-->

2011-08-22

Thần Tiên

ĐẲNG CẤP CỦA THẦN TIÊN

Hệ thống Thần Tiên trong Đạo Giáo có số lượng quá lớn, càng ngày càng tăng thêm. Đứng về mặt lý luận mà nói, các vị thần là do “Đạo Khí” hóa sinh, mà đạo khí thì vô hạn, cho nên số thần cũng sẽ vô hạn. Đạo khí hóa sanh các vị thần nhân, chân nhân vô hạn.
-Đồng thời, người đắc đạo có thể thành Tiên, nghĩa là Tiên do người tu thành. Như vậy, số lượng Tiên sẽ càng ngày càng nhiều do người tu có kết quả. Ngoài ra, người Trung Quốc có quan niệm là “người nào tạo ra nhiều công trạng đối với dân với nước thì chết sẽ thành Thần”. Trong nước có rất nhiều chí sĩ nhân nhân, hiền đạt, liệt sĩ…hoặc do triều đình (nay là nhà nước) hoặc do dân gian sùng bái tôn thờ. Tất cả dần dần hợp thành “một hệ thống thần tiên”, số lượng quá nhiều mà nguyên lai không cùng một chỗ tạo ra, nên việc phân định hệ thống đẳng cấp rất khó khăn.
Trong Đạo Giáo, rất coi trọng việc xếp hạng đẳng cấp. Từ thời Đông Hán, “Thái Bình Kinh” đã bắt đầu có sự sắp xếp thần tiên. Từ thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều về sau, các chi phái Đạo Giáo phát sanh ra nhiều, mỗi phái mỗi thờ Tổ Sư và tôn thần khác nhau, cho nên cái gọi là “thống nhất Đạo Giáo” là việc “vô cùng khó”. Từ trước đã có quyển “Nguyên Thủy Thượng Chân Chúng Tiên Ký” sắp xếp hệ thống thần tiên có lúc bấy giờ tương đối còn ít, thế mà cũng đã có nhiều chỗ “khiên cưỡng” (gán ép). Đến đời Tề Lương, Đào Hoằng Cảnh của phái Thượng Thanh viết sách “Chân Linh Vị Nghiệp Đồ”. Sách nầy còn được dùng cho đến nay.

Từ sau thời Đào Hoằng Cảnh, đội ngũ thần tiên càng gia tăng rất nhanh, không thể thống kê cho hết. Nhưng dựa vào lý luận cơ bản mà nói, chúng ta có thể tạm chấp nhận hệ thống đẳng cấp Thần Tiên của Trung Quốc theo thứ lớp sau:-

  1 .Tam Thanh 、Tứ Ngự ;
   2 .Nam Cực Trường Sinh Đại Đế 、Đông Cực Cứu Khổ Thiên Tôn 、Mộc Công Đạo Quân 、Kim Mẫu Nguyên Quân và Tam Thập Nhị Thiên Đế (1);
  3 .Thập Thái Nhất (2)、Nhật Nguyệt Ngũ Tinh 、Bắc Đẩu 、Nhị Thập Bát Tú Tinh Quân ;
  4 .Ngũ Đế 、Tam Quan 、Tứ Thánh ;
  5 .L ịch đại truyền kinh trứ danh pháp sư ;
  6 .Ma Vương 、Thần Vương 、Tiên Quan ;
  7 .Ngũ Nhạc và Phong Đô Địa Phủ Chư Thần ;
  8 .Phù Tang Đại Đế và Thuỷ Phủ Chư Thần ;
  9 .Thiên Xu Viện 、Khu Tà Viện , Lôi Phủ (chủ tể và chư thần) ;
  10.Các vị Công Tào 、Sứ Giả 、Kim Đồng 、Ngọc Nữ 、Hương Quan 、Lại Dịch đẳng ;
  11.Thành Hoàng 、Thổ Địa và các thần chúng sở thuộc.

*Chú thích :-

(1) TAM THẬP NHỊ THIÊN ĐẾ

Tam thập nhị Thiên là 32 cõi trời . Bốn phương mỗi phương có 8 cõi: 4 x 8 = 32 cõi trời.
A/- Theo Đạo Giáo Trung Quốc:-
Tam Thập Nhị Thiên / Tam Thập Nhị Đế

1.-Đông Phương Bát Thiên

  Thái Hoàng Huỳnh Tằng Thiên , Đế Úc Giám Ngọc Minh
  Thái Minh Ngọc Hoàn Thiên , Đế Tu A Na Điền
  Thanh Minh Hà Đồng Thiên , Đế Nguyên Dục Tề Kinh
  Huyền Thai Bình Dục Thiên , Đế Lưu Độ Nội Tiên
  Nguyên Minh Văn Cử Thiên , Đế Sửu Pháp Luân
  Thượng Minh Thất Diệu Ma Di Thiên , Đế Điềm Huệ Diên
  Ngu Vô Việt Hành Thiên , Đế Chính Định Quang
  Thái Cực Mông Ế Thiên , Đế Khúc Dục Cửu Xương

2.-Nam Phương Bát Thiên

  Xích Minh Hoà Dương Thiên , Đế Lý Câm Thượng Chân
  Huyền Minh Cung Hoa Thiên , Đế Không Dao Sửu Âm
  Diệu Minh Tôn Phiêu Thiên , Đế Trọng Quang Minh
  Trúc Lạc Huỳnh Già Thiên , Đế Ma Di Diệu Biên
  Hư Minh Đường Diệu Thiên , Đế A Gia Lâu Sinh
  Quán Minh Đoan Tịnh Thiên , Đế Úc Mật La Thiên
  Huyền Minh Cung Khánh Thiên , Đế Long La Bồ Đề
  Thái Hoán Cực Dao Thiên , Đế Uyển Nhữu Vô Diên

3.-Tây Phương Bát Thiên

  Nguyên Tải Khổng Thăng Thiên , Đế Khai Chân Định Quang
  Thái An Huỳnh Nhai Thiên , Đế Bà La A Tham
  Hiển Định Cực Phong Thiên , Đế Chiêu Chân Đồng
  Thuỷ Hoàng Hiếu Mang Thiên, Đế Tát La Lâu Vương
  Thái Hoàng Ông Trọng Phù Dung Thiên , Đế Mân Ba Cuồng
  Vô Tư Giang Do Thiên , Đế Minh Phạm Quang
  Thượng Diệp Nguyễn Lạc Thiên , Đế Bột Bột Lam
  Vô Cực Đàm Thệ Thiên , Đế Phiêu Nỗ Khung Long

4.-Bắc Phương Bát Thiên

  Hạo Đình Tiêu Độ Thiên , Đế Huệ Giác Hôn
  Uyên Thông Nguyên Động Thiên , Đế Phạm Hành Quán Sinh
  Thái Văn Hàn Sủng Diệu Thành Thiên , Đế Na Dục Sửu Anh
  Thái Tố Tú Lạc Câm Thượng Thiên , Đế Long La Giác Trường
  Thái Hư Vô Thượng Thường Dung Thiên , Đế Tổng Giám Quỉ Thần
  Thái Hư Ngọc Long Đằng Thánh Thiên , Đế Diễu Diễu Hành Nguyên
  Long Biến Phạm Độ Thiên , Đế Vận Thượng Huyền Huyền
  Thái Cực Bình Dục Cổ Dịch Thiên , Đế Đại Trạch Pháp Môn


B/- Theo Phật Giáo:-

1.- Phương Nam có tám cõi:-

Sơn phong thiên.
Sơn đỉnh thiên.
Thiện kiến thiên .
Bát tư tha thiên.
Cư sá thiên.
Tạp điện thiên.
Hoan hỷ viên thiên.
Quang minh thiên.

2.- Phương Tây có tám cõi:-

Ba lỵ da đa thiên.
Ly hiểm ngạn thiên.
Cốc nhai ngạn thiên.
Ma ni tạng thiên.
Triền hành thiên.
Kim điện thiên.
Man hình thiên.
Nhu huyễn thiên.

3.-Phương Bắc có tám cõi:-

Tạp trang nghiêm thiên.
Như ý thiên.
Vi tế thiên.
Ca âm hỷ lạc thiên.
Oai đức luân thiên.
Nhựt hành thiên.
Diễm ma na ta la thiên.
Tốc hành thiên.

4.- Phương Đông có tám cõi:-

Ảnh chiếu thiên.
Trí huệ hành thiên.
Chúng phân thiên.
Man đà la thiên.
Thượng hành thiên.
Oai đức nhan thiên.
Oai đức diễm luân quang thiên.
Thanh tịnh thiên.

*Mỗi cõi có một vị Thiên Đế cai quản nên có ba mươi hai vị Thiên Đế. Ở giữa là Trời Đế Thích cai quản.

(2) THẬP THÁI NHẤT (THÁI ẤT)
十太一 (十太乙)

1.-Ngũ Phúc Thái Nhất (五福太一)
2.-Quân Cơ Thái Nhất (君基太一)
3.-Thái Du Thái Nhất (太游太一)
4.-Thần Cơ Thái Nhất (臣基太一)
5.-Tiểu Du Thái Nhất (小游太一)
6.-Trực Phù Thái Nhất (直符太一)
7.-Tứ Thần Thái Nhất (四神太一)
8.-Thiên Nhất Thái Nhất (天一太一)
9.-Dân Cơ Thái Nhất (民基太一)
10.-Địa Nhất Thái Nhất (地一太一)

*Hoặc xếp theo nhóm như sau :-

A.- TIÊN THIÊN TÔN THẦN :-

1.- TAM THANH :- Nguyên Thủy Thiên Tôn—Thái Thượng Lão Quân—Linh Bửu Thiên Tôn. Đứng đầu hệ thống Thần Tiên.
2.- TỨ NGỰ :- Ngọc Hoàng Đại Đế 、 Trung Thiên Tử Vi Bắc Cực Đại Đế 、 Câu Trần Thượng Cung Thiên Hoàng Đại Đế Và Hậu Thổ Hoàng Địa Kì. Chủ tể của trời đất vạn vật.
3.-Tây Vương Mẫu và Lôi Tổ.
B.-TINH QUÂN :-
-Chân Vũ Đại Đế (Huyền Thiên Thượng Đế)
-Thái Tuế Tinh Quân. (60 vị)
-Nhị Thập Bát Tú.
-Bắc Đẩu Thất Tinh.
-Đẩu Mẫu.
-Văn Xương Đế Quân.
C.-THẦN SÔNG NÚI :-
-Bích Hà Nguyên Quân.
-Đông Nhạc Đại Đế.
-Lôi Bộ Ngũ Nguyên Soái.
-Điện Công – Điện Mẫu
-Lôi Công.
-Vũ Sư
-Phong Bá
-Long Vương.
D.- THẦN ĐẤT ĐAI:-
-Phước Lộc Thọ Tam Tinh.
-Thành Hoàng
-Thổ Địa.
-Thần Tài.
-Môn Thần.
E.- U MINH CẢNH GIỚI :-
-Phong Đô Đại Đế.
-Thập Điện Diêm La Vương.

*Đây chỉ là đề xuất tạm thời, bởi vì phả hệ Thần Tiên của Đạo Giáo rất “mở rộng”, dựa trên cơ sở lý luận chủ đạo :- “Người người đều có khả năng thành Tiên, đời đời đều có thể học Tiên”, cho nên đội ngũ Thần Tiên ngày càng thêm nhiều và phong phú thêm lên.
*Việc sắp xếp theo trên theo tiêu chuẩn là “Vị và Nghiệp” . “Nghiệp”, là chỉ cho việc tu đạo đạt đạo hạnh cao thấp, sự cống hiến lớn hay nhỏ, nội đức dày hay mỏng; “Vị”, là chỉ vị trí , địa vị ở Tiên Giới. Phàm hễ nghiệp càng ưu thì vị càng cao. Như vậy, nghiệp và vị nhất trí với nhau. Về điểm nầy, Mạnh An Bài trong “Đạo Giáo Nghĩa Xu” từng giải thích rõ ràng, có thể tham khảo sách nầy.
*Có một cách xếp loại tổng quát Thần Tiên thành ra chín phẩm, theo như cách làm của Thần Tiên Truyện như sau :-

1.- Thượng Tiên
2.- Thứ Tiên
3.- Thái Thượng Chân Nhân
4.- Phi Thiên Chân Nhân
5.- Linh Tiên
6.- Chân Nhân
7.- Linh Nhân
8.- Phi Tiên
9.- Tiên Nhân


*Trong “Bảo Phác Tử nội thiên—Luận Tiên” lại chia làm :- Thiên Tiên, Địa Tiên và Thi Giải Tiên (Tiên bỏ thây thi) [ chết thì bỏ thây lại, nhưng hồn biến thành Tiên, mọi người cho hạng nầy còn kém hơn hạng “giữa ban ngày phi thăng lên cõi trời” một bậc].
*Vương Trùng Dương và các Nội Đan Gia thường chia thành Thiên Tiên, Địa Tiên, Nhân Tiên, Thần Tiên, Quỷ Tiên năm cấp khác nhau.
*Theo một thuyết được đa số người chấp nhận là :- “Kết quả tối cao của người học theo Đạo Giáo là , phi thăng về Đại La Thiên, nơi cư ngụ của vị tôn thần tối cao Nguyên Thủy Thiên Tôn, thành ra một vị Đại La Kim Tiên là hay hơn cả.



Tổng quát về Thần Thánh Trung Hoa

Vào thời kỳ viễn cổ, những người nguyên thủy đối với các hiện tượng phát sinh trong Đại tự nhiên như:- mặt trời, mặt trăng, các sao, ao hồ sông biển,núi đá cát đất ,hoa cỏ cây cối, sấm sét nước lửa, tối sáng gió mưa, mống trời ráng trời…Họ không biết được đó là tự nhiên mà cho rằng “có một chủng loại không biết nào đó sinh ra các thứ trên”. Từ đó sinh ra tín ngưỡng đầu tiên của con người mang tính cách “thần thoại” như:- gió có Phong Thần, lửa có Hỏa Thần, nước có Thủy Thần…sau trở thành quan niệm muôn vật đều có thần linh cả. Quan niệm nầy là một bộ phận quan trọng trong đời sống của người thời xưa. Tín ngưỡng nầy nói chung là “kính trọng các vật thể siêu tự nhiên”.  
Thần linh hồi ban đầu, có tài biến hóa vô cùng, nghe mà không có tiếng, thấy mà không có hình, đi lại không tung tích. Thời kỳ đó, người nguyên thủy sùng bái các Thần, không thấy các Thần ở chỗ thân thiết, mà là thấy các Thần ở chỗ đáng sợ. Mong mỏi các Thần đừng giáng tai họa xuống cho họ, vì thế, những vị Thần của người nguyên thủy đa số là nửa người, nửa cầm thú hoặc nửa loài bò sát… hoặc hỗn hợp các loài đó với nhau, thành những quái vật không thể nghĩ bàn.
Rồi nhân loại tiến hóa dần, những vị Thần, không còn là chỗ sợ hãi, là chỗ giáng tai họa cho người nữa, mà trở thành chỗ để con người cầu xin phước huệ lợi lộc. Cho nên, chỉ trừ các loại “Ôn Thần” (thần gây bệnh dịch) đại đa số các vị thần đều là “Thần Bảo Hộ” cho con người. Do vậy, sự sùng bái thần dần dần được “Nhân Hình Hóa” (hóa thành hình người) và tạo ra các hình tượng để thờ cúng.
*
* *
Thời cổ đại đời nhà Chu, dân gian đã có sự lưu truyền việc sùng bái thần linh, tư tưởng và nghi lễ cúng tổ tiên. Từ sau khi Nho gia hưng khởi, đã nhấn mạnh đến các việc đề cao công đức của việc cứu nước cứu dân, những hành vi trung hiếu tiết nghĩa của các bậc cổ thánh tiên hiền, nói chung là những cống hiến đối với xã hội. Từ đó, phát triển mộ bước từ “Thần Linh” sang “Thần Minh” (thần cách hóa những người có công).
-Đời nhà Hán thì Đạo Giáo hưng khởi, đề xướng các việc “tu tâm dưỡng mệnh” “Trường sinh Bất lão”, “xu cát tị hung”, cùng các pháp “Luyện đan” , “Thổ nạp” v.v…Những lý thuyết ấy cộng với sự phục hưng tư tưởng Thần Đạo của cổ đại, làm cho nội dung thần thoại vô cùng phong phú, rồi được gia thêm lễ nghi, cộng với những khát vọng về nhu cầu đời sống, về sự sợ hãi chết chóc … khiến cho số lượng Thần càng ngày càng tăng lên rất nhiều. Những vị Thần về sau gọi “thần được phong” hay “thần được tạo ra”.
-Đồng thời khi ấy, Phật Giáo du nhập vào Trung Hoa, với những lý thuyết về nhân quả, báo ứng, lưu chuyển ba đời, sáu đường luân hồi, thiên đường địa ngục…thêm một lô danh sách phong phú những Thần Quan, được nhân dân tiếp thụ dần dần trở thành tín ngưỡng thần kì.
-Đến đây có sự hỗn đồng của “các thần do thần cách hóa” và “các thần do nhân cách hóa” , nổi bật là tổ tiên của con người thế tục và các vị Thánh Hiền cũng được thăng cách lên “Thần Minh”. Tiêu chí bắt buộc của Thần là :-“Thông minh, Từ bi, Chính trực”. Theo tiêu chí đó, đời sau hễ có những vị đế vương, anh hùng, những vị cứu dân độ thế … cũng được nhân dân đưa vào danh sách các thần để thờ phụng cúng bái.
-Trong cuộc lữ trình của con người, phải chấp nhận những biến hóa khôn lường trong cuộc sống, những cái mà con người không thể tự cứu, tự định đoạt được. Từ đó, nhu cầu của các thần về mặt bảo hộ con người đã thể hiện qua những truyền thuyết , nói lên những yêu cầu nội tâm, nguyện vọng hoặc lý tưởng của con người. Tất cả đã trở thành lực lượng mạnh mẽ của tâm lý, chi phối cuộc sống nhân loại.
Ta gọi đó là “Kính Thần Quan” (quan niệm tôn kính thần), và câu nói phổ biến :-
Thảo vọng Xuân sinh, nhân vọng thần phù” (cỏ chờ mùa Xuân đến để sinh sôi nẩy nở, người chờ chư Thần phù hộ để sung sướng bớt khổ).
*
* *
Đại bộ phận các tôn giáo đều nhằm vào mục tiêu “khuyên dạy người làm lành lánh dữ” , còn dân chúng có tín ngưỡng, sùng bái Thần Thánh là để cầu xin ban phước. Việc tìm hiểu kỹ về “lý lịch” Thần Thánh ít có ai làm đến nơi đến chốn, chỉ đơn giản một quan niệm “lạy được nhiều Thần Thánh ở nhiều nơi là được các ngài phù hộ”. Tính “hỗn dung” trong tôn giáo cũng là tất yếu, nghi thức cúng tế có nguồn gốc từ nhiều tín ngưỡng khác nhau hợp lại mà thành. Như việc tổ chức tang lễ chẳng hạn, người con thuộc về Nho gia, nghi thức tống táng theo Đạo giáo, cầu siêu độ theo Phật giáo. Đây là thí dụ điển hình nhất cho việc “Tam giáo hợp nhất” .

*Việc sùng bái tuy mang tính cách cá nhân, nhưng trải qua thời gian lâu dài, nhiều đời nhiều kiếp đã thành “thâm căn cố đế” (căn thâm đế cố), tín ngưỡng tôn giáo ngày càng cao, càng đa dạng phức tạp hơn. Không có một tôn giáo hay tín ngưỡng nào mà còn giữ nguyên được “trạng thái ban đầu” cả. Đạo giáo cũng không thoát ra khỏi qui luật khách quan ấy. Cho nên, việc đánh giá một vấn đề nào đó, là “mê tín” hay không, là cả một việc hết sức khó khăn, phải dè dặt cho lắm.
*Việc cúng tế tổ tiên, nhiều đời dã làm, đến nay và có lẽ về sau cũng không thể dứt, nhưng có ai khẳng định được “có hay không có cái gọi là Tổ Tiên ” ấy ? Tổ tiên trong con mắt và lòng mọi người, là quan trọng nhất. Bởi vì ơn nghĩa sanh thành, dưỡng dục, sánh với trời cao biển rộng. Những luân lý đạo đức đã thành nếp, khắc sâu vào tâm khảm mọi người, mọi thế hệ như :- kính trọng người trên, báo hiếu cha mẹ, thờ cúng tổ tiên… thì đối với một gia đình nào đó, có thể là họ không có thờ Phật, không có thờ Thần của Đạo giáo …nhưng không thể không thờ kính tổ tiên, dù bằng cách nầy hay cách khác. Điều nầy cho thấy, khách quan mà nói, thờ kính tổ tiên vượt khỏi giới hạn của mọi tôn giáo.

*Nói vể “phả hệ” của Thần Thánh trong Đạo Giáo, vì đã kế thừa nào là tôn giáo xưa, thần thoại cổ tích, những nhân vật sống lâu thành Tiên, những anh hùng dân tộc được nhân dân kính ngưỡng thờ phụng …kết hợp với những vị thần Phật Giáo, Đạo Giáo …lần lần hình thành một “hệ thống Thần Thánh” hết sức đa dạng và phức tạp, khó mà định hình thống nhất được.

*Phả hệ đầu tiên của Thần Thánh có nguồn gốc cơ bản là từ các vị “tôn thần” của Đạo Giáo (bao gồm các giáo chủ, các bậc đạo cao, các bậc được tôn xưng trong ba cõi v.v… Cốt lõi của việc “hình thành Thần Thánh” là dựa vào ba yếu tố căn bản sau:- một là đạo, hai là khí, ba là hóa và sinh. Hóa là “nhân cách hóa các Thần” (từ sự sùng bái thiên nhiên hoặc điểu thú linh hiển…) và “Tiên hóa người tu hành”.

*Đời Tống, các vị học giả đã cố gắng “hệ thống hóa” lại phả hệ Thần Thánh trong Đạo Giáo, sơ bộ có mười một tầng lớp như sau :-

  1 .Tam Thanh 、Tứ Ngự ;
   2 .Nam Cực Trường Sinh Đại Đế 、Đông Cực Cứu Khổ Thiên Tôn 、Mộc Công Đạo Quân 、Kim Mẫu Nguyên Quân Cập Tam Thập Nhị Thiên Đế (1);
  3 .Thập Thái Nhất (Thái Ất) (2)、Nhật Nguyệt Ngũ Tinh 、Bắc Đẩu 、Nhị Thập Bát Tú Tinh Quân ;
  4 .Ngũ Đế 、Tam Quan 、Tứ Thánh ;
  5 .Những vị Pháp Sư truyền dạy kinh sách nhiều đời;
  6 .Ma Vương 、Thần Vương 、Tiên Quan ;
  7 .Ngũ Nhạc và Chư Thần của Phong Đô và Địa Phủ ;
  8 .Phù Tang Đại Đế và Chư Thần của Thuỷ Phủ ;
  9 .Các đấng chủ tể và chư Thần của Thiên Xu Viện 、Khu Tà Viện , Lôi Phủ ;
  10.Các đấng Công Tào 、Sứ Giả 、Kim Đồng 、Ngọc Nữ 、Hương Quan 、Lại Dịch v.v… ;
  11.Thành Hoàng 、Thổ Địa và các Thần sở thuộc.

*Chú thích:-
(1) Tam Thập Nhị Đế

1.-Đông Phương Bát Thiên

  Thái Hoàng Huỳnh Tằng Thiên , Đế Úc Giám Ngọc Minh
  Thái Minh Ngọc Hoàn Thiên , Đế Tu A Na Điền
  Thanh Minh Hà Đồng Thiên , Đế Nguyên Dục Tề Kinh
  Huyền Thai Bình Dục Thiên , Đế Lưu Độ Nội Tiên
  Nguyên Minh Văn Cử Thiên , Đế Sửu Pháp Luân
  Thượng Minh Thất Diệu Ma Di Thiên , Đế Điềm Huệ Diên
  Ngu Vô Việt Hành Thiên , Đế Chính Định Quang
  Thái Cực Mông Ế Thiên , Đế Khúc Dục Cửu Xương

2.-Nam Phương Bát Thiên

  Xích Minh Hoà Dương Thiên , Đế Lý Câm Thượng Chân
  Huyền Minh Cung Hoa Thiên , Đế Không Dao Sửu Âm
  Diệu Minh Tôn Phiêu Thiên , Đế Trọng Quang Minh
  Trúc Lạc Huỳnh Già Thiên , Đế Ma Di Diệu Biên
  Hư Minh Đường Diệu Thiên , Đế A Gia Lâu Sinh
  Quán Minh Đoan Tịnh Thiên , Đế Úc Mật La Thiên
  Huyền Minh Cung Khánh Thiên , Đế Long La Bồ Đề
  Thái Hoán Cực Dao Thiên , Đế Uyển Nhữu Vô Diên

3.-Tây Phương Bát Thiên

  Nguyên Tải Khổng Thăng Thiên , Đế Khai Chân Định Quang
  Thái An Huỳnh Nhai Thiên , Đế Bà La A Tham
  Hiển Định Cực Phong Thiên , Đế Chiêu Chân Đồng
  Thuỷ Hoàng Hiếu Mang Thiên, Đế Tát La Lâu Vương
  Thái Hoàng Ông Trọng Phù Dung Thiên , Đế Mân Ba Cuồng
  Vô Tư Giang Do Thiên , Đế Minh Phạm Quang
  Thượng Diệp Nguyễn Lạc Thiên , Đế Bột Bột Lam
  Vô Cực Đàm Thệ Thiên , Đế Phiêu Nỗ Khung Long

4.-Bắc Phương Bát Thiên

  Hạo Đình Tiêu Độ Thiên , Đế Huệ Giác Hôn
  Uyên Thông Nguyên Động Thiên , Đế Phạm Hành Quán Sinh
  Thái Văn Hàn Sủng Diệu Thành Thiên , Đế Na Dục Sửu Anh
  Thái Tố Tú Lạc Câm Thượng Thiên , Đế Long La Giác Trường
  Thái Hư Vô Thượng Thường Dung Thiên , Đế Tổng Giám Quỉ Thần
  Thái Hư Ngọc Long Đằng Thánh Thiên , Đế Diểu Diểu Hành Nguyên
  Long Biến Phạm Độ Thiên , Đế Vận Thượng Huyền Huyền
  Thái Cực Bình Dục Cổ Dịch Thiên , Đế Đại Trạch Pháp Môn

(2) THẬP THÁI NHẤT (THÁI ẤT)
十太一 (十太乙)

1.-Ngũ Phúc Thái Nhất (五福太一)
2.-Quân Cơ Thái Nhất (君基太一)
3.-Thái Du Thái Nhất (太游太一)
4.-Thần Cơ Thái Nhất (臣基太一)
5.-Tiểu Du Thái Nhất (小游太一)
6.-Trực Phù Thái Nhất (直符太一)
7.-Tứ Thần Thái Nhất (四神太一)
8.-Thiên Nhất Thái Nhất (天一太一)
9.-Dân Cơ Thái Nhất (民基太一)
10.-Địa Nhất Thái Nhất (地一太一)

*Phả hệ của Thần Tiên Đạo Giáo có đặc điểm “từ nhiều nguồn gốc khác nhau, cái nào cũng lấy vào, hệ thống tạp nhạp, tầng thứ không rõ ràng”. Sở dĩ có tình trạng như thế vì các lý do sau:-
-tiếp thu theo truyền thống
-tiếp thu theo sở thích mỗi người
-tiếp thu theo từng giáo phái
-tiếp thu theo thời gian
-tiếp thu theo không gian, địa phương …
Tất cả những thứ đó làm cho tổng thể trở thành phong phú nhưng tạp nhạp, hỗn loạn, thứ lớp lộn lạo, trùng lắp …không thể nào có cái gọi là “thứ bậc lớp lang” hoàn chỉnh được.

*Tôn giáo là một hiện tượng phổ biến của lịch sử con người, đến nay thì tạm dừng. Chúng ta nhận thấy rằng, tất cả tôn giáo đều chứa yếu tố cơ bản là “tôn giáo của tự nhiên”, nghĩa là do sự sùng bái các yếu tố tự nhiên, các động thực vật, các linh quỉ, tổ tiên, linh vật hay “TÔ-TEM”, các ngẫu tượng v.v…
Những sùng bái từ nguyên thủy đến giờ vẫn còn dấu vết trong sinh hoạt xã hội hiện nay của các dân tộc trên thế giới. Có thể nói tôn giáo nào cũng có sự kế thừa của tinh thần sùng bái thần linh cả.
*Đạo Giáo lại là một tôn giáo “cá biệt”, không giống như các tôn giáo khác là “có một giáo chủ cụ thể”, mà lại phát triển mở rộng đến mọi nơi, mọi lúc cảu xã hội Trung Quốc. Trải dài năm tháng, càng ngày càng sâu dày, không ngớt tồn tại và phát triển. Có người dùng câu “tạp nhi đa đoan” (phức tạp mà nhiều nguồn gốc) để nói về Đạo Giáo. Ý ấy hàm nghĩa châm biếm, nhưng cũng phản ảnh thật đúng với tình trạng thực tế của Đạo Giáo.

*Khi nghiên cứu về phả hệ của Thần Tiên trong Đạo Giáo, phải chấp nhận yếu tố “ảnh hưởng thần học” làm đầu mối. Điều đó có nghĩa là, những tôn giáo tự nhiên của xã hội nguyên thủy Trung Quốc đã dần dần trở thành “tôn giáo của con người” (tôn giáo thần học) .
Thời đại Ân, Chu thì do vì người đời Ân rất sùng bái quỉ thần. Như chiêm bốc chẳng hạn, ngày nay còn ghi lại nhiều “lời quẻ” có đặc điểm thời nhà Ân. Thời ấy, mỗi khi có việc gì cần giải quyết, họ đều hướng về “ĐẾ” để cầu xin ý kiến. Đế ở đây là chỉ cho “tổ tiên” (sách Vương Tân Nhật ghi) . Đến đời Chu, việc sùng bái quỉ thần được ghi khá đầy đủ trong “Chu Lễ--Thiên Đại Tôn Bá” rằng:- “Chức năng của Đại Tôn Bá là có nhiệm vụ xây dựng Miếu Thờ cùng phụ trách việc cúng tế các Thiên Thần”. Thiên thần ở đây bao gồm:- Hạo Thiên Thượng Đế, mặt trời, mặt trăng, các sao, Thần Gió, Thần Mưa, Thần Xã Tắc (lúa gạo), Ngũ Nhạc (năm núi lớn), Thần Rừng Núi, Thần Sông Nước, bốn phương trăm vật, nhân quỉ (tổ tiên của người)”.
Tôn giáo cổ đại của Trung Quốc có nguồn gốc từ các tín ngưỡng trên phát triển dần thành hệ thống những thiên thần, địa linh, nhân quỉ, là những nhân tố khởi đầu của sự sùng bái thần linh của Đạo Giáo. Trong các sách của Đạo Giáo nói “…trong những vị đắc đạo sanh thiên, cao nhất là Ngọc Hoàng…dưới có sông núi quỉ thần cầm thú, không ngoài sở đắc học hỏi của con người”, “Ngũ Đế của cung Thái Thanh, là các vị thần của tự nhiên”.
Trong đây, câu “các thần tự nhiên” là chỉ cho trời đất, trời trăng sao, núi rừng sông nước. Như “Ngũ Đấu Mễ Đạo” (đạo năm lít gạo) thì thờ ba vị (Tam Quan) của trời, đất và nước (Thiên, Địa, Thủy Quan) , Đạo Thái Bình thì thờ Huỳnh Thái Ất…tất cả đều có dấu vết sùng bái tự nhiên.

-Nguyên Thủy Thiên Tôn là vị tôn thần cao nhất của Đạo Giáo. Theo sự mô tả của Cát Hồng đời Tấn trong “Chẩm Trung Thư” :- “Xưa chưa phân trời đất, toàn cõi mờ mịt hỗn mang, vũ trụ chưa thành hình, mặt trời mặt trăng chưa có, giống như hột gà mới sanh, lộn lạo trắng đỏ, đã có vị Bàn Cổ Chân Nhân tức là tinh hoa của trời đất, hiệu là Nguyên Thủy Thiên Vương” . Lối nói nầy là hoàn toàn dựa vào Từ Chỉnh, người nước Ngô thời Tam Quốc viết trong “Tam Ngũ Lịch Kỷ” về thần thoại Bàn Cổ khai thiên lập địa trước đây.
-Về hai danh xưng “Nguyên Thủy Thiên Vương” và “Nguyên Thủy Thiên Tôn” thì sách của Đạo Giáo cho là hai người khác nhau. Trong “Chân Linh Vị Nghiệp Đồ” của Đào Hoằng Cảnh thời Nam Triều thì xếp Nguyên Thủy Thiên Tôn và trung vị thứ nhất, còn Nguyên Thủy Thiên Vương là trung vị của “bốn vị bên tả”. Còn giữa Nguyên Thủy Thiên Tôn và Bàn Cổ Chân Nhân thì có mối liên hệ thông nhất là “Bàn Cổ là hóa thân của Nguyên Thủy”, như vậy hai người là một. Thực tế, lại có “hai Bàn Cổ”, một là Bàn Cổ do Nguyên Thủy hóa thân được thờ cúng trong Đạo Giáo, hai là Bàn Cổ do thế gian sùng bái và chỉ tin ông Bàn Cổ khai thiên lập địa nầy thôi. Một thí dụ nầy cũng đủ nói lên “tính biến hóa” của phả hệ Thần Tiên rồi !

*Trong ảnh hưởng thần học truyền thống có tác động đến phả hệ Thần Tiên. Cũng phải nói đến việc kế thừa tập quán “sùng bái thánh hiền”. Kinh điển sớm nhất của Đạo Giáo “Thái Bình Kinh” đã có tên của những “thánh nhân”, “hiền nhân”.
-Cát Hồng trong “Chẩm Trung Thư” thì có Tam Hoàng Ngũ Đế.
-Thượng Thanh Chúng Tiên ký , Chân Linh Vị Nghiệp Đồ , Vô Thượng Bí Yếu và các “danh tác Đạo gia” đều có nêu nào là:- ba vua Nghiêu, Thuấn, Ngu, Thành Thanh của nhà Ân, Vũ Vương nhà Chu, Tề Hoàn Công, Hán Cao Tổ, Lưu Bị …các thánh hiền như:- Khổng Tử, Nhan Hồi, Mặc Địch…
*Trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” đời Tống nói :- “Có ba loại hiền thánh, nhà Phật thì lấy những nhân vật trong Tam Thừa, Đạo gia thì lấy Ngũ Chủng Tiên, nhà Nho thì lấy các đồ đệ Khổng Mạnh”. Điều đó phản ảnh chủ trương “Tam Giáo đồng nguyên” của thần học đương thời. Như vậy, khi nghiên cứu về phả hệ thần thánh của Đạo Giáo không thể nào bỏ qua được mối “quan hệ hữu cơ” giữa ba tôn giáo Nho, Lão ,Thích được.
*Một vấn đề cũng cần phải làm sáng tỏ là , giữa hai vị Thái Thượng Lão Quân là “Tổ của nguyên khí, bậc chí tôn của Đạo, gốc rễ của trời đất” và Nguyên Thủy Thiên Tôn “tinh hoa của trời đất, khí Tổ của Đạo lớn, tự nhiên sinh, không hình là khí, có hình là thần” thì giải quyết ai lớn hơn ai đây ? .Việc nầy thật khó vô cùng.
-Truy tầm nguyên ủy của vấn đề, hóa ra có sự khác biệt như vậy, là do lúc đầu, Ngũ Đấu Mễ Đạo và Thái Bình Đạo ra đời, tôn sùng Thái Thượng Lão Quân làm chủ tể. Đồng thời cũng thờ phụng Tam Quan, Huỳnh Thái Ất. Tiếp sau, đến thời Nam Bắc Triều, có Khấu Khiêm Chi của Bắc Ngụy lập Thiên Sư Đạo, cũng tôn thờ Thái Thượng Lão Quân. (20 quyển của “Vân Trung Giả Âm Tụng Tân Khoa chi giới” nói về việc chỉnh đốn Đạo Giáo). Đến đời Đông Tấn, có hai phái Thượng Thanh và Linh Bảo xuất hiện, thì không thờ Thái Thượng Lão Quân làm chủ tể nữa. Như phái Thượng Thanh thì lấy Nguyên Thủy Thiên Vương tức Thái Thượng Ngọc Thần Đạo Quân làm chủ tể; phái Linh Bảo thì lấy Nguyên Thủy Thiên Tôn và Thái Thượng Đại Đạo Quân làm chủ tể, rồi sau dùng thuyết hóa thân giải thích để đưa Nguyên Thủy Thiên Tôn hay Nguyên Thủy Thiên Vương lên địa vị độc tôn.
Về sau, trong các phái có sự hiệp thương, đã đề xuất giải pháp dung hợp lại. Tất cả thống nhất ý kiến là :”Đạo không thể không có vị sư tôn, Giáo không thể không có bậc tôn chủ. Lão Quân đã xưng là Ngọc Thần Đại Đạo Quân, mà Đại Đạo Quân là kế thừa của Nguyên Thủy, lẽ ra phải kể là thầy trò, nhưng xét kỷ ba vị cũng do một biến hóa ra, nên địa vị ngang nhau”. Cuối cùng tôn ba vị Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thái Thượng Lão Quân , Linh Bảo Thiên Tôn làm thành “TAM THANH TÔN THẦN”, là địa vị tối cao của Thần Tiên trong phả hệ Đạo Giáo.

*Xét các vị gọi là “Tiên Chân” về mặt đối đãi, trong quá trình biên soạn các sách truyện về Thần Tiên, ta thấy nổi bật yếu tố “giáo phái”. Sớm nhất là “Liệt Tiên truyện” có kê ra gần bảy mươi hai vị. Đến Cát Hồng trong “Thần Tiên truyện” thì có chín mươi bốn vị. Đến Triệu Đạo Nhất đời Nguyên, biên soạn các sách “Lịch thế chân Tiên thể đạo thông giám”, “Tục biên”, “Hậu biên” đã tăng lên đến hơn chín trăm vị.
Trước tình trạng số lượng Thần Tiên nhiều như thế, “Đạo Giáo Chinh Lược” giải thích là [trong việc xếp tên những vị “Tiên”, vì ý niệm về Tiên gần gũi với mọi người, nên gọi là Tiên cho dễ hiểu. Thật ra theo Đạo Giáo, chưa phải là đúng nghĩa “Tiên”] lại nói thêm “Hễ sách truyện của đạo Nho thì lấy tên của nhà Nho, chứ không nói tên thánh hiền.Đạo Phật thì lấy tên của cao tăng, chứ không nói đến Phật, Bồ-Tát. Còn Đạo gia thì lấy đạo sĩ hoặc những nam nữ thế gian tu hành đắc đạo. Thành ra kết quả hỗn tạp, nhiều chỗ không thể truy cứu được”. Cũng vì lý do không có một “tiêu chuẩn rõ ràng” nào để công nhận là “Tiên Thật”, chỉ tùy theo sự truyền thừa của các giáo phái không giống nhau, mà sinh ra tình trạng “không thể sắp xếp” theo hệ thống rõ ràng được.
*Thí dụ như, khi tôn xưng các vị “Tiên Chân”,Thiên Sư Đạo thì thờ Trương Thiên Sư, Khấu Thiên Sư; Thượng Thanh Phái thì thờ Tam mao Quân, Hứa Chân Quân; Linh Bảo Phái thì thờ Cát Huyền, Cát Hồng; Tịnh Minh Đạo thì thờ Hứa Tốn; Toàn Chân Đạo thì thờ Bắc Ngũ Tổ, Bắc Thất Chân …
*Về việc tôn xưng các danh sơn, các cung , đạo quán …, mỗi phái cũng có “bản sơn” riêng. Thí như Thiên Sư Đạo thì ở Long Hổ Sơn—Giang Tây; phái Thượng Thanh Mao Sơn thì ở Mao Sơn; Toàn Chân Đạo thì có ba “đại tổ đình”. Rồi đến việc mỗi cung quán …lại thờ những vị khác nhau, như là :- Ở Thiểm Tây xây “Thuyết Kinh Đài—Chu Chí Lâu ” thờ Lão Tử; ở Giang Tây có Vạn Thọ Cung thờ Hứa Tốn, Thuần Dương Cung thờ Lữ Đồng Tân; điện Khưu Tổ ở Bạch Vân Quan thờ Khư Xử Cơ.
Như vậy, ta thấy rất rõ ràng sự khác biệt về “phả hệ Thần Tiên” ngay trong nội bộ các giáo phái của Đạo Giáo rồi.
*Yếu tố thời gian và không gian không phải là yếu tố quyết định trong việc sắp xếp “phả hệ Thần Tiên” trong Đạo Giáo, mà trước hết chính là do ảnh hưởng của “sự biến hóa tư tưởng giáo lý” của Đạo Giáo. Khi Đạo Giáo mới thành hình, lý tưởng mục tiêu quan trọng nhất của Đạo Giáo là “trường sinh thành Tiên” và “bạch nhật thăng thiên” (giữa ban ngày bay lên trời).

*Yếu tố thời gian và không gian không phải là nguyên nhân chính của sự “đa dạng” về phả hệ Thần Tiên của Đạo giáo, mà chính là do sự biến hóa về tư tưởng giáo lý mà ra.
Thời kỳ đầu khi Đạo giáo mới xuất hiện, trọng tâm của nó là ở chỗ “trường sinh thành Tiên, giữa ban ngày bay lên trời”. Điều nầy phản ánh rõ nét trong “Chân Linh Vị Nghiệp Đồ” của Đào Hoằng Cảnh thời Nam Triều, cơ bản là các vị Thiên Đế, tôn xưng là “Đạo Quân”, “Nguyên Quân”, “Quân”, “Cao Chân”. Còn xưng Đế là Thiên Hoàng Thượng Đế hay Cao Thượng Ngọc Đế. Tứ Cực Đại Đế là Đông Minh, Tây Hoa, Bắc Huyền, Nam Chu thì được xưng là “Cao Thượng Hư Hoàng Đạo Quân” .
* Đến thời Bắc Chu, trong “Vô Thượng Bí Yếu”, quyển 55 , khi nêu phả hệ , thì dựa vào tiêu chí “đắc đạo thành Tiên” để xếp hạng. Thuật ngữ được dùng ở đây là :- “Đại Thánh, Chí Chân, Chư Quân, Trượng Nhân” để tôn xưng.
* Đến thời Ngụy, Tấn của Nam Bắc triều thì lại nêu tôn chỉ “Tiên Chân” để xưng hô. Thế nào là “Tiên Chân” ? Theo sách “Tạo Tượng Phẩm” nói “Tất cả các Tiên Chân, từ Tam Thanh ở trên rồi đến Đại La Thiên … đều phải được tạo hình theo mô thức “Thánh chân tiên tướng” (hình dáng Tiên có tính chân của hàng Thánh). Cũng do tư tưởng chủ đạo ấy mà phát sinh quan điểm đưa Tam Thanh lên cao hơn các Thiên Đế.
*Từ đời Tống đến nay, có nhiều sự biến cải tình huống, trong phả hệ Thần Thánh, sau “Tam Thanh” thì xếp “Tứ Ngự” cho các vị Thiên Đế, rồi mới đến các vị Tiên Chân khác.Sự biến đổi nầy, có lẽ do từ nguồn gốc bên ngoài, chế độ phong kiến nhà Tống muốn củng cố “trung ương tập quyền”, nên phản ánh qua việc sắp xếp lại phả hệ nầy. Trong nội bộ Đạo Giáo, quan điểm “bạch nhật thăng thiên” cũng đã trở thành một việc “ảo tưởng”. Hơn nữa, lúc bấy giờ, chủ thuyết “tam giáo hợp nhất” đang được đề xuất mạnh mẽ. Như “Toàn Chân Đạo” cho rằng :-
“Nho môn, Thích hộ, Đạo tương thông,
Tam giáo tùng lai nhất Tổ phong…”
(Nhà Nho, cửa Phật và Đạo giáo tương thông với nhau, Tam giáo trước giờ vẫn chung một Tổ)
nên đã dung nạp tư tưởng “trung hiếu” của Nho gia, “từ bi” của Phật giáo vào trong Đạo. Điều đó, phản ánh rõ nét vào năm thứ 35 Vạn Lịch đời Minh (năm 1607) , Đại Chân Nhân Trương Quốc Tường đã phụng chỉ hiệu chỉnh sách “Sưu Thần Kỷ” gồm sáu quyển, quyển một thì nói rõ nghĩa trong sáng gắn bó mật thiết của Nho , Thích và Đạo. Đế cao vị trí của Ngọc Hoàng , Hậu Thổ Hoàng Địa Kỳ, rồi sau đó mới sắp xếp các vị Hứa Chân Quân, Trương Thiên Sư, Tam Mao Chân Quân của Đạo giáo ở bên dưới. Đồng thời, cũng đưa vào danh sách các vị như :- Quan Âm, Đạt Ma …các Phật, Bồ Tát v.v…; bên Nho thì có :- Tây Sở Bá Vương, Ngũ Tử Tư …Thêm nữa, cũng đưa các vị được dân gian tôn thờ như :- Động Đình Quân, Tương Quân, kể cả chồn, chó của những vị nầy. Điều đó nói lên ý nghĩa “chính quyền lập ra là từ dân gian, tín ngưỡng của các vua chúa cũng phản ánh tín ngưỡng dân gian mà thôi”. Đây cũng là yếu tố có liên quan rất nhiều đến phả hệ Thần Thánh của Đạo giáo vậy.

*Việc tôn xưng “Tổ Sư” của Đạo Giáo cũng có phần tham dự của từng triều đại vua chúa. Như đời Đường thì tôn xưng Lão Tử, đời Tống thì tôn Huỳnh Đế, đời Minh thì tôn Chân Vũ Đại Đế (nhân vì kỵ húy tên vua Tống Chân Tông nên cải “Huyền” Vũ thành Chân Vũ). Lại còn đề cao công đức của “ (Tống) Thái Tổ bình định thiên hạ, Thái Tông dẹp nạn, công lớn sâu dày, hai kinh lệnh cho các quan cúng tế hai ngày sóc, vọng chu đáo”. Điều nầy cho thấy rõ, theo yêu cầu của mỗi triều đại mà có ảnh hưởng sâu sắc đến phả hệ của Đạo giáo vậy. Thí như, đời Tống Huy Tông đã đàn áp Phật giáo, cải Phật thành “đại giác kim tiên”, nhưng chỉ một năm thì không còn tình trạng ấy. Nhưng ảnh hưởng của nó khiến cho tín ngưỡng bị trộn lẫn, “kim tiên” trở thành vừa Tiên vừa Phật. Hợp tôn lại có mười hai vị “Kim Tiên” , như Điện Tam Thanh của Thanh Dương Cung ở Thành Đô có tượng của 12 vị kim tiên là :- Quảng Thành Tử, Xích Tùng Tử, Đạo Hạnh Thiên Tôn, Thái Ất Chân Nhân, Đạo Đức Chân Quân, Linh Bửu Đại Pháp Sư, Cù Lưu Tôn, Vân Trung Tử, Văn Thù Thiên Tôn, Phổ Hiền Chân Nhân, Từ Hàng Đạo Nhân, Ngọc Đỉnh Chân Nhân. Sắc thái dung hợp và ảnh hưởng thời đại thể hiện rất rõ ở đây.

*Về yếu tố “không gian” mà nói, hồi mới khai sáng Đạo Giáo, Ngũ Đấu Mễ Đạo ( đạo năm đấu gạo) gốc ở miền Ba Thục của Hán Trung. Còn Thái Bình Đạo lưu truyền ở tám châu là :- Thanh, Từ, U , Ký, Kinh, Dương, Cổn, Dự Châu, nên hình tượng tôn thờ phải khác nhau thôi. Về sau lại xuất hiện các phái Thượng Thanh, Linh Bảo, Tịnh Minh, Lâu Quan …thì việc tôn thờ hình tượng mang sắc thái tùy theo địa phương nổi lên rất rõ.
Thêm nữa, các nghi thức về làm khoa , trai đàn …của Đạo giáo cũng biến đổi theo “tâm lý quần chúng” . Như Đạo sĩ Lữ Nguyên Tố ở Tây Thục lập thành “Đạo Môn Định Chế” quyển thứ chín viết :- “Trong ba giai đoạn đều nói lên tinh thần trung quân của người dân Tây Thục, cùng hình tượng núi sông xung quanh, tùy theo nơi thờ phụng mà có sự thêm bớt”. Điều nầy cho thấy ảnh hưởng địa phương không phải là nhỏ đối với việc cấu tạo thành phả hệ Thần Thánh.

*Tóm lại, trong lịch sử lâu dài của việc thành hình phả hệ “Thần Thánh Đạo Giáo”, mặc dù đã hết sức cố gắng bám chặc vào tín ngưỡng “ĐẠO”, nhưng vì có sự phân hóa các chi phái, ảnh hưởng biên thiên lịch sử các triều đại, tác dụng hỗ tương của các tôn giáo, không gian phổ biến quá rộng lớn tạo nhiều “địa phương tính” …cuối cùng tạo thành kết quả phả hệ vô cùng phức tạp như ngày nay .

*Tài liệu nầy chủ yếu giới thiệu Thần thánh Đạo giáo của vùng , khu vực phía Nam Trung Quốc mà thôi.


GIỚI THIỆU TÓM TẮT

THẦN THÁNH TRUNG HOA THEO LỊCH SỬ

*Giói thiệu sơ lược về Thần Thánh Trung Quốc

BẢNG DANH SÁCH THẦN THÁNH TRUNG QUỐC THEO LỊCH SỬ

A.- CHƯ THẦN THEO CHÍNH DIÊU PHÁI :-


1.- TỐI CAO :-

Bàn Cổ Thị -còn gọi Nguyên Thuỷ Thiên Vương , tên khác , Phù Lê Nguyên Thuỷ Thiên Tôn .

2.- Tam Thanh :-

1/- Nguyên Thuỷ Thiên Tôn
2/- Linh Bảo Thiên Tôn còn gọi Thái Thượng Đạo Quân
3/- Đạo Đức Thiên Tôn còn gọi Thái Thượng Lão Quân (Tây Du Ký gọi là Thái Thượng Đạo Tổ )

3.- Lục Ngự :-

1/- Trung Ương Ngọc Hoàng Đại Đế—Vợ:- Vương Mẫu Nương Nương , còn gọi là Tây Vương Mẫu .
2/- Bắc Phương Bắc Cực Trung Thiên Tử Vi Đại Đế
3/- Nam Phương Nam Cực Trường Sinh Đại Đế , còn gọi là Ngọc Thanh Chân Vương , là con trai thứ chín của Nguyên Thuỷ Thiên Vương .
4/- Đông Phương Đông Cực Thanh Hoa Đại Đế Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn
5/- Tây Phương Thái Cực Thiên Hoàng Đại Đế [ Thủ hạ gồm có :Bát Đại Nguyên Soái , Ngũ Cực Chiến Thần (Thiên Không Chiến Thần , Đại Địa Chiến Thần , Nhân Trung Chiến Thần , Bắc Cực Chiến Thần Và Nam Cực Chiến Thần )].
6/- Mẹ của đại địa :Thừa Thiên Hiệu Pháp Hậu Thổ Hoàng Địa Kỳ

4.- Ngũ Phương Ngũ Lão :-

1/- Nam Phương Nam Cực Quan Âm
2/- Đông Phương Sùng Ân Thánh Đế
3/- Tam Đảo Thập Châu Tiên Ông Đông Hoa Đại Đế Quân (tức Đông Vương Công , tên \"Kim Thiền Thị \", hiệu Mộc Công ) .
4/- Bắc Phương Bắc Cực Huyền Linh Đẩu Mẫu Nguyên Quân (là Trời Ma Lợi của hai mươi vị Trời trong Phật Giáo)
5/- Trung Ương Hoàng Cực Huỳnh Giác Đại Tiên

5.- Các Tiên ở Trung Ương Thiên Cung :-

Thiên Lý Nhãn | Thuận Phong Nhĩ | Kim Đồng | Ngọc Nữ | Lôi Công | Điện Mẫu (Kim Quang Thánh Mẫu ) |
Phong Bá | Vũ Sư | Du Dịch Linh Quan | Dực Thánh Chân Quân | Đại Lực Quỉ Vương | Thất Tiên Nữ | Thái Bạch Kim Tinh |
Xích Cước Đại Tiên | Quảng Hàn Tiên Tử (Hằng Nga Tiên Tử )Thường Nga | Ngọc Thố | Ngọc Thiềm | Ngô Cương | Thiên Bồng Nguyên Soái |
Thiên Hựu Nguyên Soái | Cửu Thiên Huyền Nữ | Thập Nhị Kim Thoa | Cửu Diệu Tinh | Nhật Du Thần | Dạ Du Thần | Thái Âm Tinh Quân |
Thái Dương Tinh Quân | Vũ Đức Tinh Quân | Hựu Thánh Chân Quân

Thác Tháp Thiên Vương Lý Tịnh | Kim Tra | Mộc Tra (Hành Giả Huệ Ngạn ) | Tam Đàn Hải Hội Đại Thần Na Tra | Cự Linh Thần |
Nguyệt Lão | Tả Phụ Hữu Bật | Nhị Lang Thần Dương Tiển | Thái Ất Lôi Thanh Ứng Hoá Thiên Tôn Vương Thiện Vương Linh Quan | Tát Chân Nhân |
Tử Dương Chân Nhân (Trương Bá Đoan ) | Văn Xương Đế Quân | Thiên Lung | Địa Á

6.- Tam Quan Đại Đế :Thiên Quan | Địa Quan | Thuỷ Quan

7.- Tứ Đại Thiên Vương :-
Tăng Trưởng Thiên Vương 、Trì Quốc Thiên Vương 、Đa Văn Thiên Vương và Nghiễm Mục Thiên Vương

8.- Tứ Trị Công Tào :-
Trị Niên Thần:- Lý Bính | Trị Nhục Nguyệt Thần:- Huỳnh Thừa ất | Trị Nhật Thần:- Chu Đãng | Trị Thời Thần:- Lưu Hồng

9.- Tứ Đại Thiên Sư :-
Trương Đạo Lăng 、Hứa Tốn (tự Kính Chi , hiệu Hứa Tinh Dương )、Khâu Hoằng Tế 、Cát Hồng

10.- Tứ Phương Thần :-
Thanh Long Mạnh Chương Thần Quân 、Bạch Hổ Giám Binh Thần Quân 、Chu Tước Lăng Quang Thần Quân 、Huyền Vũ Chấp Minh Thần Quân .

11.- Tứ Đậu Long Thần :- (Long Thần ở hang, động)

Hoàng Hà | Trường Giang | Hoài Hà | Tế Thuỷ Hà Thần

12.- Mã- Triệu- Ôn- Quan— Tứ Đại Nguyên Soái :-

1/- Mã Nguyên Soái còn gọi Mã Thiên Quân , Hoa Quang Thiên Vương , Hoa Quang Đại Đế .
2/- Triệu Nguyên Soái tức Vũ Tài Thần Triệu Công Minh , còn gọi Triệu Huyền Đàn.
3/- Ôn Nguyên Soái Ôn Quỳnh (bộ tướng của Đông Nhạc Đại Đế)
4/- Quan Nguyên Soái Quan Vũ .

13.- Ngũ Phương Yết Đế :-

Kim Quang Yết Đế 、Ngân Đầu Yết Đế 、Ba La Yết Đế 、Ba La Tăng Yết Đế 、Ma Ha Yết Đế

14.- Ngũ Khí Chân Quân :-

1/- Đông Phương Tuế Tinh Mộc Đức Chân Quân
2/- Nam Phương Huỳnh Hoặc Hoả Đức Chân Quân
3/- Tây Phương Thái Bạch Kim Đức Chân Quân
4/- Bắc Phương Thần Tinh Thuỷ Đức Chân Quân
5/- Trung Ương Sân Tinh Thổ Đức Chân Quân

15.- Ngũ Nhạc :-

1/- Đông Nhạc Thái Sơn Thiên Tề Nhân Thánh Đại Đế
2/- Nam Nhạc Hành Sơn Tư Thiên Chiêu Thánh Đại Đế
3/- Trung Nhạc Tung Sơn Trung Thiên Sùng Thánh Đại Đế
4/- Bắc Nhạc Hằng Sơn An Thiên Huyền Thánh Đại Đế
5/- Tây Nhạc Hoa Sơn Kim Thiên Nguyện Thánh Đại Đế

(Ngũ Nhạc Đế Quân :- Đông Nhạc Đế Quân , tên Kim Hồng Thị , em trai Đông Hoa Đế Quân . Còn bốn vị Đế Quân kia là bốn người con của Đông Hoa Đế Quân và Bích Hà Nguyên Quân .)

16.- Ngũ Đẩu Tinh Quân :-

Đông Đẩu Tinh Quân | Tây Đẩu Tinh Quân | Trung Đẩu Tinh Quân | Nam Đẩu Tinh Quân | Bắc Đẩu Tinh Quân

17.- Lục Đinh Lục Giáp :-

a/- Lục Đinh là :-
* Sáu vị Âm Thần Ngọc Nữ :-

1/- Đinh Mão Thần Tư Mã Khanh
2/- Đinh Tỵ Thần Thôi Cự Khanh
3/- Đinh Mùi Thần Thạch Thúc Thông
4/- Đinh Dậu Thần Tang Văn Công
5/- Đinh Hợi Thần Trương Văn Thông
6/- Đinh Sửu Thần Triệu Tử Ngọc

b/- Lục Giáp là :-
*Sáu vị Dương Thần Ngọc Nam :-

1/- Giáp Tý Thần Vương Văn Khanh
2/- Giáp Tuất Thần Triển Tử Giang
3/- Giáp Thân Thần Hỗ Văn Trường
4/- Giáp Ngọ Thần Vệ Ngọc Khanh
5/- Giáp Thìn Thần Mạnh Phi Khanh
6/- Giáp Dần Thần Minh Văn Chương

18.- Nam Đẩu Lục Tinh Quân :-

1/- Đệ Nhất Thiên Phủ Cung :Tư Mệnh Tinh Quân
2/- Đệ Nhị Thiên Tướng Cung :Tư Lộc Tinh Quân
3/- Đệ Tam Thiên Lương Cung :Diên Thọ Tinh Quân
4/- Đệ Tứ Thiên Đồng Cung :Ích Toán Tinh Quân
5/- Đệ Ngũ Thiên Xu Cung :Độ Ách Tinh Quân
6/- Đệ Lục Thiên Cơ Cung :Thượng Sanh Tinh Quân

19.- Bắc Đẩu Thất Tinh Quân :( là Bắc Thiên Thất Hoàng của 《Sư Đà Quốc 》)

1/- Bắc Đẩu Đệ Nhất Dương Minh-- Tham Lang Tinh Quân
2/- Bắc Đẩu Đệ Nhị Âm Tinh --Cự Môn Tinh Quân
3/- Bắc Đẩu Đệ Tam Chân Nhân-- Lộc Tồn Tinh Quân
4/- Bắc Đẩu Đệ Tứ Huyền Minh --Văn Khúc Tinh Quân
5/- Bắc Đẩu Đệ Ngũ Đan Nguyên --Liêm Trinh Tinh Quân
6/- Bắc Đẩu Đệ Lục Bắc Cực --Vũ Khúc Tinh Quân
7/- Bắc Đẩu Đệ Thất Thiên Quan --Phá Quân Tinh Quân

*Ghi chú :- Sư Đà Quốc là tên gọi của khu vực chòm sao Bắc Đẩu.
- Bắc Đẩu Thất Tinh Quân còn có tên hiệu khác là :-
Thiên Xu 、Thiên Tuyền 、Thiên Cơ 、Thiên Quyền 、Ngọc Hành 、Khai Dương 、Diêu Quang .

*Trong đó , \"Thiên Xu 、Thiên Tuyền 、Thiên Cơ 、Thiên Quyền \" hợp thành nhóm gọi là “Đẩu khôi” hay “Tuyền” ( hình cái gáo múc nước). Ba sao còn lại hợp thành “Thược” (tức là cái cán gáo)


20.- Bát Tiên :-

Lý Thiết Quải (Thiết Quải Lý) 、Hán Chung Ly、Lữ Động Tân 、Hà Tiên Cô 、Lam Thái Hoà 、Hàn Tương Tử 、Tào Quốc Cữu (Cựu)、Trương Quả Lão

21.- Tám vị tướng thủ hạ của Tăng Trưởng Thiên Vương :-

*Gọi tắt là :- Bưu Lưu Tuân Tất 、Đặng Tân Trương Đào .
*Tên đủ tám vị là :-
Lưu Tuấn 、Tuân Lôi Cát 、Bưu Dục 、Tất Tông Viễn ;
Đặng Bá Ôn 、Tân Hán Thần 、Trương Nguyên Bá 、Đào Nguyên Tín (tứ mục )

22.- Cửu Diệu Tinh :-

Kim Tinh | Mộc Tinh | Thuỷ Tinh | Hoả Tinh | Thổ Tinh |
La Hầu (Thực Tinh ) | Kế Đô Tinh | Tử Khí Tinh | Nguyệt Bột Tinh

23.- Thiên Tiên trên mặt đất :-

1/- Khương Tử Nha (còn gọi Đông Hoa Đế Quân , là Người Tiếp Khách của Mộc Công)

2/- Bồng Lai Tam Tiên :-

Phúc Lộc Thọ Tam Tinh

*Ghi chú :- Phúc Thần Thiên Quan Đại Đế :- có thuyết nói là Dương Thành đời Tây Hán, có thuyết nói là Dương Thành đời Đường.

3/- Vũ Tài Thần Triệu Công Minh 、(còn Tỷ Can , Phạm Lãi là Văn Tài Thần )
4/- Thọ Tinh Nam Cực Tiên Ông -- Nữ Thọ Tinh :Ma Cô (hình vẽ hiến đào)
5/- Chân Vũ Đại Đế , còn gọi Cửu Thiên Hàng Ma Tổ Sư 、Huyền Vũ Nguyên Soái .
6/- Quy Xà Nhị Tướng (còn có tên là Thái Huyền Thuỷ Tinh Hắc Linh Tôn Thần 、Thái Huyền Hoả Tinh Xích Linh Tôn Thần )
7/- Tiểu Trương Thái Tử và Ngũ Đại Thần Long .
8/- Lê Sơn Lão Mẫu 、Sân Nguyên Tử
9/- Long Vương :-

Đông Hải Long Vương Ngao Quảng | Nam Hải Long Vương Ngao Khâm | Tây Hải Long Vương Ngao Nhuận | Bắc Hải Long Vương Ngao Thuận | Tỉnh Hải Vương (thần Long Vương ở giếng)

B.- THẦN THÁNH THEO THẦN TIÊU PHÁI

1.- Tử Vi Bắc Cực Đại Đế

2.-Ngọc Thanh Chân Vương (Nam Cực Trường Sinh Đại Đế )--Con thứ chín của Nguyên Thuỷ Thiên Vương )

3.-Thần Tiêu Bát Đế
(Tám vị Thần Tiêu, do Đạo Giáo hư cấu ), Ngọc Thanh Chân Vương và Thần Tiêu Bát Đế hợp thành Thần Tiêu Cửu Thần Đại Đế :-
*Tám vị là :-
1/- Đông Cực Thanh Hoa Đại Đế 、
2/- Cửu Thiên ứng Nguyên Lôi Thanh Phổ Hoá Thiên Tôn (Huỳnh Đế )、
3/- Cửu Thiên Lôi Tổ Đại Đế .
4/- Thái Ất Thiên Đế 、
5/- Lục Thiên Động Uyên Đại Đế 、
6/- Lục Ba Thiên Chủ Đế Quân 、
7/- Khả Hàn Chân Quân 、
8/- Thái Phóng Chân Quân .

* Cửu Ty --Tam Tỉnh-- Bắc Cực Tứ Thánh

4.- Cửu Ty :-
Ngọc Phủ Phán Phủ Chân Quân 、Ngọc Phủ Tả Hữu Đãi Trung 、Ngọc Phủ Tả Hữu Bộc Tạ 、Thiên Lôi Thượng Tướng 、Ngọc Xu Sử Tướng 、 Đẩu Xu Thượng Tướng 、Thượng Thanh Tư Mệnh Ngọc Phủ Hữu Khanh 、Ngũ Lôi Viện Sử Quân 、Lôi Đình Đô Ty Nguyên Mệnh Chân Quân

5.- -Tam Tỉnh :-

Lôi Đình Thái Tỉnh 、Lôi Đình Huyền Tỉnh 、Lôi Đình Đô Tỉnh

6.--Bắc Cực Tứ Thánh :-

- Thiên Bồng Nguyên Soái (Trư Bát Giới )
*Các thủ hạ là :- Thiên Cương Đại Thánh 、Cửu Thiên Sát Đồng Đại Tướng (Bắc Đẩu Đệ Bát Tinh , còn gọi Thiên Sát Đại Thần )、 Lôi Sứ Giả .
- Thiên Hựu (Du )Nguyên Soái
- Dực Thánh Nguyên Soái
- Huyền Vũ Nguyên Soái ( Chân Vũ Đại Đế )

* Ngoài ra còn có :- Ngũ Phương Lôi Vương 、Ngũ Phương Lôi Đình Đại Đế

7.- Âm Tào Địa Phủ :-

1/-Bắc Âm Phong Đô Đại Đế

2/-Ngũ Phương Quỉ Đế :- Gồm có :-
a/- Đông Phương Quỉ Đế :- Sái Úc Luỹ 、Thần Đồ , cai trị \"Đào Chỉ Sơn \" Quỉ Môn Quan
b/- Tây Phương Quỉ Đế Triệu Văn Hoà , Vương Chân Nhân , cai trị \"Ba Trủng Sơn \"
c/- Bắc Phương Quỉ Đế Trương Hành 、Dương Vân , cai trị La Phong Sơn ;
d/-Nam Phương Quỉ Đế Đỗ Tử Nhân , cai trị La Phù Sơn ;

e/- Trung Ương Quỉ Đế Chu Khất 、Kê Khang , cai trị \"Bão Độc Sơn \"

8.- Sáu Thần giữ sáu cung ở Cõi Trời La Phong :-

1/- Thần Trụ Tuyệt-- Âm Thiên Cung 、
2/- -- Thái Sát Lượng Sự --Tông Thiên Cung 、
3/- -- Minh Thần Nại Phạm Vũ-- Thành Thiên Cung 、
4/- -- Điềm Chiêu Tội-- Khí Thiên Cung 、
5/- -- Tôn Linh Thất-- Phi Thiên Cung 、
6/- -- Cảm Tư Liên Uyển --Lâu Thiên Cung

9.- Địa Tạng Bồ Tát

10.- Thập Điện Diêm Vương :-

1/- Mười vua:- Tần Quảng Vương 、Sở Giang Vương 、Tống Đế Vương 、Ngũ Quan Vương 、Diêm La Vương 、 Bình Đẳng Vương 、Thái Sơn Vương 、Đô Thị Vương 、Biện Thành Vương 、Chuyển Luân Vương

2/- Những Tướng 、Thần hộ giá :-
Thủ Tịch Phán Quan Thôi Phủ Quân 、Chung Quỳ 、Hắc Bạch Vô Thường 、Ngưu Đầu Mã Diện 、Mạnh Bà Thần


C.- Chư Thần theo Thần Thoại Thượng Cổ

1.-Hỗn Độn Thiên Thần :-

Bàn Cổ là vị Thần khai thiên lập địa đầu tiên, nhưng lại có thuyết nói “lúc trời đất còn hỗn độn sinh ra Bàn Cổ”.

2.-Sáng Thế Thần :-

Thiên Ngô 、Tất Phương 、Cư Tỷ 、Thụ Hợi 、Chúc Âm 、Nữ Oa

3.- Thượng Cổ Tứ Phương Thiên Đế và Phụ Thần :-

1/- Thái Dương Thần Viêm Đế và Hoả Thần Chúc Dung cùng chung nhau cai trị cõi trời phương Nam suốt mười hai ngàn dậm.

2/- Thiếu Hạo và Thuỷ Thần Cộng Công cai trị cõi trời phương Tây suốt mười hai ngàn dậm.

3/- Chuyên Húc và Hải Thần Ngu Cường (còn gọi Đông Thần Huyền Minh ) cai trị cõi trời phương Bắc suốt mười hai ngàn dậm.

4/- Thanh Đế Phục Hi và Cửu Hà Thần Nữ Hoa Tư Thị với Chúc Thần Câu Mang cai trị cõi trời phương Đông suốt mười hai ngàn dậm.

4.- Chư Thần Thời Đại Huỳnh Đế :-

Lục Ngô 、Anh Chiêu 、Nhữu Châu 、Kim Giáp Thần (truyền thuyết nói vị nầy là hóa thân của Kim Giáp Lôi Thần của Sư Đà Quốc)


Xi Vưu 、Phong Bá , Vũ Sư 、Xích Tùng Tử 、Lực Mục 、Thần Hoàng 、Phong Hậu 、Ứng Long 、Bạt Cánh 、Khoa Phụ 、Đại Lực Thần , Khoa Nga Thị 、 Đại Đình Thị 、Ngũ Long Thị .

5.-Viêm Đế , sau xưng là Thần Nông Thị . Các con là:-
*Con gái:-
a/- Khuê , sau hóa thân thành chim Tinh Vệ.
b/- Dao Cơ , ở 《Sư Đà Quốc 》có tên là Uyển Hoa Tiên Tử .
c/- một người con gái khác, không biết tên , ở 《Sư Đà Quốc 》có tên là Viêm Thiên Thánh Mẫu.
d/- Hoàng Nga, mẹ của Thiếu Hạo.
*Con trai :-
e/- trưởng tử Xuân Thần Câu Mang.
f/- thứ tử Thu Thần Nhục Thu.

6.- Sau thời đại Chuyên Húc :-

*Con trai:- Ngược Quỉ 、Võng Lượng 、Tống Cùng Quỉ 、Thọ Ngột .
-Đời sau :- :Lão Đồng 、Thái Tử Trường Cầm 、Lê 、Trọng 、Bành Tổ (cháu ) Đế Tuấn
*Vợ ở trên trời:- :Hi Hoà 、Thường Hi
*Con gái :- Sửu 、Nghệ
*Vợ ông Cổn :- Nữ Hỉ .
*Vua Nghiêu có tên :Phóng Huân ; vợ :- Nữ Hoàng ;
*Vua Thuấn họ Diêu , tên Trọng Hoa ; vợ:- Nga Hoàng , Nữ Anh ;
*Vua Vũ , cha là Cổn , vợ:- \"Nữ Kiều \", còn gọi Đồ Sơn Thị , có liên quan đến Cửu Vĩ Bạch Hồ Tinh (tinh chồn trắng chín đuôi)

7.- Tam Hoàng :-
-tức Thiên -Địa- Nhân Tam Hoàng , phân biệt là Phục Hi 、Thần Nông và Nữ Oa .

8.- Ngũ Đế :-

* thông thường chỉ Huỳnh Đế | Chuyên Húc | Đế Tuấn | Nghiêu | Thuấn


D.- Phần phụ:-

CÁC VỊ TIÊN CHÂN HẬU THIÊN NỔI DANH


Phòng Trung Chi Tổ --Bành Tổ | Sỉ Hoành Thuỷ Tổ --Quỷ Cốc Tử |
Văn Thuỷ Chân Nhân --Doãn Hỉ | Nam Hoa Chân Nhân --Trang Tử
Cầu Tiên Sứ Giả --Từ Phúc | Mao Sơn Tiên Tổ --Tam Mao Chân Quân |
Vạn Cổ Đan Vương --Nguỵ Bá Dương | Thái Cực Chân Nhân --Lưu An
Khôi Hài Tuế Tinh --Đông Phương Sóc | Thái Bình Giáo Chủ --Vu Cát |
Dịch Sử Quỉ Thần --Phí Trưởng Phòng | Trúc Lâm Cuồng Sĩ --Kê Khang
Thuỷ Phủ Tiên Bá --Quách Phác | Tịnh Minh Giáo Chủ --Hứa Tốn |
Bồng Lai (Đô )Thuỷ Giám --Đào Hoằng Cảnh | Thiên Sư --Khấu Khiêm Chi
Tình Tiên --Bùi Hàng | Phù Diêu Tử --Trần Đoàn |
Hiển Hoá Chân Nhân --Trương Tam Phong

* Vương Trùng Dương và Thuyên Chân Thất Tử (Trường Xuân Tử Khâu Xử Cơ 、Ngọc Dương Tử Vương Xử Nhất 、Quảng Trữ Tử Hách Đại Thông 、
Thanh Tịnh Tản Nhân Tôn Bất Nhị 、Trường Sinh Tử Lưu Xử Huyền 、
Trường Chân Tử Đàm Xử Đoan 、Đan Dương Tử Mã Ngọc )



E.- Phần phụ 2:-

THẦN LINH DÂN GIAN


*Thiên Phi Nương Nương | Thành Hoàng | Thổ Địa Thần | Môn Thần :- Tần Thúc Bảo 、Uất Trì Kính Đức
*Sàng Thần (chia ra Sàng Công , Sàng Mẫu . Sàng Công là \"Cửu Thiên Giám Sinh Minh Tố Chân Quân \", Sàng Mẫu là \"Cửu Thiên Vệ Phòng Thánh Mẫu Thiên Quân \")

* Hỉ Thần | Xí Thần Tử Cô | Thạch Cảm Đương | Tiểu Nhi Thần Hống Thác | Châu Thiên Đại Đế Sùng Trinh | Trà Thần Lục Vũ | Hoa Thần | Nhiễm Chức Nhị Thánh Mai 、Cát | Tửu Thần Đỗ Khang | Thổ Công Tổ Sư Thần Lỗ Ban | *Phưởng Chức Thần Hoàng Đạo Bà | (thần dệt may)
*Tàm Thần Mã Đầu Nương (Sơn Hải Kinh nói là Tây Lăng Thị , Luy Tổ ) | Ngục Thần Cao Đào | Lê Viên Thần Đường Minh Hoàng Mã Thần | Thanh Oa Thần Bạch Ngọc Thiềm | Khu Hoàng Thần Lưu Mãnh (ý nói Thủ Mãnh Tướng Quân ) | Xà Vương Thi Tướng Công (Thi Thuyên ) |
*Đậu Thần Trương Soái | Nông Thần Hậu Tắc

* Ôn Thần :- còn gọi Ngũ Quỉ hoặc Ngũ Phương Lực Sĩ , nhân gian gọi là Ngũ Ôn .

Trong đó có :- Xuân Ôn Trương Nguyên Bá 、Hạ Ôn Lưu Nguyên Đạt 、
Thu Ôn Triệu Công Minh 、Đông Ôn Chung Sĩ Quí 、Tổng Quản Trung Ôn Sử Văn Nghiệp .

* Diêu Thần Thái Thượng Lão Quân | Tặc Thần Thời Thiên | Cùng Thần |
Mưu Thần Quản Trọng | Vũ Mục Vương Nhạc Phi | Chu Công 、Đào Hoa Nữ | Hoan Hỉ Thần Hoà Hợp Nhị Tiên Hàn Sơn 、Thập Đắc



F.- Phần phụ 3 :-

CÁC VỊ TIÊN MA HƯ CẤU TRONG SÁCH VỞ


Thái Cổ Viên Quân | Ma Phật Lão Nhân | Thiên Diện Thiên Yêu | Địa Tâm Cổ Long | Thánh Thủ Tiên Vương | Thánh Thủ Văn Vương | Thiên La Vương
(là hóa thân của Tam Thanh trong Đạo Giáo )
Càn Khôn Đại Tiên | Điên Đảo Lão Tổ | Khung Thiên Lão Tổ | Tiên Thiên Lão Tổ | Vô Cực Lão Tổ | Vô Vi Lão Tổ |
Tích Lịch Lão Tổ | Đằng Tổ | ảo Tiên Tử | Thanh Nhị Thiên Chư Thần | Âm Dương Pháp Vương //
Độc Long Sơn Thiên Độc Chiểu Chiểu Để ---Mãng Thần (có hai cánh )| *Ở độ sâu một ngàn dậm dưới đáy Nam Hải :- Hải Hoàng (Chương Ngư Quái );
*Thú Đế (rắn chín đầu có lưng rùa )(Cửu Anh giao hợp với khí trời đất sanh ra quái vật )
* Bá Vương (khủng long ở ao Thiên Trì núi Trường Bạch)
*Thiên Tử Thọ Ngột (con trai Chuyên Húc , trú tại Bắc Phương Huyền Băng Cung )
* Bất Hoại Lâm Vương Toan Nghê ( trú trong rừng già nhiệt đới Nam phương, thân cứng hơn sắt , đao thương đâm không thủng )
* Bình Thiên Đại Thánh Ngưu Ma Vương | Phúc Hải Đại Thánh Giao Ma Vương | Di Sơn Đại Thánh Sư Đà Vương | Khu Thần Đại Thánh Dã Tượng Vương |
Hồn Thiên Đại Thánh Bằng Ma Vương | Thông Phong Đại Thánh Di Hầu Vương | Tề Thiên Đại Thánh Mỹ Hầu Vương .


G.- Phần phụ 4:-

TIÊN PHẬT Ở LINH SƠN TÂY THIÊN

(Đây là cách hiểu theo dân gian Trung Quốc, không phải của Phật giáo thuần túy--ND)

1.-Tam Thế Phật :
Có hai cách giảng về Tam Thế Phật (đúng nghĩa thì nói là Phật quá khứ, hiện tại và vị lai; nhưng dân gian lại có cách hiểu thứ hai). Hai danh hiệu:-


a/- Thụ Tam Thế Phật :-

* Quá khứ phật :- Nhiên Đăng Thượng Cổ Phật ,
* Hiện tại thế :- Thích Ca Phật (nguyên danh :Tất Đạt Đa ),
* Vị lai thế :- Di Lặc Phật

b/- Hoành Tam Thế Phật : -

*Giữa là Thích Ca Mâu Ni Phật , Văn Thù Bồ Tát , Phổ Hiền Bồ Tát ;
*Bên phải :- Tây phương cực lạc thế giới :- A Di Đà Phật , Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát ;
*Bên trái :- Đông Phương Tịnh Lưu Li Thế Giới :- Dược Sư Phật , Nhật Quang Bồ Tát và Nguyệt Quang Bồ Tát .

2.- Tứ Đại Kim Cang :-

1/- Ngũ Đài Sơn Bí Ma Nham :- Thần Thông Nghiễm Đại Bát Pháp Kim Cang
2/- Nga Mi Sơn Thanh Lương Động :- Pháp Lực Vô Lượng Thắng Điệt Kim Cang
3/- Tu Di Sơn Ma Nhĩ Nhai :- Tì Lô Sá Môn Đại Lực Kim Cang
4/- Côn Lôn Sơn Kim Nhĩ Lãnh :- Bất Hoại Tôn Vương Vĩnh Trụ Kim Cang

3.- Ngũ Phương Phật : -

-Đông Phương Bất Động (Thân )Phật ;
-Nam Phương Bảo Sanh Phật ;
-Trung Ương Tì Lô Giá Na Phật ;
-Tây Phương A Di Đà Phật ;
-Bắc Phương Bất Không Thành Tựu Phật .

4.- Bát Bồ Tát :-

Quán Âm Bồ Tát 、Phổ Hiền Bồ Tát 、Văn Thù Bồ Tát 、Địa Tạng Vương Bồ Tát 、
Linh Cát Bồ Tát 、Đại Thế Chí Bồ Tát 、Nhật Quang Bồ Tát 、Nguyệt Quang Bồ Tát

5.- Thập Đại Đệ Tử :-

Xả Lợi Phất:- Trí Tuệ Đệ Nhất | Mục Kiền Liên:- Thần Thông Đệ Nhất | A Nan Đà :-Đa Văn Đệ Nhất | Ưu Ba Ly :- Trì Giới Đệ Nhất
A Na Luật :-Thiên Nhãn Đệ Nhất | Đại Ca Diếp :-Đầu Đà Đệ Nhất | Phú Lâu Na :- Thuyết Pháp Đệ Nhất | Ca Chiên Diên uận Nghị Đệ Nhất
La Hầu La :-Mật Hạnh Đệ Nhất | Tu Bồ Đề :-Giải Không Đệ Nhất

6.- Thập Bát La Hán :-
Thác Tháp La Hán | Thám Thủ La Hán | Quá Giang La Hán | Ba Tiêu La Hán | Tĩnh Toạ La Hán |
Kỵ Tượng La Hán | Khán Môn La Hán | Hàng Long La Hán | Cử Bát La Hán | Bố Đại La Hán |
Trường Mi La Hán | Khai Tâm La Hán | Hỉ Khánh La Hán | Oát Nhĩ La Hán | Tiếu Sư La Hán |
Phục Hổ La Hán | Trầm Tư La Hán | Kỵ Lộc La Hán |

7.- Thập Bát Già Lam :-

Mỹ Âm | Phạm Âm | Thiên Cổ | Thán Diệu | Thán Mỹ | Ma Diệu | Lôi Âm | Sư Tử | Diệu Thán
Phạm Hưởng | Nhân Âm | Phật Nô | Tụng Đức | Nghiễm Mục | Diệu Nhãn | Triệt Thính | Triệt Thị | Biến Thị

8.- Nhị Thập Chư Thiên :
Nhật Thiên (còn gọi Nhật Cung Thiên Tử )| Đại Phạm Thiên | Đa Văn Thiên | Kim Cương Mật Tích | Quỷ Tử Mẫu Thần ;
Nguyệt Thiên (còn gọi Nguyệt Cung Thiên Tử ) | Đế Thích Thiên | Trì Quốc Thiên | Đại Tự Tại Thiên | Ma Lợi Chi Thiên ; (Đại ) Biện Tài Thiên | (Đại ) Công Đức Thiên | Tăng Trưởng Thiên | Tán Chỉ Đại Tướng | Bà Kiệt Long Vương ;
Vi Đà Thiên ( thần chiến đấu :- Tắc Kiền Đà ) | Kiên Lao Địa Thần | Nghiễm Mục Thiên | Bồ Đề Thụ Thần | Diêm Ma La Vương .

* Ngoài ra :-
Kim Đỉnh Đại Tiên 、A Na 、Ca Diếp .




H.- Phần phụ 5:-

CÁC THẦN BÀ-LA-MÔN GIÁO

*Phật Tổ Ma Ha Bà La Phật và Bà La Tam Thế Phật (bốn vị Phật nầy đều là hư cấu; sau đây là tên những vị Tiên có liên quan đến Phật Thích Ca)
Tần Bà Sa 、A La Lam / 、Uất Đà 、Đề Bà Đạt Đa

* Thần lớn chủ yếu :- Đại Phạm Thiên 、Thấp Bà Lâu Đà La 、Tuyết Sơn Nữ Thần Đỗ Nhĩ Ca 、Quần Chủ
Bà La Bát Bộ (Bà La Môn Thiên Long Bát Bộ )-(Bà La Bát Bộ là hư cấu , dưới đây là chư Thần do Ấn Độ tạo ra)

Thuỷ Thần Phạt Lâu Na | Thổ Thần Đà Thấp Đa | Phong Thần Phạt Do | Nhật Thần Tô Lý Da | Thiên Đế Nhân Đà La
Đạo Thần Phổ Thiện | Bảo Hộ Thần Tì Thấp Nô | A Tu La :Đắc Đề Da và Đàn Na Bà | Hoả Thần Bà Do .






MỤC LỤC

THẦN THÁNH TRUNG HOA
TẬP I
***

STT ĐỀ TÀI
01 Giới thiệu tổng quát về Thần Thánh Trung Hoa
02 Giới thiệu tóm tắt Thần Thánh Trung Hoa theo lịch sử
03 Nguyên Thủy Thiên Tôn
04 Thái Thượng Lão Quân
05 Linh Bửu Thiên Tôn (LBTT)
06 Thái Thượng LBTT thuyết Diên Thọ Kinh
07 Ngọc Hoàng Đại Đế (Bài 1)
08 Ngọc Hoàng Đại Đế (Bài 2)
09 Vương Mẫu Nương Nương (9A-Bài 1 + 9B-Bài 2)
10 Huyền Thiên Thượng Đế
11 Chân Vũ Đại Đế
12 Tiên thiên tôn thần—Tứ Ngự
13 Câu Trần Đại Đế
14 Thổ Hoàng Địa Kỳ (Hậu Thổ)
15 Cửu Thiên Huyền Nữ
16 Nữ Oa Nương Nương
17 Phụ lục:- Tam Hoàng—Ngũ Đế
18 Nguyên Thần Điện (Điện thờ các tinh tú)
19 Chức năng của Nhị Thập Bát Tú
20 Trung Thiên Tử Vi Bắc Cực Đại Đế
21 Bắc Đẩu Thất Tinh Nguyên Quân
22 Thần chú Bắc Đẩu Tiêu Tai
23 Kinh Đại Thánh Bắc Đẩu Thất Nguyên Quân
24 Bắc Đẩu Chân Kinh
25 Nam Cực Trường Sinh Đại Đế + Nam Cực Tiên Ông
26 Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn—Phụ lục
27 Đông Vương Công (Mộc Công)
28 Tiên thiên tôn thần LÔI TỔ
29 Thái Dương Tinh Quân + Kinh Thái Dương-Thái Âm
30 Thái Âm Nương Nương (Nguyệt Nương)
31 Đông Nhạc Đại Đế
32 Hỏa Đức Tinh Quân
33 Chú Sanh Nương Nương (Bà Chúa Thai Sanh)
34 Tam Tinh :-Phước—Lộc—Thọ
35 Bích Hà Nguyên Quân
36 Quan Thánh Đế Quân
37 PL:- Kinh Minh Thánh + Giác Thế Chân Kinh
38 Văn Xương Đế Quân
39 Thiên Hậu Thánh Mẫu
40 Thập Điện Diêm Vương (Mười Điện—Mười Vua DV)
41 Bảo Sanh Đại Đế
42 Tam Quan Đại Đế
43 Viêm Đế Thần Nông
44 Tam Thái Tử Na Tra
45 Nguyệt Hạ Lão Nhân (Nguyệt lão)
46 Phù Hữu Đế Quân Lữ Đồng Tân
47 Bát Tiên (tổng quát)
48 Tiểu sử Bát Tiên (theo truyện Đông du Bát Tiên)
49 Khôi Tinh
50 Thái Tuế
51 PL:- Tên của Thái Tuế 60 năm theo sáu trường phái
52 Cách cúng an vị Thái Tuế hàng năm (bài vị mẫu+thần chú)
53 Thành Hoàng
54 Phước Đức Chính Thần (Thổ Địa)
55 Văn Võ Tài Thần (Thần Tài)
56 Định Phước Táo Quân (Ông Táo)
57 Môn Thần
58 Thất Nương Mụ (Má)
59 Sàng Mụ (Má)
60 Lôi Bộ Ngũ Nguyên Soái
61 Lôi Công—Điễn Mẫu
62 Vũ Sư (Thần làm mưa )
63 Phong Bá (Thần làm gió)
64 Long Vương
65 Thờ Bạch Hổ
66 Tổ chức Thiên Đình (theo Wikipedia tiếng Việt)
67 Nhị thập bát tú (theo Thiên Văn Học)
68 Pháp Chủ Công
69 Tế Công Hoạt Phật—Phụ lục:- Tế Công Thánh Huấn
70 Hòa Hợp Nhị Tiên :- Hàn Sơn—Thập Đắc
71 Khai Chương Thánh Vương
72 Tam Sơn Quốc Vương
73 Thanh Thủy Tổ Sư ( bốn bài)
74 Thương Hiệt Tổ Sư
75 Thạch Cảm Đương (Bùa đá trấn yểm)
76 Đẳng cấp của Thần Thánh