-->

2011-08-22

Thái Tuế

Thái Tuế



(Ảnh Thái Tuế năm Tân Mão—PHẠM NỊNH TINH QUÂN)

*Theo phong tục truyền thông của nước ta (TQ), tin rằng mỗi năm đều có một vị thần minh coi sóc về mọi sự việc của trần gian. Vị thần cai trị một năm đó gọi là Thái Tuế. Có tát cả là 60 vị Thái Tuế tương ứng với 60 năm của một “hoa giáp” (chu kỳ 60 năm của âm lịch).

Thần Thái Tuế đại đa số là võ tướng xuất thân, nên trong Đạo giáo gọi tất cả là “Đại Tướng Quân”. Nhưng mỗi vị Thái Tuế có một phong cách khác nhau, nên việc chấp pháp cũng khác nhau. Từ đó nảy sinh vận trình của mỗi năm sẽ khác nhau.Ví dụ như, Thái Tuế cầm bút thì năm đó có những biến động về chính trị; nếu là Thái Tuế cầm kiếm thì năm đó có nhiều loạn lạc , diễn biến về vũ lực.

Thái Tuế là tên gọi của thần theo Đạo Giáo, tương truyền là những hung thần của thiên giới. Tín ngưỡng nầy có xuất xứ từ sự sùng bái các sao của người đời xưa. Năm âm lịch thành hình do sự phối hợp giữa 10 can và 12 chi, bắt đầu từ “Giáp Tí” đến cuối 60 năm là “Quý Hợi”(một chu kỳ). Như vậy sẽ có 60 vị Thái Tuế, còn gọi là “Lục thập nguyên thần” hay “Lục thập đại tướng quân”.

  

*Năm 1190 là năm Canh Tuất, bà Hoàng Thái Hậu Thụy Thánh , mẹ của Kim Chương Tông bị bệnh lâu ngày không khỏi, nên tổ chức “cầu đảo” trị bệnh cho mẹ. Vua cho xây dựng “Đinh Mão Thụy Thánh Điện” (bà mẹ tuổi Đinh Mão) ở Bắc Kinh. Mục đích là cúng bái vị Thái Tuế năm Đinh Mão gọi là “Lễ Thuận Tinh”, nên Hoàng Thái Hậu được lành bệnh. Vì thế, sau đó cúng bái luôn 60 vị Thái Tuế, cầu cho những năm kế tiếp cũng được tốt lành . Mỗi năm vào ngày mùng tám tháng giêng, đều có tổ chức “ Thuận Tinh Tiết ” (lễ Tết cúng sao). Từ đó, trong dân gian lưu hành rộng rãi việc “cúng sao” mỗi năm.

*Về sau , đời Vĩnh Lạc nhà Minh cho xây dựng Điện Thụy Thánh Bạch Vân Quán ở Bắc Kinh. Đến đầu đời Thanh, vị Đại Tôn Sư thứ bảy của phái Toàn Chân Long Môn cải danh hiệu lại là “Nguyên Thần Điện”.

*Thái Tuế còn gọi là Thái Tuế Tinh Quân. Về khoa thiên văn, sao Thái Tuế chính là Mộc Tinh trên bầu trời. Chu kỳ của sao Mộc quay quanh Mặt Trời là mười hai năm. Cho nên người xưa gọi sao Mộc là Tuế Tinh hay Thái Tuế, sau phát triển thành Thái Tuế Tinh Quân hay Tuế Quân. Như vậy, tín ngưỡng thờ phụng Thái Tuế có nguồn gốc liên hệ đến các sao trên bầu trời.

*Từ đời Tần, Hán , Thái Tuế được xem là một “hung thần” mà mọi người kính sợ. Có câu :- “Để Thái Tuế hung, phụ Thái Tuế diệc hung” (mạo phạm đến Thái thì bị điều hung, mà nương tựa vào Thái Tuế cũng không hay). Do đó, dân gian tin rằng phương hướng của Thái Tuế là hung phương, cho nên không hướng về phương Thái Tuế, chỉ có thể quay lưng lại là tốt. Không nên động thổ vào phương hướng Thái Tuế của năm đó, nếu phạm sẽ gặp rất nhiều điều không hay. Từ sau đời Nguyên, Minh thì Thái Tuế được cho ghi vào danh sách thờ cúng của triều đình và dân gian để mong cầu “nước yên dân ổn”.

*Câu nói phổ biến : “Thái Tuế đương đầu tọa, vô hỉ khủng hữu họa” (Gặp Thái Tuế chận đầu, nếu không có hỉ sự, tất phải gặp họa). Người mà vận niên phạm Thái Tuế, thì trăm việc không thuận, sự nghiệp bị khó khăn, thân thể đau ốm hoặc bị tai nạn. Muốn cho “tâm an thuận lý” thì người ta đến các Miếu Thờ Thái Tuế để cúng bái, mong nhờ phước lực của Ngài hóa giải điều xấu. Nếu thờ cúng Thái Tuế tại nhà, thì cầu mong được bình an thuận sự, công thương hưng thịnh, tài vận hanh thông, vạn sự như ý.

* Sự kiện gọi là “Nhiếp Thái Tuế” (nắm giữ Thái Tuế) có một lịch sử khá lâu đời. Thuật ngữ Thái Tuế đã xuất hiện từ đời nhà Thương . Tương truyền, vua Trụ có một vị vương phị là Khương Thị, khi có mang thì bị vua Trụ biếm truất, Sau đứa con lớn lên, vì mẹ mà báo thù. Y đã theo Chu Văn Vương mà phạt Trụ thành công, được Khương Thái Công (Tử Nha) phong làm “Trị Đức Thái Tuế” (trong truyện Phong Thần thì nói hoàng hậu Khương Thị bị móc mắt, còn hoàng tử Ân Giao được phong thần làm Thần Thái Tuế--ND).

*Đến đời Đông Hán, Lưu Tú khởi nghĩa thành công, phong cho các chiến tướng công thần làm “Nhị thập bát tú Thái Tuế”.

*Về sau, có ngài Lục Tục của Đạo Gia xưng tặng những người có đức độ là “Thái Tuế”, được cả thảy là 60 vị.

*Việc ngẫu tượng hóa (thần tượng hóa) Thái Tuế có hình dạng người, thấy lần đầu vào triều đại nhà Tống.

*Động tác “Bái Thái Tuế” (an vị Thái Tuế) phải làm trước ngày rằm tháng giêng, chọn ngày lành giờ tốt mà thờ.

Ngoài việc “Bái Thái Tuế”, còn phải đeo một miếng cổ ngọc hoặc dán phù Thái Tuế để hóa giải xấu ác.

Thái Tuế ngoài việc thể hiện vận trình chung của lưu niên năm đó, còn ảnh hưởng đến mệnh vận của cá nhân. Nếu sinh tiêu (tuổi) của người nào không hợp với lưu niên Thái Tuế, gọi là “phạm Thái Tuế”, thì vận trình năm của người đó không tốt, phải dùng phương pháp “Nhiếp Thái Tuế” để hóa giải.

*Trong nội điện của Điện Nguyên Thần ở Bạch Vân Quán Bắc Kinh, không những thờ 60 vị Thái Tuế mà còn thờ Đẩu Mẫu Nguyên Quân và Tả Phù , Hữu Bật. Căn cứ vào sách Đạo Tạng trong chương Nguyên Thần liệt kê 60 vị Thái Tuế, cùng với tả hữu tổng cộng thành một trăm tám mươi vị, do số 60 nhân 3 mà thành.

*Phong thủy học cho rằng , phương Thái Tuế của mỗi lưu niên là hung phương, tối kỵ hưng công động thổ. Có câu:-

“Thái Tuế đầu thượng động thổ, tự nặc họa ương” (trên đầu Thái Tuế mà động thổ là tự chuốc lấy tai họa).

*Phương Thái Tuế kê ra như sau:-

-Năm   -- tại Bắc phương .

- Năm  Sửu -- tại đông bắc .

- Năm  Dần -- tại đông bắc .

- Năm  Mão -- tại đông phương .

- Năm  Thìn -- tại đông nam .

- Năm  Tỵ -- tại đông nam .

- Năm  Ngọ -- tại nam phương .

- Năm  Mùi -- tại tây nam .

- Năm  Thân -- tại tây nam .

- Năm  Dậu -- tại tây phương .

- Năm  Tuất -- tại tây bắc .

- Năm  Hợi -- tại tây bắc .

*Tham khảo:-

TÊN THÁI TUẾ 60 NĂM

1.- THEO PHÁI NGŨ LÔI HIỂN ỨNG ĐÀN

(Tiên Lý Ngũ Lôi Hiển Ứng Đàn

Ân Lôi Trấn Trạch Trung Cung Bí Phù )

GIÁP TÝ KIM BIỆN

ẤT SỬU TRẦN TÀI

BÍNH DẦN THẨM HƯNG

ĐINH MÃO CẢNH CHƯƠNG

MẬU THÌN TRIỆU ĐẠT

KỶ TỴ QUÁCH XÁN

CANH NGỌ VƯƠNG THANH

TÂN VỊ LÝ TỐ

NHÂM THÂN LƯU VƯỢNG

QUÝ DẬU KHANG CHÍ

GIÁP TUẤT QUẢNG

ẤT HỢI NGÔ BẢO

BÍNH TÝ QUÁCH GIA

ĐINH SỬU UÔNG VĂN

MẬU DẦN TĂNG QUANG

Kỷ MÃO CỦNG TRỌNG

CANH THÌN CHƯƠNG ĐỨC

TÂN TỴ TRỊNH TỔ

NHÂM NGỌ LỤC MINH

QUÝ VỊ NGUỴ NHÂN

GIÁP THÂN PHƯƠNG KIỆT

ẤT DẬU TƯỞNG TUNG

BÍNH TUẤT BẠCH MẪN

ĐINH HỢI PHONG TẾ

MẬU TÝ TRỊNH ĐƯỜNG

KỶ SỬU PHAN HỮU

CANH DẦN HOÀN

TÂN MÃO PHẠM NINH

NHÂM THÌN BÀNH THÁI

QUÝ TỴ TỪ GIẢ

GIÁP NGỌ CHƯƠNG THÀNH

ẤT VỊ DƯƠNG HIỀN

BÍNH THÂN QUẢN TRỌNG

ĐINH DẬU KHANG KIỆT

MẬU TUẤT KHƯƠNG VŨ

Kỷ HỢI TẠ ĐÀO

CANH TÝ LƯ SIÊU

TÂN SỬU THANG TÍN

NHÂM DẦN HẠ NGẠC

QUÝ MÃO BÌ THỜI

GIÁP THÌN LÝ THÀNH

ẤT TỴ NGÔ TOẠI

BÍNH NGỌ VĂN TRIẾT

ĐINH VỊ MÂU BÍNH

MẬU THÂN DỤ CHÍ

Kỷ DẬU TRÌNH THỰC

CANH TUẤT NGHÊ BÍ

TÂN HỢI DIỆP KIÊN

NHÂM TÝ KHÂU ĐỨC

QUÝ SỬU LÂM PHIÊU

GIÁP DẦN TRƯƠNG TRIỀU

ẤT MÃO VẠN THANH

BÍNH THÌN TÂN Á

ĐINH TỴ DỊCH NGẠN

MẬU NGỌ LÊ KHANH

KỶ VỊ PHÓ THẢNG

CANH THÂN MAO TỬ

TÂN DẬU THẠCH CHÍNH

NHÂM TUẤT HỒNG KHẮC

QUÝ HỢI LƯ TRÌNH

2.- THEO PHÁI TUẾ QUÂN GIẢI ÁCH

DIÊN SINH PHÁP SÁM -- ĐẠO TẠNG TẬP YẾU

Giáp Tí Kim Biện

Ất Sửu Trần Lâm

Bính Dần Thẩm Hưng

Đinh Mão Cảnh Chương

Mậu Thìn Triệu Đạt

Kỷ Tỵ Quách Xán

Canh Ngọ Vương Thanh

Tân Vị Lý Hy

Nhâm Thân Lưu Ngọc

Quý Dậu Khang Trung

Giáp Tuất Chiêm Quảng

Ất Hợi Ngũ Bảo

Bính Tí Quách Gia

Đinh Sửu Uông Văn

Mậu Dần Tăng Quang

Kỷ Mão Phương Trọng

Canh Thìn Đổng Đức

Tân Tỵ Trịnh Tổ

Nhâm Ngọ Lục Minh

Quý Vị Nguỵ Nhân

Giáp Thân Phương Kiệt

Ất Dậu Tưởng Sùng

Bính Tuất Bạch Mẫn

Đinh Hợi Phong Tế

Mậu Tí Trịnh Thang

Kỷ Sửu Phan Hữu

Canh Dần Ổ Bá

Tân Mão Phạm Ninh

Nhâm Thìn Bành Thái

Quý Tỵ Thời Giả

Giáp Ngọ Chương Tự

Ất Vị Dương Hiền

Bính Thân Quản Trọng

Đinh Dậu Đường Kiệt

Mậu Tuất Khương Vũ

Kỷ Hợi Tạ Đào

Canh Tí Lư Siêu

Tân Sửu Dương Tín

Nhâm Dần Hạ Ngạc

Quý Mão Bì Thời

Giáp Thìn Lý Thành

Ất Tỵ Ngô Toại

Bính Ngọ Văn Kỳ

Đinh Vị Mâu Bính

Mậu Thân Du Xương

Kỷ Dậu Trình Bảo

Canh Tuất Nghê

Tân Hợi Diệp Kiên

Nhâm Tí Đức

Quý Sửu Châu Ung

Giáp Dần Trương Triều

Ất Mão Vạn Thanh

Bính Thìn Tân Á

Đinh Tỵ Dịch Ngạn

Mậu Ngọ Lê Khanh

Kỷ Vị Phó Thảng

Canh Thân Mao Tuý

Tân Dậu Thạch Chính

Nhâm Tuất Hồng Khắc

Quý Hợi Lư Kinh

3.- THEO PHÁI ĐẠO GIÁO -- THẦN TIÊN HOẠ TẬP

Giáp Tý Kim Biện

Ất Sửu Trần Tài

Bính Dần Cảnh Chương

Đinh Mão Thẩm Hưng

Mậu Thìn Triệu Đạt

Kỷ Tỵ Quách Xán

Canh Ngọ Vương Tế

Tân Vị Tố

Nhâm Thân Lưu Vượng

Quý Dậu Khang Chí

Giáp Tuất Thi Quảng

Ất Hợi Nhậm Bảo

Bính Tí Quách Gia

Đinh Sửu Uông Văn

Mậu Dần Tăng Tiên

Kỷ Mão Long Trọng

Canh Thìn Đổng Đức

Tân Tỵ Trịnh Đản

Nhâm Ngọ Lục Minh

Quý Vị Nguỵ Nhân

Giáp Thân Phương Kiệt

Ất Dậu Tưởng Sùng

Bính Tuất Bạch Mẫn

Đinh Hợi Phong Tế

Mậu Tí Trâu Đang

Kỷ Sửu Phó Hữu

Canh Dần Ổ Hoàn

Tân Mão Phạm Ninh

Nhâm Thìn Bành Thái

Quý Tỵ Từ Thiện

Giáp Ngọ Chương Từ

Ất Vị Dương Tiên

Bính Thân Quản Trọng

Đinh Dậu Đường Kiệt

Mậu Tuất Khương Vũ

Kỷ Hợi Tạ Thái

Canh Tí Lư Bí

Tân Sửu Dương Tín

Nhâm Dần Hạ Ngạc

Quý Mão Bì Thời

Giáp Thìn Thành

Ất Tỵ Ngô Toại

Bính Ngọ Văn Triết

Đinh Vị Mâu Bính

Mậu Thân Từ Hạo

Kỷ Dậu Trình Bảo

Canh Tuất Nghê

Tân Hợi Diệp Kiên

Nhâm Tí Khâu Đức

Quý Sửu Châu Đắc

Giáp Dần Trương Triều

Ất Mão Vạn Thanh

Bính Thìn Tân Á

Đinh Tỵ Dương Ngạn

Mậu Ngọ Lê Khanh

Kỷ Vị Phó Đảng

Canh Thân Mao Tử

Tân Dậu Thạch Chính

Nhâm Tuất Hồng Sung

Quý Hợi Ngu Trình

4.- THEO PHÁI BẮC KINH BẠCH VÂN QUÁN

Giáp Tí Kim Xích

Ất Sửu Trần Tần

Bính Dần Thẩm Hưng

Đinh Mão Cảnh Chương

Mậu Thìn Triệu Đạt

Kỷ Tỵ Quách Xán

Canh Ngọ Vương Thanh

Tân Vị Tố

Nhâm Thân Lưu Vượng

Quý Dậu Khang Chí

Giáp Tuất Thệ Quảng

Ất Hợi Ngũ Bảo

Bính Tí Quách Gia

Đinh Sửu Uông Văn

Mậu Dần Tăng Quang

Kỷ Mão Ngũ Trọng

Canh Thìn Trọng Đức

Tân Tỵ Trịnh Tổ

Nhâm Ngọ Lộ Minh

Quý Vị Nguỵ Minh

Giáp Thân Phương Công

Ất Dậu Tưởng Xuyên

Bính Tuất Hướng Ban

Đinh Hợi Phong Tề

Mậu Tí Dĩnh Ban

Kỷ Sửu Phan Hữu

Canh Dần ổ Hoàn

Tân Mão Phạm Ninh

Nhâm Thìn Bành Thái

Quý Tỵ Từ Thuấn

Giáp Ngọ Trương Từ

Ất Vị Dương Hiền

Bính Thân Quản Trọng

Đinh Dậu Đường Kiệt

Mậu Tuất Khương Vũ

Kỷ Hợi Tạ Thọ

Canh Tí Lư Khởi

Tân Sửu Thang Tín

Nhâm Dần Hạ Ngạc

Quý Mão Bì Thời

Giáp Thìn Lý Thành

Ất Tỵ Ngô Toại

Bính Ngọ Văn Triết

Đinh Vị Mâu Bính

Mậu Thân Du Chí

Kỷ Dậu Trình Dần

Canh Tuất Hoá Thu

Tân Hợi Diệp Kiên

Nhâm Tí Tá Đức

Quý Sửu Lâm Bộ

Giáp Dần Trương Triều

Ất Mão Phương Thanh

Bính Thìn Tân Á

Đinh Tỵ Dịch Ngạn

Mậu Ngọ Diệu Lê

Kỷ Vị Phó Thuế

Canh Thân Mao Hãnh

Tân Dậu Văn Chính

Nhâm Tuất Hồng Phạm

Quý Hợi Lư Trình

5.- THEO PHÁI HOÀNG LỊCH

Giáp Tí Kim Xích

Ất Sửu Trần Tố

Bính Dần Thẩm Hưng

Đinh Mão Cảnh Chương

Mậu Thìn Triệu Đạt

Kỷ Tỵ Quách Xán

Canh Ngọ Vương Thanh

Tân Vị Lý Tố

Nhâm Thân Lưu Vượng

Quý Dậu Khang Chí

Giáp Tuất Thệ Quảng

Ất Hợi Ngô Bảo

Bính Tí Quách Gia

Đinh Sửu Uông Văn

Mậu Dần Tăng Quang

Kỷ Mão Ngũ Trọng

Canh Thìn Trọng Tổ

Tân Tỵ Trịnh Đức

Nhâm Ngọ Lộ Minh

Quý Vị Nguỵ Nhân

Giáp Thân Phương Công

Ất Dậu Tưởng Xuyên

Bính Tuất Hướng Mẫn

Đinh Hợi Phong Tề

Mậu Tí Dĩnh Ban

Kỷ Sửu Phan Tín

Canh Dần Ổ Hoàn

Tân Mão Phạm Ninh

Nhâm Thìn Bành Thái

Quý Tỵ Từ Thuấn

Giáp Ngọ Trương Từ

Ất Vị Dương Hiền

Bính Thân Quản Trọng

Đinh Dậu Khang Kiệt

Mậu Tuất Khương Vũ

Kỷ Hợi Tạ Thọ

Canh Tí Lư Khởi

Tân Sửu Thang Tín

Nhâm Dần Hạ Ngạc

Quý Mão Bì Thời

Giáp Thìn Lý Thành

Ất Tỵ Ngô Toại

Bính Ngọ Văn Triết

Đinh Vị Lục Bính

Mậu Thân Du Chí

Kỷ Dậu Trình Dần

Canh Tuất Hoá Thu

Tân Hợi Diệp Kiên

Nhâm Tí Khưu Đức

Quý Sửu Lâm Bộ

Giáp Dần Trương Triều

Ất Mão Phương Thanh

Bính Thìn Tân Á

Đinh Tỵ Dịch Ngạn

Mậu Ngọ Diêu Lê

Kỷ Vị Phó Duyệt

Canh Thân Mao Hãnh

Tân Dậu Văn Chính

Nhâm Tuất Hồng Phạm

Quý Hợi Ngu Trình

6.- THEO PHÁI NGUYÊN THẦN CHƯƠNG TIÊU

LẬP THÀNH LỊCH Đạo Tạng

Giáp Tí Vương Văn Khanh

Ất Sửu Long Quý Khanh

Bính Dần Trương Trọng Khanh

Đinh Mão Tư Mã Khanh

Mậu Thìn Quý Sở Khanh

kỷ Tỵ Hà Văn Xương

Canh Ngọ Phùng Trọng Khanh

Tân Vị Vương Văn Chương

Nhâm Thân Hầu Bác Khanh

Quý Dậu Tôn Trọng Phòng

Giáp Tuất Triển Tí Giang

Ất Hợi Bàng Minh Công

Bính Tí Hình Tôn Khanh

Đinh Sửu Triệu Tử Ngọc

Mậu Dần Ngu Tử Khanh

Kỷ Mão Thạch Văn Dương

Canh Thìn Doãn Giai Khanh

Tân Tỵ Dương Trọng Công

Nhâm Ngọ Mã Tử Minh

Quý Vị Lữ Uy Minh

Giáp Thân Hỗ Văn Trường

Ất Dậu Khổng Lợi Công

Bính Tuất Xa Nguyên Thăng

Đinh Hợi Trương Văn Thông

Mậu Tí Nhạc Thạch Dương

Kỷ Sửu Phạm Hoà Khanh

Canh Dần Chử Tiến Khanh

Tân Mão Quách Tử Lương

Nhâm Thìn Vũ Trĩ Khanh

Quý Tỵ Sử Công Lai

Giáp Ngọ Vệ Thượng Khanh

Ất Vị Đỗ Trọng Dương

Bính Thân Châu Bá Chúng

Đinh Dậu Tàng Văn Công

Mậu Tuất Phạm Thiếu Khanh

Kỷ Hợi Đặng Đô Khanh

Canh Tí Dương Trọng Thúc

Tân Sửu Lâm Vệ Công

Nhâm Dần Khâu Mạnh Khanh

Quý Mão Tô Tha Gia

Giáp Thìn Mạnh Phi Khanh

Ất Tỵ Đường Văn Khanh

Bính Ngọ Nguỵ Văn Công

Đinh Vị Thạch Thúc Thông

Mậu Thân Phạm Bá Dương

Kỷ Dậu Thành Văn Trường

Canh Tuất Sử Tử Nhân

Tân Hợi Tả Tử Hành

Nhâm Tí Tú Thượng Khanh

Quý Sửu Giang Hán Khanh

Giáp Dần Minh Văn Chương

Ất Mão Đái Công Dương

Bính Thìn Hoắc Thúc Anh

Đinh Tỵ Thôi Cự Khanh

Mậu Ngọ Tùng Nguyên Quang

Kỷ Vị Thời Thông Khanh

Canh Thân Hoa Văn Dương

Tân Dậu Bính Nguyên Ngọc

Nhâm Tuất Nhạc Tiến Khanh

Quý Hợi Tả Thạch Tùng