Tứ phương thần là bốn vị thần trên thiên đình trông coi bốn phương trời đất trong Đạo giáo và thần thoại Trung Hoa
Tứ phương thần gồm:
- Đông phương Thanh long Mạnh chương thần quân
- Tây phương Bạch hổ Giám binh thần quân
- Nam phương Chu tước Lăng quang thần quân
- Bắc phương Huyền Vũ Chấp minh thần quân
Huyền vũ
Huyền Vũ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con rắn quấn quanh con rùa, có màu đen (huyền,) là màu của hành Thủy ở phương Bắc, do đó tương ứng với mùa đông.
Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con "vũ" màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh
Hình tượng Huyền Vũ có liên quan mật thiết đến một vị thần có vị trí rất cao trong Đạo giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế, ông còn các danh xưng khác: Thượng đế tổ sư, Đãng ma thiên tôn, Hỗn nguyên giáo chủ, Bắc cực huyền linh đại đế. Ông có 2 con vật thiêng là Linh Quy và Thần Xà, tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ. Vì vậy chữ "Vũ" trong "Huyền Vũ" ở đây với nghĩa là "sức mạnh" gồm cả rùa và rắn
Phương Bắc với biểu tượng con rùa đen, gọi là Hoa Cái, với 7 chòm sao : Đẩu Mộc Giải (Cua), Ngưu Kim Ngưu (Trâu), Nữ Thổ Bức (Dơi), Hư Nhật Thử (Chuột), Nguy Nguyệt Yến (Én), Thất Hỏa Trư (Lợn), Bích Thủy Du (Nhím) :
Bảy chòm sao Hoa Cái chỉ phương Bắc
Bạch hổ ( Phong)
Bạch Hổ (白虎) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch, 白) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.
Trong thiên văn, Bạch Hổ chỉ cung gồm 7 chòm sao phương tây trong Nhị thập bát tú, đó là:
Cung Bạch Hổ gồm 7 chòm sao trong thiên văn học Trung Quốc
* Khuê Mộc Lang (Khuê)
* Lâu Kim Cẩu (Lâu)
* Vị Thổ Trệ (Vị)
* Mão Nhật Kê (Mão)
* Tất Nguyệt Ô (Tất)
* Chủy Hỏa Hầu (Chủy)
* Sâm Thủy Viên (Sâm)
Trong các chòm đó, thì chỉ có hai chòm Chủy và Sâm tạo thành hình con hổ, với Chủy là đầu hổ, Sâm là bốn chân và thân hổ. Các chòm này xuất hiện giữa trời vào mùa thu
Trong Phong thủy, Bạch Hổ tương ứng với thế đất caoPhương Tây với biểu tượng con hổ trắng, gọi là Bạch Hổ, với 7 chòm sao: Khuê Mộc Lang (Sói), Lâu Kim Cẩu (Chó), Vị Thổ Trĩ (Trĩ), Mão Nhật Kê (Gà), Tất Nguyệt Ô (Quạ), Chủy Hỏa Hầu (Khỉ), Sâm Thủy Viên (Vượn) :
Bảy chòm sao Bạch Hổ chỉ phương Tây
Thanh Long(Lôi)
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x768. |
Thanh Long (青龍) hay Thương Long là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học.
Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng, thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng (long, 龍), có màu xanh (thanh, 青) màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân
Trong thiên văn, Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương đông trong Nhị thập bát tú, đó là:
* Giác Mộc Giảo (sao Giác)
* Cang Kim Long (sao Cang)
* Đê Thổ Lạc (sao Đê)
* Phòng Nhật Thố (sao Phòng)
* Tâm Nguyệt Hồ (sao Tâm)
* Vĩ Hỏa Hổ (sao Vĩ)
* Cơ Thủy Báo (sao Cơ)
Trong đó Giác là hai sừng của rồng, Cang là cổ của rồng, Đê là chân trước của rồng, Phòng là bụng của rồng, Tâm là tim của rồng, Vĩ là đuôi của rồng, Cơ là phân của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân.
Hai sao Phòng và Tâm là gần nhau nhất trong cung Thanh Long, có nhiều đặc điểm tương đồng về độ sáng, cấu tạo, chu kỳ, ... nên thời được ví như hai chị em sinh đôi.
Trong phong thủy, đại long mạch thì Thanh Long tương ứng với các dãy núi dài, hoặc dòng sông dài. Chẳng hạn với thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay) thì sông Hồng chảy ở phía Đông là thế Thanh Long. Đối với kinh thành Huế thì cồn Hến ở giữa sông Hương, ở về phía đông là Thanh Long.
Phương Đông với biểu tượng con rồng xanh, gọi là Thanh Long, với 7 chòm sao: Giốc Mộc Giao (Sấu), Cang Kim Long (Rồng), Đê Thổ Lạc Cu (Ly), Phòng Nhật Thổ (Thỏ), Tâm Nguyệt Hồ (Cáo), Vĩ Hỏa Hổ (Cọp), Cơ Thủy Báo (Báo).
Bảy chòm sao Thanh Long chỉ phương Đông (nguồn : Trần Nhật Thành)
Chu tước( Hỏa)
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x768. |
Chu Tước (朱雀) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học Phương Đông.
Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu (朱鳥, con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước 雀), có màu đỏ (chu, 朱) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ.
Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú, đó là:
* Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh)
* Quỷ Kim Dương (sao Quỷ)
* Liễu Thổ Chương (sao Liễu)
* Tinh Nhật Mã (sao Tinh)
* Trương Nguyệt Lộc (sao Trương)
* Dực Hỏa Xà (sao Dực)
* Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn)
Trong đó Tỉnh tượng hình mỏ chim, Quỷ tượng hình mào chim, Liễu tượng hình diều chim, Tinh tượng hình cổ chim, Trương tượng hình bụng chim, Dực tượng hình cánh chim, Chẩn tượng hình đuôi chim.
3 sao Liễu, Tinh, Trương có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời tạo thành một đường thẳng.
Đối chiếu với văn minh Phương Tây, Chu Tước thường được so sánh với Phoenix, phượng hoàng lửa có sự trường sinh, sức mạnh hồi sinh. Tuy nhiên hai hình tượng và khái niệm tương ứng không giống nhau, Chu tước phương Đông không phải Phượng hoàng.
Phương Nam với biểu tượng con phượng đỏ, gọi là Phượng Các, với 7 chòm sao : Tỉnh Mộc Hãn (Cầy), Quĩ Kim Dương (Dê), Liễu Thổ Chương (Hoẵng), Tinh Nhật Mã (Ngựa), Trương Nguyệt Lộc (Nai), Dực Hỏa Xà (Rắn), Chẩn Thủy Dẫn (Giun):
Bảy chòm sao Phượng Các chỉ phương Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
* Quý vị có thể để lại nhận xét, cảm nhận dưới mỗi bài viết nhưng:
- Không bàn luận đến chính trị của các quốc gia trên thế giới.
- Không được bàn luận hay phỉ báng bất kỳ tôn giáo nào khác.
- Không bàn luận tới sắc tộc gây chia rẽ các dân tộc trên toàn thế giới.
- Không viết những lời thô tục
- Không xúc phạm, chửi bới người khác
- Không đặt liên kết tới những Website đen, có chứa Vi rút hay những phần mềm có chứa mã độc hại
+ Chỉ bàn luận những lĩnh vực liên quan tới Phật Giáo.
+ Hãy giới thiệu Website này tới những người thân, bạn bè của quý vị. Những người không theo, sẽ theo và đã theo Đạo Phật đều có thể xem và tim hiểu trên Website này.
* Trân trọng cám ơn!