còn mê.
Do đó, Đức Quan Thế Âm tức là một vị Phật tương lai sẽ bổ vào ngôi của Đức Phật A Di Đà, thì ngài cùng với ngài Đại Thế Chí (kiếp xưa là em ngài, con thứ vua Chuyển Luân cũng cùng Ngài đồng thời được Đức Bảo Tạng thụ ký) giúp việc giáo hoá độ sanh cho Đức Phật A Di Đà và 2 Ngài cũng ứng thân xuống sa bà trợ giáo cho Đức Thích Ca Mâu Ni.

Theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm có chép lời Ngài bạch với Đức Thế Tôn rằng:
“Con nhớ cách đây vô số hằng hà sa kiếp về trước có Đức Phật ra đời hiệu là Quan Thế Âm, từ Đức Phật kia dạy con, do nghe, nghĩ và tu mà vào Tam Ma Đề” Do đó nên biết: Ngài đã phát tâm Bồ Đề từ đời Đức Phật Quan Thế Âm trong vô số hằng hà sa kiếp về trước do nghe Phật truyền pháp, Ngài đã nhận định pháp tu viên thông về nhĩ căn là hơn tất cả, do ngài khó chứng viên thông ở nhĩ căn nên được Đức Phật thụ ký cho ngài danh hiệu Quán Thế Âm, một danh hiệu mà chúng sanh ở mười phương cung kính chấp trì, nhất là trong những lúc nguy hiểm, đau khổ.
Ngoài ra, Kinh Quán Âm Tam Muội nói: “Xưa kia Ngài Quán Thế Âm đã thành Phật hiệu là “Chính Pháp Minh Như Lai”. Tiền thân Đức Thích Ca hồi ấy đã từng ở dưới pháp toà, sung vào trong số đệ tử khổ hạnh để gần gũi”. Ngày nay Đức Thích Ca thành Phật, thời Ngài trở lại làm đệ tử để gần gũi lại:” Một Đức Phật ra đời thì hàng ngàn Đức Phật phù trì”.
Trong Kinh Đại Bi Tâm Đà Na Ni thì chép lời Ngài bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn ! con nhớ vô lượng ức kiêp trước có Đức Phật ra đời hiệu là Thiên Quan Vương tĩnh trụ Như Lai” Đức Phật ấy vì thương đến con và tất cả chúng sanh nên nói ra môn Đại Bi Tâm Đà La Ni. Ngài lại dùng cánh tay sắc vàng xoa đầu con mà bảo:”Thiện Nam Tử ! Ông nên trụ trì tâm chú này và vì khắp tất cả chúng sanh trong cõi trược ở đời vị lai mà làm cho họ được sự lợi ích yên vui lớn.” Lúc đó con mới ở ngôi Sơ Địa, vừa nghe xong thần chú này liền vượt lên chứng đại Bát Địa”.
Mật tông thì theo trong Kinh Đại Bản Như Ý nói có 8 vị đại Quan Âm là:
1) Viên Mãn Ý, Nguyệt Minh Vương Bồ Tát.
2) Bạch Y Tự Tại.
3) Cát La Sát Nữ.
4) Tứ Diện Quán Âm.
5) Mã Đầu La Sát.
6) Tỳ Cầu Chi.
7) Đại Thế Chí.
8) Đà La Quan Âm (Quán Âm Chuẩn Đề).
Ngài có đức uy thần công đức và lòng từ bi rất lớn. Ngài vốn không phải là nữ tướng, nhưng vì ngài thường cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh (mà phụ nữ thường nhiều khổ nạn hơn so với nam giới) cho nên giới phụ nữ đặc biệt tín ngưỡng về Ngài. Nên chúng sanh mới tưởng tượng ra Ngài là nữ tướng để tiện hoá độ cho phụ nữ. Theo Kinh A-Di-Đà nói: Người sanh về cõi cực lạc tuy chưa chứng quả Thánh, vẫn không có tướng nam, tướng nữ. Kinh A Hàm nói người nữ có 5 chướng không thể thành Phật…..Thế mà Bồ Tát Quan Thế Âm lại hiện thân người Nư ư?
Bồ Tát Quan Thế Âm hiện thân của Đức Từ Bi, muốn nói lên tình Mẹ thương con, Mẹ đối với con là tình thương chân thành, tha thiết nhất không có tình thương nào sánh bằng. Cho nên, Đức Quan Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại, hay của tất cả chúng sinh.
Căn cứ theo hình tướng đã thể hiện và đức tính Quan Thế Âm đã cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh, nhân loại được thoát khổ đau ở sa bà này to lớn biết chừng nào !
Chân như đạo Phật rất mầu
Tâm trung chữ hiếu niệm đầu chữ nhân
Hiếu là độ được song thân
Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài
Tinh thông nghìn mắt nghìn tay
Cũng trong một điểm linh đài hóa ra
Xem trong biển nước nam ta
Phổ môn có Đức Phật Bà Quan Âm.
Cho nên, Phật Tử chúng ta dù tu theo pháp môn nào: Mật Tông, Tịnh Độ hay Thiền Tông cũng phải thường xuyên niệm hồng danh của Ngài. Ngài gia hộ, độ trì cho mới thoát khỏi tai nạn, khổ ách mỗi khi đến với mọi người chúng ta đều phải niệm “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát” thì được giải thoát, tai qua nạn khỏi và sự nghiệp tu hành mới mau chóng thành tựu theo sở cầu như nguyện


Đức Quán Thế Âm mà có cái danh hiệu ấy là do một đức Phật đã thụ ký cho Ngài, cho nên chính Ngài đã nói trong Kinh Lăng Nghiêm: "Về vô số kiếp đời xưa có Đức Phật ra đời hiệu là Quán Thế Âm Như Lai. Ta đến trước Phật mà phát Bồ Đề tâm. Phật dậy ta theo ba phép : Văn, Tư, Tu, nghĩa là nghe lời giảng dậy, suy nghĩ về đạo lý, và tu hành mà vào tam ma đề (Samadhi). Phật khen ta chóng được viên thông pháp môn và tức thì ở ngay chỗ đại hội thụ ký cho ta cái hiệu là Quán Thế Âm". Như thế Ngài được lấy cái danh hiệu của Bản Sư làm danh hiệu của Ngài.

Quán Thế Âm Bồ tát có tổng cộng 12 đại nguyện:
  1. Đem pháp tu hành mà khuyên độ khắp cùng.
  2. Thường ở biển phương Nam (Nam Hải) để cứu độ chúng sanh.
  3. Cứu độ kẻ nào kêu cầu tới Ngài ở cõi Ta Bà và U Minh
  4. Hàng ma trừ quái và độ cho chúng thoát khỏi u mê và không nhiễu nhương con người nữa.
  5. Tay cầm cành dương liễu vẩy nước cam lồ trong bình thanh tịnh để rưới tắt lửa lòng của chúng sanh.
  6. Thương xót người đói và sẵng lòng tha thứ, không phân biệt kẻ oán người thân, tất cả đều coi như nhau.
  7. Đêm ngày đi khắp đó đây để cứu giúp chúng sanh ra khỏi các sự tổn hại, cứu vớt chúng sanh ra khỏi ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh.
  8. Nếu ai quay về núi hướng nam mà hết lòng cầu nguyện thì dầu có bị gông cùm xiềng xích cũng được thoát khỏi
  9. Dùng phép tu hành để làm chiếc thuyền, Ngài đi cùng trong biển khổ để độ hết chúng sanh.
  10. Nếu ai cầu nguyện và tu hành theo Ngài chỉ dẫn, khi rời bỏ xác thân này thì sẽ có phướng dài đi trước, tàng lọng quý giá theo sau, để rước về Tây Phương.
  11. Ở thế giới của Đức Vô Lượng Thọ (tức Phật A Di Đà), Ngài đã được cho biết trước là về sau sẽ thay thế Đức Phật A Di Đà ở ngôi vị đó.
  12. Tinh tấn thực hiện 12 đại nguyện dù thân xác tan nát cũng đành.

Video Clip Về Sự Tích Bồ Tát Quán Thế Âm Kiếp Làm Thái Tử Bất Huyền:



Sưu Tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

* Quý vị có thể để lại nhận xét, cảm nhận dưới mỗi bài viết nhưng:
- Không bàn luận đến chính trị của các quốc gia trên thế giới.
- Không được bàn luận hay phỉ báng bất kỳ tôn giáo nào khác.
- Không bàn luận tới sắc tộc gây chia rẽ các dân tộc trên toàn thế giới.
- Không viết những lời thô tục
- Không xúc phạm, chửi bới người khác
- Không đặt liên kết tới những Website đen, có chứa Vi rút hay những phần mềm có chứa mã độc hại
+ Chỉ bàn luận những lĩnh vực liên quan tới Phật Giáo.
+ Hãy giới thiệu Website này tới những người thân, bạn bè của quý vị. Những người không theo, sẽ theo và đã theo Đạo Phật đều có thể xem và tim hiểu trên Website này.
* Trân trọng cám ơn!