2011-08-23

Kỳ Lân

Tượng một con kỳ lân tại Bắc Kinh, Trung Quốc


Kỳ lân Trung Hoa (麒麟, bính âm: qílín) hay còn gọi là lân, li, là một trong 4 linh vật của tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Á Đông như tại Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam... Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rộng, thân ngựa, chân hươu, đuôi . Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc này. Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen, làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ Pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này chúng xuất hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương.

Một dáng hóa thân khác của kỳ lân là con long mã, bao giờ cũng được thể hiện chạy trên sóng nước (lấy từ tích Vua Vũ trị thủy). Người ta thường hiểu rằng: longrồng, rồng thì bay lên, nghĩa là tung, tượng trưng cho kinh tuyến, thời gian - ngựa, chạy ngang, là hoành, tượng trưng cho vĩ tuyến, không gian. Như vậy long mã tượng trưng cho sự tung hoành của nam nhi, cho thời gian và không gian, long mã chạy là biểu hiện cho vũ trụ vận động, đồng thời tượng trưng cho thánh nhân.


Tích Khác

Kỳ lân:

Kỳ: loài thú linh thời xưa, rất hiền lành, thuộc loài nai, ngày nay đã tuyệt chủng. Kỳ là con đực, Lân là con cái, nên gọi chung là Kỳ lân.

Tương truyền, Kỳ lân có hình dáng giống như con nai, mình vằn, đuôi trâu, vú ngựa, có một sừng trên đầu, rất hiền lành, không ăn sanh vật, nên được gọi là Nhân thú 仁獸.

Kỳ lân có tánh linh, khi nào có chúa Thánh ra cứu đời thì Kỳ lân xuất hiện báo trước điềm lành.

Trong cuộc đời của Đức Khổng Tử, Kỳ lân xuất hiện hai lần: Lần thứ nhứt, báo tin có Thánh nhân ra đời. Lần thứ nhì xuất hiện con Kỳ lân què, báo tin Thánh nhân qui Thiên.

- Lần thứ nhứt: Kỳ lân đến trước mặt Bà Nhan thị (Trưng Tại) đang mang thai Đức Khổng Tử, nằm phục ngay xuống, nhả ra một cái ngọc xích có chữ viết rằng: Con nhà Thủy Tinh nối đời suy Châu mà làm vua không ngôi. Sau đó Bà Nhan thị sanh ra Đức Khổng Tử.

- Lần thứ nhì: Mùa xuân năm Lỗ Ai Công thứ 14, người nước Lỗ đi săn, bắt được con Kỳ lân què một chân. Đức Khổng hay được đến xem, rồi bưng mặt khóc. Về nhà Ngài than với học trò: Đạo ta đến lúc cùng. (Xem chi tiết: Đức Khổng Tử, vần Kh)

Ba năm sau, Đức Khổng Tử mất, thọ 73 tuổi.

http://damynghedaithong.xemweb.net/upload/product/153.JPG

http://www.phongthuy.com.vn/ProductFolder/1169145134.jpg

http://bantayviet.vn/upload/images/product_1235030203.jpg

http://www.phongthuydongphuong.com/images/stories/vatphamphapkhi/linhvat1.jpg

http://www.vatgia.com/ir/pictures_fullsize/2/ZGphMTI2MjY2MzgyNi5wbmc-/ky-lan-dong-jw063.png


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

* Quý vị có thể để lại nhận xét, cảm nhận dưới mỗi bài viết nhưng:
- Không bàn luận đến chính trị của các quốc gia trên thế giới.
- Không được bàn luận hay phỉ báng bất kỳ tôn giáo nào khác.
- Không bàn luận tới sắc tộc gây chia rẽ các dân tộc trên toàn thế giới.
- Không viết những lời thô tục
- Không xúc phạm, chửi bới người khác
- Không đặt liên kết tới những Website đen, có chứa Vi rút hay những phần mềm có chứa mã độc hại
+ Chỉ bàn luận những lĩnh vực liên quan tới Phật Giáo.
+ Hãy giới thiệu Website này tới những người thân, bạn bè của quý vị. Những người không theo, sẽ theo và đã theo Đạo Phật đều có thể xem và tim hiểu trên Website này.
* Trân trọng cám ơn!