-->

2011-08-21

Tứ Đại Thiên Sư

Tứ đại Thiên sư (四大天師) là bốn vị tiên có vai trò đón tiếp như các vị sứ giả trên thiên đình trong Đạo giáothần thoại Trung Hoa

Tứ đại Thiên sư gồm:

Đây là bốn vị đạo sĩ có thật, đã từng tu luyện theo Đạo giáo và được tôn lên như là những vị chân nhân, thiên sư.


Trương Lăng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Trương Đạo Lăng)
Trương Đạo Lăng

Trương Lăng (chữ Hán: 張陵; hay Trương Đạo Lăng 張道陵; tự là Phụ Hán 輔漢, "giúp nhà Hán"; 34156) được xem là người đã sáng lập ra giáo phái Ngũ Đấu Mễ Đạo trong Đạo giáo Trung Quốc.

Tiểu sử

Ông là người nước Phái (沛), quê đất Phong (丰) (nay là huyện Phong, tỉnh Giang Tô). Ông thuộc hậu duệ của Hán Lưu Hầu Trương Lương 漢留侯張良.

Trương Lăng xuất thân là một đại nho. Thuở nhỏ ông đã tinh nghiên Đạo Đức Kinh, thiên văn, địa lý, Hà Đồ, Lạc Thư, thông đạt Ngũ Kinh.

Đời Hán Minh Đế (58-75), ông làm quan lệnh ở Giang Châu 江州 thuộc Ba Quận 巴郡 (nay là Trùng Khánh, Tứ Xuyên). Cho rằng Nho học vô ích, ông bèn học đạo trường sinh, ẩn cư trong núi Bắc Mang Sơn 北邙山. Triều đình phong chức bác sĩ cho ông nhưng ông thác bệnh và từ chối. Hán Hoà Đế (tại vị 89-105) ba lần ra chiếu phong ông làm quan Thái Phó nhưng ông vẫn từ chối.

Đời Hán Thuận Đế 順帝 (126-144), Trương Lăng vào Ba Thục 巴蜀, tu đạo ở núi Hạc Minh Sơn 鶴鳴山 (cũng gọi Cốc Minh Sơn 鵠鳴山), tự xưng được Thái Thượng Lão Quân truyền đạo Chính Nhất Minh Uy 正一盟威, nên xưng là Tam Thiên Pháp Sư Chính Nhất Chân Nhân 三天法師正一真人; còn nói Lão Quân phong ông làm Thiên Sư, nên đạo này cũng gọi là Thiên Sư Đạo.

Năm 141 ông sáng tác đạo kinh, tôn Lão Tử làm giáo chủ. Trước tiên ông trị bệnh để thu hút quần chúng và sau đó là truyền đạo. Khi quy tụ được đông đảo quần chúng, Trương Lăng (bấy giờ bắt đầu gọi là Trương Đạo Lăng 張道陵 hay Trương Thiên Sư 張天師) tổ chức 24 điểm truyền đạo gọi là 24 Trị 治, trong đó ba trung tâm lớn là Dương Bình Trị 陽平治, Lộc Đường Trị 鹿堂治, và Hạc Minh Trị 鶴鳴治. Người nhập đạo phải nộp 5 đấu gạo (gọi là tín mễ 信米), do đó đạo này gọi tên là Ngũ Đấu Mễ Đạo (đạo 5 đấu gạo), cũng gọi là Mễ Vu 米巫 bởi vì đạo này chịu ảnh hưởng nặng nề của vu giáo 巫教 của dân tộc thiểu số tại Ba Thục. Một cách giải thích khác: Ngũ Đấu Mễ là Ngũ Đẩu Mẫu 五斗姆, tức là Bắc Đẩu Mẫu 北斗姆 trong Ngũ Phương Tinh Đẩu 五方星斗, đứng đầu trong các sao. Hai cách giải thích này đều thông hành; có thể lúc lập giáo, Trương Lăng đã có chủ ý như vậy. Và cho phù hợp với Nhị Thập Bát Tú (28 sao), sau này 24 Trị phát triển thành 28 Trị.

Khi Trương Lăng mất, con là Trương Hành 張衡 kế thừa việc truyền đạo. Khi Trương Hành qua đời, con của Trương Hành là Trương Lỗ 張魯 kế vị. Cả ba đời ông cháu được người đời gọi là Tam Trương, nhưng trong nội bộ phải gọi là Tam Sư: Trương Lăng là Thiên Sư 天師, Trương Hành là Tự Sư 嗣師, và Trương Lỗ là Hệ Sư 系師.

Hứa Tinh Dương

Ảnh minh họa (Nguồn: Secret China)

Hứa Tốn, tên tự là Kính Chi, là một Đạo sỹ trứ danh trong triều đại nhà Tấn (năm 265-420 SCN), trước quê ở Nhữ Nam (hiện nay là Hà Nam, Hứa Xương). Sau đó, ông chuyển đến Nam Xương (nay thuộc tỉnh Giang Tây). Ông làm quan Tri huyện của huyện Tinh Dương.

Ông là người trí thức, hiếu học, chân thật, và không tham cầu danh lợi. Ông cũng là một người thông tuệ văn chương, thiên văn, y dược, địa lý, và khoa học. Ông thường hành thiện giúp người. Khuyên người tu đạo, cứu nạn giải nguy… được nhiều người cảm kích.

Một ngày nọ, Hứa Tốn ra chợ và mua một cây cọc đèn bằng sắt. Khi ông đánh bóng cây cọc đèn, ông phát hiện rằng phía dưới lớp sơn là bằng vàng chứ không phải sắt. Vì thế, ông quay lại chợ và tìm người đã bán cây cọc đèn đó và nói với ông ta rằng, ông muốn trả lại cây cọc đèn, bởi vì nó là một phần của một tác phẩm nghệ thuật quý giá. Người bán hàng vô cùng cảm kích và kể với ông rằng nhiều năm binh đao loạn lạc ông không thể kiếm sống và phải bán đi của cải trong nhà, nhiều thứ trong đó là được tổ tiên di lưu lại. Đạo đức cao cả được gìn giữ bởi Hứa Tốn đã được khắp thành phố biết đến.

Khi Hứa Tốn làm quan Tri huyện của huyện Tinh Dương, ông đảm bảo duy trì không có tham nhũng. Ông cũng giảm thiểu hình phạt, khuyến khích người hành thiện, và dùng người có đức vào những sự việc chủ chốt. Khi ông bắt đầu sự nghiệp làm quan Tri huyện, một vài trang trại của người dân đã bị lũ lụt. Ông đã để cho người dân canh tác trên những vùng đất của nhà nước để họ được tiếp tục làm việc và canh tác. Lũ lụt cũng gây ra bệnh dịch. Ông cũng mang sự hiểu biết về y dược của mình ra để chữa bệnh cứu người. Người dân ở những vùng lân cận nghe tiếng về sự chăm sóc tận tình của ông đối với nhân dân huyện Tinh Dương nên nhiều người đã di cư đến huyện Tinh Dương để sinh sống.

Hứa Tốn là người có tâm cầu đạo và khuyên bảo mọi người cũng cầu đạo hành thiện bất cứ khi nào có cơ hội. Ông viết một cuốn sách, “Giáo huấn về Bát Bảo” để giáo huấn cấp dưới, dạy cho nhân dân: “Trung Hiếu Liêm Cẩn, Khoan Dụ Dung Nhẫn.” Rồi ông luận về từng đức hạnh : Người trung thì không khinh khi, người có hiếu thì không phản bội, người liêm khiết thì không tham nhũng, người cẩn trọng thì không mất mát, người khoan hòa thì được lòng dân, người ham học hỏi thì rộng kiến văn, dung hòa thì chứa đựng được nhiều, Nhẫn thì được an nhàn thư thái. Ông tin rằng, bằng cách nâng cao đạo đức của bản thân, con người có thể dung hòa với Đạo. Nhờ vào những việc làm tốt đẹp của ông, dân chúng trong huyện đều muốn làm người tốt. Vào lúc đó, miền Đông nước Tấn đang có chiến tranh. Cuộc sống nhân dân đói khổ lầm than khắp nhiều vùng chỉ trừ vùng của Hứa Tốn. Thực sự có hòa bình và hưng thịnh trong vùng của ông.

Hứa Tốn đề cao hành thiện và đạo đức. Trong một cuốn sách về đạo đức, đã ghi chép rằng Hứa Tốn là người hưởng thọ 160 tuổi, cả gia đình ông đều được về thiên quốc. Ông và các học trò của ông được xem như là “12 vị chân quân”. Tên huyện ông cai trị được đổi thành huyện Đức Dương để nhớ đến đạo đức của Hứa Tốn. Từ cổ xưa, những người có đạo đức cao là những người có tâm cầu đạo và những vị thầy của tinh thần. Họ là những đại biểu của công lý và duy hộ Đạo pháp.


Cát Hồng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cát Hồng

Cát Hồng (283343), tự là Trĩ Xuyên, hiệu là Bão Phác Tử (đời gọi là Tiểu Tiên Ông) là hào tộc ở Giang Nam. Ông quê ở huyện Đan Dương Câu Dung (nay thuộc Giang Tô), xuất thân là sĩ tộc thế gia.

Thuở nhỏ Cát Hồng lập chí làm văn nho để chấn hưng Nho giáo. Ông nhậm chức Tư Nghị Tham Quân nhưng vì thời thế loạn lạc ông từ quan ở ẩn, bỏ Nho theo Đạo, chuyên cần luyện đan ở La Phù Sơn, Quảng Châu. Đó là năm Quang Hi nguyên niên [306] đời Tây Tấn. Từ luyện đan, ông tìm cầu thuật trường sinh bất tử, hết sức đề xướng thần tiên Đạo giáo. Ông viết Bão Phác Tử Nội Thiên trong thời kỳ tu luyện ở La Phù Sơn đến năm Kiến Vũ nguyên niên [317] đời Đông Tấn thì xong. Cát Hồng học đạo nơi Trịnh Tư Viễn (tức Trịnh Ẩn) mà không học nơi Cát Huyền (Cát Huyền là chú của Cát Hồng, vốn là sư phụ của Trịnh Tư Viễn). Hệ thống truyền thừa đan đạo này như sau: Tả Từ (Tả Nguyên Phóng) truyền đạo cho Cát Huyền (tự Hiếu Tiên, đời gọi là Cát Tiên Ông). Cát Huyền truyền đạo cho Trịnh Tư Viễn (tức Trịnh Ẩn). Trịnh Tư Viễn truyền đạo cho Cát Hồng.

CÁT HỒNG (284 ? – 341)

Cát Hồng, tự Trĩ Xuyên, hiệu Bảo Phác Tử, người thời Đông tấn, Đơn Duơng, Câu Dung (nay là Giang Tô, Câu Dung), là nhà y học trứ danh thời Lưỡng Tấn về bệnh truyền nhiễm và luyện đơn (thuốc viên). Ông tánh tình trầm tĩnh, không giỏi ăn nói, không thích giao du, từ nhỏ đã khắc khổ cầu học. Dòng dõi gia đình cha ông đều làm quan, nhưng đến khi đời ông thì hoàn toàn phá sản vì xã hội quá động loạn. Năm 13 tuổi thì cha qua đời, gia cảnh càng thêm nghèo khó. Ông một mặt tham gia cấy trồng để sinh sống, một mặt mượn sách vở để học tập. Ông đốn cây chẻ củi bán lấy tiền mua giấy bút và trong hoàn cảnh khó khăn này, gắng công đọc kinh sử, bách gia chư tử, nghiên cứu sâu về y học, nhất là phép thuật luyện đơn của thần tiên. Ông theo học với thầy Trịnh ẩn (Trịnh Ẩn là ông chú của Cát Hồng, học trò của thuật sĩ Cát Huyền). Sau lại theo học ‘phương thuật thần tiên’ với Thái thú Nam Hải là Bảo Huyền. Cuộc khởi nghĩa của Thạch Băng xảy ra, ông bị sung quân làm chức Đô úy. Có công dẹp nghĩa quân, được phong là Phục Ba tướng quân. Hết giặc, ông không kể gì chiến công, quyết tâm đi khắp nơi tìm đọc sách la.ï Nhà Đông Tấn được lập lên, ông được phong tước ‘Quan nội hầu. Sau đó, nhiều lần được tiến cử, ông đều từ chối khéo. Ông thấy mình đã già, muốn luyện thuốc để mong sống lâu, nghe nói đất Giao Chỉ (nay là Việt Nam) có sản xuất đơn sa (nguyên liệu để luyện đơn), bèn xin đi làm Huyện lệnh Câu Lậu (nay ở phía tây Hà Nội, Việt Nam). Được vua chấp thuận, ông đem gia đình đi về hướng Nam, đến Quảng châu, bị Thứ sử Quảng Châu câu lưu bèn ở ẩn trong núi La Phù Sơn, luyện đơn hái thuốc trị bệnh, viết sách cho đến chết.

Cả đời ông viết sách rất nhiều, có những bộ ‘Bảo Phác Tử’, Ngọc Hàm Phương’, ‘Trửu Hậu Bị Cấp Phương’, v.v.. Bộ ‘Bảo Phác Tử’ gồm có ba quyển: Kim đơnn, Tiêu độc, Hoàng bạch, trong đó ghi phương pháp luyện đơn và sự biến hóa hóa học, là sách chuyên môn hiện còn của Trung Quốc về luyện đơn. Bộ ‘Ngọc Hàm Phương’ là một bộ sách lớn gồm 100 quyển, đáng tiếc là đã thất lạc. Bộ ‘Trửu Hậu Bị Cấp Phương’ trước có tên ‘Trửu Hậu Cứu Tốt Phương’ là bộ sách tiện mang theo mình để sử dụng mà ông đã tuyển chọn từ trong bộ ‘Ngọc Hàm Phương’. Các sách này đủ cho Cát Hồng chiếm một địa vị trọng yếu trong Trung Quốc khoa học sử.