-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyền Thuyết Sự Tích. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyền Thuyết Sự Tích. Hiển thị tất cả bài đăng

2011-08-20

Nguyệt Hạ Lão Nhân

http://nguoimientayvn.files.wordpress.com/2011/07/nguyet_lao.jpg?w=400&h=600
Nguyệt hạ lão nhân (ông già dưới trăng) còn gọi là Nguyệt Lão hay Nguyệt Lão Công, theo truyền thuyết , là vị thần chuyên về làm mai mối hôn nhân của con người. Là vị thần mà biết bao cặp tình nhân từng thành tâm ký thác mệnh vận tốt đẹp của nhân duyên đời mình.

*Tục ngữ nói: “Thiên lý nhân duyên nhất tuyến khiên—Vô duyên đối môn bất tương thức” (Nếu có duyên thì ngàn dậm cũng có sợi dây cột lại, Còn không duyên với nhau thì đối cửa cũng chẳng biết nhau. Tương tự hai câu phổ biến: Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ--Vô duyên đối diện bất tương phùng).

*Hạnh phúc lớn lao nhất của đời một người là, chẳng phải lấy nhầm một “bà già tốt”, mà hơn phân nửa là thích chọn người hiền hậu ôn hòa, có tâm chung thủy. Nhưng mà cái sự đời không đơn giản như thế, trên thế gian nầy vẫn luôn có những trai đơn gái chiếc, mặc dầu họ đã bỏ ra rất nhiều công sức đi tìm đầu nầy đầu nọ. Vì vậy, mới có Miếu Thờ Nguyệt Hạ Lão Nhân, gọi là “ứng vận nhi sinh” (theo vận hạn mà sinh ra) để làm chỗ giải bày tâm sự của người “có nhu cầu”. Có lúc thì Miếu Thờ Nguyệt Lão ở nơi riêng biệt, có khi lại nằm bên cạnh một miếu thờ khác.

*Ở Tây Hồ của Hàng Châu có Am Bạch Vân, trong có Miếu Thờ Nguyệt Lão. Nơi đây có câu liễn đối rất khéo:

“Nguyện thiên hạ hữu tình nhân, đô thành liễu quyến thuộc,
Thị tiền sanh chú định sự, mạc thác quá nhân duyên”

(Nguyện cho những đôi tình nhân trong thiên hạ, đều thành quyến thuộc của nhau—Nếu đã là chú định từ kiếp trước, thì đừng để lầm bỏ qua nhân duyên)

photo

*Ông Lý Phục đời Đường đã kể lại trong quyển “Tục U Quái Lục—Định Hôn Điếm” rằng:

"Nguyên đời nhà Đường (618-907) có chàng nho sĩ tên Vi Cố, học giỏi, thi phú tài danh. Một hôm du học đến Đông Đô, giữa đêm trời quang mây tạnh, trăng sao vằng vặc, gió hiu nhẹ thổi, chàng thơ thẩn dạo chơi, chàng bỗng ngạc nhiên vì nhìn thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, ngồi dưới ánh sáng trăng, mắt nhìn vào quyển sổ to, tay se tơ đỏ. Trông người tiên phong đạo cốt. Vi Cố lấy làm lạ đến gần, hỏi:

- Chẳng hay lão trượng ở đâu đến đây mà ngồi một mình giữa đêm khuya canh vắng? Còn sách này là sách chi và tơ đỏ này, cụ se làm gì?

Cụ già đáp:

- Ta là Nguyệt Lão, xem sổ định hôn của dân gian. Còn chỉ ta đương se là duyên của vợ chồng do tơ này buộc lại.

Vi Cố mừng rỡ, yêu cầu cụ già cho biết duyên của mình. Cụ già mỉm cười nói:

- Số duyên của nhà ngươi là con bé 3 tuổi của mụ ăn mày, thường ăn xin ở chợ Đông Đô.
Vi Cố nghe nói hỡi ôi, buồn tủi không nói được tiếng. Cụ già biết ý, bảo:

- Đó là duyên trời định. Già này không thay đổi được. Mà nhà ngươi muốn tránh cũng chẳng xong.

Vi Cố buồn bã, từ giã lủi thủi đi về.

Sáng hôm sau, Vi Cố ra chợ Đông Đô, quả thực trông thấy một mụ ăn mày dơ dáy, tay ẵm đứa bé gái 3 tuổi, thơ thẩn xin ăn ở góc chợ. Cố bực tức, mướn một gã lưu manh đâm chết được đứa bé kia, sẽ thưởng nhiều tiền. Tên lưu manh vâng lời, cầm dao xông đến, chém một nhát vào đầu đứa bé. Mụ ăn mày hốt hoảng, ôm con chạy.

Nhìn thấy máu tuôn xối xả, tên lưu manh tưởng đứa bé đã chết, sợ người bắt nên cuống cuồng chạy trốn.

Mười lăm năm sau, Vi Cố đi thi đỗ Thám Hoa. Vào triều bái yết nhà vua xong, Cố ra lễ quan Tể Tướng họ Chu vốn làm chủ khảo khoa thi. Thấy quan tân khoa chưa vợ, quan Tể Tướng liền gả con gái cho. Vi Cố mừng rỡ, bái tạ.

Đến khi nhập phòng, Cố nhìn thấy vợ mỹ miều, đẹp đẽ lấy làm hớn hở, vừa ý. Chợt nhìn ở sau ót có một vết thẹo, chàng lấy làm lạ hỏi. Nàng thành thật kể rõ thân thế mình vốn là con của mụ ăn mày, 15 năm về trước bị tên lưu manh ác độc, không biết có thâm thù gì lại chém nàng. May mẹ nàng nhanh chân chạy khỏi, nàng chỉ bị thương sau ót. Mẹ chết, nàng chịu cảnh bơ vơ, may Tể Tướng gặp giữa đường, vì không con nên đem về nuôi xem như máu huyết.

Nghe vợ thuật, Vi Cố thở dài, lẩm bẩm:

- Thật là duyên trời định, tránh đâu cũng không khỏi.

Tuy than thở nhưng Vi Cố cũng lấy làm hả dạ, vì dù sao... vợ cũng đẹp và là con yêu của nhà quan to.

Trong vở kịch thần thoại "Lên cung trăng" của Ngô Tổ Quang có chép.

Hậu Nghệ, người nước Hữu Cùng, sau khi bắn 9 mặt trời, được tôn làm hoàng đế, một đêm cùng 2 người đồ đệ là Ngô Cương và Phùng Mông đi đường. Cả ba gặp một ông lão ngồi dưới ánh sáng trăng, tay cắp một quyển sổ to. Trên sổ buộc tơ đỏ chằng chịt. Hậu Nghệ lấy làm lạ, hỏi:

- Thưa cụ! Cuốn sách sao lại có buộc dây đỏ thế kia?
Cụ già nói:

- Quý nhân đã hỏi, già này phải nói thực: già này chuyên coi việc hôn nhân thiên hạ. Đây là quyển sổ cưới gả của người thế gian.

- Thế thì may quá. Ba thầy trò chúng tôi đều độc thân, nhờ cụ xét coi việc hôn nhân chúng tôi thể nào?

Ngô Cương đến trước nghiêng mình xưng tên họ và nhờ cụ già xem. Cụ già giở sổ xem một lúc nhưng không nói. Hậu Nghệ hỏi:

- Thưa cụ thế nào?

Ngô Cương nóng nảy, giục:

- Có không cụ?

Cụ già đáp:

- Số tráng sĩ trọn đời không vợ.

Ngô Cương mỉm cười:

- Không vợ cũng được.

Đến phiên Phùng Mông. Cụ già bảo:

- Vì tráng sĩ chưa quyết, còn tấn thối lưỡng nan nên việc hôn nhân vì thế mà chưa nhứt định.

Hậu Nghệ cất tiếng cười ha hả:

- Té ra hai đứa học trò đều không vợ cả, dám phiền cụ xét coi số phận của Nghệ này ra sao?

Cụ già cúi đầu giở sổ, một lúc kêu lên:

- Có đây rồi. Cách đây rất xa, ở trong một cái hang hiu quạnh tại phương Bắc. Cô con gái nhà nghèo, mình không áo che thân, cơm không đủ ngày hai bữa.

Hậu Nghệ tỏ vẻ bất bình:

- Tôi có một người vợ như thế sao?

Cụ già cười bảo:

- Nàng là chim phượng hoàng, là đóa hoa khôi, kiếp trước đã định rồi, đời này sẽ tác hợp. Nàng hiện giờ còn nhỏ quá.

Nghệ nóng nảy hỏi:

- Thì mấy tuổi.

- Mới có 6 tuổi thôi.

Phùng Mông, Ngô Cương nín không nổi, bật cười, nhưng thấy Hậu Nghệ có vẻ giận nên không dám cười nữa. Hậu Nghệ nói với cụ già:

- Tôi không tin.

- Già đã nói là không bao giờ sai. Sổ nhân duyên đã chép, đâu có phải nói chơi được.
Hậu Nghệ lẩm bẩm:

- Nhưng mới có 6 tuổi.

Cụ già điềm đạm nói:

- Sau 10 năm nữa há chẳng 16 tuổi ư? Sau 20 năm nữa há chẳng phải 26 tuổi ư? Lại 60 năm nữa há chẳng phải 66 tuổi ư? Quý nhân chẳng biết con gái lớn lên, thay đổi đến mười tám lần sao?

Hậu Nghệ bực tức, lớn tiếng:

- Rõ ràng là cụ muốn trêu tôi!

Cụ già đĩnh đạc bảo:

- Ngàn dặm nhơn duyên một sợi tơ, trêu đùa sao được.

Hậu Nghệ giận dữ, quát:

- Đồ quỷ.

Nhưng cụ già đã biến mất.

Mười năm sau, Hậu Nghệ sai Ngô Cương đến phương Bắc, tìm được Hằng Nga, bắt về phong làm hoàng hậu, đúng như lời cụ già dưới trăng đã nói trước.

Cụ già đó là Nguyệt Lão.

Do những điển tích này mà có những chữ "Tơ hồng", "Chỉ hồng" để chỉ việc nhân duyên vợ chồng. Những chữ "Ông tơ", "Nguyệt Lão", "Trăng già" cũng do điển này mà ra. Hiện giờ trong lễ cưới, có lễ Tơ Hồng, tức lễ ông cụ già vô danh ngồi dưới trăng đó.

Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" có câu:

Dù khi lá thắm chỉ hồng,
Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.

Trong "Cung oán ngâm khúc" cũng có câu:
Tay Nguyệt Lão khờ sao có một,
Bỗng tơ tình vướng gót cung phi.

Và:

Tay Nguyệt Lão chẳng se thì chớ,
Se thế này có dở dang không?"(*)

*Do vì Nguyệt Hạ Lão Nhân nối sợi chỉ đỏ cho những cặp nam nữ nào có nhân duyên với nhau, nên trong dân gian phổ biến tục lệ “Cột sợi chỉ đỏ” cho dâu rễ vào ngày cưới. Tục lệ nầy đã có từ đời Đường. Trong quyển Sử Thư đời Đường có chép câu chuyện:- “Quan Đô Đốc Cổn Châu là Quách Nguyên Chấn đã lớn tuổi mà chưa có vợ, quan Tể Tướng Trương Gia Chấn thấy anh ta vừa có tài vừa đẹp trai, mới chọn chàng làm rễ quí. Nhưng vì ông ta có tới năm đứa con gái, không biết chọn đứa nào để gả cho tốt. Bèn nghĩ ra một cách, cho năm cô gái ngồi ở sau một tấm màn. Tay mỗi người đều có cột một sợi chỉ đỏ, đầu mối chỉ để lú ra ngoài trước. Bảo Quách Nguyên Chấn ngồi trước màn để chọn lựa sợi chỉ, hễ của cô nào thì gả cô đó. Chàng lựa một hồi báo kết quả là đã chọn được tiểu thư thứ ba rất có tài có sắc, hai người kết hợp được cuộc nhân duyên tâm đầu ý hiệp, vô cùng mỹ mãn”.

*Hồi mới đầu, cuộc hôn lễ nào cũng có nghi thức “cột chỉ đỏ”, nhưng đến đời Tống lại biến thành “đội khăn đỏ” . Trong hôn lễ, cặp dâu rễ đội chung chiếc khăn đỏ đi vào phòng tân hôn. Tập tục nầy hàm ý nói:- “Đồng tâm tương kết, bạch thủ giai lão” (đồng tâm kết hợp nhau, đến lúc già đầu bạc). Cho nên hiện nay, ở một vài địa phương vẫn còn duy trì tập tục nầy.

*Tương truyền vào ngày rằm tháng tám âm lịch là ngày sinh nhật của Nguyệt Hạ Lão Nhân. Cho nên , vào ngày ấy, có rất nhiều trai đơn gái chiếc đến Miếu Thờ của Nguyệt Lão để cầu cho được mối lương duyên. Cũng có rất nhiều người được thỏa nguyện nên mang “bánh mừng” , “đường mừng” đến cúng tế Ngài để trả lễ.

*Nguyệt Hạ Lão Nhân gọi tắt Nguyệt Lão, là vị Thần Hôn Nhân chính thức. Trong dân gian, ngoài câu chuyện có quan hệ đến việc chung thân là Nguyệt Lão kể trên, còn thờ cúng một số vị Thần khác, như là :- “Nguyệt Thần”, “Nguyệt Cung Nương Nương”, “Nguyệt Quang Bồ Tát” hay “Nguyệt Cô” v.v…

Ngưu Lang Chức Nữ

http://conhacvietnam.com/ftpfiles/hungdan/hinh/nguulangchucnu.jpg

Ngưu Lang là một chàng trai chưa vợ nhà nghèo nhưng lúc nào cũng vui vẻ, sống nương tựa với anh là một con trâu già, một chiếc cày. Ngưu Lang hàng ngày ra đồng làm việc, sau khi về nhà tự mình nấu ăn giặt quần áo, cuộc sống rất gian khổ. Nào ngờ có một ngày, kỳ tích đã xảy ra.
Ngưu Lang làm xong việc đồng về nhà, bước chân vào nhà, chàng thấy trong nhà gọn gàng sạch sẽ, quần áo giặt xong thơm tho, trên bàn còn sắp sẵn cơm nóng canh ngon. Ngưu Lang kinh ngạc trợn tròn đôi mắt, bụng nghĩ: Cớ sao như vậy ? có lẽ thần tiên xuống trần chăng ? Ngưu Lang nghĩ mãi không tìm ra đáp án.
Sau đó, liền mấy ngày, ngày nào cũng vậy, Ngưu Lang không kìm nổi tính tò mò, anh nhất định phải tìm ra đáp án vì sao lại như vậy. Hôm đó, Ngưu Lang cũng như ngày thường, sáng sớm ra cửa, anh ra khỏi nhà không bao xa thì tìm chỗ trốn lại, rình xem động tĩnh trong nhà.
Không bao lâu, có một cô gái rất xinh đến nhà. Cô vào đến nhà liền bắt đầu bận công việc bếp núc gia đình. Ngưu Lang không kìm nổi sự tò mò, liền từ chỗ trốn bước ra hỏi: “Xin hỏi vì sao cô đến giúp tôi làm việc nhà ?” Cô gái cũng bị bất ngờ, đỏ mặt nhỏ nhẹ nói: “Tôi là Ngưu Nữ, thấy cuộc sống của anh quá khổ, nên đến giúp anh.” Ngưu Lang mừng rỡ, mạnh dạn nói: “Thế thì em lấy anh đi, chúng ta cùng sống và làm việc với nhau.” Ngưu Nữ nhận lời. Từ đó Ngưu Lang Chức Nữ trở thành vợ chồng. Hàng ngày Ngưu Lang ra đồng làm việc, Chức Nữ ở nhà dệt vải, cơm nước, cuộc sống rất mỹ mãn.
Được vài năm, họ sinh được hai đứa con một trai một gái, cuộc sống gia đình rất đầm ấm.
Có một hôm, bầu trời bỗng nhiên mây đen tối nghịt, gió to nổi lên, có hai vị Thiên Tướng đến nhà Ngưu Lang. Ngưu Lang được biết: Chức Nữ là cháu gái ngoại của Thiên Đế. Mấy năm trước bỏ nhà ra đi, Thiên Đế luôn tìm Chức Nữ. Hai vị Thiên Tướng bắt Chức Nữ mang lên Trời.
Ngưu Lang ôm hai đứa con nhỏ, nhìn vợ bị bắt buộc phải về Trời, lòng vô cùng đau đớn. Chàng thề phải lên Trời tìm Chức Nữ trở về, cả nhà đoàn tụ. Thế nhưng người trần làm sao lên được Trời ?
Trong lúc Ngưu Lang đau buồn, con Trâu già từng sống nương tựa với chàng bỗng nhiên nói: “Ông giết tôi đi, rồi khoác da tôi thì có thể lên Thiên Cung tìm Chức Nữ.” Nói thế nào Ngưu Lang cũng không chịu làm như vậy, nhưng không bác lại được, lại không có cách nào khác, đành phải nén nhịn sự đau khổ, làm theo lời nói của Trâu.
Ngưu Lang khoác da Trâu già, lấy quang gánh gánh hai đứa con bay lên Trời. Nhưng trong Thiên Cung canh phòng nghiêm ngặt, không ai để ý đến người Trần nghèo khổ. Thiên Đế cũng không cho Ngưu Lang gặp Chức Nữ.
Qua nhiều lần khẩn cầu của cha con Ngưu Lang, cuối cùng Thiên Đế đồng ý cho gia đình họ sum họp trong thời gian ngắn. Chức Nữ bị giam thấy chồng và các con, vừa mừng vừa tủi. Thời gian rất nhanh trôi qua, Thiên Đế ra lệnh mang Chức Nữ đi. Ngưu Lang đau khổ mang theo hai đứa con đuổi theo Chức Nữ, mấy lần bị ngã, mấy lần bò dậy đuổi theo, khi sắp đuổi đến kịp, nào ngờ Thiên Hậu ác nghiệt rút chiếc trâm vàng trên đầu vạch một cái, tức thì hiện ra một dải Ngân Hà rộng ngăn cách họ. Từ đó, Ngưu Lang và Chức Nữ chỉ được đứng ở hai đầu Ngân Hà nhìn nhau. Chỉ có ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm, Ngưu Lang và Chức Nữ mới được phép gặp nhau một lần. Đến lúc đó, hàng nghìn hàng vạn con chim Khách bay đến, bắc thành một chiếc cầu Khách dài nối liền hai bờ Ngân Hà, để gia đình Ngưu Lang Chức Nữ sum họp với nhau.

http://titonhito0809.files.wordpress.com/2010/09/qu1.jpg
http://files.myopera.com/mysuperquan/blog/su%20tich.jpg

Nữ Oa Nương Nương

Nữ Oa

Miếu thờ Nữ Oa tại Ma Cao

Nữ thần, vợ của vua Phục Hy (chi tiết...)

Nữ Oa, một nữ thần rất linh hiển của Trung Quốc.

Tam Hoàng Ngũ Đế

Tại vị

130 năm (theo truyền thuyết)

Tiền nhiệm

Phục Hy

Kế nhiệm

Thần Nông


Chồng

Phục Hy

Nữ Oa là một nữ thần Trung Quốc, một trong Tam Hoàng Ngũ Đế. Bà là em gái đồng thời cũng là vợ của Phục Hy.

Thần thoại

Nữ Oa trong thần thoại của người Trung Hoa là vị nữ thần tạo ra con người, rồi sau cùng với vua Phục Hy dạy dân chúng.

Ta có thể thấy, trong các thần thoại nơi khác cũng đều có những vị thần tạo ra con người. Trong thần thoại Hy Lạp, Prô-mê-thêu là vị thần sáng tạo ra con người. Trong thần thoại của người Ai Cập, con người được ra đời do được thần gọi. Trong thần thoại Do Thái, Giô-hô-va sáng tạo ra con người.

Còn trong thần thoại Trung Hoa, Nữ Oa đã tạo ra con người như thế nào ? Theo thần thoại, bà là một vị nữ thần đầu người thân thuồng luồng, chỉ khi tiếp xúc với con người bà mới biến phần thân dưới thành thân người thôi. Truyện kể, sau khi Bàn Cổ khai thiên lập địa, thế giới trần gian đã có sông nước, cây cỏ và muôn thú, mưa nắng thuận hòa. Nữ Oa tuy thấy nơi đây có chất của sự sống, như dường như sự sống còn chưa hoạt bát, bà cảm thấy cần phải tạo ra một loài động vật mới.

Nữ Oa xem qua các loài động vật khác, bà nhận thấy chúng đều thiếu một thứ, đó chính là sự thông minh, tư duy, sáng tạo. Vì vậy, bà quyết định tạo ra một loài động vật có bộ óc cực kỳ thông minh, và động vật đó sẽ trở thành loài độc tôn trong các loại động vật.

Nữ Oa suy nghĩ không biết phải tạo loại động vật đó có thân hình thế nào. Suy nghĩ mãi, bà biến thân mình trở thành người có tứ chi, rồi bay lên mây du ngoạn khắp nơi. Bỗng đến dòng sông Hoàng Hà rộng lớn, bà nhìn xuống mặt nước, lúc đó, nước trong xanh, mặt nước tựa như gương, in bóng hình của Nữ Oa. Bà nhìn thấy hình của mình dưới nước, bất giác nghĩ ra cách để tạo ra loài động vật mới. Bà tạo ra động vật mới có thân thể thế nào vậy ? Trả lời, bà tạo ra loại động vật này mô phỏng theo thân hình của bà. Nhưng bà lấy gì để tạo loại động vật đó ? Trả lời, bà dùng một thứ rất bình thường thôi, đó là…bùn. Bà lấy bùn dưới sông tạo ra con người. Nhờ khéo tay, bà nặn ra loài động vật rất hoàn chỉnh, chúng đứng thẳng bằng hai chân, có tay phối hợp với chân, thân thể trần trụi, bà còn chú ý tạo cho chúng một bộ óc thông minh hơn tất cả các loài nào khác. Rồi bà thổi hơi tiên vào, những động vật đất sét đó bỗng hóa thành động vật thật. Bà vui mừng, đặt cho chúng tên gọi là con người. Con người trong thần thoại Trung Hoa đã hình thành như vậy đó.

http://vietsoh.com/news/wp-content/uploads/2010/02/NuOa2.jpg

Nhưng bà không thể cứ mãi mãi nặn hình con người như thế này, cần phải ban cho họ khả năng sinh sản để họ tự phát triển giống nòi. Thế là bà tạo những tượng đất sét cho thân thể khỏe, thổi dương khí vào những tượng đó, những bức tượng đó trở thành đàn ông. Bà thổi âm khí vào những bức tượng trông yếu mềm hơn, thành đàn bà. Nữ Oa còn ban cho hai giới tính đó bộ phận sinh dục để sinh sản. Bà còn nghĩ cách để con người phân bố nhiều rải khắp nơi trên thế giới, liền dây ngoáy bùn dưới sông, cho bắn tung tóe lên khắp nơi trên mặt đất, tạo thành những lớp người phân bố khắp nơi.

Sau đó, bà dạy dân chúng cách lấy nhau, hôn phối để sinh sản, phát triển nòi giống.

Truyền thuyết kể rằng, sau khi đã tạo ra con người, công việc của Nữ Oa xem như đã dứt. Nhưng không ngờ, tiếp sau đó, một tai họa đã giáng xuống đầu con người. Ở trên thiên cung, thần Cộng Công làm phản, đem quân thiên ma đánh thiên giới. Thần Chúc Dung bèn đem quân ra đánh, cuối cùng đã dẹp được loạn tặc. Cộng Công bị thua đau, không muốn trở về mà chẳng làm nên gì, hắn bèn dùng đầu húc gãy cây trụ chống trời. Trụ trời bị gãy sụp, lập tức làm cho thiên địa hỗn độn. Ở dương gian cũng bị tai họa, trên bầu trời xuất hiện lỗ đen lớn, gây họa cho dương trần. Nhìn thấy cảnh nước sôi lửa bỏng, Nữ Oa thương tâm, không nỡ nhìn nhân dân lâm vào cảnh cực khổ, bà bèn quyết tâm vá lại bầu trời.

Nữ Oa bèn bay khắp nơi, tìm đá ngũ sắc để vá trời. Sau khi đã tìm đủ, bà dùng lau sậy đốt với đá tạo lớp keo, rồi ra sức lấp dán, vá bầu trời lại. Chẳng bao lâu, bầu trời đã trở lại bình thường. Nhân dân không còn bị khổ sở nữa.

http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSjVQXHnNAUzlb7ro5FU9mbyvA45-weHsYKdPu1tCnjILh2I6kp7g

Sau đó, để giúp dân chúng được vui, quên đi nỗi khiếp sợ đối với tai họa vừa rồi, Nữ Oa dùng tre trúc làm một loại nhạc cụ gọi là sáo, để thổi nhạc, bà còn chế tạo cho dân nhiều loại nhạc cụ khác.

http://www.zhengjian.org/news_images/2002-7-12-nvbu_tian_4.jpg

Nữ Oa thấy dân chúng không có lễ nghĩa gì, loạn luân với nhau, hôn phối bậy bạ, bà bèn đặt ra lễ về hôn nhân, dạy cho dân.

Nữ Oa được người đời sau ghi nhớ, thường được tôn là “thần sinh sản”, “thần tình yêu”, “thần hôn nhân”, người ta còn lập đền thờ bà. Và đến ngày nay, người ta vẫn truyền tụng câu chuyện cổ “Nữ Oa đội đá vá trời”, bà rất được tôn sùng trong tín ngưỡng dân gian của dân tộc Trung Hoa, đặc biệt là dân tộc Hán.



Tích Khác

Nữ Oa Nương Nương
http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTbFyJZogxbjOdOgeXca9t5uhZJnFIIRAJpui_O2gJ0yGzkP45_

Nữ Oa Nương Nương tương truyền là một vị nữ thần của thời thượng cổ, là vị Nữ Đế cổ nhất, là Mẹ của tất cả nhân loại.

Nữ Oa Nương Nương còn gọi là “Nữ Oa Thị”, “Nữ Hy Thị”, “Oa Hoàng”, “Địa Mẫu”.
Cũng theo truyền thuyết, bà Nữ Oa họ Phong, là vợ của Thần Thái Dương Phục Hi.

*Sách “Hoài Nam Tử--Lãm Minh Huấn” nói rằng :- “OA, là vị thần thánh nữ, sinh ra vạn vật. Tên có âm đầu là Nữ, kế là thanh Oa” và “Nữ Oa, vị vua phần âm, trợ giúp đắc lực cho vua Hi”.

Lại có truyền thuyết:-
“Thời mới khai thiên lập địa, bốn cực bị hỏng, chín châu bị đè, nước từ sông trời chảy xuống làm ngập lụt thế gian…Lúc bấy giờ, bà Nữ Oa luyện “đá ngũ sắc” để vá khoảng trời xanh bị sụp, chặt bốn chân con ngao (loại rùa lớn) làm bốn cột chống trời, giết rồng đen để cứu giúp Ký Châu, tích chứa tro đốt cây lau đổ vào đất thấp làm thành ruộng cao ráo... Ngồi xe sấm, hàng phục rồng, chỉ dạy cho quỉ thần, thăng lên trời nơi Linh môn ở ngôi đế”.

*Sách “Phong tục thông nghĩa” nói rằng:- “Lúc mới mở ra trời đất, bà Nữ Oa nặn đất sét để tạo thành người. Nhưng số lượng người nặn ra quá ít ỏi dù bà đã tận lực làm việc. Sau cùng, nẫy ra một sáng kiến :- Bà lấy một sợi dây leo dài nhún vào trong đất bùn. Khi Bà dở nó lên, bùn ướt nhễu xuống từ sợi dây leo và trở thành những con người”.

*Trong “Đế Vương thế kỷ tập tồn” thì chép :- “Bà Nữ Oa họ Phong, trợ giúp vua Phục Hi trị nước, có hình dáng “đầu người mình rắn”, mỗi ngày biến hóa bảy mươi lần”.

*Những sách thần thoại cổ xưa nhất Trung Quốc cũng đều nói rằng bà Nữ Oa tạo ra con người, là người mẹ sớm nhất của cộng đồng người Trung Quốc. Hình tượng bà Nữ Oa căn cứ theo hình khắc trên đá ở Miếu Vũ Lương đời nhà Hán thì là “đầu người mình rắn”.

* Theo truyện Thần thoại Trung hoa, một ngày kia, Nữ Oa đi đến một khu đất rộng. Bà rất vui vì thế giới nơi này tràn đày tiếng chim hót và hương hoa thơm khiến Bà không muốn trở về trời. Nhưng Bà có một cảm giác ray rứt như có một cái gì còn thiếu. Cảm giác đó không ngưng khi Bà bước đi trên suốt con đường dẫn đến bờ nước. Bà quì xuống uống nước. Nhìn thấy hình ảnh đẹp đẽ của mình trên mặt nước khiến Bà nảy sanh ý tưởng tạo ra sự sống. Lúc đầu, bà dùng đất sét trộn với nước để nặn thành hình người và thổi hơi vào để truyền sự sống. Nhưng số lượng “con người” do bà dù làm việc hết sức vất vả mà cũng chẳng dược bao nhiêu. Bà liền nẫy ra sáng kiến thay đất sét bằng bùn để đở tốn công trộn đất sét với nước.Bà chụp lấy một nắm đất bùn, và đắp thành một hình tượng nhỏ, dựa theo hình ảnh của chính mình bà. Lạ lùng thay, khi Bà để tượng hình xuống đất, nó liền sống động ngay tức thì! Thật là thần diệu! Nó còn cả gọi kêu Bà bằng hai tiếng ‘Mẹ Mẹ’ và nhảy nhót không ngừng. Bà vui vẻ đắp thêm một tượng hình nhỏ khác, rồi thêm một tượng nữa, và một tượng nữa. Bà làm việc nhiều đến nổi các ngón tay bà phát sưng lên. Nhưng các tượng nhỏ mà Bà đắp vẫn còn quá ít oi; làm sao chúng có thể làm đày tràn cả khu đất rộng này? Bà liền nảy sanh ra một ý kiến: Bà lấy một sợi dây leo dài nhún vào trong đất bùn. Khi Bà dở nó lên, bùn ướt nhễu xuống từ sợi giây leo và trở thành những con người. Bà Nữ Oa rất thương quí sự tạo dựng này của Bà, Bà quá sung sướng và chạy khắp núi sông, và không bao lâu mặt đất tràn đầy loài người. Do đó, Bà Nữ Oa chính là “thần sáng thế và thần tạo ra con người”. (*Chú thích:- Đoạn nầy, dịch theo lối phóng tác cho nên thơ một chút, các bạn đừng căn cứ vào nguyên tác mà cho rằng tôi phóng đại nhé !-NT).

*Cũng theo truyền thuyết, trước khi tạo ra con người, Bà Nữ Oa đã sáng tạo các con vật trước, như là:- “Vào mùng một tháng giêng tạo ra gà, mùng hai tạo ra chó, mùng ba tạo ra dê, mùng bốn tạo ra heo, mùng năm tạo ra trâu, mùng sáu tạo ra ngựa, đến hết ngày thứ bảy thì mới tạo ra con người. Vì thế, ngày mùng bảy tháng giêng được gọi là “Nhân Nhật” (ngày của người). Sau khi tạo ra con người, phát sinh ra vấn đề là sau nầy làm sao để loài người có thể tồn tại và phát triển lâu dài được ? Nếu cứ sau khi người chết lại phải tốn công tạo ra con người lần nữa thì chẳng phải là quá nhiêu khê vất vả sao ? Do đó, Bà mới chọn ra và thổi tiên khí vào để phân thành hai giới tính nam nữ, rồi dạy cho họ việc kết hợp, gả cưới vợ chồng, cách thức truyền giống để tự sinh sôi nẫy nở mà tồn tại mãi mãi.

Theo tín ngưỡng dân gian Trung Quốc thì cho rằng , chính Bà Nữ Oa đã dạy dỗ về nguyên tắc “cùng huyết thống thì không được cưới gả”, một vấn đề quan trọng mà các nhà sinh học hiện nay rất quan tâm. Cho nên, dân gian tôn sùng Bà là “đệ nhất môi nhân” (bà làm mai mối đầu tiên), nhờ sự kết hợp nầy mà nhân loại mới có thể tồn tại phát triển lâu dài được. Người sau cảm niệm công đức cống hiến đối với việc hôn nhân của Bà , nên tôn xưng Bà là “Môi thần chi Tổ” (Tổ của việc mai mối) hoặc “Cao Môi” (bà mối cao nhất).

*Khi đã có con người rồi thì phát sinh việc tranh chấp nhau, kế đó là gây chiến tranh. Thần thoại nói rằng: “Thuở xưa có thần nước Cộng Công làm phản, bị thần lửa Chúc Dung đánh bại, thần Cộng Công đụng đầu vào vách núi Bất Chu ở hướng Tây. Núi Bất Chu vốn là một trong những cây trụ chống Trời, cây trụ Bất Chu ấy bị Thần Công Công húc làm gãy. Thế là một nửa bầu Trời phía Tây bị nghiêng sụp, có nhiều lỗ thủng, gây ra lắm tai họa cho trần gian. Thần Nữ Oa lo tu bổ lại, bà chọn đá ngũ sắc bỏ vào nồi, dùng lửa đốt nóng tạo thành một thứ keo đặc biệt. Bà đem thứ keo ấy dán, vá lại những lỗ thủng trên bầu Trời. Để chống vững bầu Trời, bà chọn một con ngao (loại rùa lớn), chặt lấy 4 chân rồi làm phép biến thành 4 cây trụ chống đỡ bầu Trời. Sau đó, bà còn dạy dân đốt những cây lau sậy rồi lấy tro mà đổ vào những vùng đất thấp ngập nước sình lấy biến thành ruộng cao ráo, dạy cho dân cày cấy để có phương tiện sinh tồn. Nhờ vậy, thế gian được phục hồi đời sống yên ổn và ấm no hạnh phúc, Rồi bà còn dạy vễ lễ nghi văn hóa cho con người nữa. Nhờ đó, ngày nay nhân loại mới tồn tại và phát triển, nền văn minh ngày càng cao thêm. Ngày mà Bà Nữ Oa vá trời đó là ngày hai mươi tháng giêng, do đó người đời sau gọi ngày nầy là “Bổ thiên nhật” (ngày vá trời), có người còn chế tạo ra hình tượng Bà đặt trên nóc nhà, gọi là “Hiệu pháp Nữ Oa Bổ Thiên” để hóa giải những ngôi nhà bị phạm phong thủy bớt ảnh hưởng xấu, ngày nay thì tập tục nầy ít thấy.

* Nữ Oa Nương Nương còn được tôn xưng là “Địa Mẫu” hoặc “Vô Thượng Hư Không Địa Mẫu” hay “Đại Đạo Huyền Huyền Hư Không Địa Mẫu”, “Vô Thổ Hư Không Địa Mẫu Vô Lượng Từ Tôn”.

Sách “Địa Mẫu Chân Kinh” chép:- “Thưở sơ sanh Bàn Cổ, ta lấy hai khí âm dương mà lập thành hôn nhân cho con người”. Lại còn nói:- “Thiên quân bổn thị huyền đồng tử--Tha lung ngã á phối thành song” (Vua trời vốn thiệt là huyền tử , Ông điếc bà câm hóa thành đôi). Thuyết nầy cho rằng Ông Bàn Cổ và Bà Nữ Oa sinh cùng thời, nhưng đa số thuyết lại nói khác là Ông Bàn Cổ sinh ra trước rồi mới có trời, đất, người. Kế đó mới đến thời kỳ của Tam Hoàng Thần Nông Phục Hi Nữ Oa v.v…

*Nếu xem xét từ thời đại nguyên thủy của con người thì cây cối và sinh vật chính là thịt , gân của đất đai; đá và núi là xương cốt của đất đai. Trong hầu hết các truyện thần thoại đều gọi trời là “thiên phụ” (cha trời) còn đất gọi là “địa mẫu” (mẹ đất) ý nói rằng trời đất là cha mẹ sanh ra muôn vật.

*Quan điểm tôn sùng “mẹ đất” nầy phát sinh từ khi loài người qua thời kỳ săn bắt thú vật để ăn, tiến lên bước trồng trọt gieo cấy , nên rất coi trọng về đất. Việc tôn sùng nầy có hai ý nghĩa:-
-một là, cầu cho ngũ cốc được trúng mùa, thu hoạch được dồi dào sung túc.
-hai là, khi nông dân cày cuốc cấy gặt… thế nào cũng phải va chạm tổn thương đất đai, sợ bị thần đất nổi giận, nên phải cúng lạy “Địa Mẫu” để cầu xin tha tội.
*Cũng có thuyết nói rằng, sau khi Bà Nữ Oa đã làm cho trời đất yên bình rồi thì mới có Đông Vương Công và Tây Vương Mẫu xuất hiện , được con người tôn hai vị nầy là “Thiên Hựu và Địa Mẫu”.

* Nữ Oa Nương Nương được ai nấy xem là thủy tổ loài người, nhưng trong dân gian đặt nặng việc “vá trời” hơn, nên gọi bà là “Đại Nữ Thần chấp vá”. Riêng trong nghề chế tạo dù, lộng thì tôn bà làm Tổ Sư. Ngoài ra , hai ngành thêu may và gốm sứ cũng thờ bà làm “Thần Thủ Hộ” cho nghề nghiệp của họ.

*Ngày thánh đản của Nữ Oa Nương Nương là ngày hai mươi tháng giêng âm lịch. Thói quen trong dân gian gọi là ngày “thiên xuyên nhật” (ngày trời lủng) và tất cả hảng xưởng xí nghiệp đều nghỉ việc để dự lễ cúng tế Nữ Oa Nương Nương .

Bàn Cổ

http://tindachieu.com/news/wp-content/uploads/2011/06/ban-co-dung-troi.jpg
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ông Bàn Cổ hai tay cầm hai mảnh trứng hỗn mang Âm Dương
Pangu in a Shennong-like "primitive man" dressing
Chân dung Bàn Cổ từ Tam tài đồ hội

http://www.loc.gov/exhibits/world/images/s33.1.jpg

Bàn Cổ (tiếng Trung phồn thể: 盤古; giản thể: 盘古; bính âm: Pángǔ) được coi là vị thần khai thiên lập địa, sáng tạo ra vũ trụ trong thần thoại Trung Quốc. Đây cũng là vị thần đầu tiên trong Tam Thanh của Đạo giáo.

Theo Lão giáo, Bàn Cổ là thủy tổ của loài người, do Trời sanh ra, cũng giống như bên Thiên Chúa Giáo là Adam.

Theo Tam Hoàng Thiên Kinh, sự tích Bàn Cổ như sau:

Tại núi Côn Lôn có một cục đá lớn đã thọ khí Âm Dương chiếu diệu rất lâu đời, nên đã thâu được các tánh linh thông của vũ trụ mà tạo thành thai người.

Sau 10 tháng 16 ngày, đúng giờ Dần, một tiếng nổ vang, khối đá linh ấy nứt ra, sản xuất một vị Linh Chơn hy hữu, một con người đầu tiên của thế gian, được gọi là Bàn Cổ.

Vừa sanh ra thì vị ấy tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả, lần lần lớn lên, mình cao trăm thước, đầu như rồng, có lông đầy mình, sức mạnh vô cùng.

Một ngày kia, Bàn Cổ chạy qua hướng Tây, bắt gặp một cái búa và một cái dùi ước đặng ngàn cân. Bàn Cổ, tay phải cầm búa, tay trái cầm dùi, ra sức mở mang cõi trần.

Thuở đó Trời Ðất còn mờ mịt. Ngài ước cho phân biệt Trời Ðất thì nhơn vật mới hóa sanh được. Ngài ao ước vừa dứt tiếng thì sấm nổ vang, Thiên thanh, Ðịa ninh, vạn vật sinh ra đều có đủ cả.

Ngài liền chỉ Trời là Cha, chỉ Ðất là Mẹ, muôn dân là con. Ngài chính là tôn chủ sáng lập thế gian, nên cũng gọi Ngài là Thái Thượng Ðạo Quân.

Ngài tự xưng là Thiên tử, tức là con Trời, cai trị muôn dân. Ngài là vị vua đầu tiên của cõi thế gian nên gọi Ngài là Thiên Hoàng.

Bàn Cổ thọ được 18.000 tuổi rồi qui Thiên.

Tiếp theo thì có Ðịa Hoàng, rồi Nhơn Hoàng, nối nhau cai trị thiên hạ.

Ðó là Tam Hoàng (Thiên Hoàng, Ðịa Hoàng, Nhơn Hoàng) vào thời khởi thủy của nước Trung Quốc.

http://article.aedocenter.com/NewBook/BH-10.files/image004.jpg

http://a2.att.hudong.com/12/25/01300000178518124243252064815.jpg

Nhiệm Phưởng, thế kỷ 6, đã viết huyền thoại Bàn Cổ trong quyển Thuật Dị Ký rằng:

"Ngày xưa khi Bàn Cổ chết, đầu biến thành bốn ngọn núi, hai mắt biến thành mặt trời và mặt trăng, mỡ biến thành sông biển, râu tóc biến thành thảo mộc. Thời Tần và Hán, dân gian kể rằng đầu của Bàn Cổ là Đông Nhạc, bụng là Trung Nhạc, tay trái là Nam Nhạc, tay phải là Bắc Nhạc, và hai chân là Tây Nhạc. Các văn nhân ngày xưa kể rằng nước mắt của Bàn Cổ là sông, hơi thở là gió, giọng nói là sấm, đồng tử trong mắt là ánh sáng."

Hậu Nghệ-Hằng Nga

http://tdk.gate.vn/Images/Editor/image/TamDT/14032010/haunghe2.jpg

Thời cổ xưa, trên Trời có mười Mặt Trời cùng xuất hiện trên bầu Trời, ánh sáng Mặt Trời rực rỡ đã đốt cháy đất đai, đồng ruộng đều khô héo, mọi người nóng đến không thở được, ngã xuống đất hôn mê bất tỉnh. Vì thời tiết quá nóng nực, một số yêu quái mãnh thú cũng từ sông ngòi khô cạn và rừng sâu ẩm thấp chạy ra, làm hại loài người.

Thảm hoạ của loài người đã làm kinh động Thiên Đế, Thiên Đế ra lệnh cho thần cung Hậu Nghệ xuống trần gian giúp loài người thoát khỏi cảnh đau khổ. Hậu Nghệ mang theo một chiếc cung màu đỏ, một túi tên màu trắng cho Thiên Đế ban cho, và mang theo người vợ xinh đẹp của mình là Hằng Nga cùng xuống trần gian.

Sai khi đến trần gian, Hậu Nghệ trước tiên khuyên mười Mặt Trời mỗi ngày lần lượt thay phiên nhau để một Mặt Trời ra, như vậy vừa mang lại ấm áp cho Trái Đất, mang lại ánh sáng cho loài người, lại tránh Mặt đất phơi quá nóng, nhưng các Mặt Trời đều không nghe lời Hậu Nghệ. Hậu Nghệ bị chọc tức đã bắt đầu cuộc chiến đấu bắn Mặt Trời. Anh lấy chiếc cung đỏ từ trên vai mình xuống, rút mũi tên trắng, bắn vào các Mặt Trời kiêu ngạo và ngang ngược, không bao lâu, mười Mặt Trời có chín Mặt Trời bị bắn rơi. Trên Trời chỉ còn một Mặt Trời, loài người đã có thể an cư lạc nghiệp, bởi vậy họ rất cảm ơn sự giúp đỡ của Hậu Nghệ.

Công lao của Hậu Nghệ đã bị các Thiên thần khác ghen tị, họ đến bên Thiên Đế gièm pha, khiến Thiên Đế xa lánh Hậu Nghệ. Cuối cùng Thiên Đế cách chức Hậu Nghệ và vợ anh Hằng Nga xuống trần gian, không cho phép họ trở về Trời. Hậu Nghệ và Hằng Nga bị oan ức đành phải ẩn cư tại trần gian, dựa vào nghề săn bắn của Hậu Nghệ đề sinh sống, cuộc sống rất nghèo khổ.

Theo đà thời gian trôi qua, Hậu Nghệ cảm thấy có lỗi với vợ bị mình liên luỵ nên bị đầy xuống trần gian. Anh nghe nói thần tiên Tây Vương Mẫu trên núi Côn Luân có một loại thuốc thần, uống loại thuốc thần này, người có thể lên Trời. Do vậy, anh trèo đèo lội suối, trải qua biết bao gian khổ, đến núi Côn Luân xin Tây Vương Mẫu cho thuốc thần. Điều đáng tiếc là, thuốc thần của Tây Vương Mẫu chỉ đủ dùng cho một người. Hậu Nghệ vừa không nỡ bỏ lại người vợ yêu dấu một mình lên Trời, cũng không muốn một mình vợ lên Trời bỏ lại mình ở trần gian. Do đó anh mang thuốc thần về nhà rồi giấu đi.

Nhưng Hằng Nga lại sống không quen với cuộc sống nghèo khổ, nhân lúc Hậu Nghệ không ở nhà, Hằng Nga tìm thấy thuốc thần, liền một mình uống thuốc thần. Bỗng chốc, Hằng Nga thấy người mình ngày càng nhẹ, từ từ bay lên Trời, cuối cùng bay đến Mặt Trăng, ở vào cung Quảng Hàn. sau khi Hậu Nghệ phát hiện vợ bỏ mình từ lên Trời, rất đau khổ, nhưng lại không thể dùng tên thần phương hại Hằng Nga, đành phải chia tay với Hằng Nga.

Hậu Nghệ sống lẻ loi một mình, anh tiếp tục đi săn bắn để sinh sống, đồng thời dạy học trò bắn tên, trong số học trò anh có một người tên là Phùng Mông, tiến bộ rất nhanh, không bao lâu đã rất giỏi bắn tên. Nhưng Phùng Mông nghĩ, nếu Hậu Nghệ còn sống thì mình không thể nhất thiên hạ được, bởi vậy có một lần nhân thầy uống rượu say, đã từ đằng sau bắn chết Hậu Nghệ.

Lại nói Hằng Nga tuy đã lên Mặt Trăng, nhưng trên đó chỉ có chú thỏ giã thuốc và một ông lão đốn củi. Hằng Nga nhớ lại quãng thời gian tốt đẹp sống chung với chồng và tình cảm ôn hoà giữa trần gian, cảm thấy rất cô độc và lạnh lùng vắng vẻ, bởi vậy Hằng Nga cả ngày buồn bã ngồi trong cung Trăng.

http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSZG5xuCqLFT_WWBDx2bF1oEgT3nia_Dao7JT_D1UDZc0wkc86r


Tích khác


Hàng ngàn năm trước, các bậc tiền nhân Trung Quốc đã thêu dệt lên một câu truyện thật đẹp về mặt trăng. Trên có cung trăng, tráng lệ nguy nga; có tiên nữ Hằng Nga xinh đẹp, có Ngô Cương miệt mài đốn quế, có thỏ ngọc ngày ngày dã thuốc, nơi đó là nơi mà con người hằng đêm vẫn mơ tới. Dưới có Hậu Nghệ bắn chết Kim Ô, tất cả tựu chung lại thành cung trăng. Từ cổ chí kim, vượt qua hàng nghìn năm lịch sử văn hóa, không ít người đã phác họa lại câu truyện kinh điển này. Câu truyện thần thoại “Hằng Nga lên cung trăng” kể về những truyền thần kỳ như: “Hằng Nga lên cung trăng”, “Hậu Nghệ diệt kim ô”, “Ngô Cương đốn quế”, “Thỏ ngọc dã thuốc”. Mỗi một câu truyện đều được đúc kết từ ngàn đời truyền miệng dân gian, và câu truyện “Hằng Nga lên cung trăng” đã trở thành một biểu tượng của nền văn hóa Trung Hoa, khát vọng đoàn viên của con người và mong ước có một cuộc sống tốt đẹp.

Hậu Nghệ trong “Hậu Nghệ diệt Kim ô” được mọi người ca tụng là một con người có ý chí quật cường. Tương truyền rằng, sau khi Suy Long bị giết hại, các bộ lạc dân tộc ở phía Đông tranh nhau lãnh địa, nội chiến liên miên, dân chúng lầm than. Hậu Nghệ sinh ra trong đúng thời cuộc ảm đạm này, và chính chàng mang trong mình sứ mệnh lịch sử, cứu dân chúng các bộ tộc khỏi cảnh cơ cực này. Dưới sự trị vì của Xích đế, có một hôm, trên trời xuất hiện 10 mặt trời, chiếu ánh nắng chói chang xuống hạ giới, đất khô nứt nẻ, sông hồ cạn kiệt, cây cối cháy rụi, dân chúng không thể chịu đựng được. Đúng lúc đó, Hậu Nghệ đã dương cung, đứng trên đỉnh núi Côn Lôn, dùng hết sức lực, kéo cây cung thần, bắn hạ được 9 mặt trời. Từ đó khí hậu dưới hạ giới trở nên ôn hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, dân chúng gọi chàng với cái tên trừu mến “ Thần Tiễn”. Hậu Nghệ diệt được nạn Kim ô, công lao to lớn nên Thiên Đế đã phong cho chàng là thiên tướng, chàng cùng Hằng Nga tiên tử kết nghĩa vợ chồng, sống một cuộc sống tràn đầy hạnh phúc.

http://www.chinataiwan.org/zt/wj/ceyhty/ceshgs/200710/W020071022516403106638.jpg

Hằng Nga trong “ Hằng Nga lên cung trăng” được người đời ví rằng sắc đẹp của nàng có một không hai. Truyền thuyết kể lại rằng Hậu Nghệ sau khi lập được công lớn cho thiên đình, được nhân dân vô cùng tín phục và tin yêu, không ít danh nhân trí sĩ đến tôn sư học đạo, có một tên gian tà gọi Bồng Mông cũng trà trộn vào. Không lâu sau Hậu Nghệ cưới được một người con cái đẹp tuyệt trần tên Hằng Nga. Có một ngày, Hậu Nghệ tới núi Côn Lôn để thăm bạn, vừa may gặp được Ngọc Mẫu nương nương bèn xin nương nương một ít tiên đan bất tử. Theo truyền thuyết kể lại rằng, ăn được tiên đan có thể lập tức thăng thiên thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ nhìn Hằng Nga ở dưới trần gian một mình vì vậy chàng đành bảo Hằng Nga cất giữ cẩn thận số tiên đan đó. Không ngờ bị Bồng Mông phát hiện. Ba ngày sau, Hậu Nghệ cùng đám đồ đệ đi săn bắn, tên gian sảo này dã bắt ép Hằng Nga giao nộp cho hắn tiên đan. Hằng Nga trong lúc cấp bách, lấy tiên đan ra nuốt luôn vào bụng. Tự dưng cảm thấy thân hình nhẹ bỗng bay bồng bềnh, qua o cửa sổ rồi bay lên trời. Hằng Nga vẫn rất băn khoăn về Hậu Nghệ nên bay tới cung trăng nơi gần hạ giới nhất và thành tiên coi sóc nơi đó.

http://www.hcm.edu.vn/pgdqh/phong21/21DA16/hangngasw1.jpg

Ngô Cương trong “Ngô Cương đốn quế” được người dân đặt cho cái tên là vị thánh cống hiến hết mình cho cuộc sống của nhân dân. Tương truyền, Ngô Cương và Hằng Nga hồi nhỏ rất thân nhau, nhưng không thể kết nghĩa phu thê, cuối cùng có một ngày, Hằng Nga kết thân cùng chàng trai dũng trí diệt kim ô- Hậu Nghệ, Ngô Cương chán nản, thất vọng, mất phương hướng, ngày đêm tưởng nhớ tới Hằng Nga. Ngô Cương thương nhớ Hằng Nga tới độ sau 1 đêm tóc đã bạc trắng đầu. Chàng nghe nói rằng trên núi có một cây quế đã sống lâu đời có thể khiến chàng trở lai tuổi thanh xuân, vì thế chàng đã bắt đầu làm tiều phu, thề sẽ đốn được cây quế ngàn năm nhiệm màu này. Từ đó chàng không biết đã sống ở trên núi bao lâu, chỉ tới khi có người nói cho chàng biết Hằng Nga đã bay về trời. Bất ngờ thảng thốt, cảm thấy hình như mình cũng đang bay lên, sau này chàng ta mới biết là chàng chặt cây đã động tới Thần núi, thần núi phạt chàng phải đốn xong cây quế mới được gặp Hằng Nga. Nhưng cái cây này cũng rất cổ quái, cao 500 tấc, không nhìn thấy ngọn, mỗi một nhát rìu của chàng bổ vào cây lại ứa ra lệ, nhưng chàng không hề bỏ cuộc cứ như thế đốn từ ngày này qua ngày khác, từ năm này qua năm khác.

Thỏ ngọc trong “ Thỏ ngọc dã thuốc” được mệnh danh là loài vật có mũi thính nhất. Ngày xửa ngày xưa, có 1 con thỏ tu hành nghìn năm được thành tiên. Một ngày, Ngọc Hoàng Đại đế triệu kiến, thỏ nhìn thấy Thái Bạch kim tinh dẫn theo thiên tướng bắt Hằng Nga đứng ngay bên cạnh. Thỏ ngọc không biết đã xảy ra chuyện gì bèn hỏi một vị thần đứng bên cạnh mới được biết thì ra Hằng Nga nuốt tiên đan là do nàng vì Hậu Nghệ, vì người dân, vì không muốn tiên đan rơi vào tay kẻ xấu, và nàng càng không muốn để Hậu Nghệ một mình đơn độc dưới trần gian. Nhưng bây giờ nàng lực bất tòng tâm, một mình trên cung trăng đơn độc và bị phạt luyện tiên đan. Nghe xong câu chuyện của nàng, Thỏ Ngọc đồng ý ở lại cung trăng làm bạn cùng nàng và thay nàng dã thuốc. Cùng Hằng Nga sớm tối bên nhau, câu chuyện tình cảm của Hậu Nghệ, Hằng Nga, Ngô Cương làm cho cảm động, thậm chí còn nguyện ăn cỏ, nguyện cùng con người dưới hạ giới sống một cuộc sống đời thường. Thỏ Ngọc muốn chế một loại thuốc không phải là để người biến thành tiên mà là khiến người có thể hoàn tục, khiến cho nhưng cuộc tình dang dở có thể có một khởi đầu mới.


Tích khác : Chế bản phim link

http://phim.soha.vn/watch/3/video/167221/1/phim-Truyen-thuyet-Hang-Nga.html

Cá Chép Hóa Rồng


Bài viết của Phlanhoa

Đã nói về phong tục thờ cúng Táo quân thì cũng nên nói một chút về sự tích “Cá gáy hóa rồng”, bởi vì trong truyền thuyết con cá gáy được chọn là phương tiện đi lại của ba vị Thần Táo khi về trời báo cáo công tác.

Đã có khá nhiều sự giải thích vì sao cá chép được hóa rồng, mà các loài cá khác thì không. Nhưng tôi cho rằng đó là những giải thích chưa thật xác đáng, nên có cất công tìm tòi, và tôi thấy nguồn gốc của cụm từ “cá chép hóa rồng” như sau:

Theo thống kê của các nhà khoa học, họ hàng nhà cá chép trên thế giới có khoảng trên 20 chi giống khác nhau, ví dụ :

· Cá chép thông thường: Cyprinus carpio carpio

· Cá chép Việt Nam có tên khoa học là : Cyprinus centralus

· Cá chép vây nhọn : Cyprinus acutidorsalis

· Cá chép Đại Lý (hồ Nhĩ Hải Trung Quốc): Cyprinus daliensis

· vv…

Và trong hơn hai mươi chi giống cá chép được liệt kê, có một loài cá chép có tên khoa học là Cyprinus yilongensis, là loài cá chép sống ở Hồ Dị Long (thuộc tỉnh Vân Nam – Trung Quốc). Đáng ra tên gọi với đầy đủ nghĩa phải là “giống cá chép của Việt Nam”, hoặc là “Giống cá chép của hồ Dị Long”… nhưng lại được gọi tắt là “Cá chép Việt Nam”, “Cá chép Dị Long” … cho nên khi cụm từ “cá chép Dị Long” được nhấc ra khỏi từ điển thì nó mặc nhiên biến thành “cá chép hóa rồng”, bởi vì “dị long” có nghĩa là “hóa rồng”

http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQHvye6q_hORMikc-aCxPifqghxX2FLgmaLXfwgJ8Xfsq-u5nkh

Chúng ta hãy biết một chút về Hồ Dị Long:

Hồ Dị Long thuộc tỉnh Vân Nam - Trung quốc. Trước đó hồ có tên là Hồ Ngọc Long, gọi theo tên của núi Ngọc Long. Tương truyền giữa ban ngày hồ có rồng bay lên nên đổi tên thành hồ Dị Long (hồ hóa rồng). Hồ Dị Long là một thắng cảnh tuyệt đẹp của Trung Quốc được gọi là “3 đảo 9 khúc 72 vịnh” có các danh lam nổi tiếng như Hạc Đình, Tháp Họan Văn, miếu La Sắc, Lầu Hồi Lan, Đền Thủy Nguyệt. Hồ Di Long nước trong xanh, có rât nhiều loại cá như cá chép ,cá giếc, cá rô, cá quả, cá mè…và bạt ngàn hoa sen ven hồ chen nhau đua nở mê đắm lòng người.

“Hồ Tây cá chép đi về trong mây”

Buổi chiều phía Tây hồ Dị Long, nước trong vắt soi tỏ mây trời, từng đàn cá bơi lội trong nước mà như trong mây.

Đặc biệt, những con cá chép đực sống lâu năm trong những hồ nước nhiều phù du thường có hình hài rất đẹp, có hai râu dài, mắt sáng trong veo, đầu, vây, đuôi đều ánh màu bảy sắc cầu vồng, vảy cứng và ánh bạc như vảy rồng, mình thon dài, đuôi dài hơn các loài cá khác. Với hình hài đó của cá chép, khi bơi trong bóng mây chiều thì quả là có nét hao hao như rồng lượn. Cá chép cũng là loài cá mạnh khỏe, những đêm trăng trong, cá dỡn trăng búng nước thường nhảy phóc lên khỏi mặt nước khoảng một mét.

Truyền thuyết về “cá chép vượt Vũ Môn”.

Vũ môn (禹門) nguyên gọi là Long môn, là hai mỏm núi đá đứng sững hai bên bờ trên một khúc sông Hoàng Hà (Trung Quốc), eo hẹp khúc sông lại và có hình hài như cái cửa khó qua. Khi ông Hạ Vũ trị thủy thấy vậy, đã cho đục phá nới rộng thêm ra, nên gọi là Vũ Môn (cửa ông Vũ). Vũ Môn là nơi là nơi sóng dữ, thác ghềnh, sách Thủy Kinh ghi rằng tiết tháng ba, cá chép vượt qua được Vũ Môn sẽ được hóa rồng.

Theo “Đại Nam Nhất Thống Chí” thì ở nước ta cũng có Vũ Môn, là một ngọn suối hùng vĩ với ba bậc thác ghềnh tại dãy núi Giăng Màn (nay thuộc xã Hương Lâm, thuộc huyện Hương Khê, Tĩnh Hà Tĩnh). Vũ Môn là một là một thắng cảnh tuyệt đẹp, hùng vĩ, hoang sơ và hiểm trở, ở độ cao 1000m, tọa độ 180,07’ vĩ tuyến Bắc và 1050,23’ kinh tuyến Đông. Ở bậc nước cao nhất của thác nước, thời tiết mát mẻ và thương có mây dăng huyền ảo. Tương truyền: mỗi năm đến tháng tư, khi những trộ mưa rào ào ào trút xuống, nước nguồn chảy xiết, những loài cá khác theo dòng nước xuôi nguồn, thì cá chép lại ngược dòng "vượt Vũ Môn để hóa rồng", trong nhân dân có câu hát:

"Tháng ba cá đi ăn thề,

tháng tư cá về, cá vượt Vũ Môn"

Vượt Vũ Môn là một cuộc thi tài của họ hàng cá chép với khát vọng được bước qua cửa rồng. Thí sinh muốn tham gia cuộc thi phải là những chú cá chép trưởng thành, có tài ba, qua nhiều cuộc tuyển chọn từ sông, suối, ao, hồ của mọi miền sông nước. Cuối cùng thì phải gian nan với một cuộc hành trình dài ngược sông Ngàn Sâu, rồi lại Ngược sông Tiêm, theo khe suối mới đến được chân thác Vũ Môn để bắt đầu cuộc thi. Và chú cá nào vượt được ba bậc thác nước của suối Vũ Môn thì sẽ được hóa rồng để bay lên trời. Hình tượng này cũng ví như các tử sĩ đi thi, nếu đỗ thì được qua cửa Long Môn, nếu rớt thì quay về lại quê nhà làm thường dân. Vào thời nhà Đường, người ta gọi những sĩ tử thi đỗ là "nhảy qua Long Môn".

Như vậy, theo truyền thuyết, muôn loài muông thú sống ở địa giới, chỉ có con cá chép là loài nhờ vào tài ba công sức của mình để vượt ải Vũ Môn bay được lên trời, do đó nó được Táo Quân tin cậy chọn làm phương tiện đi lại giữa Thượng giới và Hạ giới.

Tích khác

Cá chép (cá lý ngư) là biểu tượng cho sự kiên trì, bền chí. Trong truyền thuyết có câu chuyện cá chép hoá rồng, vì thế cá chép thường được coi như rồng – một con vật linh thiêng cao quý.

Cả bầy cá chép, con nào cũng muốn vượt qua cửa rồng. Bởi chúng biết, hễ vượt được qua cửa rồng, thì chúng sẽ từ những con cá chép tầm thường trở thành những con rồng siêu phàm thoát tục.

Khốn nỗi, cửa rồng cao quá, cả bầy cá chép con nào con nấy mệt đứt cả hơi va vấp đến nỗi thâm tím cả mặt mày mà chẳng con nào nhảy qua được. Bầy cá xúm lại xin với Long Vương, để Long vương hạ cửa rồng thấp xuống một chút. Long vương không bằng lòng, cả bầy cá chép bảo nhau quỳ mọp trước mặt Long vương, không đứng dậy nữa. Chúng quỳ luôn ở đấy chín chín tám mươi mốt ngày, cuối cùng Long vương cũng mủi lòng và đáp ứng yêu cầu của bầy cá.

Thế là cá lớn cá bé nhẹ nhàng thoải mái vượt qua cửa rồng và vui mừng hể hả vì cả bọn đều biến thành rồng.

Không lâu sau, những con cá chép được hóa rồng ấy bấy giờ mới phát hiện ra một điều là tất cả cá chép đều hóa rồng, cũng chẳng có gì khác so với lúc tất cả đều chưa phải là rồng. Thế là, cả bầy cá lại đi tìm Long vương nói lên điều ngờ vực khó nghĩ trong lòng.

Long vương cười và bảo: “Cửa rộng chính thức thì không thể hạ thấp được, nếu các ngươi muốn có cảm giác thực sự của con cá chép được hóa rồng, thì hãy đi mà nhảy qua cái cửa rồng không hạ bớt chiều cao kia kìa

http://www.phongthuyadong.com/vAdmin/TinTuc/P10000993994af3d-9795-42ef-9dd8-d5a2bb44ca23.JPG

http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRApTE-ootIdQEFd04WbnGaGMGbD21W-VcanpYid4YKaM0cI6W0

http://www.phongthuyadong.com/UserFiles/Image/ti%20na/P1000094.JPG

http://static.eway.vn/ware/2011/05/25/f351852fc1873050cbaa764523dbb88c1306308410_ca-chep.jpg?size=240x240

http://chanhphat-tc.com/gggg/uploads/shops/thumb/ca-chep-hoa-rong.jpg



2011-08-19

Sự Tích Đại Thế Chí Bồ Tát


Sự Tích Đại Thế Chí Bồ Tát
Nam Mô Đại Hùng Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát


Đại Thế Chí Bồ Tát : Đại Thế Chí Bồ Tát tiếng Phạn là (Mahasthanaprâta Bodhisattva), cùng với Quán Thế Âm cùng phụ giúp Đức Phật A Di Đà để tế độ chúng sinh. Trong kinh Lăng Nghiêm có nói : "Về vô số kiếp đời xưa, có Đức Phật hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang Như Lai ra đời, dậy ngài tu phép niệm Phật tam muôi, thu cả lục căn là : nhãn, nhỉ, tỵ, thiệt, thân, ý, định tâm chuyên nhất về việc niệm Phật, bởi thế tâm khai, ngộ đạo viên thông được danh hiệu là Đại Thế Chí".

Đại Thế Chí là vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo Ðại thừa, là vị dạy dỗ cho con người “biết mình cần được giải thoát”. Tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, Ðại Thế Chí hay được vẽ tạc bên mặt của Quán Thế Âm, bên cạnh đức Phật A-di-đà, đại diện cho trí huệ của Ngài. Tranh tượng hay trình bày một ngôi chùa trên đỉnh đầu của Ðại Thế Chí.


Đại Thế Chí Bồ Tát: Vị Bồ Tát mà trí lực có thể đến khắp các nơi, vị đứng bên trái Phật A Di Đà, tiêu biểu cho trí tuệ; trong khi Bồ Tát Quán Âm thì bên phải, tiêu biểu cho pháp hành.. Ngài được coi là vị Bồ Tát trông nom cửa trí huệ của Đức Phật.


Đức Đại Thế Chí Bồ Tát khi chưa xuất gia học đạo, thì ngài chính là con thứ hai của vua Vô Tránh Niệm tên là Ni Ma Thái Tử.
Ngài vâng lời phụ vương khuyên bảo, phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và đại chúng trọn trong ba tháng.
Quan đại thần là Bảo Hải thấy vậy, bèn khuyến thỉnh rằng: "Thưa Điện Hạ! Trong sự tu phước có hai thứ: một là tu phước hữu lậu, hai là tu phước vô lậu.
Song phước hữu lậu dầu có to tát thế nào, thì chỗ cảm báo cũng chỉ ở trong cõi nhân thiên, hưởng phần khoái lạc mà thôi, chớ không thoát khỏi luân hồi sanh tử.
Còn như phước vô lậu, thì chỗ kết quả ở ngoài ba cõi bốn dòng, kiếp kiếp đời đời tiêu diêu tự tại.
Vậy xin Điện Hạ nên vì tất cả chúng sanh mà cầu đặng nhất thiết trí, đem công đức ấy hồi hướng về đạo vô thượng bồ đề, thì sự phước báu không khi nào cùng tận, mà lại đặng viên mãn cái tâm nguyện nữa."
Ma Ni Thái Tử nghe quan đại thần khuyên nói rành rẽ như thế, liền chấp tay thưa với Phật Bảo Tạng rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Nay tôi xin đem công đức cúng dường Phật và chúng tăng trong ba tháng, và những hạnh tu tập của tôi đã từng làm, như là:
Ba nghiệp của thân:
Không sát hại chúng sanh,
Không trộm cắp của người và
Không tà dâm.
Bốn nghiệp của miệng:
Không nói láo xược
Không nói thêu dệt
Không nói hai lưỡi
Không nói độc dữ thô tục
Ba nghiệp của ý:
Không tham nhiễm danh lợi và sắc dục
Không hờn giận oán cừu
Không si mê ám muội.

Cùng các món hạnh tu thanh tịnh của tôi, mà hồi hướng về đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác và cầu đặng một thế giới rất trang nghiêm đẹp đẽ, như cõi Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai, mà ngài đã thọ ký cho huynh trưởng tôi đó vậy.
Khi đức Phật ấy thành đạo, trước hết tôi ra khuyến thỉnh ngài, nói đủ pháp Tam Thừa liễu nghĩa mà hóa độ chúng sanh.
Trong khi đó, tôi cũng còn tu bồ tát đạo, làm việc Phật sự, dạy dỗ mọi người và làm những sự lợi ích cho các loài hữu tình, mà cầu mau đặng hoàn mãn các món công hạnh đã thệ nguyện.
Đến chừng Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai diệt độ rồi, thì tôi sẽ thành đạo, kế ngôi Phật truyền chánh pháp mà hóa độ chúng sanh.
Những sự trang nghiêm đẹp đẽ trong quốc độ tôi, cùng là thời kỳ diệt độ và kiếp sơ trụ thế của chánh pháp tôi, đều nguyện y như công cuộc ứng hóa của Đức Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai vậy."
Phật Bảo Tạng nghe mấy lời của Ni Ma Thái Tử nguyện, liền thọ ký rằng: "Theo như lòng của ngươi muốn thành tựu một thế giới rộng lớn trang nghiêm, thì qua đời vị lai, trải hằng hà sa kiếp, ngươi sẽ được hoàn mãn các sự cầu nguyện ấy.
Vì ngươi có lòng mong cầu một thế giới rất đẹp rất lớn như thế, nên ta đặt hiệu cho ngươi là: Đắc Đại Thế, tức là Đại Thế Chí Bồ Tát.
Sau khi Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai nhập Niết Bàn rồi, ngươi bổ xứ làm Phật, hiệu là: Thiện Trụ Trân Bảo Như Lai, kế tiếp ra đời mà hóa độ mọi loài hàm thức."
Ni Ma Thái Tử nghe Phật Bảo Tạng thọ ký rồi liền thưa rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu sự nguyện cầu của tôi quả đặng như lời ngài thọ ký đó, tôi xin kính lễ ngài và nhờ ngài làm sao cho các thế giới đều vang động và ở giữa hư không có rải xuống nhiều thứ hoa thơm đẹp, lại có các đức Phật ở các thế giới mười phương cũng đều thọ ký cho tôi như vậy nữa."
Ni Ma Thái Tử thưa rồi, vừa cúi lạy Phật, tức thì các thế giới mười phương, cả núi sông, cây cối, và những vật có hình chất, đều rung động ra thành tiếng vang rền khắp cả, còn giữa hư không lại có các thứ bông rất thơm tho và tốt đẹp rơi xuống như mưa.
Các đức Phật ở mười phương đều đồng tình thọ ký rằng: "Tại cõi Tán Đề Lam, có người đệ tử của Phật Bảo Tạng Như Lai tên là Ni Ma, con thứ hai của Vua Vô Tránh Niệm, có phát tâm cúng dường Phật và đại chúng trọn ba tháng, đem công đức ấy mà hồi hướng về đạo vô thượng bồ đề và nguyện đặng ở cõi thế giới trang nghiêm.
Vì vậy nên trải qua hằng sa kiếp, người ấy sẽ bổ xứ thành Phật, sau khi đức Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai đã nhập Niết Bàn."
Ni Ma Thái Tử nhờ Phật Bảo Tạng và các đức Phật mười phương thọ ký rồi, lòng vui mừng, hằng chăm tu tập công hạnh vô lậu mà cầu cho mau thỏa mãn những điều tâm nguyện.
Từ đó về sau, Ni Ma Thái Tử mạng chung rồi đầu thai ra thân khác, đời khác, kiếp nào cũng hằng giữ bổn nguyện, quyết chí tu hành, học đạo đại thừa, làm hạnh bồ tát, mở mang trí huệ cho chúng sanh và làm những sự nhiễu ích, đặng dìu dắt các loài ra khỏi sông mê mà bước lên đường giác.
Hiện nay ngài Đại Thế Chí đương làm một vị đẳng giác bồ tát, hầu gần bên đức Phật A Di Đà ở cõi Cực Lạc, trợ đương Phật hóa, tiếp dẫn chúng sanh, chờ đến thời kỳ quả mãn công viên mới bổ xứ làm Phật.


Trong thiền môn, bức tranh vẽ “Tây Phương Tam Thánh” Bồ Tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy. Trong kinh sách hai vị Bồ Tát hiện thân cư sĩ nữ hai bên Ðức Phật A Di Ðà tượng trưng Từ Bi và Trí Tuệ.

Bồ Tát Ðại Thế Chí biểu trưng cho đức tinh tấn và ánh sáng trí tuệ. Ngài còn có danh hiệu là Ðắc Ðại Thế Chí Bồ Tát, Ðại Lực Ðại Thế Chí Bồ Tát, Ðại Tinh Tấn Bồ Tát hay Vô Biên Quang Bồ Tát.
Các danh hiệu của Bồ Tát Đại Thế Chí nói lên hạnh nguyện đại hùng, đại lực, đại tinh tấn và ánh sáng trí tuệ vô biên chiếu khắp mọi loài chúng sanh, có thể phá trừ vô minh, điều phục tham sân si, chuyển hóa phiền não thành bồ đề. Các vị Bồ Tát đều có từ bi, trí tuệ và ý chí xuất phàm như nhau, đó là nhân để tiến đến Phật quả.
Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật ca ngợi Bồ Tát hạnh như sau:
“Nhân vì chúng sanh mà khởi tâm đại từ bi. Nhân lòng đại từ bi mà phát bồ đề tâm. Nhân phát bồ đề tâm mà thành ngôi chánh giác”.
Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại vượt thoát khỏi bùn nhơ, thành tựu trí tuệ. Màu xanh của hoa sen tỏa ánh sáng xanh trên cõi trời tây phương tịnh độ, và còn là sức mạnh tinh tấn của chánh định, là trí tuệ siêu việt như trời biển tĩnh lặng rộng lớn bao la bát ngát.
HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT ĐẠI THẾ CHÍ:
Hạnh nguyện của Bồ Tát Đại Thế Chí thuộc về tâm thức, hạnh tu tâm dưỡng tánh, đi đến giải thoát rốt ráo. Tu theo Bồ Tát đạo là trước tiên phải tu tập thiền định để có được trí tuệ, xa lìa ái dục để được giác ngộ giải thoát; sau đó là phát đại nguyện độ tận tất cả chúng sanh đều được an trụ trong cảnh giới chư Phật. Mắt trần của chúng sanh thấy như Bồ Tát Đại Thế Chí không làm gì cả, nhưng thật sự làm tất cả hạnh nguyện của tâm hạnh bồ tát, làm với tinh thần tích cực và tinh tấn mạnh mẽ cao thượng tột cùng.
Bồ Tát Đại Thế Chí là tâm vô ngã và bình đẳng chân thật, không dụng tâm cố ý cho người thấy để tán dương khen ngợi, cũng không chấp vào công đức đã làm, không chấp tướng, không cầu danh. Hạnh vô ngã, vô trụ, vô phân biệt của Bồ Tát chẳng sinh một niệm gì cả, cũng không thấy có chứng, có đắc, có độ. Đó là chánh định và chánh niệm viên mãn tuyệt đối.
Hạnh nguyện của Bồ Tát Ðại Thế Chí là sự tinh tấn trong đạo Phật, có ích lợi cho chúng sanh rất nhiều và cũng là pháp tu tượng trưng cho sự nỗ lực dũng mãnh chân chánh trên con đường đi đến giác ngộ và giải thoát.
Trong 37 phẩm trợ đạo, bát chánh đạo bao gồm: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Và tứ chánh cần gồm có:
· Tinh tấn ngăn ngừa các điều ác chưa phát sanh.
· Tinh tấn dứt trừ các điều ác đã phát sanh.
· Tinh tấn phát triển các điều lành chưa phát sanh.
· Tinh tấn tăng trưởng các điều lành đã phát sanh.
Hình ảnh Bồ Tát Đại Thế Chí là một vị cư sĩ thân người nữ, cổ đeo chuỗi anh lạc, tay cầm cành hoa sen xanh, tâm định như gương, thanh tịnh như nước lặng. Bồ Tát biểu trưng năng lực người tu không bị khuất phục bởi danh lợi và ngũ dục, tham sân si không làm ô nhiễm, như hoa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Tu theo hạnh Bồ Tát Đại Thế Chí là tinh tấn kham nhẫn cho đến khi tâm an vui giải thoát, chứ không phải cái vui vị kỷ trong đối đãi: được mất, hơn thua, khen chê, sướng khổ. Si mê là gốc tội lỗi. Một niềm tin hay hiểu biết sai lầm sẽ khiến con người rơi vào vực thẳm đau khổ triền miên. Trí tuệ giúp con người nhận thức rõ ràng sự khác biệt giữa đúng và sai, thiện và ác, nhưng không tâm kỳ thị phân biệt và không bị phiền não chi phối. Đó cũng là tinh thần vô trụ, vô chấp của Bồ Tát Đại Thế Chí. Ðạo Phật là đạo giác ngộ bằng con đường trí tuệ, và giải thoát chúng sanh qua hạnh nguyện từ bi. Bồ tát cũng từ thế giới ta bà khổ, tu hành tinh tấn, trì giới thanh tịnh, tâm từ bi cao thượng, trí tuệ sáng suốt, phá được vô minh sanh tử luân hồi, và đạt thành chánh đẳng chánh giác.
Người mê miệng niệm Phật, nhưng tâm phiền não và ý mơ tưởng chuyện hưởng lạc cảnh giới tây phương. Người ngộ miệng niệm Phật, tâm trong sáng, ý thanh tịnh và tuệ chánh định như Bồ Tát Đại Thế Chí. Cảnh giới Tịnh Độ là cõi chư Phật trong sạch đẹp đẽ như ngọc lưu ly, xa cừ, xích châu, mã não, thì tâm chúng sanh muốn về cõi Phật cũng phải thanh tịnh sáng suốt, vô chấp và vô ngã tuyệt đối.
* Niệm mà không chấp có niệm, đó là chánh niệm.
* Hành mà không chấp có hành, đó là chánh tinh tấn.
* Độ mà không chấp có độ, đó là chánh tư duy.
* Tu mà không chấp có tu, đó là chánh tri kiến.
Niệm Phật để thanh tịnh tâm và đạt được nhất tâm. Muốn sanh về cõi tịnh độ Đức Phật A Di Đà, con người còn phải thực hành hạnh từ bi, kham nhẫn, thanh tịnh như Bồ Tát Quán Thế Âm và đạt định lực dũng mãnh, ý chí tinh tấn, trí tuệ sáng suốt như Bồ Tát Đại Thế Chí. Thiếu một trong hai đức tánh bên trái hoặc bên phải của Đức Phật A Di Đà, thì đường về cõi Tây Phương Tịnh Độ còn xa cách ngàn trùng.
Hành giả trên đường tu, biết ơn, phụng thờ, chí tâm đảnh lễ, và niệm hồng danh Bồ Tát Đại Thế Chí, tức là đang hướng về ánh sáng trí tuệ sẵn có tự thân. Kính lễ và niệm hồng danh chư Phật chư Bồ Tát không có ý nghĩa cầu xin bình an, hay vật chất sung sướng, chính là hướng về tâm hạnh từ bi, trí tuệ cao thượng, nguyện tinh tấn tu tâm dưỡng tánh theo lời Phật dạy. Như vậy là cách niệm hồng danh và đảnh lễ chư Phật chư Bồ Tát đúng chánh pháp bậc nhất, còn gọi là chánh niệm và chánh định.
Ở thế gian, khi bước chân vào điện Phật chốn Thiền môn, người Phật tử đã phải bỏ lại đôi dép bụi bặm bên ngoài, thân tướng trang nghiêm cung kính, tâm chánh niệm, ý thiện lành, để xứng đáng là Phật tử chân chánh khi đảnh lễ Đức Thế Tôn. Cõi Phật là cõi cao thượng, thanh tịnh, không có đau khổ, không có ba đường ác. Tâm người tu phải thanh tịnh, sạch hết phiền não, không còn nghiệp chướng, không còn danh lợi, không hơn thua tranh chấp, xả bỏ hết ích kỷ nhỏ nhen của phàm phu. Đó chính là chuẩn bị cho mình trở thành một bậc thượng thiện nhơn, để được sanh về cõi tịnh độ của chư Phật.
Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ; đem ánh sáng trí tuệ phá trừ vô minh, giúp người tu diệt tham ái sân hận si mê, đó gọi là công đức; đem từ bi là tình thương trong sạch, thanh cao, cứu người giúp đời, đó gọi là phước đức. Công đức và phước đức là phương tiện đạt thành đạo quả.
Thông thường, khi con người trong thế gian làm được việc lành việc tốt, thì hay tự hào ngạo nghễ, xem thường tất cả mọi người khác. Sự trói buộc của bản ngã làm người tu mất hết một phần công đức, phước đức, giảm bớt một phần từ bi và trí tuệ. Tu Bồ Tát đạo là phải tự giải thoát những trói buộc và phiền não thế gian. Tu Bồ Tát đạo không sợ sanh tử, cũng không chán ghét ta bà khổ. Tất cả vì sự đau khổ của chúng sanh, phát nguyện tùy duyên cứu độ. Đó là tâm hạnh ưu việt của người tu Bồ Tát đạo.
T óm lại, đời tu không phải ai cũng có hoàn cảnh giống như nhau, con người thường thích cầu nguyện cho cuộc đời bớt sóng gió, bớt khổ đau, nhưng cuộc đời không như chúng ta mong ước. Trên thế giới ta bà khổ, không phải ai phát tâm tu hành đều được người cung kính hay tán thán, hoặc không bị sóng gió, nhưng dù cảnh thuận hay nghịch, người tu luôn cố gắng tinh tấn giữ vững niềm tin và nghị lực không thối chuyển.
Con người có hạnh phúc, không nhất thiết là phải được tất cả mọi mong cầu, mà là người mạnh dạn đứng lên khi thất bại, biết chuyển đổi được những khó khăn và khổ đau xảy đến, thành an lạc hạnh phúc trong tâm hồn.
Bồ Tát Đại Thế Chí là oai lực của trí tuệ, là công hạnh lý tưởng cao thượng tột cùng của công phu tinh tấn tu tập của người tu.
Xuất gia hay tại gia đều có khả năng tự chọn con đường tu, tự độ và độ tha, bằng sức mạnh của từ bi và trí tuệ.
“Tự Tánh Di Đà Duy Tâm Tịnh Độ”, nơi tâm nhứt niệm thanh tịnh, không loạn động điên đảo thì thấy được cảnh giới tịnh độ, có nhiều hoa sen xanh tỏa ánh sáng màu xanh tuyệt đẹp, đó là hình ảnh của Bồ Tát Đại Lực Đại Thế Chí chắc là không sai chút nào.
Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, tán thán công đức của đức Đại Thế Chí Bồ Tát rằng: "Ngài đem ánh sáng trí tuệ soi khắp hết thẩy, khiến chúng sinh đều thoát khỏi ba nơi ác đạo, mà cái sức mạnh vô thượng". Bởi cái công đức của Đại Thế Chí to lớn như thế, cho nên Vân Thế thiền sư làm bài Tán Định Tây Phương Nguyện Văn "Đức Phật A Di Đà với Đức Phật Quan Thế Âm và đức Đại Thế Chí cùng các đấng hiền thánh, phóng hào quang ra mà tiếp dẫn chúng sinh giắt tay đề huề, chỉ trong một khắc là người mệnh chung được về cõi cực lạc".Vì thế ở các chùa người ta trưng bầy Tượng đức Đại Thế Chí và Đức Quan Thế Âm đứng hai bên tả hữu đức A Di Đà gọi là hai vị Nhiếp Sĩ.

Bồ tát Đại Thế Chí còn gọi là Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Vô Biên Quang Bồ tát… Đại Thế Chí Bồ tát vì Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề. Đắc Đại Thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường. Đại Tinh Tấn Bồ tát vì Bồ tát có sức tinh tấn vĩ đại, điều phục các phiền não và giáo hóa chúng sanh không bao giờ mệt mỏi. Vô Biên Quang Bồ tát vì nơi thân Bồ tát có màu vàng tía chiếu khắp pháp giới, chúng sanh nào có duyên liền thấy được ánh quang minh tịnh diệu của vô lượng chư Phật ở khắp mười phương.