2011-08-21

Văn Xương Đế Quân

Wenchang.jpg

Văn Xương Đế Quân (文昌帝君) hay Văn Xương Tinh (文昌星 ) là vị thần được dân gian lẫn Đạo giáo tôn sùng là thần chủ quản công danh phúc lộc của sĩ nhân.

Văn Xương là tên vì sao, cũng gọi là sao Văn Khúc (Văn Khúc tinh) hoặc sao Văn (Văn tinh). Người Trung Quốc thời xưa cho rằng đây là tinh tú nắm giữ công danh và văn vận của thế nhân.

Đạo giáo đã sớm có tín ngưỡng Văn Xương, trong Lão Quân Âm Tụng Giới Kinh chép: "Đương giản trạch chủng dân, lục danh Văn Xương cung trung." (Phụ trách tuyển chọn phẩm hạng dân chúng, ghi danh vào cung Văn Xương).

Đến đời Nguyên (1279–1368) và đời Minh (1368–1644), các đạo sĩ lợi dụng tín ngưỡng dân gian về Văn Xương Đế Quân mà viết ra "Thanh Hà Nội Truyện" và "Tử Đồng Đế Quân Hóa Thư"... kể lại những thần tích của Văn Xương Đế Quân.

Các sách viết rằng:

Văn Xương Đế Quân vốn sinh đầu đời Chu, đã trải 73 kiếp hoá thân, từng là sĩ đại phu, cuối đời Tây Tấn ngài giáng sinh nơi đất Thục, tên là Á họ là Trương, tự là Bái Phu, được lệnh Ngọc Hoàng Thượng Đế cho chưởng quản Văn Xương phủ và lộc tịch (sổ sách về quan lộc) của nhân gian.

Đạo Tạng Tập Yếu thu thập quyển Văn Xương Đế Quân Bản Truyện viết vào những năm Sùng Đức (1636–1648) đời Thanh (1644–1911). Trong đó ghi rằng:

"Văn Xương Đế Quân họ là Trương, húy là Thiện Huân, có những thần tích linh dị, phàm nhương tai khử họa đảo vũ cầu tự, hễ có thành tâm tất có ứng nghiệm, có thể trấn phục yêu ma tảo trừ dịch bệnh. Ngài được gọi là Văn Chương Tư Mệnh vì các giới quý tiện văn vũ y bốc sĩ nông công thương hễ có lòng mong cầu công danh đều trông cậy vào ngài. Ngài cư ngụ nơi cung Văn Xương nơi chòm sao Tử Vi, thường giáng cơ viết kinh, hiển mộng báo tin, phân thân ứng hóa, cứu độ nhân sinh."

Trong Tử Đồng Đế Quân Hóa Thư (do Đàm Tiễu viết đầu thế kỷ X) tóm lược 17 kiếp của Văn Xương Đế Quân, nhưng nội dung hết sức hoang đường. Có lẽ sáng tác này của đạo sĩ Đàm Tiễu muốn củng cố và chuyển tín ngưỡng Văn Xương Đế Quân từ một tín ngưỡng dân gian sang tín ngưỡng của Đạo giáo.


Tích Khác

Còn gọi là “Tử Đồng Đế Quân”, là thần Bắc Đẩu Tinh, một trong những tín ngưỡng về sao của người xưa.

* Sách “Lại ký—Thiên quan thư” chép:- “Sao Khôi phò cho sáu sao Văn Xương, một gọi là Thượng tướng, hai gọi là Thứ tướng, ba gọi là Quí tướng, bốn gọi là Tư mệnh, năm gọi là Tư trung, sáu gọi là Tư lộc”.

*Sách Lại Ký Sách / Tác ẩn chú giải Bắc Đẩu Thất Tinh là Văn Xương Cung hay Quí Tướng Tinh coi về văn tự , Mệnh Tinh chưởng quản về tuổi thọ con người , Trung Tinh chưởng quản tai hoạ của con người , Tư Lộc Tinh chưởng quản về tài bạch của con người . Do đó, “Văn Xương Đế Quân” không những chưởng quản về văn học mà còn đảm nhiệm chức năng “Tài Thần” nữa. Đến đời Đường thì chức năng về văn học đã chuyển hoàn toàn cho “Khôi Tinh Gia” (sao Khuê). Văn Xương Đế Quân thành ra đảm trách chức vụ “Văn Tài Thần”.


Tích Khác

Văn Xương Đế Quân:

  • 文昌帝君

"Văn Xương Đế Quân được dân gian lẫn Đạo giáo tôn sùng là Thần chủ quản công danh phúc lộc của sĩ nhân.

Văn Xương là tên vì sao, cũng gọi là sao Văn Khúc (Văn Khúc tinh hoặc Văn tinh). Người Trung quốc xưa cho rằng đây là tinh tú nắm giữ công danh và văn vận của thế nhân.

Sự kiện Văn Xương Đế Quân được dân gian và Đạo giáo phụng thờ có liên quan đến thần Tử Đồng Trương Á Tử.

Đời Đông Tấn (317-420), năm Ninh Khang thứ 2 (374) triều vua Hiếu Vũ Đế [Tư Mã Diệu], một người nước Thục tên là Trương Dục tự xưng là Thục Vương, khởi nghĩa chống Phù Kiên và hy sinh. Dân chúng quận Tử Đồng (Tứ Xuyên) lập miếu thờ (gọi là Trương Dục từ) tại núi Thất Khúc, tôn Ngài là Lôi Trạch Long Thần.

Trên núi Thất Khúc cũng có một miếu thờ thần Tử Đồng Trương Á Tử. Vì hai miếu gần nhau, người đời sau mới gọi chung hai thần là Trương Á Tử hoặc Trương Á Tử Sĩ Tấn chiến một (Trương Á Tử, quan đời Tấn, chết trong chiến tranh). Sự việc Trương Dục có chép trong Tấn Thư.

Thần Trương Á Tử (cũng gọi Trương Ác Tử) được ghi chép trong Hoa Dương Quốc Chí, quyển 2: "Tử Đồng huyện, quận trị, hữu Thiện Bản tự, nhất danh Ác Tử" (huyện Tử Đồng là một quận trị có miếu Thiện Bản, một tên khác là Ác Tử).

Trong dân gian thường truyền nhau sự hiển linh thần dị của thần Tử Đồng Trương Á Tử.

Thái Bình Hoàn Vũ Ký quyển 84 mục Kiếm Châu Tử Đồng huyện có trích dẫn Quận Quốc Chí rằng: "Ác Tử tích chí Trường An kiến Diêu Trường, vị viết: Kiếp hậu cửu niên, quân đương nhập Thục, nhược chí Tử Đồng Thất Khúc sơn, hạnh đương kiến tầm." (Xưa Ác Tử đến Trường An gặp Diêu Trường bảo rằng: 9 năm sau, người phải vào Thục, nếu đến núi Thất Khúc huyện Tử Đồng, may mắn thì tìm gặp ta).

Thập Lục Quốc Xuân Thu Tập Bổ - Hậu Tần Lục ghi rằng: "Tiền Tần Kiến Nguyên thập nhị niên (376), Diêu Trường chí Tử Đồng Thất Khúc sơn, kiến nhất thần nhân vị chi viết: Quân tảo hoàn Tần, Tần vô chủ, kỳ tại quân hồ? Trường thỉnh kỳ tính thị, viết: Trương Ác Tử dã. Ngôn cật bất kiến. Chí cứ Tần xưng đế, tức kỳ địa lập Trương Tướng công miếu tự chi" (Năm Kiến Nguyên thứ 12 [tiền Tần, 376], Diêu Trường đến núi Thất Khúc ở huyện Tử Đồng, gặp một thần nhân bảo rằng: Ngươi hãy sớm quay về Tần, Tần không có chủ, chẳng phải chủ ở nơi ngươi sao? Trường xin hỏi danh tánh, người đó đáp: Trương Ác Tử đây. Nói xong thì chẳng thấy người đó. Đến lúc Tần xưng đế, nơi nầy lập miếu Trương tướng công mà thờ).

Khi loạn An Lộc Sơn nổi lên, Đường Huyền Tông lánh nạn chạy vào đất Thục, trên đường đi ngang núi Thất Khúc, nghĩ đến Trương Á Tử anh liệt kháng Tiền Tần, bèn dừng chân vái lạy. Tương truyền khi tá túc núi Thất Khúc, Huyền Tông mộng thấy Trương Á Tử hiển linh mách rằng, không bao lâu nữa, Huyền Tông sẽ trở thành Thái Thượng Hoàng. Hiện nay trên núi Thất Khúc còn dấu tích "Ứng mộng tiên đài" của Đường Huyền Tông.

Năm Quảng Minh thứ 2 đời Đường, Hy Tông lánh loạn Hoàng Sào vào Thục, đi ngang núi Thất Khúc cũng vào vái lạy, truy phong Trương Á Tử là Tế Thuận Vương và cởi bội kiếm tặng cho Thần.

Thần Tử Đồng Trương Á Tử vì được các vua Đường sùng bái, thanh danh lan truyền xa, từ một vị Thần địa phương trở thành một đại thần khắp Trung quốc.

Năm Hàm Bình thứ 3 (1000) triều vua Tống Chân Tông (trị vì 998-1023) (Bắc Tống), Đô Ngu Hầu ở Ích Châu là Vương Quân nổi loạn, thần Tử Đồng linh hiển trợ giúp vua diệt quân phiến loạn. Tống Chân Tông bèn sắc phong Trương Á Tử là Anh Hiển Vũ Liệt Vương, đồng thời cho tu bổ miếu thờ.

Đời Nam Tống, năm Thiệu Hưng thứ 10 (1140), vua Tống Cao Tông (trị vì 1127-1162) cho đại tu Tử Đồng Thần miếu và sắc phong miếu thờ là Linh Ứng Từ.

Vua Tống Quang Tông (trị vì 1190-1194) truy phong Trương Á Tử là Trung Văn Nhân Vũ Hiếu Đức Thánh Liệt Vương. Tống Lý Tông (trị vì 1225-1264) truy phong Trương Á Tử là Thần Văn Thánh Võ Hiếu Đức Trung Nhơn Vương.

Đời Nguyên, năm Diên Hựu thứ 3 (1316), vua Nhân Tông (trị vì 1312-1320) sắc phong Trương Á Tử là Phụ Nguyên Khai Hóa Văn Xương Tư Lộc Hoằng Nhơn Đế Quân và khâm định là Trung Quốc Hiếu Gia Ích Dân Chính Trực Thần.

Kể từ đó, thần Tử Đồng và sao Văn Xương được hợp nhất thành một danh xưng là Văn Xương Đế Quân.

Từ đời Tống rất thịnh hành vô số câu chuyện linh dị kể lại thần Tử Đồng hiển linh phù hộ các sĩ tử thi đậu làm quan, cho nên việc phụng thờ Ngài càng thêm thịnh.

Đời Nam Tống, Ngô Tự Mục trong quyển Mộng Lương Lục thứ 14 chép rằng Tử Đồng Đế Quân tại đạo quán Thừa Thiên ở Ngô Sơn là thần nước Thục, chuyên nắm giữ lộc tịch (sổ sách về quan lộc) của con người, nói chung các sĩ tử bốn phương đi thi cầu danh đều xin Ngài ban phúc. Ngài được phong là Huệ Văn Trung Vũ Hiếu Đức Nhân Thánh Vương (Tử Đồng Đế Quân tại Ngô Sơn Thừa Thiên quán, thử Thục trung thần, chuyên chưởng lộc tịch, phàm tứ phương sĩ tử cầu danh phó tuyển giả tất đảo chi. Phong vương tước viết Huệ Văn Trung Vũ Hiếu Đức Nhân Thánh Vương).

Cuối đời Nam Tống, các châu và phủ đều lập nhiều miếu thờ Tử Đồng Đế Quân. Như vậy, những tượng thờ Văn Xương Đế Quân trong các chùa miếu và đạo quán ngày nay tức là tượng Tử Đồng Đế Quân.

Đạo giáo đã sớm có tín ngưỡng Văn Xương, trong Lão Quân Âm Tụng Giới Kinh chép: Đương giản trạch chủng dân, lục danh Văn Xương cung trung. (Phụ trách tuyển chọn phẩm hạng dân chúng, ghi danh vào cung Văn Xương).

Đến đời Nguyên (1279-1368) và đời Minh (1368-1644) các đạo sĩ lợi dụng tín ngưỡng dân gian về Văn Xương Đế Quân mà viết ra "Thanh Hà Nội Truyện""Tử Đồng Đế Quân Hóa Thư" kể lại những thần tích của Văn Xương Đế Quân.

Sách viết rằng:

"Văn Xương Đế Quân vốn sanh đầu đời Chu (Châu), đã trải 73 kiếp hóa thân, từng là sĩ đại phu. Cuối đời Tây Tấn, Ngài giáng sanh nơi đất Thục tên là Á, họ là Trương, tự là Bái Phu, được lệnh Ngọc Hoàng Thượng Đế cho chưởng quản Văn Xương Phủ và lộc tịch (sổ sách về quan lộc) của nhân gian."

Đạo Tạng Tập Yếu thu thập quyển Văn Xương Đế Quân Bản Truyện viết vào những năm Sùng Đức (1638-1648) đời Thanh, trong đó ghi rằng:

"Văn Xương Đế Quân họ là Trương, húy là Thiện Huân, có những thần tích linh dị, phàm nhương tai khử họa, đảo vũ, cầu tự, hễ có thành tâm tất có ứng nghiệm, có thể trấn phục yêu ma, tảo trừ dịch bệnh. Ngài được gọi là Văn Chương Tư Mệnh, vì các giới quí tiện văn võ y bốc sĩ nông công thương, hễ có lòng mong cầu công danh đều trông cậy vào Ngài. Ngài cư ngụ nơi cung Văn Xương, nơi chòm sao Tử Vi, thường giáng cơ viết kinh, hiển mộng báo tin, phân thân ứng hóa, cứu độ nhân sanh."

Trong Tử Đồng Đế Quân Hóa Thư (do Đàm Tiễu viết đầu thế kỷ thứ 10) tóm lược 17 kiếp của Văn Xương Đế Quân nhưng nội dung hết sức hoang đường. Có lẽ sáng tác nầy của đạo sĩ Đàm Tiễu muốn củng cố và chuyển tín ngưỡng Văn Xương Đế Quân từ một tín ngưỡng dân gian sang tín ngưỡng của Đạo giáo.

Trong Đạo Tạng và Đạo Tạng Tập Yếu thu thập rất nhiều kinh sách do Văn Xương Đế Quân giáng cơ bút, trong đó thịnh hành nhứt kể từ đời Tống và đời Nguyên là Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn. Tác phẩm nầy tuyên xưng: Văn Xương Đế Quân cứu dân chi nạn, tế nhân chi cấp, mẫn nhân chi cô, dung nhân chi quá, quảng hành âm chất, thượng cách thương khung. (Văn Xương Đế Quân cứu nạn dân chúng, giúp người trong khốn khó nguy cấp, xót thương kẻ bơ vơ, khoan dung lỗi lầm của thế nhân, [ai] thi hành rộng khắp âm chất được đặc cách lên trời [ghi tên trong Tiên tịch]).

Đồng thời khuyến dạy người đời: "Hành thời thời chi phương tiện, tác chủng chủng chi âm công, lợi vật lợi nhân, tu thiện tu phúc, chính trực đại thiên hành hóa, từ tường vị quốc cứu dân, trung chủ hiếu thân, kính huynh tín hữu. Hoặc phụng Chân triều đẩu, hoặc bái Phật niệm kinh, báo đáp tứ ân, quảng hành Tam giáo." (Thường thi hành tiện ích, tạo vô vàn công đức vô hình, ích lợi cho người cho vật, tu thiện tu phúc, chính trực thay Trời hành hóa đạo đức, từ ái vì nước cứu dân, trung vua hiếu cha mẹ, kính trọng huynh trưởng, tin cậy bằng hữu. Hoặc thờ Tiên tu đạo, hoặc bái Phật niệm kinh, để báo đáp bốn ân và quảng hành Tam giáo). Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn là một trong tam đại khuyến thiện thư của Đạo giáo, có ảnh hưởng rất lớn trong dân gian.

Từ đời Nguyên và đời Minh về sau, các địa phương ở Trung quốc kiến tạo rất nhiều cung và đền miếu thờ Văn Xương Đế Quân (gọi là Văn Xương Cung, Văn Xương Từ, Văn Xương Các) nguy nga, hiện nay vẫn còn.

Đài Loan hiện có 29 miếu thờ Văn Xương Đế Quân.

Tại Việt Nam, Văn Xương Đế Quân được thờ trong đền Ngọc Sơn nơi Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội kể từ khi đền được trùng tu năm Thiệu Trị thứ nhứt (1841), ngoài ra Ngài còn được thờ trong các ngôi chùa miếu của người Hoa. Đạo giáo lấy ngày 3 tháng 2 âm lịch làm ngày vía Đức Văn Xương Đế Quân.

Khi Văn Xương Đế Quân du hành, tùy tòng có Huyền Đồng Tử (Thiên lung: trời điếc) và Địa mẫu (Địa á: đất câm). Hai tùy tòng có nhiệm vụ biệt lập về hành chánh, phụ giúp Văn Xương Đế Quân. Để giữ công bình và bí mật, Thiên lung không thể lắng nghe những lời van xin cầu khẩn của thế nhân, Địa á không thể tiết lộ cho họ những dự định của Đế Quân."

(Bài Lược khảo về Văn Xương Đế Quân nầy của Lê Anh Minh).

Trong quyển "Đại Động Chơn Kinh" 大洞眞經 in vào triều vua Hàm Phong nhà Thanh bên Tàu vào năm Đinh Tỵ (1857), có một bài kinh tụng về Văn Xương Đế Quân. Bài kinh nầy rất giống bài kinh Nho giáo trong kinh Nhựt Tụng của Đạo Cao Đài, xin chép ra sau đây:

桂香內殿
文昌上宮
九十五回
種善果於詩書之圃
百千萬化
培桂根於陰騭之田
自雷杼炳靈於鳳山
至如意儲祥於鰲岫
開人心必本於篤親之孝
壽國脈必先於致主之忠
夢保生垂慈憫苦
大仁大孝大聖大慈
神文聖武孝德忠仁
王新冊輔元開化
文昌司祿宏仁帝君
澄真正觀寶光慈濟天尊
(諱亞二月初三日生)

Phiên âm:

Quế Hương Nội Điện
Văn Xương Thượng Cung.
Cửu thập ngũ hồi,
Chưởng thiện quả ư thi thơ chi phố
Bá thiên vạn hóa
Bồi quế căn ư âm chất chi điền
Tự lôi trữ bính linh ư phụng sơn
Chí như ý trừ tường ư ngao trụ.
Khai nhơn tâm tất bổn ư đốc thân chi hiếu.
Thọ quốc mạch tất tiên ư trí chúa chi trung.
Ứng mộng bảo sanh, thùy từ mẫn khổ
Đại nhơn đại hiếu, đại Thánh đại từ,
Thần văn Thánh võ, hiếu đức trung nhơn,
Vương tân sách phụ nguyên khai hóa
Văn Xương tư lộc, hoành nhơn đế quân,
Trừng chơn chánh quan,
Bửu quang từ tế Thiên Tôn.
(Húy Á nhị ngoạt sơ tam nhựt sanh)
(Tên húy là Á, ngày sanh là mùng 2 tháng 3)
(Tài liệu của Lê Anh Dũng)



Tích Khác

Văn Xương Đế Quân

Lai Lịch Của Văn Xương Đế Quân :
Văn Xương Tinh Quân Chiếm Đầu Bá Hạ ( Biểu Tượng Của Công Thành Danh Toại )
Văn Xương Đế Quân tên gọi của 6 ngôi sao trên trời , tức là Văn Xương Cung. Một thuyết nói là ở phía trước Bắc Đẩu Khôi , một thuyết nói tại bên trái Bắc Đẩu . Sáu sao này đều có tên riêng , gọi là Thượng Tướng, Thứ Tướng , Quý Tương , Tư Mệnh , Tư Lộc . Tất cả gọi chung là Văn Xương Đế Quân , cũng còn gọi là Tử Đồng Đế Quân , có tên gọi này là vì thời
Nguyên Nhân Tông ( Trung Quốc ) . Vào năm thứ 3 Diên Hữu Nguyên Nhân Tông phong Tử Đồng Thần là “Phụ Nguyên Khai Hóa Văn Xương Tư Lộc Hoành Nhân Đế Quân” . Tử Đồng Thần và Văn Xương Thần được hợp nhất làm một Thần . “Minh Sử” trong phần “Lễ Chí” nói “ Tử Đồng Đế Quân , họ Trương, tên Á Tử , sống ở Thất Khúc Sơn đất Thục , đánh nhau với quan nhà Tấn chết , người đời lập miếu cúng lễ !” . Trương Á Tử tức là Trương Dục ở đất Thục , năm Ninh Khang thứ hai đời Đông Tấn tự xung là Thục Vương, khởi nghĩa đánh nhau với Tần Phù một thời gian dài rồi chết . Người đời sau nhớ đến Trương Dục, xây dựng từ thờ ở núi Thất Khúc , tôn làm Lôi Trạch Long Vương . Sau Trương Dục Từ ( Nơi thờ Trương Dục ) với Đồng Sơn thờ Tử Đồng Thần Á Tử hợp làm một . Trương Dục gọi sang thành Trương Á Tử . Đường Huyền Tông lúc gặp loạn An Lộc Sơn chạy vào đất Thục ( Giữa đường quân lính ép ông phải giết Dương Quý Phi tại gò Mã Ngôi tạo thành mối tình thiên thu uất hận ) khi đi qua núi Thất Khúc , trong mộng gặp Anh Liệt Trương Á Tử ,bèn truy phong làm Tả Thừa Tướng , tế lễ rất trọng . Đường Hy Tông trong lúc gặp loạn cũng vào Thục , đi qua Thất Khúc Sơn cũng thân hành Lễ Tử Đồng Thần , phong Trương Á Tử làm Tế Thuận Vương , lại cởi ngọc bội và kiếm báu của mình hiến kính cho Thần . Vào đời nhà Tống cũng có nhiều sắc phong , như Tống Chân Trông phong Trương Á Tử là Anh Hiển Vũ Liệt Vương , Tống Quang Tông phong là Trung Văn Nhân Vũ Hiếu Đức Thánh Liệt Vương , Tống Lý Tông phong là Thần Văn Thánh Vũ Hiếu Đức Trung Nhân Vương . Nguyên Nhân Tông năm Diên Hữu thứ hai ( 1316 ) phong Trương Á Tử là Phụ Nguyên Khai Hóa Văn Xương Tư Lộc Hoành Nhân Đế Quân vì thế Tử Đồng Thần Trương Á Tử cũng gọi là Văn Xương Đế Quân .
Trung Thành Với Người Trên Hiếu Với Cha Mẹ :
Văn Xương Đế Quân do khởi nghĩa mà chết , là trung chủ cứu dân công tích lơn , “Tử Đồng Đế Quân Hóa Thư” nói Trương Á Tử , lúc còn nhỏ mẹ bị ung mủ nặng , liền dùng miệng hút mủ cho mẹ , lại trong lúc đêm tối cắt thịt đùi nấu cho mẹ ăn , mẹ liền khỏi bệnh .Sau trị bệnh dịch lan tràn cho dân , mộng được Thần cho “Đại Động Tiên Kinh” cùng bùa phép , nói có thể trị tà đuổi bệnh , liền làm theo thấy ứng nghiệm . Vì thế Văn Xương Đế Quân là tấm gương Từ Tường Hiếu Thân (Từ bi tốt lành hiếu với cha mẹ ) . Vào thời Tống Nguyên tạo thành trong sách “Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn” ghi chép các chuyện người xưa học tập thành tài cứu giúp mọi người , làm việc thiện mà được phúc , chứng minh chân lý “ Có Thiện Thiện Báo, Có Ác Báo Ác” , quả báo gần tất là nơi mình , quả báo xa tất vào con cháu , đây chính là nhân quả báo ứng, khuyến khích con người ta hành thiện tích đức .
Văn Xương Tư Mệnh :
Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn” nói Văn Xương Đế Quân có 73 thứ giáo dục con người, từ Sĩ Đại Phu , từ Quan Thanh Liêm , đến trăm họ nhân gian, cùng không cho sương gió xâm phạm . “Trợ người trong nạn , cứu người lúc nguy cấp , an ủi người mà côi , dung nạp người thái quá , bóng mát thật lớn ( Quảng Hành Âm Chất ) , cao lớn như trời ”. Bởi vì Thiên Đế mệnh lệnh cho Văn Xương Đế Quân quản lý sổ công danh mọi sự , phàm nhân gian mà chăm hương khói thờ phụng rồi học tập , tất được lựa chọn. Đăng khoa có danh có lộc , xướng tên bảng vàng , cho đến hai phủ qua lại tất cả đều do Văn Xương Đế Quân quản lý .
Thờ Phụng :
Sau thời Nguyên Minh , theo sự biến đổi của chế độ khoa cử mà sự thờ phụng Văn Xương Đế Quân cũng dần chở nên phổ biến . Các nơi đều có Văn Xương Cung , Văn Xương Các hoặc Văn Xương Từ , trong tất cả thì Văn Xương Cung ở huyện Thất Khúc Sơn ở Tứ Xuyên là lớn nhất ( Ảnh Trên Cùng), có một số thư viện hoặc trường học cũng có thờ Văn Xương Đế Quân , tuy thời thế có lúc thăng trầm nhưng việc kính lễ thờ phụng Văn Xương Đế chưa bao giờ bị bỏ . Ngày xưa mỗi năm vào ngày 3 tháng 2 là ngày Thần Đản của Văn Xương Đế Quân , quan phủ cùng các học trò nơi địa phương lại đến Văn Xương Miếu tế lễ , sau đó ngâm thơ làm văn , đánh cờ , gảy đàn tạo thành Hội Văn Xương .
Trích Trong Kho Tàng Tư Liệu Đạo Giáo
www.phongthuy123.com – A Tư Tiểu Khang Dịch .

Văn Xương Linh Phù
Văn Xương Phù Hiệu Quả : Đọc sách nhanh hiểu , công tác thuận lợi ,
1)Phương Pháp Sử Dụng Gấp Linh Phù thành hình tam giác đeo trong người .
2)Gấp Linh Phù thành hình tam giác đặt tại nơi thường đọc sách .
3)Năm 2007 treo Linh Phù ở Tây , Đông Nam .
4)Dùng Phù này thêm 8 Nguyên Bảo ( Vàng Thoi ) 8 Thọ Kim ( Tiền Vàng ) đặt tại ngoài cửa , nếu cần gấp có thể mỗi ngày đốt 1 là Phù liên tục 7 ngày tất có ứng nghiệm .


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

* Quý vị có thể để lại nhận xét, cảm nhận dưới mỗi bài viết nhưng:
- Không bàn luận đến chính trị của các quốc gia trên thế giới.
- Không được bàn luận hay phỉ báng bất kỳ tôn giáo nào khác.
- Không bàn luận tới sắc tộc gây chia rẽ các dân tộc trên toàn thế giới.
- Không viết những lời thô tục
- Không xúc phạm, chửi bới người khác
- Không đặt liên kết tới những Website đen, có chứa Vi rút hay những phần mềm có chứa mã độc hại
+ Chỉ bàn luận những lĩnh vực liên quan tới Phật Giáo.
+ Hãy giới thiệu Website này tới những người thân, bạn bè của quý vị. Những người không theo, sẽ theo và đã theo Đạo Phật đều có thể xem và tim hiểu trên Website này.
* Trân trọng cám ơn!