Trong 《Đông Chu Liệt Quốc Chí 》:Phạm Lãi đã giúp cho Việt Vương Câu Tiễn trung hưng phục quốc , nhưng ông cũng biết rằng, Câu Tiễn là người chỉ có thể “cùng chung hoạn nạn” chứ không thể “cùng chung phú quí”, nên gấp rút xin lui về dân. Sau đó, sang nước Tề để ẩn cư.
Phạm Lãi khisang nước tề, đã cải tên lại là “Chi Di Tử Bì”, cùng với con siêng năng làm việc nhiều năm trở thành người có tài sản thiên vạn. Vua tề vốn ngưỡng mộ ông, cho mời ông về triều làm Tể Tướng, nhưng ông quyết từ chối. Vì thế, ông lại phải bỏ hết tài sản tiền bạc mà chạy trốn nơi khác. Ông nhận thấy nơi mới đến có đường giao thông thuận lợi cho việc mua bán, nên kinh doanh thương nghiệp. Chẳng bao lâu trở thành một “đại phú gia” xưng là Đào Chu Công.
Phạm Lãi có khả năng làm ra tiền dễ dàng, nhưng lại không quá coi trọng đồng tiền, dám từ bỏ tài sản một cách không tiếc nuối. Như vậy, đối với ông thì vinh hoa phú quí chẳng phải là cứu cánh cho cuộc sống. Quan niệm nầy rất phù hợp với truyền thống “trọng nghĩa khinh tài” của người Trung Quốc. Do đó, Phạm Lãi được dân gian tôn xưng là “Văn Tài Thần”.
Tích khác
Phạm Lãi là một chính trị gia thời Xuân thu chiến quốc. Phạm Lãi tự là Thiếu Bá - 少伯. Phạm Lãi từ nhỏ đã có thiên chất thông minh. Sau được Việt Vương Câu Tiễn - 越王勾踐 bái làm sĩ đại phu. Khi Việt quốc chiến bại, Phạm Lãi cùng đi khổ sai với Câu Tiễn ở Ngô quốc rồi lập mưu mà giúp Câu Tiễn về nước, chiêu tập binh lính lương thực đánh bại Ngô quốc. Việc lớn thành, Phạm Lãi nhận thấy Câu Tiễn là người nhỏ nhen không thể cùng chung phú quý nên đã từ quan, thoái ẩn, cưỡi thuyền nhỏ mà ngao du đông hải, đi đến Tề quốc - 齊國.
Sau lại bỏ Tề quốc mà đến đất Đào sinh sống. Khi giàu có, ông phân hai gia sản chia cho dân chúng, dân chúng ngợi khen và gọi ông là Đào Chu Công -陶朱公 và bái ông làm Tài thần. Phạm Lãi một thân lập nghiệp, tích góp nên vạn lượng, kinh doanh thiện lương mà sử dụng tiền tài cũng vì việc thiện ích nên dân thương buôn rất kính trọng bái làm Văn Tài thần.