-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyện Ma. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyện Ma. Hiển thị tất cả bài đăng

2011-12-10

Hướng Dẩn Cách Chơi Cầu Cơ

CẦU CƠ chì dành cho ai gan dạ,dám chơi dám chiu.Sau đây là cách vẽ bàn cầu cơ:
*Lấy tờ giấy A4,viết 24 chữ cái,sau đó 1 bên viết ra Thần - Thánh - Ma- Quỹ,1 bên thì ghi Đúng - Sai- Có - Không,còn góc phía dưới thì ghi là thăng. Xong 1 cái
*1 CÁI ĐỒNG TIỀN 2000 hoặc 5000
LƯU Ý NÈ!
* Khi hòi thì phải nhớ chữ cái dể ghep thành câu trả lời
* Không dc choi hơn 10 lần sẽ bị giảm tuồi tho.
*Cấm khi hỏi xong ko dc suy nghĩ gì trong đầu,(nếu suy nghĩ thì câu trả lời sẽ ko dc chính xác)
*Nhất thiết phải chơi từ 3 người trở lên(nếu chơi 1 người thì sẽ bị nhập)
* Nếu như đồng tiền đi vào chữ quỹ thì hãy nói là THANG(ko nên chơi vói quỹ)
* Ko dc đẫy đồng tiền,tự đồng tiền tự chạy
*Ko dc chơi ỡ chỗ có phật....v..v
CÂU THẦN CHÚ ĐÂY!
* Khi tìm đủ số ng` chơi thì hay chỉ 1 ngón tay lên đồng tiền,và đọc thần chú (CẤM KO ĐƯỢC ĐẪY ĐỒNG TIỀN NHA)
Câu thần chú là:"Cầu ma quỹ thánh thần trên thiên đàng dưới điện ngục xin ,xin hãy nhập vào đồng xu này,3 nén hương thắp sẵn.Xin mời ng` lên chơi xin mời ng` lên xơi,làm cho cơ quay cờ chạy vòng vòng.Xin mời ng` lên chơi,xin mời ng` cùng xơi.
(CÙNG THỬ ĐI)
Kết Thúc

Người Bạn Ma

Hồi còn nhỏ tôi thường thích đọc truyện ma và không bao giờ suy nghĩ đến những chuyện ma đ đọc quạ Vào một buổi tối khi tôi đọc xong một truyện ma mà nó đã làm tôi sợ muốn chết, có thể vì truyện ma này có thật nên nó ám ảnh tôị
Câu chuyện là như vầy:
Ở vùng ngoại ô xa thành phố có một đứa con gái tên Nhi 11 tuổị Vì cha mẹ rất là nghiêm ngặt không cho đi đâu chơi nên Nhi không có ai để làm bạn. Mỗi ngày Nhi thường đi bộ từ nhà đến trường; trên đường đi Nhi phải qua một ngôi biệt thự kiến trúc rất là đẹp nhưng hơi cũ kỹ đã lâu rồi không thấy một bóng người lui tớị Lúc nào Nhi cũng dừng chân trước ngôi biệt thự để ngắm nghía và mơ mộng được sống ở đó hay chỉ vào trong nhà để xem mà thôị
Vào một buổi chiều khi tan học về, như thường lệ Nhi đứng trước ngôi biệt thự mơ mộng thì nghe có tiếng người gọi từ cửa sổ của tầng lầu cao nht. Nhi ngước lên nhìn thì thấy một đứa con trai trạc độ tuổi mình.
- Có muốn lên đây chơi không? Ðứa con trai hỏị
Không biết có phải là bị hoa mắt không, hay là mơ mộng quá nhiều cho nên... Nhi vội chớp mắt một cái rồi nhìn lần nữa nhưng vẫn thấy đứa con trai còn đứng đó.
- Lên đây nhanh! Ðứa con trai réo gọị
Khi đó mừng quá, mơ ước của mình thành sự thật rồị Nhi vội đẩy cái cổng sắt nặng nề để vào bên trong, nhưng khi đến trước cửa nhà thì Nhi dừng lạị
Nhi suy nghĩ: Ðợi một chút, mình thy nhà này mỗi ngày, không thấy có xe cộ gì đậu ở đây mà... nhưng... Chắc là mình nghĩ không ai ở.
Vừa nghĩ như vậy thì Nhi lấy tay đẩy cánh cửa bằng gỗ bước vào bên trong. Trong nhà thật là đẹp như là đã tưởng tượng vậy, Nhi nhìn chung quanh khoảng 5 phút rồi chợt nhớ đến đứa con trai, Nhi vội bước nhanh lên cầu thang dẫn đến phòng của tầng cao nhất. Khi đẩy cánh cửa phòng ra, Nhi thấy trong phòng chứa đầy đồ chơi tuyệt đẹp với tất cả những đồ chơi mà Nhi đã suy nghĩ đến, còn đứa con trai thì ngồi ngay ở giữa phòng.
Tôi tên là Thạch, có muốn chơi chung với tôi không? Ðứa con trai hỏị
Nhi không nói gì hết mà chỉ từ từ tiến đến gần đứa con trai và ngồi xuống chơị Từ đó ngày nào Nhi cũng đến đó chơi và hai đứa trở thành đôi bạn thân.
Rồi một hôm, đứa em trai út của Nhi bỗng dưng bệnh nặng, Nhi phải ở nhà phụ giúp mẹ săn sóc đứa em, không có thời giờ để đến chơi với Thạch nữạ Sau sáu tuần bệnh nặng, em trai út của Nhi qua đờị Nhi rất đau buồn và cần một người bạn để an ủi nhưng khi em tới trước cổng ngôi biệt thự đó thì thấy Thạch ló đầu ra cửa sổ và la lớn với giọng trách móc:
"Ði chỗ khác chơị Tao không muốn mày đến đây nữa!"
Có thể bạn giận mình vì mình không đến đây chơi, nên Nhi đã quyết định đi vào nhà để gặp Thạch và nhất định giải thích cho bạn y hiểụ Nhưng khi Nhi đi đến tầng lầu cao nhất thì thấy Thạch đã ngồi ở trước cửa phòng tự bao giờ. Nó nhìn Nhi với cặp mắt thật là ghê gớm và trên khuôn mặt chứa đầy hờn giận.
"Ði chỗ khác ngay", Thạch hét lớn và xua đuổi Nhi đi chỗ khác.
"X...i...n... đừng đuổi Nhi, em của Nhi mới chết và tôi cần nói chuyện với bạn" vừa khóc em vừa nóị
Ðứa con trai tên Thạch ra vẻ không thương tiếc mà còn lạnh lùng nói: "Bây giờ tao đã có một người bạn khác rồị" Nói xong đứa con trai đi vào trong phòng và khép cửa phòng lạị
Ðứng ở ngoài phòng, Nhi nghe được tiếng cười đùa từ trong phòng vọng ra, tò mò muốn biết người bạn mới này là ai nên Nhi nhẹ bước đến gần cửa phòng và lén nhìn vào bên trong.
Khi nhìn vào phòng, Nhi đã sợ hãi đến độ vừa la vừa chạy thẳng một mạch về nhà. Mẹ của Nhi thấy Nhi sợ quá độ nên gọi bác sĩ đến và chích một mủi thuốc ngủ cho Nhị Khi bác sĩ ra khỏi phòng, ông y rất là bối rốị Mẹ của Nhi liền hỏi ông chuyện gì đã xảy ra cho Nhi, thì ông nói với bà ta rằng con của bà cho biết nó đã đến ngôi biệt thự cũ để gặp một người bạn nhưng khi đến đó và nhìn vào bên trong thì gặp bạn của nó đang đùa giỡn với đứa em vừa mới chết.
- Không thể như vậy, bà ta nóị Trong nhà đó chỉ có một đứa con trai 11 tuổi tên là Thạch đã bị bệnh và qua đời cách đây trên 100 năm, sau đó đâu còn ai đến đó ở nữa
Kết Thúc

Ác Báo Ghê Hồn

Dương-Vạn-Thạch, nhà nho ở quận Ðại Danh, thuở nay có tánh sợ vợ lạ lùng.
Vợ, họ Doãn, độc dữ khác thường, chồng hơi làm điều chi trái ý, là vác gậy đập liền. Ông cụ thân sinh Dương, ngoài 60 tuổi và góa vợ đã lâu, họ Doãn coi cha chồng như tôi tớ. Dương cùng em là Vạn-Chung thường lén đem cơm bánh cho ông cụ ăn mà không dám cho vợ hay. Tội nghiệp ông cụ lọm khọm rách rưới quá, anh em không cho khách khứa thấy mặt, sợ bị chê cười
Vạn-Thạch 40 tuổi chưa có con trai, cưới vợ bé là Vương thị, mà tối ngày không dám nói năng với nhau nửa lời
Hai anh em lên quận đợi thi hạch, thấy một thiếu niên ăn mặc nhã nhặn, bắt chuyện để làm vừa lòng, hỏi thăm tánh danh, thiếu niên tự giới thiệu là Giới-Phủ họ Mã. Từ đó kết giao càng ngày càng thân mật, thăm hương thề quyết làm anh em, rồi từ biệt.
Chừng nửa năm sau, Mã bổng dắt đồng bộc đến nhà Dương, vừa gặp lúc Dương lão ngồi ngoài cổng phơi nắng bắt rận; Mã tưởng đứa ở liền nói tên họ, nhờ vô thưa với chủ nhân.
Có người bảo cho Mã biết đó là cụ thân sinh ra hai anh em Dương, khiến Mã kinh ngạc. Anh em để đầu trần ra đón. Mã vô nhà khách, Mã xin ra mắt cụ ông, Vạn-Thạch nói trớ là cụ se mình, rồi nắm tay mời ngồi hết chuyện nọ qua chuyện kia, chẳng dè gần tối. Vạn-Thạch thường nói để dọn cơm ra ăn, nhưng lâu lắm, vẫn chưa thấy cơm bưng rạ Anh em thay phiên nhau chạy ra chạy vô, mấy lần, mới có thằng ở gầy nhom xách hồ rượu ra, uống giây lát đã hết nhẵn.
Ngồi đợi giây lâu, Vạn-Thạch chay đi thúc hối kêu gọi, đổ cả mồ hôi trán, lại thấy thằng gầy còm bưng cơm ra, cơm gạo lức và đồ ăn rất xoàng, chả có món gì ngon lành.
Ăn xong, Vạn-Thạch vội vã đi, Vạn-Chung thì ôm chăn gối ra nằm ngủ với khách. Mã ngỏ lời phiền trách:
- Hôm trước tôi nghĩ anh em nhà ông cao nghĩa nên cùng đính ước anh em. Nay được trông thấy cụ già nhà ta thật tình chẳng được phụng dưỡng no ấm, khiến người đi đường thấy thế cũng xấu hổ giùm.
Vạn-Chung nhỏ lệ và nói:
- Tình riêng chất chứa trong tâm, thật khó nói ra lời. Nhà tôi không may, gặp người chị dâu ác độc mà anh tôi thì hèn nhát yếu đuối, bị vợ dày vò hết sức. Tôi với anh, nếu không phải có cái tình ăn thề kết nghĩa với nhau, thì sự xấu trong gia đình tôi như thế quyết nhiên không thể nói thiệt.
Mã nghe chuyện sửng sốt than thở giây lâu rồi nói:
- Ban đầu ta định sáng sớm mai thì đi, nhưng nay nghe được chuyện lạ này, chả lẽ không mục kích một lần xem sao. Vậy có gian nhà nào bỏ không, xin cho tôi ở tạm, mặc kệ tôi tự nấu ăn lấy
Vạn-Chung làm y theo lời, dọn riêng một căn nhà cho thầy trò Mã ở. Ðêm khuya lấy trộm lúa gạo rau cỏ, đem tới tiếp tế cho Mã, hồi hộp chỉ lo chị dâu hay được thì khốn. Mã hiểu ý, hết sức chối từ, lại mời Dương lão đến ăn ngủ với mình, rồi tự ra ngoài chợ mua các thứ vải lụa về may quần áo cho cụ mặc, vứt hết đồ cũ rách rưới. Cha con anh em thấy Mã xử tử tế quá, đều cảm động tới khóc.
Vạn-Chung có thằng con trai tên là Hỷ-nhi, mới bảy tuổi, đêm nào cũng quấn quýt nằm ngủ với ông nội. Mã vuốt ve nó và nói:
- Thằng bé này phước thọ hơn cha nó nhiều, duy có lúc trẻ phải vất vả thôi
Doãn thị thấy ông cụ được no ấm thì nổi giận, kiếm chuyện mắng chưởi, bảo Mã khi không can dự vào việc nhà người ta. Ban đầu, những lời chì tiếng bấc còn ở trong chốn buồng riêng, dần dà bay tới gần chỗ Mã ở; anh em họ Dương hỗ thẹn toát mồ hôi, nhưng không sao bịt được miệng mụ đừng nói. Mã làm lơ, như tuồng chẳng hay biết chuyện chi
Người vợ bé Vương thị có mang được năm tháng, mụ mới hay lột áo nàng ra đánh đập thảm hại xong rồi gọi Vạn-Thạch đến, bắt quỳ xuống mặc quần áo đàn bà, lại vác gậy rượt đánh chồng chạy ra tới ngoài đường cái
Giữa lúc ấy Mã ở ngoài đường, cho nên Vạn-Thạch xấu hổ không dám thò mặt ra, nhưng bị mụi đuổi tới sau lưng, đành phải chạy tuốt ra ngoài mà trốn. Mụ theo ra, khoanh tay dậm cẳng, chửi rủa vang trời, hai bên xóm giềng đổ ra xem đầy đường chật ngõ. Mã trỏ vào mặt mụ và thét:
- Bước đi ! Bước đi !
Mụ lập tức day mình trở vô, dường như bị ma quỷ rượt đuổi, đến nỗi tuột cả giày vớ, vải quấn cẳng rơi ra lòng thòng trên lộ, chạy cẳng trơn mà về, sắc mặt xám ngắt như gà mới cắt tiết, một lúc lâu mới hoàn hồn.
Con hầu đem giày vớ khác cho mụ mang xong, đấm ngực khóc rống, gia nhân đều sợ, chả ai dám hỏi han an ủi gì cả
Trong khi đó, Mã lôi Vạn-Thạch về căn nhà mình ở riêng, cởi y phục đàn bà ra cho, thế mà Vạn-Thạch cự nự không chịu, chỉ sợ khăn yếm tuột ra; Mã phải lấy sức mạnh mới cởi ra được. Chàng đứng ngồi run rẩy không yên, vì sợ mụ bắt lỗi sao chưa được cho phép, đã vội cởi ra. Mãi sau dò biết vợ đã nín khóc rồi, bấy giờ mới dám mò về, len lén đi tới trước mặt, mụ không nói một tiếng gì, vội vã đứng dậy, đi vô buồng nằm ngủ
Bấy giờ chàng mới định thần yên tâm, nói riêng với em, cho Mã là người lạ. Nội nhà cũng lấy thế làm kỳ, tụ họp xầm xì với nhau, hơi lọt đến tai mụ, làm mụ càng thêm tức giận, đánh đập nô tì khắp lượt. Lại kêu đến người vợ bé, nhưng nàng bị đánh đêm hôm trước còn đau nặng quá, chổi dậy không đặng. Mụ cho là giả đò, đến tận giường nằm mà đánh nàng tới băng huyết trụy thai mới thôi !
Ðứng trước những việc tàn nhẫn như thế, Vạn-Thạch vừa thừa lúc vắng người, than khóc với Mã
Mã kiếm lời an ủi, rồi gọi tiểu đồng dọn cơm tử tế cho chàng ăn, mãi đến canh hai còn cầm giữ không cho chàng về
Mụ ở buồng riêng, giận chồng không về, đã toan di kêu rao, mắng chửi cả chồng lẫn Mã cho đã nư giận, bỗng nghe có tiếng gõ cửa, liền bảo con thị nữ chạy ra mở, không dè cửa mở toanh, một người khổng lồ dữ dội bước vào, bóng che khắp nhà, mặt mày như quỷ. Kế mấy người nữa theo chân vô, tay đều cầm dao búa ghê sợ. Mụ hoảng hồn mất vía, toan la lên, người khổng lồ đâm dao ngay cổ họng và nói:
- Hễ la thì giết chết lập tức.
Mụ năn nỉ đem vàng lụa ra chuộc mạng, nhưng người khổng lồ gạt đi:
- Tao là sứ giả âm ty, không thèm tiền bạc của mày, chỉ cốt lấy trái tim của con đàn bà ác độc mà thôi
Nghe nói, mụ càng sợ hãi, lạy lục giập trán dưới đất. Người khổng lồ rút dao găm, vạch trước ngực mụ và kể ra từng tội lỗi:
- Như tội này có đáng giết không?
Nói ra như mỗi tội vạch một khía. Phàm những việc làm độc ác của mụ thuở nay đều vạch gần hết, vết dao khía vào da thịt, có tới mấy chục. Sau cùng lại hạch tội nửa
- Người vợ bé của chồng sinh ra thằng con trai, cũng là nòi giống nhà mi, sao mi nỡ đánh tới trụy thai, việc này không thể tha thứ được.
Nói đoạn, sai mấy người tùy tùng nắm chặt lấy tay mụ, để mổ bụng con đàn bà ác độc xem ruột gan ra sao. Mụ cúi đầu van lạy, thề xin ăn năn chừa lỗi. Chợt nghe cửa giữa mở đóng, và có tiếng nói thinh không:
- Dương Vạn Thạch đã tới kia. Con ác phụ đã nói chừa lỗi, vậy hãy để cái mạng nó đó
Mấy người liền bỏ đi tản lạc.
Giây phút chàng vô, thấy vợ cởi trần bị trói, trước ngực có vết dao ngang dọc, không thể đếm hết. Chàng cởi trói và hỏi nguyên do, lấy làm kinh hãi, nhưng trong bụng hơi nghi là do Mã làm ra. Hôm sau thuật chuyện cho Mã nghe, Mã cũng tỏ vẻ sợ hãi
Từ đó mụ bớt làm sai, luôn mấy tháng không dám thốt ra nửa lời hung dữ. Mã nghe rất mừng bảo Vạn-Thạch:
- Giờ tôi nói thiệt với anh, phải kín miệng nhé! Hôm nọ tôi thi thố cái thuật cỏn con để làm cho chị biết sợ mà sửa lại tánh nết. Nay anh chị được hoà thuận rồi, tôi tạm xin từ giã
Mã nói xong, thầy trò ra đi
Ðêm nào như đêm nấy, mụ cố giữ Vạn-Thạch ngủ chung, hết sức vui vẻ chiều chuộng. Thuở giờ chàng chưa từng được biết thú vị ấy, nay mới được hưởng, đến nỗi đứng ngồi đều thấy bồn chồn. Một đêm, mụ chợt nhớ lại người khổng lồ mà còn run sợ; chàng muốn nịnh vợ hơi ló mòi giả mạo cho vợ yên tâm. Bất đồ mụ bắt được thóp ấy, liền vùng chổi dậy, o bế gạn hỏi, chàng tự biết đã nói lỡ lời, không giấu được nửa, bèn nói thật đầu đuôi. Mụ nổi giận lôi đình, mắng chửi rầm rĩ. Bây giờ tới phiên chàng sợ hãi run người tái mặt, quỳ xuống bên giường mà chịu trận
Mụ không thèm ngó tới. Chàng van lơn tha thiết mãi đến canh ba, mụ mới thèm nói:
- Giờ muốn được tao xá tội cho, thì phải lấy dao vạch ngực may y như con số tao đã phải chịu, có vậy cái hận này mới tiêu được cho
Tức thời mụ đứng phắt lên, chạy vô bếp lấy con dao phay ra. Chàng sợ quá chạy trốn, mụ rượt theo, làm vang động cả nhà, đến nổi chó sủa gà kêu, gia nhơn cùng thức dậy một lượt.
Vạn-Chung thấy thế, động lòng thương anh, bất giác nổi dóa, lượm cục đá ném vào chị dâu, trúng giữa đầu mụ ngã xuống chết tốt. Vạn-chung nói:
- Ta chết cha anh được sống là ta hả lòng.
Nói rồi nhảy tuốt xuống giếng, người ta vớt lên thì đã ngụp nước tắt thở rồi
Giây lát mụ hồi tĩnh, nghe tin Vạn-chung đã chết, cơn giận cũng nguôi
Sau khi chôn cất xong, vợ góa của Vạn-chung thương xót đứa con, thề ở vậy thờ chồng., nhứt định không cải giá. Mụ thấy em dâu như thế, chẳng an ủi khuyến khích thì chớ, lại còn mắng nhiếc hàng ngày không cho ăn cơm, bắt ép nàng đi lấy chồng cho khuất mắt.
Nàng đi rồi, để lại đứa con mồ côi, sớm tối bị bác gái đánh đập khổ sở. Mỗi bửa gia nhơn ăn no nê rồi, mụ mới thí cho nó cơm dư canh cặn. Trải nửa năm thằng bé gầy nhom chỉ còn da bọc lấy xương, thở chẳng ra hơi
Một hôm thình lình Mã đến. Vạn-thạch căn dặn người nhà chớ nói cho mụ hay
Mã trông thấy ông cụ lại rách rưới lam lũ như hồi nào, trong lòng sửng sốt tức tối, lại nghe chuyện Vạn-chung chết oan mà thương, đấm chân đấm ngực gào thét rất bi thảm
Thằng bé thấy Mã đến, chạy lại quấn quýt vồn vã, kệu gọi Mã thúc luôn miệng. Thoạt tiên Mã không biết là thằng bé nào, chừng nhìn kỹ mới nhận ra, kinh ngạc và nói:
- Trời đất ơi! tại sao cháu tiều tụy đến nỗi này
Ông cụ tỉ tê, thuật rõ sự tình. Mã phát phẫn, bảo Vạn-thạch:
- Lúc trước tôi vẫn nghĩ anh chẳng phải loài người, nay quả đúng như thế. Anh em hai người chỉ có một đứa bé này nối dõi tông đường, thế mà đành tâm giết nó chết đi lần hồi như vầy đây, là nghĩa thế nào?
Vạn-thạch chẳng nói được câu gì, chỉ ngồi cúi đầu cụp tai mà khóc rấm rức
Chàng ngồi tiếp Mã một lát, thì mụ đã hay tin có Mã đến rồi. Tuy mụ chẳng dám thò mặt ra đuổi khách, nhưng gọi réo chồng phải vô, bạt tai chàng tối tăm mặt mày, bắt phải tuyệt Mã đi. Chàng nuốt lệ trở ra, những dấu vết tát tai còn in đỏ trên mặt. Mã giận quá nói:
- Anh không làm oai với chị được, nhưng lại chẳng tống cổ đi được ư? Mụ đánh cha giết em như thế mà anh còn nhịn. Ðâu phải là giống người nữa chớ?
Chàng nghe, thở dài, có vẻ động lòng. Mã lại khích thêm:
- Nếu tống cổ mụ không chịu đi, thì anh phải lấy sức mạnh đuổi đi cho bằng được. Dù phải giết phức cũng đừng thèm sợ. Tôi có đôi ba bạn thiết đều giữ chức lớn ở kinh đô, tất họ sẽ hợp lực cứu anh, nhất định vô sự
Chàng gật đầu, hung hăn chạy vào trong nhà vừa đụng đầu mụ, mụ thét hỏi định làm gì mà sắc mặt hầm hừ thế. Chàng luống cuống và thất sắc chống tay xuống đất nói:
- Chú Mã xúi tôi đuổi mình đi
Mụ nổi dóa, ngảnh lại tìm dao hay gậy để đánh chồng. Vạn-thạch sợ, vội vàng chạy ra với Mã. Mã phỉ nhổ nói:
- Anh thật là người hư hỏng, không dạy bảo được nửa rồi
Nói đoạn, mở tráp lấy ra gói thuốc bột đem hòa với nước, trao cho Vạn-thạch uống
- Thuốc này là thuốc trượng phu tái tạo đây. Trước kia sở dĩ tôi chưa muốn dùng, vì cớ nó có thể hại người. Nay cực chẳng đã, phải cho anh dùng thử xem sao
Chàng uống thuốc ấy vô giây lát, nghe phẫn khí nổi lên phừng phừng, như có lửa bốc cháy trong ruột gan, ma không sao nhịn được nữa. Tức tốc chạy vào buồng vợ, gầm hét như sấm. Mụ chưa kịp hỏi gì, chàng đã co giò đá phốc một cái, mụ ngã bắn xa mấy thước. Rồi hai tay hai cục đá làm như quả đấm, cứ thụi mãi vào mụ huỳnh huỵch, không biết là bao nhiêu mà đếm. Mụ bị đấm đá sây sát cả thân thể, nhưng miệng còn mắng chửi lia lịa. Chàng liền rút dao mang bên cạnh sườn ra, mụ vừa chửi vừa nói:
- Bộ mày rút dao ra, dám giết tao chết đấy chăng?
Vạn-thạch chẳng nói chẳng rằng, hươi con dao chém vào bắp đùi mụ, đứt phăng một miếng thịt lớn bằng bàn tay rơi xuống mặt đất
Chàng toan chém nửa, mụ khóc xin tha tội. Nhưng chàng không nghe, lại chém một dao. Người nhà thấy chàng nổi cơn hung dữ thái quá, vội vàng xúm lại, cố sức lôi ra bên ngoài. Mã chạy tới đón rước, cầm tay an ủi chàng còn cơn giận chưa hết, chỉ lâm le chạy vô tìm vợ để chém nủa, Mã cố ngăn lại mới thôi
Một chốc, hơi thuốc tan dần, chàng ngẩn cả người, như giấc chiêm bao mới tỉnh. Mã căn dặn ân cần:
- Anh chớ có ngã lòng yếu vía đấy nhé ! Cái đạo làm chồng được phấn chấn lên, quan hệ ở chuyến này đó. Tẩu tẩu khiến anh sợ hãi quá lố như thế, chẳng phải là chuyện đầu hôm sớm mai gì, sự thật do mỗi ngày một tí, dần dà mà có đã lâu lắm rồi. Chẳng khác chi hôm qua anh chết mà ngày nay sống lại, vậy từ đây nên ráng tẩy cũ thay mới, nếu lại chịu lùi bước phen nữa thì hỏng to
Rồi tức thời bảo Van-thạch vô trong nhà dò xem. Mụ thấy chàng trở vô, chân tay run rẩy, tim nhảy thùm thụp, kêu gọi thị nữ đỡ mình, toan quỳ xuống lạy lục. Chàng ngăn lại mới thôi. Trở ra thuật chuyện cho Mã hay. Hai cha con thấy gia đình thay đổi như vậy, đều lấy làm vui mừng. Mã muốn đi, cha con cùng năn nỉ lưu lại, nhưng Mã cố từ:
- Vừa rồi tôi có việc phải đi Ðông hải, cho nên tiện đường ghé thăm. Giờ tôi phải đi, để bận trở về lại cùng hội hợp
Liền hôm đó Mã lên đường. Hơn một tháng, mụ mới bình phục, thờ phượng ông chồng hết sức tử tế, hẳn hoi. Nhưng dần dà thấy chồng chẳng có tài nghệ gì đáng sợ, thế rồi lần hồi đâm ra dễ ngươi, lờn mặt, kế đến chế diễu, rồi tới mắng chửi. Không bao lâu, thói cũ lại hiện xuất nguyên hình. Ông cụ không chịu thấu, dang đêm bỏ nhà trốn đi Hà nam, nhập tịch đạo sĩ. Vạn-thạch biết vậy, nhưng chẳng dám đi tìm cha về
Cách trên một năm, Mã đến, trông thấy tình cảnh mà chán, trách móc Vạn-thạch tận từ, rồi gọi Hỷ nhi ra, ẵm ngồi trên mình lừa, gia roi đi thẳng.
Từ đó, người làng đều khinh Vạn-thạch, chẳng ai thèm chơi với. Chàng lên tỉnh thi khảo khóa, văn bài dở quá nên bị đánh rớt và bôi tên trong sổ sĩ tử tỉnh nhà
Bốn năm năm sau, nhà chàng phát cháy, tất cả của cải nhà cửa đều hóa ra tro bụi, lại cháy lan cả hàng xóm. Người làng chung đơn lên quận thưa kiện, chàn gbị xử phạt tiền rất nặng. Gia sản còn sót lại chút nào, dần dà tiêu sạch, tới nước không có túp lều mà ở. Mấy làng quanh miền bảo nhau không cho Vạn-thạch ở đậu, không cho thuê nhà. Anh em Doãn thị (bên vợ) cũng giận những việc thất đức mụ làm bấy lâu, cho nên cự tuyệt không chứa cũng không giúp đỡ gì hết.
Vạn-thạch bí lối cùng đường đem bán nàng hầu cho một nhà giàu sang, rồi dắt vợ xuống ghe đi Hà nam. Ðến lúc tiền ăn đường sạch trơn, mụ không chịu theo nữa, một hai kiếm chuyện để tự do đi lấy chồng khác.
Vừa gặp dịp một người làm nghề mổ heo mới góa vợ, bỏ ra ba trăm quan tiền mua mụ đem đi. Chàng bơ vơ một thân, ăn xin khắp xóm này làng kia lần mò đến xin trước cửa một nhà quan, bị tên gác cửa thét mắng đuổi đi, không cho vô trong. Giây lát một vị quan trẻ từ trong đi ra, chàng phục dưới đất mà khóc. Quan nhìn đi nhìn lại, hỏi qua tên họ, rồi sững sốt nói:
- Cơ khổ ! Bác tôi đây mà ! Sao bác nghèo nàn đến thế
Vạn-thạch nhìn kỹ, biết là Hỷ nhi, bất giác khóc rống, theo cháu vô trong nhà, thấy nguy nga bóng lộn. Giây lát, ông cụ vịn vai một tiểu đồng tử trong bước ra, cha con đối nhau bi thương tấm tức. Chàng kể rõ tình cảnh điêu đứng cho thân phụ nghe
Nguyên khi Mã ẵm Hỷ nhi ra đi, đưa thẳng tới đâỵ Mấy hôm sau lại đi tìm ông cụ đến, cho hai ông cháu ở chung với nhau, rồi rước thầy về dạy Hỷ nhi học. Thằng nhỏ thông minh, mười lăm tuổi đậu hạch, năm sau thi Hương đậu cử nhơn. Mã cưới vợ cho xong xuôi, muốn từ giã đi; ông cháu cùng khóc lóc cầm giữ ở lại. Mã nói:
- Tôi không phải người ta đâu. Thật là chồn tiên, các bạn đồng đạo chờ tôi đã lâu, phải để tôi đi mới đặng.
Bấy giờ cậu cử Hỷ nhi kể chuyện ấy cho bác nghe, lòng còn cảm động chan chứa. Nhơn dịp nghĩ lại hồi xưa Vương thị (vợ bé của bác Vạn-thạch), cùng chịu đối đãi bạo ngược như mình, động lòng thương hại, bèn cho xe ngựa và người đem tiền bạc theo để chuộc Vương thị về
Vương thị về hơn một năm, sinh đứa con trai, nhân đó nhắc nàng lên ngôi vợ cả
Còn Doãn thị đi theo người chồng mổ heo được chừng nửa năm, lại giở thói ngang tàng như xưạ Thằng chồng nổi giận, sẵn dao mổ heo, xẻo phăng của mụ một miếng thịt đùi, lại lấy dây trói mụ lại, treo rút lên xà nhà, xong rồi gánh thịt heo ra đi
Mu đau quá kêu la rầm rĩ, lối xóm mới haỵ Người ta đến cởi trói và cắt dây, mụ la đang vang dậy làng xóm. Từ đó, hễ thấy mặt anh chàng mổ heo đến thì sợ hãi đến sởn tóc gáy và lạnh buốt xương sống. Chỗ đùi tuy lành, nhưng mà què một cẳng, phải đi khập khễnh, nhưng vẫn sớm hôm phục dịch vất vả, chớ hề dám than van, trễ nãi. Mỗi khi chàng mổ heo say sưa về nhà, là mỗi lần đánh chưởi mụ thậm tệ. Tới đây mụ mới hiểu ra thuở trước mình ác độc với thiên hạ ra sao, giờ mình phải chịu cũng thế
Một hôm Dương phu nhân (vợ Hỷ nhi) cùng bác gái Vương thị đi lễ chùa, các cô các bà nông dân ở quanh đó xúm lại chào mừng. Doãn thị cũng ở trong đám đó, nhưng thập thò không bước tới gần. Vương thị hỏi mụ ấy là ai? Gia nhơn thưa là vợ người bán thịt heo, họ Trương; đồng thời thét bảo mụ phải đến gần cúi đầu làm lễ. Vương thị cười và nói:
- Con mẹ này đi theo thằng mổ heo, chắc không thiếu thịt ăn, sao mà ốm gầy đến thế?
Doãn tức và thẹn, về nhà muốn thắt cổ chết phức. Nhưng giây yếu quá không chết. Anh chàng ghét thêm. Hơn năm sau chàng mổ heo qua đời, mụ đi đường gặp Vạn-thạch, đứng nhìn xa xa, nước mắt tuôn như mưa. Vạn-thạch ngại mặt tôi tớ đi bên cạnh, không hỏi gì đến mụ, về nhà bàn với cháu, tính cho mụ trở lại. Cháu nhất định không nghe
Mụ bị người làng xóm khinh bỉ quá, hết chỗ nương tựa, theo lũ ăn mày kiếm ăn. Thỉnh thoảng, Vạn-thạch còn hẹn hò gặp mụ trong một ngôi chùa, Hỷ nhi cho thế là nhục, ngầm sai bọn ăn mày bêu xấu, bấy giờ chàng mới chịu tuyệt.
Chuyện này về sau ra sao, ta không nghe nói
Kết Thúc

Con Dao Gia Truyền

Câu chuyꮮ xảy ra tại một ngôi làng kia có tên là làng Tân Hiệp. Dân làng ở đây sống bằng nghề mổ thịt và được cha truyền con nối từ đời này sang đời khác, có nhà đến 5-6 đời liền chuyên làm nghề mổ thịt. Làm nghề này họ cần phải có những con dao thật bén và nhọn. Mũi dao nhọn dùng để chọc tiết, mũi dao bén để cắt thịt. Có nhìn những bà, những cô hàng thịt mới biết đợ bén của lưỡi dao như thế nào. Con dao đưa tới đâu thịt của con vật bị cắt đứt ngay đến đó. Chặt xương như chặt bùn. Những người làm nghề mổ thịt thường là dân xóm chợ, trong xóm này có gia đình ông Giang chuyên làm nghề mổ thịt, nay đã 5 đời, cha truyền con nối chỉ dùng 1 con dao. Con dao dùng nhiều nên lưỡi mòn, bản dao thu hẹp lai chỉ còn khoảng 1 phần tư của con dao lúc mới làm nhưng nó vẫn còn bén vô cùng. Ông Giang nói ông nội của ông, cha ông và ngay chính ông đều dùng con dao này dể làm thịt. Nhìn con dao ai cũng bi꧴ là bén vô cùng. Ai sơ ý trúng vô nó là đứt tay ngay. Ông Giang nay đã ngoài năm mươi, con trai ông là Lập nay cũng tiếp tục nghề mổ lợn. Mỗi ngày ông hạ thịt ít nhất là hai ba con lợn để cho vợ ông và chi. Lập (vợ của anh Lập) đi bán. Ngoài ra cô Ðinh là con gái ông cũng đem thịt lợn ra bán ở những chợ gần nhà. Ông Giang chọc tiết lợn rất tài, chỉ cần một nhát dao là trúng ngay huyệt, máu chảy ra òng ọc và con lợn cũng mau chết, it' rên la hơn những con lợn bị mấy ông đồ tể khác chọc tiết sai huyệt. Anh Lập được cha truyền cho, chọc tiết lợn cũng rất chính xác. Từ ngày ông Giang năm mươi lăm tuổi ông giao hẳn công việc này cho vợ chồng anh Lập và cô Ðinh. Hai người đàn bà con gái này lấy tiết cũng taì tình không thua gì ông Giang và anh Lập. Lần đầu tiên phụ trách công việc lấy tiết, cả chi. Lập và cô Ðinh đều thấy rợn tay. Ohưng chỉ sau 1 lần cả hai chị em đều thấy lấy ti꧴ 1 con lợn sống còn dễ hơn mổ xẻ 1 con lợn đã làm lông. Diều lạ lùng là cả hai người khi cầm tới con dao gia truy꠮ kề vào cổ con lợn đều cảm thấy như có một sức mạnh vô hình nào đi꠵ kiển tay dao của mình thọc huyết con lợn rất trúng huyệt.
Chi Lập nói với chồng:
- Lạ lắm anh à, không cầm tới con dao chọc tiết thì thôi, cầm tới là em chỉ muốn được "lấy tiết".
Cô Ðinh cũng nói:
-Em cũng vậy chị ạ! Cầm tới con dao ấy, được chọc tiết 1 vài con lợn là điều thích thú. Không có lợn, giá có người cho em "lấy tiết" em cũng lấy, em tưởng tượng con người lúc ấy cũng chỉ là một con lợn cho em mổ thịt. Con dao như có thần.
Anh Lập nói:
-Con dao này từ đơì các cụ truyền lại tới nay đã có hàng vạn con lợn bị nó lấy tiết, làm lông rôì.
-"Chắc là có thần" ,chi. Lập nói, thần dao chắc ưa máu lợn lắm !
Anh Lập hơi suy nghĩ, anh nhớ lại câu chuyện Nam Du Huê Quang. Huê Quang có nhiệm vụ trừ yêu quái lúc đó xuất hiện nhiều ở phương Nam, trong số những yêu quái có một con yêu do thanh long đao của Quan Vân Trường biến thành. Thanh Ðao vì đã chém nhiều đầu giặc, thấm máu người biến thành yêu và chỉ thích ăn thịt người. Còn con dao chọc tiết lợn nhà anh, đã trải qua mấy đời cha truyền con nối với hàng vạn con lợn bị nó chọc tiết làm lông mổ thịt, máu lợn phải thấm vào nó, nó cũng có thể thành yêu được như thanh long đao của Quan Vân Trường vậy. Nhưng nó chỉ dùng để giết lợn nên nó chỉ thèm máu lợn. Anh Lập nghĩ vậy nhưng không dám nói ra, sợ vợ và em gái anh không dám dùng con dao và cũng không dám lấy tiết thay anh nữa. Ngày tháng qua đi, ông Giang qua đời. Cnh Lập thay thế cha trong gia đình và nghề nghiệp. Gia đình anh tiếp tục mỗ i ngày hạ vài ba con lợn đ꿠cho bà Giang, chi Lập và cô Ðinh đem di bán. Trong ba ngươì ai cũng có dao riêng, duy có cô Ðinh là không có dao nên cô dùng luôn con dao chọc tiết để cắt thịt. Với con dao này thịt cua cô xẻ không bao giờ bị ế, có lẽ thần dao phù hộ cho cô. Con dao thật bén, cô Ðinh chặt xương cứ bay bay. Niới bán thịt ai cũng khen cô là chọc tiết lợn hay và pha xẻ lợn tài. Cô Ðinhh có một ý trung nhân, anh Trần cũng làm nghề đồ tể. Anh thường tỏ ý phục tài người yêu trong nghề lấy tiết. Anh thường khen:
- Em là con gái mà lấy tiết lợn còn giỏi hơn anh.
Cô Ðinh cười nói:
- Nghề cha, nghiệp mẹ mà anh, không giỏi kiếm ăn làm saỏ
- Khi lấy tiết em có ghê tay không?
- Nhân sát vật, trời sinh ra con lợn để cho mình chọc tiết mổ thịt, sao lại ghê taỷ Vả lại nó cũng quen đi. Bây giờ giá có phải lấy tiết ngươì vì nghề nghiệp em cũng phải làm.
- Em nói nghe phát sợ
Trần cười, Ðinh cũng cười theo. Dân làng vẫn sống bình thường, ai làm nghề nấy. Rồi, một hôm bỗng xảy ra những chuyện lạ khiến cả làng xôn xaọ
Ðêm đó tại nhà một người trong làng, nhà này có nuôi lợn, nửa đêm bỗng nghe có tiếng lợn kêu như bị chọc tiết. Mọi người trong nhà chạy ra chuồng lợn xem coi có chuyện gì thì thấy con lợn tuy vẫn còn nằm trong chuồng nhưng đã bị chọc tiết. Máu còn đang phun ra ồng ọc. Kẻ gian giết con lợn đã chạy mất. Mọi người bàn tán xôn xao và thắc mắc rằng tại sao ke gian chỉ thọc tiết con lợn mà lại không đem nó đi. Chuyện xảy ra ở một nhà, rồi những đêm sau chuyện này lại tái diễn ở những gia đình khác có nuôi lợn. Những ai trong làng có nuôi lợn đều để ý đề phòng. Một đêm tại xóm kia cạnh bờ sông, một nhà nuôi lợn nghe tiếng lợn chạy trong chuồng. Lập tức người trong nhà cùng với ba bốn người đàn ông lựlưỡng tay dao, tay rự chạy uà ra phía chuồng lợn. Con lợn vừa bị chọc tiết xong, đang dãy dụa với những tia máu đang phun ra. Một người ở lại lấy thau hứng tiết và đám người còn lại đốt duốc đi lùng tên giết lợn. Bỗng một bóng đen thoáng từ phía chuồng lợn chạy ra phía hàng rào và hướng về phía bờ sông. Mọi người duổi theo, tới bờ sông không thấy bóng đen đâu nữa. Mẵn đèn đuốc, người ta soi quanh sục sạo từng bụi rậm đến gốc cây gần bờ sông. Bóng đen không biết biến đâu mất, người ta chỉ thấy một con dao chọc tiết lợn nằm ngang trên bờ đê, mũi dao còn dính đầy máu. Nhặt con dao lên một người nói lớn:
- Dao chọc tiết còn đây kẻ gian chắc chỉ quanh quẩn đâu đây không xạ
Họ tiếp tục vác đuốc soi tìm, có người cho là ke gian bị đuổi gấp quá nên phải vứt dao lặn xuống sông. Cho nên là họ cho người thay phiên nhau đứng canh bên cạnh bờ sông, nhưng suốt đêm tới sáng họ cũng chẳng thấy ai dưới sông nhô đầu lên. Mọi người ra về, mang theo con dao chọc tiết đã nhặt được cùng hội họp ở nhà gia chủ đợi trời sáng hẳn mới đem trình lý trưởng. Sau khi nhìn kỹ con dao, một người trong xóm vốn cũng làm nghề mổ lợn nói:
- Con dao này chuôi sắt, lưỡi toàn thép, nhất định phải là con dao của nhà ông Giang. Con dao này sắc lắm, mấy đời cha ông ông Giang cho tới ông vẫn chỉ có một con dao này. Vợ chồng anh Lập và cô Ðinh cũng dùng nó để lấy tiết.
Ai nấy đều cho là đúng nhưng lại có ý kiến:
- Chẳng lẽ kẻ gian lại là anh Lập? Anh ta ngày nào chẳng làm thịt hai ba con lợn, hơi đâu di giết lợn của người khác.
Ngay sáng hôm đó, với sựàm chứng của mấy người hàng xóm, gia chủ tới trình lý trưởng về mọi sựiệc xảy ra đêm trước và mang theo con dao tang vật. Họ tới nơi quá sớm, lý trưởng chưa thức dậy nên họ phả i ngồi chờ nơi sân. Lý trưởng thấy có người tới trình mới dậy. Gia chủ thuật lại cho lý trưởng nghe mọi sựiệc đã xảy ra. Lý trúó?ng hỏi tới con dao, nhưng lạ lùng thay, con dao đã biến đâu mất.
Mấy người họ nhìn nhau, người nọ ngờ người kia dấu, nhưng ai dấu đi đâu và dấu lúc nào. Dù mất con dao nhưng vẫn có người làm chứng. Lý trưởng ra lệnh cho Trương Tuần dẫn tuần đinh tới khám xét nhà anh Lập. Bọn họ kéo nhau tới nhà anh Lập. Khi tới nơi họ thấy vợ chồng anh vừa mới làm lông mổ thịt xong ba con lợn, mọi người đều ngạc nhiên. Vậy ra bóng đen chạy trốn lúc đêm qua không phải là anh Lập và cũng không phải vợ anh hoặc cô Ðinh. Cả ba người này đều hầu như không biết gì đến những việc đã xảy ra đêm trước. Vậy kẻ gian là ai? Anh Lập lấy làm lạ, thấy Trương Tuần dẫn tuần đinh tới nhà mình, khi được Trương Tuần cho biết lý do anh Lập mới cười bảo:
- Mỗi ngày nhà tôi làm thịt ba con lợn. Cả xóm đều biết, tôi còn đi giết lợn của nhà người khác làm gì. Con dao chọc tiết lợn của toỵ nó vẫ n đây, và sáng nay tôi vẫn dùng nó để lấy tiết ba con lợn.
Vừa nói anh vừa chỉ vào ba con lợn đã bị chọc tiết, cạo lông và mổ bụng. Anh lại chìa con dao ra và nói tiếp:
- Con dao chọc tiết của nhà tôi vẫn đây, nếu các bác nhặt được nó ở bờ sông thì sáng nay lấy dao đâu tôi làm lợn.
Trước sựiện đó, Trương Tuần, gia chủ và cả người làm chứng đều không thể buộc tội anh Lập được. Hơn nữa, bóng đen họ đuổi theo tới bờ sông thì biến mất, tất nhiên không phải anh Lập, vì cả gia chủ và những người làm chứng đều cho rằng kẻ gian giết lợn đã nhả y xuống sông không thấy nổi lên, chắc hắn đã bị chết đuối. Trương Tuần và mọi người kéo nhau ra về. Cô Ðinh bảo anh chị:
- Ngộ thật ! Nhà mình từ ông cố, ông sơ tới nay làm nghềmổ lợn, giết lợn để bán mỗi ngày cũng đã mệt, hơi đâu còn đꧮ chuồng lợn nhà người ta lấy tiết nữạ
Chi. Lập đồng ý với em chồng, còn anh Lập không nói gì hết tiếp tục làm nốt chỗ thịt lợn để còn đem đi bán. Vừa làm anh vừa trầm ngâm suy nghĩ sựiệc hồi sớm này đã xảy ra tại nhà anh trước khi Trương Tuần đến.
Nguyên sáng sớm hôm ấy, cũng như mọi ngày, vợ chồng anh và cô Ðinh dậy từ lúc gà gáy để làm lợn. Khi vợ anh tìm tới con dao chọc tiết xưa nay vẫn cài trên vách trong nhà bếp, chị ta không thấy nó. Chi hỏi chồng có cất đâu không, anh Lập trả lời anh cất dao làm gì? Chị lại hỏi cô Ðinh chiều hôm trước khi đi làm về đã cài dao vào chỗ cũ chưa, cô Ðinh cho biết là cô đã cài cẩn thận vào đó sau khi lau rửa như thường ngày. Ba người đều tìm nhưng họ tìm hoài cũng không thấy. Brời sáng dần anh Lập định lấy con dao bán thịt cua vợ để chọc tiết ba con lợn, bỗng anh nhìn lại trên chỗ cái nẹp cài dao thìcon dao vẫn cài nguyên ở đó. Anh mắng vợ và em đã quắng mắt. Con dao vẫn nằm nguyên đó mà tìm không ra, tuy chính anh cũng đã không tìm thấy. Búc đó trời đã sáng rõ, anh phai vội vàng cùng vợ và em vưࠤùng con dao gia truyền vưà dùng hai con dao khác, và ba người cùng lấy tiết, mỗ i người một con dao, để làm cho kịp có hàng bán. Vưࠬúc ba người làm xong ba con lợn thìTrương Tuần dẫn mọi người tới. Anh Lập tựﮧhĩ có lẽ vì trời chưa sáng rõ nên cả ba người không trông thấy con dao, nhưng anh vẫ n cho đây là một sựạ, trước giờchưa từng xảy ra. Phải chăng con dao đã thành tinh đi giết lợn của ngươì, rồi bị săn đuổi phải biến nguyên hình ở bờ sông? Và khi ở sân nhà Lý Trưởng thưࠬúc mọi người không để ý nó biến mất và trở về nằm nguyên trong nhà bếp. Anh nghĩ vậy nhưng không nói cho vợ và em nghe. Ngày hôm đó qua đi....và từ đó trong làng cứ cách vài ba đêm lại có nhàbị kẻ gian vào chọc tiết lợn ở trong chuồng. Cả làng Tân Hiệp bàn tán sôi nổi, Lý Trưởng ra lệnh cho Trương Tuần phai tăng cường canh giờ cẩn mật để cố bắt kẻ gian. Một buổi chiều, anh Lập cầm con dao nhìn mũi dao nhọn hoắc lại rất sắc, anh lẩm bẩm:
- Dao, có phải mày giết lợn không? Nếu là mày thì mày làm phiền cho nhà tao lắm...
Một hôm, vào buổi chiều, trong lúc ba người đàn bà đi bán thịt chưa về, anh sửa soạn đồ đạc chuẩn bị đi bắt mấy con lợn đã đặt mua tại một nhà trong làng để sáng hôm sau làm thịt, bỗng có khách. Khách là một đạo sĩ la. Ddưa khách vào nhà, sau khi mời trầu nước anh chưa kịp hỏi khách đến có việc gì thìkhách đã nói trước:
- Bần đạo tu ở núi Bách Kha, nhân đi qua đây thấy khu xóm này có yẻ khí bao trùm. Ði sâu vào trong xóm bần đạo thấy yẻ khí dầy đặc ở phía này, và nhiều hơn cả là nhà thí chủ. Có yêu khí tất có yêu quái ẩn náu. Bần đạo muốn vì dân làng, nhất là vì thiếu chủ trừ con yêu này để nó không quấy rối và báo hại mọi người. Vậy xin phép thí chủ cho bần đạo đi khắp mọi nơi trong nhà coi yêu quái ẩn nấp ở đâu, bần đạo sẽ dùng bùa trừ khử. Lời đạo sĩ khiến anh Lập giật mình. Anh nghĩ ngay tới con dao chọc tiết gia truyền. Anh nói:
- Xin cán ơn thầy, thầy đã có lòng muốn trừ yêu quái cứu dân, thật là may mắn cho làng chúng tôi lắm. Xin mời thầy xơi trà dùng nước, nghỉ ngơi một lát rồi tôi sẽ dẫn thày đi khắp nhà.
Khi hai người đang ngồi nói chuyên thì cô Ðinh đã về, và như thường lệ cô gài con dao chọc tiết vào cái nẹp trong nhà bếp. Anh Lập mời đạo sĩ đi thăm khắp nhà, và bỗng ông dừng lại chỗ con dao, khịt khịt mũi mấy cái như đánh được mùi gì khác lạ
Ông đưa mắt nhìn quanh rồi nói: - Yêu quái ẩn nấp nơi dây. Anh Lập nói: - Ðây là nơi thường ngày nhà tôi mổ lợn nên thầy ngửi thấy mùi máu lợn khô hơi tanh tanh đó. Ðạo sĩ không nói gì đi thẳng tới cái nẹp nơi cài mấy con dao bán thịt. Ông rút ngay con dao gia truyền của nhà anh ra nhìn ngắm rất kỹ và ông hỏi:
- Con dao này vẫn dùng để chọc tiết lợn?
Anh Lập gật đầu, ông không nói gì thêm cùng anh Lập trở lại nhà nơi tiếp khách. Tới đây ông bả o anh Lập:
- Con dao chọc tiết của thí chủ đã thành tinh, không nên dùng nữa. Con dao này được truyền từ ông tổ chúng tôi tới nay đã được sáu đời, chúng tôi không thấy gì khác. Bề ngoài không thấy gì khác nhưng nó đã là yêu tinh, thí chủ nên bỏ đi. Nếu thí chủ bằng lòng bần đạo sẽ yểm bùa nó rồi thí chủ đem vứt nó xuố ng sông hoặc chôn sâu dưới dất, ngăn không cho nó giở phép yêu ra được.
- Con dao này là của gia truyền từ cụ tổ, chúng tôi không dám vứt nó đi, e có tội với tổ tiên.
Ðạo sĩ có vẻ suy nghĩ 1 chút rồi nói:
- Nếu thí chủ không muốn vứt đi thìđể bần đạo yểm bùa rồi thí chủ cất nó vào một chiếc hộp hoặc chiếc vỏ dao, đừng dùng đến nó nữạ
Anh Lập có vẻ ngần ngại. Biết ý anh, đạo sĩ nói:
- Bần đạo biết thí chủ không muốn cất bỏ nó sợ phật ý vong hồn các vị tiền nhân. Thôi cũng đự念7907;c, vì giờ đây nếu con dao yêu tinh có hoành hành thì nó cũng chỉ giết hại lợn của người ta thôi, thí chủ phải để ý đừng để máu người giây vào nó. Biết mùi máu người nó se giết người.
Anh Lập hứa vâng theo lời đạo sĩ. Trước khi giã từ đạo sĩ trao cho anh một lá bùa và dặn rằng:
- Khi nào lỡ có máu người giây vào con dao, hoặc thấy con dao trở nên nguy hiểm, hại tới mạng người thì thí chủ dùng ngay lá bùa này quấn vào chuôi dao, lấy chỉ ngũ sắc buộc lại cất vào một nơi, yêu tinh sẽ không làm hại được ai nữa.
Anh Lập nhận lá bùa và tiễ n đạo sĩ ra cổng. Anh cất lá bùa vào ống hương trên bàn thờ, rồi anh cũng không để ý gì đến những lời của đạo sĩ đã căn dặn.
Thời gian trôi qua, thỉnh thoảng trong làng vẫn có những con lợn đêm hôm bị kẻ gian tới chọc tiết. Dần dà người ta quen đi, nhà nào có lợn bị giết, ngày hôm sau đem bán thịt và lòng cũng chẳng thiệt hại bao nhiêu chỉ mất có ít tiết. Anh Lập vẫn dùng con dao gia truyền để làm lợn và cô Ðinh ngày ngày vẫn mang theo dao đi chợ để cắt thịt, chặt xương bán cho khách hàng.
Trong một buổi chợ có một bà khách mua một mớ xương, mua xong bà mượn dao của cô Ðinh để chặt nhỏ những miếng xương lớn. Chiều khách cô cho mượn dao nhưng không ngờ bà khách loay hoay thế nào để lưỡi dao làm đứt tay chảy máu, máu ra khá nhiều loang khắp lưỡi dao. Người ta phải lấy vải buộc ngón tay cho bà. Việc này xảy ra cô Ðinh cũng quên đi và cũng chẳng ai chú ý tới, dùng dao sắc đứt tay là chuyện thường.
Vài đêm sau ở xã Ngư Ðại có chuyện lạ ! Có người đang ngủ tại nhà, bỗng nhiên bị chọc tiết như lợn, tiết ồng ộc chả y ra và chết ngay trên giường. Mạng người là quan trọng, Lý Trưởng phải bẩm quan, quan đã phái lục sựới khám nghiệm điều tra. Cả làng xôn xao về vụ án mạng này. Anh Lập sựnhớ tới lời đạo sĩ căn dặn, nhưng anh còn hồ nghi không biết có phải chính con dao là thủ phạm vụ chọc tiết người chăng??
Một vụ án mạng thứ hai lại xảy ra khi vụ thứ nhất còn đang trong vòng điều tra. Nạn nhân thứ hai này cũng bị chọc tiết như nạn nhân thứ nhất. Mũi dao đâm chính xác khiến kẻ bị giết không kịp kêu. Lý Trưởng, Trương Tuần lại bận rộn, Quan trên lần này phái Chánh Tổng Bất Phí về tận nơi để điều tra. Nnh Lập nghĩ tới lời đạo sĩ nói con dao chỉ có thể giết người khi lưỡi dao bị dính máu người. Máu ai đã dính vào lưỡi daỏ Vợ chồng anh cũng như cô em gái có ai dám giết người mà bảo lưỡi dao đã nhuốm máu người. Mnh Lập hỏi cô Ðinh, anh ngỡ cô em đã gây lộn với ai rồi dùng dao đâm người ta chăng? Nếu điều này xảy ra việc phải ầm làng lên chứ đâu thể nào. Hay là kẻ bị đâm chỉ bị thương nhẹ rồi do sựàn hòa mà mọi sự#7893;n thỏạ
Thôi chắc là con dao đã bị dính máu người. Anh phải dùng ngay lá bùa của đạo sĩ đ꿠yểm con dao nếu không yêu tinh còn sát hại nhiều người nữa.
Vẻ lo lắng của anh Lập làm cô em ngạc nhiên. Vừa ngay lúc ấy vị hôn phu của cô tới thăm cô. Bằng một giọng thương mến cô trách anh sao lâu quá mới tới thăm cô. Bnh ta trả lời mắc bận, cô Ðinh vừa cười vừa nói đùa:
- Anh mà lạng chạng với cô nào đừng trách em sẽ cho con dao này lấy tiết anh.
Cô Ðinh thuận tay lấy con dao ở rổ ra chĩa vào người yêu để dọa đùa. Nào ngờ một sức mạnh vô hình đã đẩy tay cô đưa thẳng mũi dao vào cổ anh Trần.
Thấy tay cô Ðinh dưa thẳng mũi dao vềphía cổ họng mình, anh Trần ngửa người để tránh. Và lúc ấy cô Ðinh cũng cố ghìm tay mình lại, giữ không cho con dao có thể đâm tới người yêu. Một bên cố tránh, một bên cố ghìm dao lại vậy màmũi dao vẫn cứ đâm tới anh Trần. May là chỉ sượt qua vai làm rách áo và máu chảy chan hòa.
Cô Ðinh vứt vội con dao xuống đỡ lấy anh Trần, lấy thuốc lào rịn vào vết thương cho anh để cầm máu. Anh Lập đã chứng kiến sựiệc từ đầu tới cuới, anh mắng cô Ðinh sao lại có lối đùa chết người như thế.
Cô Ðinh mếu máo khóc nói cô chỉ đưa con dao ra để đùa voi anh Trần. Không hiểu sao con dao như cứ tự#273;ộng tiến tới muốn đâm vào cổ họng anh Trần. Cô phải hết sức cố gắng ghìm lại, nên mũi dao chỉ đâm sướt qua vai người yêu mà thôi.
Nghe cô em nói, nghĩ tới mọi vu án mang da xay ra, anh Lập đi tìm lá bùa mà trước đây đạo sĩ đã tặng, anh cất nơi ống hương. Nhưng khi lấy được ra, anh kêu cô em đưa cho mình con dao thì con dao đã biến đâu mất.Rõ ràng cô Ðinh vừa vứt con dao xuống đất, cả anh Lập và anh Trần đều trong thấy, giờ đây nó biến đi dâu nhanh vậy. Anh Lập nhớ lại chuyện bọn Trương Tuần kể cho anh nghe, con dao để ở sân nhà Lý Trưởng cũng đã tựnhiên biến mất.
Không tìm thấy con dao anh lai cất bùa dị
Con dao biến mất hẳn không tìm thấy nữa, cô Ðinh đi chợ bán thịt phải mua dao khác, và gia đình anh Lập cũng phải dùng con dao khác để lấy tiết mỗi buổi sáng khi giết lợn đi bán.
Nếu con dao chỉ biến mất, câu chuyện đã được kết thúc nơi đây. Nhưng nó biến đi để đêm nào trong làng Doi hoặc các làng lân cận cũng có những vụ kẻ gian tới chọc tiết lợn trong chuồng và cứ dăm ba ngày lại xảy ra một vụ chọc tiết người, không sao tìm ra được thủ phạm.
Các nhà chức trách làng xã, hàng tổng, hàng huyện đều xôn xao vì quá nhiều vụ án mạng.
Mọi vụ giết người, giết lợn này chỉ chấm dứt vào một buổi trưa, trời đang nắng bỗng nổi cơn dông, mưa đổ xuống, rồi một tiếng sét lớn đánh gãy đôi một cây đềcổ thu được trồng trên con Ðường giữa làng Doi và làng Gộị
Những người đi đến xem sét đánh nói rằng, cây đề gãy gục xuống và có máu chảy ra, người ta lại nhặt được ngay dưới gốc cây một con dao chọc tiết lợn chuôi rất sắc.
Anh Lập từ khi con dao biến mất và luôn luôn có những án mạng xảy ra, anh rất hối hận vì đã không nghe lời đạo sĩ yểm bùa và cất con dao đi. Nay được tin sét dánh cây đềvà dưới gốc cây có con dao anh mới yên tâm, không lo lắng những vụ án mạng khác xảy ra nữạ
Người ta nói rằng sau này anh Lập cố tìm chuộc lại con dao, yểm bùa cất vào rương để làm kỷ niệm gia truyền.
Kết Thúc

Cô Gái Bằng Kim Loại

Ðây là một câu chuyện của sự khủng khiếp. Nó đã xảy ra nhiều năm về trước nhưng tôi vẫn còn nhớ rất rõ ràng. Tôi sẽ không bao giờ quên được nó, và vợ tôi cũng vậy
Sau đám cưới, vợ tôi, Amelia và tôi đã đến Ðức.Chúng tôi ở tại một thành phố cổ của Nurnberg.
Tại Nurnberg, chúng tôi đã gặp được người Mĩ. Cũng? như chúng tôi anh ấy đang đi du lịch. Tên anh là Elias. Cả ba chúng tôi trở thành những người bạn tốt và đã cùng đi với nhau đến nhiều nơị Mỗi ngày chúng tôi dạo khắp thành phố xem các loại kiến trúc - chúng rất cổ và rất đẹp.
Kiến trúc cổ nhất ở Nurnberg là tòa lâu đàị Tòa lâu đài trụ ở trên cao ngây trung tâm thành phố. Từ lâu đài, du khách có thể nhìn xuống và ngắm cảnh thành phố ở dưới nó. Dưới chân lâu đài co một con mương, trước đó đã từng chứa đầy nước dùng để ngăn cách những người ở trong lâu đài và kẻ thù của họ. Nhưng bây giờ ở đây không còn nước nữa, nó đã khô cạn từ mấy trăm năm naỵ Thay thế vào đó là các loại cây ăn trái và những vườn hoa tuyệt đẹp. Con đường dẫn đến tòa lâu đài dài và dốc.
Một ngày nọ, Amelia, Elias và tôi đến xem lâu đàị Chúng tôi đi trên con đường dốc và nhìn xuống những khu vườn trong con mương ở dưới xạ Lúc đó đang hè và là một ngày nóng nực. Mọi người đang ngồi nói chuyện với nhau trong bóng râm. Ðó là một cảnh thật đẹp.
Chúng tôi leo lên đèo và nhìn lại con mương. Dưới xa, gần chân tường, có một con mèọ Ðó là một con mèo đen lớn và nó đang chơi với con của nó. Mèo con đang vồ chụp, đùa giỡn với cái đuôi của mẹ nó và cả hai mẹ con đều vui vẻ. Chúng làm chúng tôi cũng vui theọ
?Trông chúng vui vẻ làm saỏ Elias nói? Hãy cùng chơi với chúng?.
Elias cúi xuống và nhặt một cục đá.
?Nhìn này, tôi sẽ thả cục đá xuống, nó sẽ rơi gần mèo con, nó sẽ không biết là cục đá từ đâu lại có, việc đó sẽ đánh đố nó?.
?Hãy cẩn thận? Amelia nói, cô ấy có vẻ không vui và sợ hãi?Hãy cẩn thận, đừng làm đao con mèo con với cục đá đó?.
?Tôi không làm đau mèo con?. Elias trả lời? Tôi muốn chơi với chúng, tôi sẽ không làm chúng bị thương?.
?Nhưng khoảng cách quá xả Amelia nói? Nguy hiểm lắm?.
?ồ ! Không đâủ. Elias cười? Nhìn này, tôi sẽ thả cục đá xa mèo con và mẽ của nó?.
Elias nhoài ra ngoài và thả cục đá dọc theo bức tường. Chúng tôi đều nhìn xuống. Cục đá trúng mèo con và nó chết ngay lập tức.
Mèo mẹ nhìn lên, đôi mắt xanh lè của nó nhìn thẵng vào chúng tôị Sau đó nó nhìn đứa con đã chết và liếm xác con. Nó nhìn Elias một lần nữa, nó há miệng và nhe ra những cái răng bén nhọn, răng mèo mẹ nhuốm đỏ máu mèo con.
Ðột nhiên mèo mẹ cố sức leo vượt lên thành tường. Nó muốn đến chỗ chúng tôị Nó chỉ lên được một đoạn ngắn rồi rơi trở lại, nó rơi trúng xác con nó, lông nó nhuốm máu con nó và nó vô cùng kinh hãị
Amelia choáng váng, tôi đưa cô ấy vào ghế ngồi gần đó rồi trở lại bên cạnh Elias. Mèo mẹ đang cố gắng leo lên thành tường, nó muốn đến chổ chúng tôi, mỗi lần nó leo lên là bị rơi xuống, và càng lúc trong nó càng đáng ghê sợ hơn.
?Con mèo tội nghiệp đang điên lên? Elias nói?Ðó chỉ là một tai nạn. Tôi tiếc là đã ném đá. Tôi chỉ muốn chơi với chúng. Tôi đâu muốn giết con mèo nhỏ xinh đẹp kiả.
Amelia cảm thấy đỡ hơn sau giây lát. Cô ấy đến với chúng tôi và nhìn xuống. Mèo nhìn lên chúng tôi, nó nhìn Elias và cố leo lên lần nữạ
?Ôi con mèo tội nhiệp? Amelia la lên?Nó quá giận giữ, nó muốn đến gần anh, Elias và giết anh?
Elias cườ to khi nghe Amelia nói?Anh là người dũng cảm. Anh không sợ con mèọ Com mèo không thể làm anh bị thương? Con mèo nghe Elias cườị Ngay lập tức, nó không nhìn chúng tôi nữa và đến ngồi bên cạnh xác đứa con và liếm máu trên xác con nó.
Chúng tôi rời khỏi nơi đó và tiếp tục đến tòa lâu đàị Vừa đi chúng tôi vừa nhìn xuống, và cứ mỗi lần nhìn xuống, chúng tôi lại thấy con mèo nhìn chúng tôị Nó men theo chân tường. Lúc đầu, nó ngậm xác con nó, sau đó, nó đã giấu xác con ơ đâu đó rồi theo chúng tôi một mình.
Chúng tôi đi lêb con đường và đến cổng lớn. Từ cổng đó con đường mòn đẫn tới tòa lâu đàị ở ngay tầng trệt của tầng lâu đài có một khu vực rất nổi tiếng. Khu này gọi là Tháp hành hình. Tháp hành hình là nơi thứ vị nhất tại Nurnberg.
Chúng tôi vào tháp, chúng tôi là những người du khác duy nhất ở đâỵ Có một người đàn ông đang đứng trước cửa, ông là người hướng đẫn. Việc của ông là đưa du khác đi tham quan quanh tháp.
Trong tháp rất tối, chỉ có những ánh sáng le lói xuyên qua cửạ Chúng tôi bắt đầu leo lên các bật thang bằng gỗ và đầy bụị Ðầu cầu thang là một phòng lớn.
Có một vài cửa sổ nhỏ trên bức tường của căn phòng. Nhờ ánh sáng xuyên qua cửa sổ, chúng tôi có thể nhìn mọi vật trong phòng rõ hơn. Trên tường treo những thanh gươm rất lớn, muốn cầm phải giữ bằng cả hai taỵ Trên sàn, có nhiều loại đồ gỗ nhuốm máụ Hàng trăm nắm tóc, đầu của rất nhiều người đã bị chặt trên mấy tấm gỗ này với mấy cái rìụ
Khắp nơi là những dụng cụ kinh khủng. Những dụng cụ này đã dùng để hành hạ con người hồi xưa kiạ Vài cái ghế với gai nhọn trên đó, người ta sẽ bị thương khi ngồi lên đó; có những vòng sắc bao cổ con người, có một thứ trong giống như cái giỏ sẽ chụp lên đầu con người và siết chặt dần dần.
Tất cả những thứ này đều vô củng khủng khiếp. Sắc mặt của Amalia trắng bệch và cô ấy giữ chặt tay tôị
Trung tâm căn phòng, có một vật đáng sợ nhất và khủng khiếp nhất. Nó được gọi là cô gái bằng kim loạị Nó được làm bằng kim loại và có hình dáng giống người đàn bà. Nó bị phủ một lớp bụi dày và rất dơ, nó cũng đã cũ kĩ. Trước cơ thể bằng kim loại có một vòng cũng làm bằng kim loại và trong vòng có sơi dây thừng, đầu kia của sợi dây được cột vào cột gỗ trong phòng.
Người hướng đẫn chỉ cho chúng tôi xem cô gái kim loạị Ông kéo sợi dây và phần trước của cơ thể cô gái mở ra, nó giống như một cánh cửa nặng. Chúng tôi nhìn vào bên trong, có một chỗ đủ để cho một người vào đứng thẳng. Cánh cửa rất nặng, khi người hướng dẫn buông dây, cánh cửa đóng nhanh và chặt.
Chúng tôi nhìn vào phía trong của cách cửa kĩ hơn. Thật kinh sợ ! Ơ đấy có những gai kim loại dài và vô cùng sắc nhọn. Khi cửa đóng lại , một số gai sẽ đâm vào mặt người đứng bên trong, những gai khác sẽ xuyên qua tim và dạ dàỵ
Amelia nhìn thấy những cái gai, cô ấy quá sợ hãi nên bất tỉnh. Tôi đưa cố ấy ra ngoài và cùng ngồi với cô, sau đó cô thấy đỡ hơn và chúng tôi trở vào tìm Elias, anh đang ngắm nghía cô gái bằng kim loại rất chăm chú.
?Tôi muốn vào trong đó? Elias nói? Tôi muốn biết cảm giác ấy như thế nàọ Trước tiên, anh hãy trối chặt tay tôi lại với nhau và cả chân nữả. Elias nói với vẻ vui thích cực độ.?Chúng ta phải tìm vài sợi dây thừng?. Elias nói với chúng tôị
Elias nói với người hướng dẫn?Ðem đến cho tôi vài sợi dây thừng?. Người hướng dẫn không trả lời, ông không chịu đi, ông lặng lẽ lắc đầụ Elias lấy ra một số tiền và đưa cho người hướng dẫn?Ðây, cầm lấy số tiền này và đứng lo ngại gì cả?. Người hướng dẫn cầm tiền, lấy dây buộc hai tay Elias lạị
Kế đó Elias nói?Chờ chút đã, đừng trói chân tôi ngay bây giờ, tôi có trọng lượng nặng do đó ông không thể khiêng tôi vào trong đó đườc, tôi sẽ tự vào rồi sau đó ông hãy buộc chân tôi khi tôi đã ở trong.
Khi Elias nói với chúng tôi anh vào trong cô gái bằng kim loại, nó chỉ vừa đủ chổ không còn khoảng trống nào nữạ Amelia có vẽ sợ hãi, nhưng cố ấy không nói gì cả.
Người hướng dẫn buộc chân Elias. Bây giờ Elias không thể chuyển động được đã bị trói chặt. Elias rất vui sướng và anh cười với Amelia?Tốt thôi ! Bây giờ hãy từ từ đóng cửa lạỉ.
?Ô ! Không, không !? Amelia hét lên:?Tôi không thể xem anh được tôi không thể?.
Elias nhìn Amelia rồi nhìn tôi?Ðưa Amelia ra ngoài, cô ấy sợ, đưa cô ấy đi dạo đỉ.
Amelia không đị Cô nắm chặt tay tôi và run lên vì sợ hãị
Chậm, rất chậm, ngườỉ hướng dẫn thả sợi dây qua móc khóạ Cửa đóng từng chút một. Những gai nhọn từ từ lại gần mặt và cơ thể của Elias. Elias càng lúc càng vui thích khi gai đến càng lúc càng gần.
Sau vài phút, người hướng dẫn đã thả dây ra một đoạn ngắn. tôi quay sang Ameliạ Môi cô ấy trắng bệch, cô ấy không nhìn Elias, cô ấy nhìn chằm chằm vào nền nhà gần chân của cô gái bằng kim loạị Tôi nhìn theọ Con mèo đen đang ngồi ở đó. Ðôi mắt của con mèo lóe sáng, trên bộ lông của nó vẫn còn dính máụ
Tôi hét lên?Nhìn kìa, con mèo !?.
Con mèo đứng dậy trong nó rất dữ tợn.
Elias nhìn con mèo và cười lớn?Nó đã theo chúng ta đến đây à, nếu nó đến gần tôi, anh đá nó giùm tôi, tôi không thể củ động?.
Ngay lúc đó Amelia ngất đi, tôi vòng tay ôm lấy đôi vai Amelia, lay cô ấy tỉnh lạị
Củng lúc đó, con mèo thét lên một tiếng lớn. Nó nhảy đến nhanh như cắt. Nó không nhảy đến chổ của Elias. Nó nhảy đến người hướng dẫn, nó cào mặt ông ta với những móng vuốt dài và nhọn của mình. Móng của nó đâm vào mắt ông ấy rồi dần dần xuống gò má. Gò má của ông bị toét rạ
Người hướng dẫn gào thét. Ông nhảy lùi lại phía sau và thả dây rạ Sợi dây thừng chạy qua móc khóạ Elias nhìn thấy sợi dây chạy nhanh qua trước mặt. Trong giây phút, anh có vẻ rất kinh sợ. Mắt anh nhìn chằm chằm về phía trước, môi anh động đậy, nhưng không một tiếng nào được thốt rạ Cánh cửa sập và đóng chặt lạị
Tôi kéo cánh cửa rạ Khi cửa mở, những gai nhọn rút ra khỏi cơ thể của Elias và anh rơi xuống sàn nhà. Mặt anh trông vô cùng khủng khiếp.
Tôi vội đến bên Amelia, tôi đưa cố ấy ra ngoài trời, tôi không muốn vợ mình nhìn thấy xác của Elias. Nó rất khủng khiếp.
Sau đó, tôi chạy trở lại căng phòng. Con mèo đen đang ngồi cạnh đầu của Elias. Nó đang gào lên rất to và liếm máu trên mặt của Elias.
Tôi bước nhanh đến bức tường và lấy xuống một thanh gươm lớn. Với tất cả sức lực của mình, tôi giơ cao thanh kiếm lên đầu và thả nó rơi xuống đột ngột.
Tôi đã đúng khi giết con mèọ Tôi chắc chắn là thế, không ai có thể cho rằng tôi độc ác.
Kết Thúc

Ngôi nhà ma ám ở San Diego....!

Căn nhà 'quỷ ám' lừng danh
Căn nhà của gia đình Whaley bị ma ám đến kinh dị, từ nóc nhà đến tầng hầm, từ sáng tớí khuya, không phải “ám” trong ngày lễ Halloween mà là 365 ngày đêm trong một năm!
Vào mùa thu năm 1852, Thomas Whaley trong một góc tối tăm của San Diego, đứng nhìn cuộc xử trảm một tên cướp tên là Yankee Jim bị treo cổ do tội ăn cắp vặt trên một chiếc tàu. Không hiểu lúc đó ông Whaley có ý nghĩ gì, nhưng hình như ông không bận tâm, bằng cớ là chỉ 5 năm sau, ông ta cho xây một căn nhà ngay trên miếng đất mà tử tội Yankee Jim treo tòn ten.Whaley, vợ ông và hai đứa con dọn vào ở trong ngôi nhà mới và …Yankee Jim cũng dọn theo ở luôn với họ.
Chỉ một thời gian ngắn sau, những bước chân nặng nề vang dội của tên cướp chết treo làm cả nhà chết khiếp vì sợ. Mọi chuyện càng lúc càng trở nên tồi tệ: người con gái 22 tuổi của họ tên Violet, sau một cuộc ly dị đau đớn với chồng, đã tự bắn vào ngực bằng khẩu súng lục tự sát. Sau này khi cả hai ông bà Whaley qua đời, cả nhà họ biến thành…ma trở về ám căn nhà cùng với tên tướng cướp Jim. Ngay cả con chó tên Dolly Varden của họ khi chết cũng trở thành… ma chó và cũng trở về ám căn nhà thường xuyên.
Trong nhiều năm sau đó, căn nhà xinh đẹp bằng gạch đỏ nằm trong khu phố gọi là Old Town của San Diego trở thành một nhà kho, một tòa án và một nhà hát kịch, trước khi nó biến thành nhà Bảo Tàng vào năm 1960.
Hans Holzer, tác giả của hơn 120 quyển sách về các hiện tượng kỳ lạ trên thế giới, một trong các tác giả được kính trọng về lãnh vực các “hình ảnh ma quái”, nhận xét: “Căn nhà Whaley là một trong những căn nhà “ma ám nặng nề” nhất thế giới”. Ông đã đi thăm căn nhà rùng rợn này 3 lần. Trong 1 lần thăm viếng như thế, ông thấy được hình ảnh của bà Whaley xuất hiện trong cái áo đen vải kẻ sọc xuất hiện trong phòng.
Dean Glass, hiện nay đang là nhân viên chăm sóc Bảo Tàng cho biết, quan khách đến thăm nhà Bảo Tàng này chứng kiến… ma xuất hiện thường xuyên. Đó có thể là các gương mặt mơ hồ sương khói, tiếng đàn organ, gió lạnh thổi qua bất ngờ, khói thuốc xì gà bay cao... vào lúc trong nhà không có ai hút thuốc. Violet được thấy ngồi khóc âm thầm trong một nơi không xa chỗ cô đã tự sát trước đây.
Có một lần ông Glass thấy tận mắt đột nhiên cây đèn chandelier… đánh võng trước mặt ông trong vòng khoảng 3 phút rồi dừng lại từ từ. Một buổi sáng mùa đông năm ngoái, khi ông mở của vào nhà thì giật bắn người vì thấy một bóng người ở đầu cầu thang. Ông kể: “Tôi thấy một bóng rất đen, đầu đội một cái nón rộng, chồm người qua các thanh gỗ cầu thang và... nhìn thẳng vào tôi chằm chằm”. Một thoáng sau khá nhanh, gương mặt này biến mất.
Khi ông Glass trở ra nhìn bất chợt lên một tấm ảnh gia đình của ông Thomas Whaley khi ông ta được hai mươi tuổi treo ở một góc, ông giật bắn người. Ông nói: “Gương mặt người trong ảnh giống hệt với gương mặt hồn ma xuất hiện khi nãy..”
Nếu bạn ở Mỹ và thich thăm viếng các ngôi nhà ma danh tiếng thì ngoài căn nhà ở San Diego, còn 3 điạ điểm danh tiếng khác mà bạn nên thăm qua, đó là nhà đèn pha Ledge Lighthouse ở New London, tiểu bang Connecticut, căn trại thôn quê Mathias Ham ở Dubuque, tiểu bang Iowa và nhà hàng Ashley ở Rockledge, tiểu bang Florida. Nhà hàng này rất đáng cho bạn vào ăn, vì có khi người waiter ra chờ bạn order là một…con ma chính hiệu. Bạn chọn món ăn xong, anh ta vui vẻ chào bạn và từ đó bạn chờ các món ăn đến…thiên thu.
Kết Thúc

Kẻ Báo Tin Dữ

Ít ai sống ở vùng Ngã Ba Ông Tạ vào khoảng thập niên 60s mà không biết danh của Thầy Bảy! Thầy Bảy sống trong một căn nhà ba tầng khá khang trang! Thầy tuy đã trên 50 mà vẫn chưa có vợ con gì cả ! Ai cũng cho là Thầy rất cô đơn một mình trong căn nhà 3 tầng to lớn này! Ai có hỏi thì Thầy chỉ cười nói là nghề của Thầy chưa cho phép Thầy lấy vợ! Nghe tên của Thầy ta cũng có thể đoán được Thầy làm nghề gì rồi! Thầy chuyên lo việc bói toán! Từ coi tướng, chỉ tay, bói bài, giải mộng, và ngay cả chiêm tinh Thầy bao thầu hết!
Ta không ngạc nhiên khi thấy Thầy ngày càng khá giả hơn! Chỉ khi nào không còn đàn bà trên thế gian này thì ngày đó Thầy mới sợ đói mà thôi! Chính Thầy cũng biết là mình sống nhờ vào lòng tin của các bà! Bọn đàn ông thì cả năm trời may ra mới thấy mặt một mống xin coi về công danh sựghiệp! Nếu ai cũng như bọn dàn ông hết thì có lẽ thầy đã bỏ nghề lâu rồi!
Thầy cũng như các nhà bói toán khác! Nghĩa là "bói ra ma quét nhà ra rác" mà thôi! Nhưng Thầy được tiếng hơn họ nhờ Thầy đoán trúng nhiều hơn! Bí quyết của Thầy là dùng tâm lý để đoán cho khách hàng của Thầy! Thí dụ có lần một người đến xin giải mộng, bà ta nằm mơ thấy heo kêu! Thầy đoán là bà ta sắp được mời ăn tiệc! Quả đúng như vậy tuần đó bà được mời đi ăn đám giổ của một người bà con! Tuần sau bà ta lại tới xin giải mộng, nói là bà lại mơ nghe tiếng heo kêu! Lần này Thầy bảo là phải cẩn thận kẻo bị đánh! Bà nọ ra về! Quả đúng như lời Thầy cảnh cáo, mấy hôm sau bà đi chợ ngang qua chổ hàng cá, hai bà bán cá chửi lộn rồi đánh nhau! Họ lấy đòn gánh phang nhau, nhè đâu trúng bà một cái lổ đầu phải đi nhà thương! Tiếng Thầy coi hay đồn xa nên các bà ở các vùng khác đua nhau tới xin Thầy coi cho! Họ đâu biết là Thầy chỉ dựtheo tâm lý mà đoán thôi: Theo Thầy thì khi lần đầu nghe heo kêu, tức là heo đang đói và chủ sẽ cho heo ăn! Còn lần thứ hai vẫn nghe heo kêu thì Thầy cho là heo đã ăn no mà còn kêu réo thì sẽ bị chủ đánh đòn! Mà ngờ đâu các điều Thầy đoán đều trúng phóc! Cũng nhờ đoán đúng nhiều vụ cho nên lúc đầu nhà Thầy cũng chỉ lụp xụp mà chỉ trong vòng năm bảy năm Thầy đã xây được căn nhà 3 tầng khang trang như hiện nay!
Nhưng nếu chỉ có thế thì cũng chẳng có gì đáng nói! Bất quá Thầy chỉ có danh hơn các ông Thầy khác thôi! Nhưng cái điều mà làm cho Thầy nổi danh, ở thập kỷ 60, là cái danh hiệu "Kẻ báo tin dữ!" Có một thời mà dân chúng tại Saigon và vùng phụ cận đều sợ hãi mỗi khi nhắc đến tên Thầy! Mỗi khi nhấc điện thoại lên hỏi "Xin lỗi ai ở đầu giây đó?" Và nếu người ở đầu giây kia trả lời "Tôi là Thầy Bảy đây! Xin cho nói chuyện với ông/ bà...." là chủ nhà cảm thấy mình đã mang vận mạt vào thân rồi! Từ chết tới bị thương thôi! Mà như có một ma lựnào đó khiến người được gọi có muốn cúp máy cũng không được! Cái ma lựđó làm cho người ta tò mò muốn nghe việc gì mà Thầy Bảy muốn báo cho mình! Dù đó toàn là việc xấu không thôi! Cảnh sát cũng nhận được những cú điện thoại từ văn phòng Thầy, báo cho họ biết nơi xảy ra tai nạn của nạn nhân! Hoặc báo cho họ biết sựì sẽ xảy ra cho các nạn nhân nếu nhà các người này không có điện thoại!
Ddặc biệt là những sựiệc xấu này xảy ra như là các tai nạn! Không một dấu vết gì để lại để có thể tìm ra hung thủ hay quy về một người đáng nghi nào cả ! Trong hầu hết các vụ án này, cảnh sát đều phải làm biên bản là do tai nạn, hoặc chờ bổ tuc' các chi tiết trong khi đợi điều tra thêm! Cảnh sát đặt một nhóm đặc biệt để theo dõi chuyện này, và một toán khác chuyên theo dõi việc làm của Thầy Bảy từng bước một! Họ cũng mời Thầy về sở cảnh sát đô thành để hỏi cung mấy lần, nhưng lần nào Thầy cũng chỉ nói là có một thế lựvô hình nào đó chỉ cho Thầy biết số điện thoại, và cho Thầy thấy các điều sẽ xảy ra cho các nạn nhân! Thầy chỉ muốn kêu để giúp họ tránh cái thảm họa sắp xảy đến cho họ mà thôi! Nhưng hình như vô hiệu! Cái thế lựvô hình đó hình như muốn Thầy kêu, và như để chứng tỏ là nó có mãnh lự làm hại kẻ khác mà chính quyền không làm gì được nó cả ! Cảnh sát làm việc dựtheo khoa học nên làm sao họ tin được các lời Thầy Bảy nói! Họ tin là Thầy có liên hệ gì đó với bọn giết người chuyên nghiệp kia! Có thể là Thầy mướn bọn đó làm ra các việc kia rồi làm bộ gọi báo để mọi người cho là Thầy tinh thông mọi việc, ngỏ hầu làm mọi người tin vào tài Thầy mà kéo đến xem bói đông hơn, và Thầy sẽ làm giàu vì cái danh tiếng này!
Nhưng thật ra cái tin đồn Thầy là "Kẻ báo tin dữ" hại Thầy nhiều hơn là giúp! Các bà sợ không giám tới nhờ xem bói nữa! Họ sơ. Thầy sẽ báo cho họ các tin dữ trong gia đìnmh họ! Công việc của Thầy càng ngày càng ế ẩm! Thầy chỉ còn việc ngồi chơi trước bàn làm việc, mắt dòm chừng cứ sợ quyển điện thoại mấp mô tựở trang và chỉ tên kẻ sắp bị tai nạn! Cái việc chờ đợi này nó làm căng thẳng thần kinh của Thầy hết mức! Hơi nghe một tiếng động dù mạnh hay nhẹ cũng đủ làm cho Thầy bị giật bắn người lên!
Một hôm kia, Thầy đang ngồi ở bàn làm việc thì cuốn sổ điện thoại niên giám tự#273;ộng lật từng tờ, rồi ngừng tại trang có quảng cáo của cửa hàng bán xe gắn máy và phụ tùng xe Honda! Cái số điện thoại trên trang ấy cứ nhấp nháy đập vào mắt thầy! Thầy thấy ông chủ hảng bị xe đụng chết ở trước cửa hàng đúng 6 giờ chiều! Thầy cố chống chọi với cái cám dỗ để khỏi cầm máy kêu người chủ tiệm như Thầy đã làm như các lần trước kia! Thầy biết là mình đang bị cảnh sát theo dõi, và họ không tin vào các điều Thầy đã nói cho họ nghe! Thầy đã chống cựại cái thế lựvô hình cho đến gần 5 giờ chiều! Tuy thế tình con người vẫn cao hơn sựợ hãi! Thầy không muốn một người nữa chết mà không biết vì sao mình chết! Thầy nghĩ có lẽ ông ta sẽ tin ta hơn nếu ta đến tận nơi để khuyến cáo ông ta đừng ra khỏi nhà vào lúc 6 giờ là xong chuyện! Thế là Thầy lấy xe Honda phóng về hướng cửa tiệm đó! Còn cả tiếng đồng hồnữa, dư sức để Thầy tới đó và nói cho ông chủ tiệm biết điều nguy hiểm đang chờ đón ông ta! Nhưng mới chạy được một đoạn đường thì phía trước có tai nạn xe cộ! Xe kẹt cứng đường! Muốn tới hay lui gì cũng không được! Khi đường đã được giải tỏa xong thì chỉ còn có 7 phút là tới 6 giờ chiều! Thầy rồ ga phóng vội đi! Cứu người như cứu lửa mà! Khi Thầy vừa phóng tới trước cửa tiệm thì thấy ông chủ tiệm đang đuổi theo một thanh niên miệng la "Bắt nó, bắt nó! Nó ăn cắp đồ trong tiệm tôi!" Tên trộm phóng băng đại qua đường, ông chủ rượt theo, cũng là vừa lúc Thầy chạy tới đó, và ông ta đã lao ngay vào đầu xe của Thầy! Ông ta bị hất văng và đập đầu xuống đất chết tươi! Chuông nhà thờ gần đó bắt đầu đổ cho lễ 6 giờ chiều! Cảnh sát đến bắt Thầy về đồn làm biên bản! Thầy bị nhốt mấy ngày nhưng cuối cùng được thả vì nhân chứng cho biết là ông chủ tiệm tiếc của đuổi theo tên trộm và lao đầu vào xe của Thầy! Thầy biết là thế lự vô hình muốn cảnh cáo Thầy về việc cãi lại sựai khiến của nó !
Một hôm khác, quyển điện thoại lại mở ra từng trang và dừng lại tên một chủ tiệm bán gương (kiếng) Cái số điện thoại cứ chớp chớp trước mắt Thầy như mời gọi, như chọc giận, như thách đố Thầy! Thầy cố nhắm mắt để không nhìn thấy nó nhưng cũng không xong! Ddến trưa Thầy đành cầm máy kêu bà chủ tiệm để báo là đúng 3 giờ chiều nay, bà đừng đứng gần một tấm gương nào hết! Nếu không nó sẽ rớt xuống gây tai nạn cho bà! Bà chủ tiệm nghe tiếng Thầy thì sợ điếng hồn! Tuy sợ nhưng cũng cám ơn việc Thầy báo cho biết trước để đề phòng! Bà vội đóng cửa tiệm và vào nhà nghỉ ngơi! Khoảng gần 3 giờ bà đi vào phòng tắm! Ddang xối nước thì bổng đâu đánh xoảng một tiếng! Cả một mảng kính to ở cửa sổ tròn trên vách phòng tắm rơi xuống cắt đứt bay ba ngón tay trái của bà! Bà vơ mặc vội quần áo rồi cầm ba ngón tay của mình chạy ra kêu cứu ầm ỉ ! Chồng bà vội lấy xe chở đi bệnh viện để cấp cứu! Nhưng các bác sĩ chỉ nối các ngón tay cho bà nhưng không thể nối các gân, thần kinh được! Bà bị tê liệt ba ngón tay từ đó! Mảnh kính trong phòng tắm bể xuống vì bọn trẻ con chơi ném nhau chẳng may một hòn đá bay lạc vào cái cửa kính ngay phòng tắm! Một lần nữa cái thế lự vô hình lại thắng!
Riết rồi ai cũng sơ. Thầy! Ngay cả việc tránh nhìn thấy Thầy! Họ sợ lỡ thấy và Thầy phán cho một câu là đi đời nhà ma! Trước kia, ai gặp Thầy cũng chào hỏi, nay thấy Thầy xa xa là họ tìm cách lẩn đi rôì! Thầy cảm thấy cô đơn thật sựVà cảm thấy như bị tù ngay chính trong căn nhà mình! Sựô đơn cộng với nỗi lo sợ cho tương lai của mình khiến cho Thầy phải tìm cách trừ khử đi cái thế lựvô hình đang bám theo ám ảnh Thầy! Thầy xuống vùng Châu Ddốc, lên tận núi Thất Sơn để nhờ các sư ông tu ở trên chùa cứu giúp! Các vị chân tu này đã nổi danh là trừ khử được các tà ma ám ảnh! Các vị sư bèn làm đàn cúng trừ tà cho Thầy! Sau cả buổi tụng kinh và làm phép, họ nói là đã thâu bắt được tà ma rồi! Từ nay yên tâm về sinh sống! Không ai theo khuấy phá nữa! Thầy mạn phép hỏi tà ma đó là ai mà theo ám ảnh Thầy và chọc tức nhà cầm quyền! Vị sư chủ trì cho biết đây là hồn ma của một tên cướp khét tiếng ở Khánh Hội, đã bị cảnh sát vây bắt và bắn chết trong một vụ cướp ngân hàng! Hồn hắn vẫn còn thù hận, và chưa siêu thoát được nên về để trả thù!
Từ hôm đó trở đi, Thầy Bảy không còn gọi điện thoại để báo tin xấu nữa! Nhưng cái danh "Kẻ báo tin dữ" kia vẫn bám theo Thầy! Làm Thầy không thể làm ăn gì được nữa! Khách vẫn sợ không giám tới nhờ coi bói! Thầy quyết định giải nghệ, bán nhà, và về Cần Thơ mua một mảnh vườn sống cho tới tuổi già! Từ đó dân vùng Saigon, Gia Ddịnh cũng dần quên đi tên Thầy Bảy! Cái tên mà một thời đã làm cho họ sợ hãi mỗi khi nhắc đến! Và không còn ai phải bị giật mình mỗi khi nghe tiếng chuông điện thoại reo vang nữa!
Kết Thúc

Ba Chàng Sinh Viên Trong Căn Nhà Ma

Thưa các bạn vụ án ma quái: "TÔI BỊ TAI HỌẠ.." coi như đã kết thúc.
Vì anh Minh Nguyễn ra đi qúa đột ngột, chúng tôi đã không làm gì kịp để cứu ảnh. Thành thật chi a buồn (Nếu các bạn có lời an ủi thì xin gởi về cho cô Mỵ Lan)
Nhưng không vì vậy mà chúng tôi nản chí. chúng tôi vẫn tiếp tục điều tra thêm những vụ án khác.

Diều-tra-viên "000000" tui vừa mới điều tra xong một vụ án ma quái nữạ Vụ án này có tên là " BA CHÀNG SINH VIÊN TRONG NGÔI NHÀ MA".
Hiện giờ tôi đang chuẩn bị bản tường trình cho vụ án mới nàỵ Các bạn có yêu cầu một "format" đặc biệt nào cho bản tường trình này thi xin đề nghị Tôi phải trình bày bảng tường trình như thế nàọ Hình ảnh, tang chứng... chúng ta có nên đưa ra cho bạn đọc cùng xem hay là không? v.v
Mong các bạn góp ý
Ghost story 1
Truyện này viết theo lời kể của một vị sỹ quan thuộc sư đoàn 21 BB, Quân Lực VNCH. Sự việc này xảy ra tại xã Phú Hữu, quận Phong Thuận , tỉnh Cần Thơ vào một đêm cuối mùa Thu năm 1974.
Tôi xin ghi chú một vài danh từ được dùng trong bài viết, vì có thể một số bạn không hiểu nghĩa của các từ này.
_ Ông thày: lính và hạ sỹ quan dùng danh từ này để gọi cấp chỉ huy của họ (thường là hàng Sỹ Quan).
_ Ngọn: nơi phát xuất con sông.
_ Vàm: nơi con sông đổ vào con sông khác lớn hơn, hay chổ con sông đổ ra biển.
_ Lều poncho: lều căng bằng áo mưa của lính (gọi theo tiếng Mỹ)
_Ta lọt: người lính được cắt đặt để lo việc cơm nước và chổ ngủ cho cấp chỉ huy của anh ta.
_ Quán cóc: Quán nhỏ bên đường hay cạnh các bờ sông , thường bán cà fê hay đồ nhậu.
_Cát Tê: là một loại bài mà con lớn hơn thì thắng con nhỏ hơn nếu trong cùng một nước bài ( thí dụ con già Bích thì ăn con bồi Bích ).
_ Đi tiền đồn: đi kích ở một vị trí trong vùng địch , thường là do một tiểu đội hay một trung đội đảm trách. Thường được coi là nhiệm vụ nguy hiểm.


Lúc đó tôi là một sỹ quan trẻ, giữ chức vụ đại đội phó cho một đại đội tác chiến của sư đoàn 21 bộ binh! Vào một ngày cuối mùa Thu năm 1974, tiểu đoàn tôi được lệnh tấn công vào một vị trí cố thủ của một tiểu đoàn địch trong "ngọn" Rạch Muỗi ! Sau một ngày ác chiến kịch liệt, chúng tôi vẫn chưa chiếm được mục tiêu! Đơn vị chúng tôi được lệnh rút ra ngoài "vàm" để nghỉ qua đêm, đồng thời tảI thương và đợi nhận thêm tiếp tế để sửa soạn cho cuộc tấn côngmới vào ngày hôm sau.
Trực thăng xuống tải thương nhưng không còn chổ nên xác của một binh sỹ tử trận đành phải bỏ lại để chờ được di chuyển bằng tàu tiếp tế vào ngày mai! Thế là ngoài việc canh gác bên ngoài, chúng tôi phải cắt thêm người trông chừng cái xác chết được đặt trên bộ ván ngựa trong căn nhà lá bỏ hoang gần đó!
Dưới ngọn đèn dầu mù mờ trên chiếc bàn vuông giữa nhà, bốn chúng tôi ngồi đánh bài Cát Tê để giết thì giờ! Tôi ngồi quay lưng lại bộ ván ngựa còn ba người kia ở vị thế có thể nhìn thấy cái tử thi !
Đến quá nửa đêm, người ngồi đối diện tôi bổng đứng dậy nói buồn đi cầu rồi bước ra không thấy trở lại. Chừng mười lăm phút sau, người bên trái tôi cũng đứng lên nói là đi tiểu rồi mất tăm luôn
! Năm phút sau, người bên phải tôi cũng rời bàn nói là ra ngoài hit' thở chút không khí trong mát ngoài trời và cũng chẳng thấy tăm hơi đâu !
Tôi ngồi chờ bọn họ trở lại, nhưng mắt tôi díu lại vì buồn ngủ ! Tôi đứng dậy mở cửa bước ra ngoài, rồi tiện tay kéo đóng cánh cửa lại.
Ngay lúc đó tôi nghe một tiếng "BỊCH" phía trong nhà ! Hơi ngạc nhiên vì tôi là người cuối cùng ra khỏi nhà , nhưng tôi nghĩ có lẽ chiếc ba lô treo trên vách rớt xuống đất nên cứ một mạch đến cái "lều poncho" mà người "tà lọt" đã căng sẵn cho tôi. Quá buồn ngủ tôi làm một giấc tới sáng, tôi chỉ tỉnh dậy khi tiếng ồn ào của các người lính khiêng đồ tiếp tế lên từ tàu.
Tôi đợi khi tất cả đồ tiếp liệu được khuân lên hết rồi mới gọi mấy anh lính theo tôi lên chiếc nhà lá để khiêng cái xác xuống tàu. Tôi đẩy cửa vào nhưng có vật gì cản phía trong ! Một anh lính phụ tôi đẩy mạnh cánh cửa. Tôi nhảy bật ra ngoài vì cái vật cản cái cánh cửa lại chính là cái xác chết mà chúng tôi đã đặt trên bộ ván !! Lấy lại bình tỉnh tôi la lớn:
_ (DM) Thằng nào chơi trò này ! Tao mà biết tao đá cho lọi giò luôn ! (DM) tới người chết mà tụi mày chẳng tha nữa hả !!!
Không một ai lên tiếng! Cuoíi cùng rồi thì cái xác cũng được mang xuống tàu chở về bệnh viện tỉnh Cần Thơ để chờ thân nhân đến lãnh về mai táng !!
Suốt mấy tháng trời tôi vẫn để tâm theo dõi xem tên nào chơi trò nghịch ngợm đó, nhưng không sao tìm ra manh mối ! Cho đến một ngày kia, tình cờ tôi và ba người canh xác bữa đó ngồi nhậu cùng nhau trong một "quán cóc" bên đường. Sau vài xị tôi mới nhắc lại sự việc xảy ra đêm hôm đó. Lúc này người bỏ đi đầu tiên mới rụt rè lên tiếng:
_ Tui nói thiệt với "ông thày" chứ bữa đó tui sợ muốn té đái ra quần luôn vậy đó !!
_ Sao vậy?! Tôi hỏi với giọng nhạc nhiên!
_ Không biết bữa đó tui có bị hoa mắt hông! Chứ thiệt tình thì tui thấy cái xác chết dơ tay lên để tay xuống mấy lần ở trên bộ ngựa! Tui sợ quá phải nói dóc là đi cầu để trốn ra ngoài! Tui sợ bị cười là nhát nên không dám nói cho ai biết về chuyện này hết !!
Đến đây người bỏ ra thứ nhì đằng hắng rồi lên tiếng:
_ Tui cũng thấy y chang như vậy đó ! Lúc đầu tui nghĩ là do buồn ngủ quá nên mờ mắt. Tui thấy nó dơ tay lên bỏ tay xuống tới mấy lần lận ! Trong bụng tui niệm Phật liên hồi ! Nhưng vẫn còn run , tui phải viện cớ để chuồn ra ngoài rồi không dám trở vô nữa ! Thiệt ra tui đâu có dám ngủ đâu! Chỉ sợ nó bò ra chổ tui thì chắc chết luôn quá !
Lúc này người thứ ba cũng phụ họa:
_ Tui thề với Trời Phật là bữa đó tui cũng thấy rỏ ràng là nó ngồi lên rồi nằm xuống hai lần ! Tui sợ muốn đứng tim luôn! Nhưng mang tiếng là lính mà chạy ra kêu là bị ma nhát thì thiên hạ cười chết! Tui đành lủi lẹ ra ngoài luôn! Sở dĩ tui không nói cho "ông thày" biết là vì tui nghĩ ông có đạo (Thiên Chúa) nên nó không nhát ông. Nó chỉ nhát tụi tui thôi! Lúc đó tui nghĩ là nó chỉ nhát một mình tui thôi, ai dè nó nhát luôn cả hai người này nữa !! Bây giờ nghĩ lại tui vẫn thấy nổi da gà !!
Tởn tới già luôn! Tui không bao giờ dám lãnh cái việc coi xác chết nữa đâu! Lần sau ông có đày tui đi "tiền đồn" một tháng thì cũng đành chịu thôi ! Xin "ông thày" tha cho cái việc đó đi !
Qua lời họ tôi suy ra cái tiếng động mà tôi nghe đêm hôm đó không phải là do cái ba lô rớt xuống mà là do cái xác chết ngã xuống (khi đuổi theo tôi) vì va vào cái cánh cửa do tôi vô tình kéo đóng lại khi bước ra ! Tôi cũng rởn tóc gáy khi nghĩ việc gì đã xảy ra nếu như tôi không đóng cái cửa lại!! Có lẽ cái tử thi đó đã chụp được tôi từ phía sau lưng rồi !! Thật là hú hồn !!!

(Chuyện này của Tam Tang. Tui lấy cho các bạn đọc dỡ buồn. Nếu được xin các bạn phân tích hoặc giải thích hiện tượng này)
Hello,
Phần cuối cùng làm tui hơi rợn tóc gáy một chút. Theo tui nghĩ thì có lẽ mấy người thức đêm canh buồn ngủ bị hoa mắt, hoặc họ ở trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, họ nghĩ là tử thi cử động cho nên nó... cử động thiệt.
Còn phần tử thi tại sao lại đi theo người cuối cùng thì tui nghĩ chắc lúc đó có con mèo nhảy qua xác chết truyền điện vào xác chết làm xác chết đứng dậỵ Tình cờ lúc đó người cuối cùng đứng dậy đi ra ngoài, xác chết bị hút theo cử động của người nàỵ Cũng may người này tiện tay kéo cửa lại, không sẽ bị xác chết đi theo cho tới khi nó hết điện trong ngườị
Có người đã bị chết vì người chết đứng dậy đi nàỵ Mèo nhảy qua, người chết bật đứng dậy, người canh xác chết sợ quá bỏ chạỵ Điện trong người sống hút theo người chết làm người chết... rượt theọ Chạy một hồi người sống vấp té, người chết chạy tới vướng vào rồi té đè lên ngườị Người sống kinh khủng quá, đứng tim... thành người chết luôn.
Nhân đọc chuyện ma quái, tui xin góp ý một chuyện... có thiệt qua lời kể lại của người anh:
Bạn của anh tui đi buôn lậu bằng xe lửa từ Sàigòn ra miền Trung, tạm gọi anh T.. Xe lửa ở VN chật chội, rất hầm, cho nên có một số người leo lên mui nằm dài ra ngủ.
Lúc đang ngủ anh T. tự nhiên nghe tiếng gọi í ới "Tới rồi, tới rồi!". Ảnh bật ngồi dậy và va vào vách đá của đường hầm - xe lửa sửa soạn đi vào đường hầm. Bị va vào đầu, anh T. văng té xuống đất ngất xỉụ
Người gác nơi cổng xe lửa đi kiểm tra nghe được tiếng rên rỉ của anh T.. Ông ta tới chỗ anh T. nằm, anh kể lại sự kiện và hỏi xin miếng nước. Người gác đi về nhà lấy nước uống, khi trở lại chỗ anh T. thì anh đã chết rồi!
Người ta báo tin về gia đình. Khi anh của anh T. lên nhận xác để đem chôn, người gác cổng xe lửa kể lại rằng khúc này rất nhiều người bị chết vì... nghe tiếng gọi tới rồi đúng ngay lúc xe lửa bắt đầu đi vào đường hầm.
Các bạn có nghĩ rằng người đã chết rồi muốn đi đầu thai, nên đánh thức người sống đang ngủ dậy để chết thế mạng không? Hm, số anh T. đáng lẽ chưa chết nếu VN kỹ thuật tân tiến chẳng hạn như có điện thoại gọi xe cấp cứu như 911 bên Mỹ vậỵ Nếu vậy thì... chẳng có chuyện kể hôm nay, phải không?
Kết Thúc

Ma Trên Đất Mỹ

Người viết: Tác giả Nam Huỳnh (PHT). Cựu SQ QLVNCH, sang Mỹ trong diện H.O:12, từng làm việc ở tiểu bang IDAHO, hiện cư trú tại GARDEN GROVẸ
- o O o -

Tác giả Nam Huỳnh, cư trú tại Garden Grove, lần này góp một bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt về gặp ma ở Mỹ. Ông viết "Đây là những chuyện hoàn toàn thật, nên xin được phép không nêu rõ địa danh và vị trí, để không phạm pháp quy và không làm phiền cho gia chủ. Tại Mỹ về chuyện Ma thì có phim "The Ghost" căn nhà Ma ở Los Angeles... ngay ngã tư Hazard & Euclid trước năm 1994 vẫn còn căn nhà Ma, nhưng nay đã bị phá bỏ." Mong sẽ có thêm những bài viết mới của Nam Huỳnh và các quí vị khác.
- o O o -

Năm 1994 là năm mà nền kinh tế Orange County bị bế tắc trầm trọng, nạn thất nghiệp gia tăng... đó là nguyên nhân đã khiến cho hàng loạt người đã rời bỏ nơi đây để tìm sinh kế nơi các tiểu bang khác. Trong dòng người ra đi tìm sự sống có ba anh em tôi!
Chúng tôi lái xe đến Fort Smith thuộc miền Bắc tiểu bang Arkansas vào đúng nửa đêm... sau 3 ngày đêm vượt hơn 2000 miles. Tất cả chúng tôi đều quá mệt mỏi, nên đã quyết định đậu xe trong khuôn viên của một "Gas Station" để ngủ, chờ sáng...
Sáng hôm sau, chúng tôi đi tìm thuê Apartment ở khu downtown của thành phố. Đang dọ hỏi đường đi, chúng tôi lại gặp một nhóm gồm 4 người, cũng từ Orange County ra đi như chúng tôi, họ gồm có đôi vợ chồng trẻ, và hai thanh niên, bạn của đôi vợ chồng này...
Cùng chung cảnh ngộ, nên dễ cảm thông nhau, và đồng kết bạn và cùng thuê nhà ở chung.
Chúng tôi thuê được 1 phòng của Fourplex có 1 bath 1 bedroom. Trong bathroom để cho 3 thanh niên, ngủ ở living room thì có cặp vợ chồng trẻ, tôi và cô em gái tôị Chúng tôi cùng apply xin việc tại công ty OK Food.
Ca 1 (shift 1) 5 người trong đó có tôị
Ca 2 (shift 2) chỉ có một mình Hùng (do Hùng xin vì hắn ta không thức sớm nổi).
Hằng ngày từ 3:00Am, chúng tôi phải thức dậy lo chuẩn bị đi làm (Theo xe ủi tuyết, đến Parking của hãng ngủ tiếp trên xe, chờ đến 5:30 am vào ca). Riêng Hùng, hắn ta ngu đến 2:00 Pm mới vào ca
2. Phần cô em gái tôi, vì dị ứng với thời tiết mùa Đông nên bi cảm cúm luôn nên phải ở nhà lo cơm nước cho mọi ngườị
Ba ngày nơi căn nhà trọ trôi qua thật yên lành. Sáng ngày thứ tư, khoảng 8:30 am Duyên (em gái tôi) đang chuẩn bị lo thức ăn nơi nhà bếp, cô giật mình vì nghe tiếng la ú ớ của Hùng trong phòng ngủ..
Cô chạy đến đập cửa phòng gọi Hùng khoảng 10 phút sau mới có tiếng trả lời và Hùng mở vội cửa chạy ra, nhớn nhát và có vẻ hồi hộp chạy thẳng ra living room ngồi xuống nền thảm, nói với Duyên rằng:
-Anh ta bị "Ma" đánh, đuổi anh ta...
Duyên cũng có phần lo lắng, nhưng cô cố trấn tĩnh và khuyên Hùng ráng bình tĩnh để mà họp tất cả anh em lại để hội ý cùng quyết đinh. Hùng quyết định, ngay hôm nay Hùng nghỉ việc, ở nhà chờ 5 anh em chúng tôi đi làm về để bàn bạc.
Mọi người tắm rưả xong là vào ngồi tại living room để nghe Hùng kể:
-Từ đêm đầu tiên vào nhà này, liên tiếp cho đến hôm nay là ngày thứ tư, mỗi đêm Hùng đều mơ thấy một người đàn ông Việt Nam, mặt tròn, đầu hói, luôn luôn với nét mặt nhăn nhó,
cau có đến nói với Hùng rằng: đây là phòng của ông ta và ông ta yêu cầu Hùng phải rời khỏi nơi đây!
-Chuyện trong mơ, theo Hùng nghĩ: đó chỉ là dị mộng... nhưng đêm nào cũng xảy ra như thế, cho đến sáng nay là lần thứ tư, Hùng thấy ông "ma" này nổi giận, mắng chửi Hùng và xô anh ta té từ trên giường xuống sàn nhà...
Hùng la ú ớ, khi nghe tiếng đập cửa của Duyên, Hùng mới tỉnh giấc và thấy mình đang nằm dưới sàn nhà cách xa giường ngủ khoảng 1 yard! Và khắp thân thể đều bị ê ẩm! Nhưng cố bò lại mở cửa chạy ra ngoài... !
Câu chuyện của Hùng vừa kểà xong, thì tiếp đến Lê và Thư, hai thanh niên cùng phòng với Hùng cũng nóị Đêm nào hai em cũng nghe có tiếng động như có người đị Có tiếng nước chảy trong bathroom, có tiếng soong, nồi, chén, dĩa va chạm nhau ở nhà bếp...
Còn Lê nói:
-Có đêm thức giấc đi tiểu, thì dường như có bàn tay nào đó sờ vào lưng Lê, còn Thư thì kể:
-Lúc đang tắm thì nghe có tiếng gõ cửa và có tiếng người hối Thư tắm nhanh cho anh ta vào tắm... Lật đật tắm lẹ để nhường phòng tắm... nhưng khi xong trở ra, Thư hỏi mọi người thì ai cũng tắm rồi cả.
Thư và Lê còn cho biết, có lúc nằm còn xem Tivi nhưng họ cảm thấy có ai đó khiêng cái giường họ lên... khi họ ngồi dậy thì cái giường rớt xuống nền nhà nghe thành tiếng "cụp". Mọi sự việc đã xảy ra trong suốt 4 ngày qua... tất cả 3 thanh niên đều nghĩ "Không phải là ảo tưởng mà là sự thật"nên họ đều sơ...
Do đó đêm nay tất cả đều ra nằm ngủ chung ngoài living room. Một đêm an toàn ngủ tại living room đã làm mọi người an tâm trở lạị
Đến đêm thứ bảy, weekend đầu tiên, chúng tôi quây quần bên nhau tại living room người xem tivi, người đọc báo, hai cô gái thì trò chuyện về cuộc sống hôm naỵ Chờ xem bản tin 9:00 Pm của đài ABC băng tầng số 4 xong, thì mới tắt neon đi ngủ...
Bỗng tất cả chúng tôi đều giật mình khi nghe tiếng xã nước trong bath room, như có người đang tắm.
Mọi người, nhất là 2 cô gái rất sợ hãi...
Tôi quyết định lấy cây đèn Pin bảo Hùng và Thư theo tôi, còn Lê ở lại living room với 2 cô gáị.bath room hoàn toàn khô ráọ
Không còn nghe tiếng nước chảỵ Đêm đó, hầu như mọi người đều mất ngủ, chỉ riêng tôi còn ngủ được một chút ít. Cứ mỗi lần có ai cần đi tiểu, thì lại đánh thức tôi dậy để đưa dẫn giùm... khiến tôi cũng chỉ ngủ được rất ít..!
Sáng chủ nhật, tôi quyết định cùng nhau đi chợ mua ít thực phẩm, về nấu mấy món ăn cúng người khuất mặt!
Tôi khấn người khuất mặt nhận phần cúng này, chúng tôi dâng cúng với lòng chân thành, cầu xin người tha thứ và độ trì cho chúng tôi: những người tỵ nạn đầy khó khăn nơi xứ lạ và vì cuộc sống, vì việc làm nên phải tha phương cầu thực và lưu lạc như thế nàỵ Cầu mong "người" thông cảm cho hoàn cảnh và đừng làm cho chúng tôi sợ nữa, tôi cũng khấn hứa rằng: đi tìm thuê nhà khác với sự phò trợ của "người".
Cúng xong, chúng tôi dọn ra ăn thật vui vẻ, bỗng cô em gái tôi nói với mọi người:
- Ông ta bảo rằng: ông là người Việt Nam di tản sang Mỹ hồi 30 tháng 4 năm 75, ông cũng là công nhân của hãng thực phẩm này, ông làm shift 1, vợ con ông làm shift 2. Khi ông đi làm về nhà, thì vợ con ông đã đi làm, ông tắm rửa xong, ông bị chóng mặt quá, ông cố lết vào phòng thì té cạnh giường chết vì đứt mạch máu nãọ.đến ngày hôm sau vợ con ông mới phát giác...
Nghe xong câu chuyện, ai cũng bùi ngùi cho ông, gia đình ông và ngay cả thân phận chúng tôi (có điều xin ghi chú: Cô Duyên, được hồng ân Thiên Chúa cho nên Duyên nghe được tiếng người chết nói).
Ngay chiều hôm đó, Hùng xuống phố Downtown chơi, gặp một người Việt Nam cùng làm chung hãng chỉ cho chúng tôi thuê được một townhome cách căn nhà "Ma" khoảng nửa miles.
Trưa thứ hai từ hãng ra về chúng tôi dọn nhà ngaỵ Chúng tôi báo cho bà chủ nhà về việc chúng tôi "moved" chưa hề có ý định xin lại bớt tiền nhà, thế nhưng bà chủ đã sẵn sàng bớt lại cho chúng tôi 20 ngày, và chỉ yêu cầu chúng tôi đừng bao giờ tiết lộ về tin tức "căn nhà ma" của bà...
Chúng tôi làm việc cho OK Food được 6 tháng, thì hãng bắt đầu suy xụp, vì ảnh hưởng chung của nền kinh tế Mỹ. Mỗi tuần chỉ làm có 3 ngày, do đó cuộc sống chúng tôi lại bị khó khăn, nên chúng tôi bắt buộc phải rời thành phố đầy băng tuyết này để đi tìm sinh kế nơi khác.
Cuối năm 1995, chúng tôi được người bạn ở San Francisco gọi lên và giới thiệu cho 3 anh em chúng tôi làm quản gia một "Tòa lâu đài" và quản lý nhà hàng. Được bà chủ nhà (Tòa lâu đài và nhà hàng) đã vui vẻ, lịch thiệp ân cần đón tiếp chúng tôi với lòng tha thiết, bà cũng ưu ái trả lương rất là vừa phải, bao ăn, ở tại tòa lâu đàị
Sau khi mời chúng tôi ăn lunch tại nhà hàng, bà đích thân đưa chúng tôi về tòa lâu đài lúc 1:00 PM để chúng tôi nghỉ ngơi ít hôm, trước khi bắt tay vào việc.
"Tòa lâu đài" sừng sững trên một ngọn đồi, nhìn xuống trước mặt là một hồ nước khá to, chung quanh "lâu đài" là một dãy Apartment khá sang trọng, bên trong bức tường bao quanh tòa lâu đài là những "vườn hoa muôn sắc" thật là rực rỡ thanh taọ.!
Tòa lâu đài có diện tích khá rộng, trên 25,000 sqft nằm trong một khu vườn rộng trên 60,000 sqft và được xếp hạng là Tòa lâu đài thứ 12 trên đất Mỹ. Tòa nhà có 3 tầng, khá rộng mà hệ thống đèn quá cũ kỹ nên không đủ ánh sáng, do đó các phòng hơi tối và lạnh lẽo... !
Đêm đầu tiên 3 anh em chúng tôi ngủ tại living room nhỏ bên trái, lúc 9:00 Pm tôi và cậu em trai còn xem tin tức trên tivi, cô em thì nằm trên sofa... Đột nhiên có một làn gió mạnh,... thổi ngang làm cho tất cả chúng tôi đều rùng mình ớn lạnh... mặc dù quanh chúng
tôi chẳng có một cửa sổ nào mở cả, tôi vội đứng lên đi xem tất cả các cửa sổ, nhưng tất cả đều đóng kín! Khoảng 15 phút sau, chúng tôi lại nghe nhiều tiếng động phát ra từ trong các
phòng ngủ ở tầng trệt và trên lầu, có tiếng đóng và mở cửạ.rồi liên tục hướng nhà bếp có tiếng cọt kẹt, tiếng nồi, niêu, xoong, chảo va chạm nhau... tiếng chân người chạy trên tầng 2... !
Tôi cũng giật mình chới với, nhưng cố trấn tĩnh lại để không làm hai đứa em sợ. Tôi bảo: có lẽ bên ngoài gió to nên gây ồn như vậy thôi,..tivi vẫn để cho mọi người xem, cho đến lúc cả
ba chúng tôi đều ngủ quên luôn..
Đến khoảng nữa đêm, cô em gái giật mình thức giấc ngồi bật dậy, gọi tôi và cậu em..cô nói:
-Em sợ quá anh ạ, em vừa mơ thấy một ông Mỹ già, cao và ốm, đầu bạc trắng, đến đuổi anh em mình ra khỏi nơi đây ngay tức khắc! ông hỏi tại sao dám vào nhà ông ta ngủ?
Tôi dịu dàng trấn tĩnh cô em:
-Chỉ là giấc mộng thôi em à! Chẳng có gì mà phải lo sợ. Nói xong tôi lại âm thầm cầu nguyện Chúa và Đức Mẹ độ trì, đồng thời tôi cũng khấn xin "ông chủ Mỹ" cho chúng tôi được tạm trú chờ thuê apartment xong chúng tôi sẽ move rạ
Chúng tôi muốn kéo dài thời gian lưu ngụ với hy vọng là "Hồn ma chủ nhà" sẽ thông cảm, nhưng chúng tôi chỉ ngủ yên được đêm thứ hai, qua đêm thứ ba thì tình trạng xảy ra y như đêm hôm đầu tiên...
Sự việc xảy ra đã làm chúng tôi bắt đầu "lo sợ" nên đến sáng ngày thứ tư, tôi phải báo với bà chủ lâu đài:
-Chúng tôi từ chối việc làm mà bà có nhã ý giúp đỡ, vì chúng tôi không thể ở "Tòa lâu đài" này được lâu hơn vì có "Ma".
Bà gật đầu, suy nghĩ một lúc, bà bão:
-"Tôi đề nghị anh đem tượng Chúa về thờ, phần bà thì có thờ Phật trên lầu rồị Bà còn bảo chúng tôi ráng cầu nguyện thì sẽ yên thôi".
Thật ra, anh em chúng tôi đã làm tất cả những gì bà đã nghĩ, nhưng vô hiệu! Tôi chỉ còn một hy vọng cuối cùng, sáng hôm sau, tôi đến tiệm Mc Donald mua một phần hamburger đem về cúng, tôi vừa khấn cúng xong, thì cô em la to lên:
-No, I don't care, go out go out
Tiếp theo là hệ thống alarm trong nhà rú lên ầm ỉ, tôi cố trấn tĩnh nhưng tay run cầm cập, gọi cậu em theo tôi, đến tắt alarm nơi cửa chính, còn cô em thì bỏ chạy ra sân trước mặt mày tái mét!
Tắt alarm xong, tôi và cậu em trai bật đèn tất cả để tìm xem có ai lọt vào nhà không? Dù giữa ban ngày nhưng lòng tôi cũng cảm thấy hồi hộp khi bước lên lầu 1, 2 rồi tầng thứ
ba... nhưng chẳng có gì!
Cho tới giai đoạn này, tôi mới bắt đầu cảm thấy lo sơ... nên quyết định lại quay về Orange County mà không báo với bà chủ tốt bụng, sau đó tôi gởi trả chìa khóa "Lâu đài" qua đường bưu điện, với lời cám ơn bà, và xin thứ lỗi vì đã phụ lòng bà! Trở lại vùng đất gọi là "thủ đô tỵ nạn" để sống thì rất là tốt, nhưng chỉ có việc làm là quá khó khăn thôị
Sáng chủ nhật chúng tôi đi lễ sớm lúc 6 giờ sáng, chúng tôi chỉ cầu xin Chúa- Đức Mẹ cho anh em chúng tôi có việc làm.
Lễ xong, ra bãi đậu xe, em gái tôi gặp nhiều người quen trong đó có cô bạn thân từ hồi còn ở Việt Nam, đôi bên tâm sự và cô bạn cho biết ở Riverside có một linh mục chết bởi tai nạn
nhưng rất thiêng liêng, vì ông hay đẩy xe... có người gọi là "ma đẩy xe". Tin đồn nhiều, nên nhiều người đã thực hành theo tin này và cho biết kết quả là có thật...
Vì tính hiếu kỳ, và sẵn có niềm tin, nên anh em tôi cùng vợ chồng một bạn thân, quyết định đến nơi "linh mục hiển linh" để cầu nguyện và thực hiện theo tin đồn, ngay vào trưa chủ
nhật tháng 7 năm 1996, chúng tôi hoàn toàn toại nguyện với ý định của mình. Chúng tôi xuống xe cùng cầu nguyện và cám ơn "Vị linh mục Việt Nam thiêng liêng" đã làm phép lạ tại nơi đây, mà ngài đã vĩnh viễn nằm xuống để về nước Chúa, nhưng vẫn hướng dẫn mọi người củng cố niềm tin qua việc đẩy xe của Ngài...
Ai cần đến với Ngài, xin đi free way 91 East quẹo sang freeway 60 East chạy khoảng 4 miles ra Exit Nason, quẹo trái lên cầu, xuống dốc cầu quẹo chữ U trở lại đậu dưới dốc cầu khoảng 100m tắt máy xe, trả số về (N) mọi người ngồi yên và tập trung cầu nguyện, trong vòng từ 10 phút đến 30 phút, xe sẽ được đẩy... di chuyển từ từ...

"Ma" là những mẩu chuyện huyền thoại, ít ai tin. Nhưng đối với cá nhân tôi và 2 đứa em là những "chứng nhân" thực sự và cũng đã từng là "nạn nhân" bị "Ma" đuổi, ngay trên đất Mỹ nàỵ Xin ghi lại nơi đây để mọi người suy gẫm.
Hết
Kết Thúc

Ma Đói

Note: Viết theo lời kể của một sỹ quan chiến tranh chính trị(CTCT) thuộc sư đoàn 23BB, đồn trú tại thị xã BMT tỉnh Đắc Lắc. Bài này cũng được gợi hứng do lời reply của Tha Hương về bọn ma đói về quấy phá một trại cải tạo tại Bầu Lâm, Xuân lộc!
Tam Tang
Tôi tốt nghiệp trường Sỹ Quan CTCT Đà Lạt vào đầu mùa Thu 73 với cấp bậc Thiếu Úy! Được cử về đại đội 23 CTCT thuộc sư đoàn 23 BB. Trang trại của đại đội nằm sau lưng Tiểu Khu Đắc Lắc và kế bên một nghĩa trang Quân Đội! Bên kia đường, đối diện với nghĩa trang là một xóm nhà dân thuộc khu Trần Hưng Đạo! Trại tôi gồm có 3 dãy nhà dài dùng làm văn phòng và kho chứa các tài liệu! Chúng tạo hình chữ U với đáy dựa về hướng nghĩa trang! Ở dãy nhà này có một gian được ngăn làm hai buồng cho các sỹ quan độc thân ở hoặc sỹ quan trực ngủ qua đêm! Cuối dãy là một nhà bếp nhỏ dùng để phục vụ cho các sỹ quan và hạ sỹ quan độc thân của đại đội!
Tôi là sỹ quan độc thân duy nhất trong đơn vị nên chiếm một căn phòng cho mình. Cơm nước đã có nhà bếp lo; quần áo thì cuối tuần đưa ra tiệm giặt ủi thế là xong! Cuối tuần tôi hay lang thang ra phố uống cà fê, rồi ghé vào rạp Thăng Long xem chiếu bóng! Thành phố Ban Mê Thuột (BMT) nhỏ lắm, đi vòng vòng chừng nửa tiếng là lại về chổ khởi hành rồi! Có năm rạp hát cả thảy, nhưng tôi thích xem ở rạp Thăng Long vì ở đó chiếu phim của Mỹ hay Pháp, còn các rạp khác chỉ toàn phim kiếm hiệp Hồng Kông mà tôi chúa ghét! Thỉnh thoảng có ngày nghỉ, tôi thường đến ngồi dầm tại quán cà fê "Mây Hồng" bên hông trường trung học Tổng Hợp BMT để ngắm các tà áo dài xanh của các cô nữ sinh sau giờ tan trường!
Tuy BMT và Pleiku cách xa nhau hơn trăm cây số, nhưng hai thành phố gần giống như nhau, cũng bé như nhau, có sương mù, có gió lành lạnh! Tôi thấy bài hát của Phạm Duy về em gái Pleiku má đỏ môi hồng cũng có thể áp dụng cho cái xứ "Buồn Muôn Thủa" này!
Mấy ngày đầu mới về đơn vị, tôi phải lo các thủ tục giấy tờ, lo dọn dẹp chổ ăn chổ ngủ, rồi lại phải nhậu mấy chầu với các sỹ quan đàn anh trong đơn vị ! Tôi mệt nhoài người nên đêm về ngủ như chết! Tuần sau mọi việc đã đâu vào đấy rồi thì những sự việc lạ bắt đầu xảy ra, gây cho tôi sự chú ý! Vào nửa đêm 30, trời tối đen! Gió thổi thì thào mang theo cái lạnh cao nguyên xuyên qua các kẻ hở của vách ván vào tận trong phòng! Tôi co rúm người trong chiếc chăn nhà binh! Bổng tai tôi nghe tiếng reo hò, tiếng đánh nhau hòa lẫn cùng với tiếng gió phía sau dãy nhà! Tôi tự nghĩ sao ai lại đánh chửi nhau vào giờ này kìa! Tôi hiếu kỳ mở cửa bước ra xem! Ngoài trời vắng lặng, chỉ có tiếng côn trùng rả rích và ánh sáng của mấy con đom đóm lập lòe đó đây! Tôi bước tới vọng gác trước cổng hỏi người lính canh:
_ Anh có nghe thấy gì không?
_ Không! Không có gì xảy ra cả !
Tôi trở về phòng tự trấn an, có lẽ mình tưởng tượng ra mà thôi! Rồi như các chàng thanh niên trẻ khác tôi lăn ra ngủ say cho tới tiếng kẻng báo thức nổi lên với lăn xuống giường chuẩn bị cho một ngày làm việc mới! Đêm sau, tiếng con cú mèo (có nơi gọi là chim heo) kêu éc éc trong nghĩa trang sau nhà làm tôi thức giấc! Và tôi lại nghe tiếng hò hét, tiếng chửi nhau, rồi tiếng đánh nhau vang dội sau nhà ! Tôi lần xuống giường, ghé mắt vào kẻ hở trên vách nhìn về hướng nghĩa địa, chẳng có ai cả ! Tiếng động cũng im bặt ! Chỉ có một con cú mèo đậu trên đỉnh của cái tháp "Tổ Quốc Ghi Ơn", và mấy con đom đóm bay vờn vờn trên các ngọn cỏ bông lau mọc ven rào của nghĩa trang!
Tôi không nghĩ là mình nghe lầm hay tưởng tượng ra! Lần này là lần thứ hai tôi nghe mà! Tôi đợi một lát nhưng chẳng có gì xảy ra nữa!
Trở về giường tôi trằn trọc nghĩ về điều này và tự nhủ là nhất định phải tìm hiểu sự việc này!

Sáng hôm sau tôi hỏi một sỹ quan trong đại đội về việc này, anh ta hơi biến sắc nhưng cố đổi giọng nói:
_ Làm gì có chuyện đó!
Xong anh ta quay qua chuyện khác! Điều đó chỉ làm cho tôi thêm nghi ngờ mà thôi! Tôi hỏi một vài người lính họ cũng ởm ờ và lảng qua chuyện khác!
Hình như mọi người cố tránh nói về sự kiện này! Không thỏa mãn với bạn đồng ngũ, tôi quyết mang chuyện này đi hỏi những người dân quanh đây!
Cuối tuần đó khi mang quần áo bỏ giặt ủi, tôi bắt chuyện với bà chủ tiệm. Bà ta chừng khoảng 40, người Quảng nên giọng nói hơi khó nghe, nhưng tôi hiểu hết các điều bà nói! Khi nghe tôi hỏi về sự việc tôi trải qua hai đêm liền, bà ta trầm giọng trả lời:
_ Ông mới vềnên không biết thôi, chứ ở đây ai cũng rành về mấy con ma ở chổ trại ông ở hết trơn! Mấy ông lính cũng biết rành hết chứ! Có lẽ mấy ổng không muốn ông hoang mang hay sợ nên họ giấu ông đó!!
_ Xin thím kể cho tôi nghe đi! Tôi không sợ đâu!
_ Được rồi nếu ông không sợ thì tui kể đầu đuôi cho ông nghe!
"Chuyện này bắt nguồn từ năm 68 lận! Đêm 30 Tết năm đó VC đánh vào thị xã BMT, chúng tổng tấn công vào
hầu hết các căn cứ quân sự và hành chánh trong thị xã! Từ phi trường Phụng Dực đến bộ chỉ huy trung đoàn 45 tại cây số 5, cả đến bộ chỉ huy sư đoàn 23, luôn cả tiểu khu Đắc Lắc lẫn Tòa Hành Chánh tỉnh, và cả kho đạn Mai Hắc Đế nữa! Tuy hầu hết lính đã đi phép Tết, những người còn lại vẫn chiến đấu rất dũng cảm! Họ đẩy lùi mọi cuộc xung phong của VC vào các căn cứ của họ! Vài tuần sau khi tàn cuộc chiến, bọn VC để lại mấy ngàn xác chết quanh vòng rào các căn cứ quân sự! Xác chết sình thúi rất ghê tởm! Lính công binh phải dùng xe ủi để đào các hố lớn làm mồ chôn tập thể cho các xác chết này! Tui biết vài chổ như một ở Trung Tâm Tình Thương, một ở trại Mai Hắc Đế, và một chổ ở cạnh bên nghĩa trang quân đội! Tui không biết mấy ông lớn nghĩ sao mà lại cho cất trại lính ngay trên cái mồ tập thể đó! Tui nói cái trại của ông đó, ông Thiếu Úy à!
Từ khi có ngôi mộ tập thể đó dân chúng sống dọc theo nghĩa địa bắt đầu bị quấy phá! Lúc đầu thì họ chưa biết gì hết! Thỉnh thoảng đêm đến có vài người ăn mặc rách rưới gỏ cửa xin cơm ăn, nhưng riết rồi người ta nghi ngờ vì toàn là người lạ mặt nói đặc tiếng Bắc không thôi! Họ nghi là ma nên không mở cửa cho ăn nữa! Nhưng rồi bọn ma đói đó làm tới! Không cho thì chúng quậy! Nhà nào còn cơm nước thừa qua đêm đều bị quậy thiu vữa hết! Bà con sợ mấy con ma này nên kẻ thì xin bùa về treo trước cửa, người thì lấy nước phép về rẩy khắp nhà trước khi đi ngủ! Bọn ma càng ngày càng lộng hành! Chúng kéo nhau nhát những người đi chơi khuya về! Riết rồi chẳng ai dám đi ngang nghĩa địa vào ban đêm nữa! Bà con mời thày cúng về nhờ mấy người lính chôn trong nghĩa trang quân đội gíup họ xua đi bọn ma đói kia! Từ đó bà con không còn bị phá nữa, nhưng những người nhẹ vía sống gần đó vẫn thường nghe tiếng la hét đánh nhau vào những đêm tối trời! Có lẽ hồn của các anh lính chận đánh bọn ma đói mò đi kiếm ăn! Một vài người trong trại ông cũng nghe tiếng la ó đó mà! Đó là lý do mà không có ai chịu ở trong trại của ông hết, họ sợ nên mướn nhà riêng để ở hết trơn!"
Tôi về trại đem chuyện này nói lại với anh nhà bếp, anh ta ngập ngừng một chút rồi nói:
_ Chuyện này có thiệt đó Thiếu Úy ạ ! Ông mới về nên chúng tôi không dám nói sợ Ông hoang mang!
Ngay cuối tuần đó tôi đi mướn một căn nhà nhỏ ở sau Ty Ngân Khố thuộc khu Trần Hưng Đạo, nhà cũng gần trại của tôi! Từ đó tôi chỉ ở lại trại
vào những đêm trực mà thôi! Tuy thế âm thanh của những tiếng reo hò đó vẫn ám ảnh tôi cho đến ngày nay!!!!

Hết
Kết Thúc

Ngôi Mộ Mới Đắp

Tối hôm ấy, trời mưa không lớn lắm nhưng rả rít lê thê, kéo theo cơn gió thổi se sắt từng hồi. Con đường đất chạy giữa nghĩa trang bình thường vốn đã có ít ai qua lại huống chi giờ này đã quá nữa khuya, lại gặp dêm giông bão nên càng vắng vẻ tiêu điều. Lẫn trong tiếng mưa rơi, tiếng gió thổi, chỉ có tiếng ếch nhái ểnh ương từng chập kêu vang. Không gian bao trùm một màu ảm đạm thê lương.
Trên khúc đường lầy lội ấy, hai bóng đen sánh vai cắm đầu dạo bước, đó là Nghiêm và Đào. Cả hai đều mặc quần áo màu đậm, đầu đội nón vải tay cầm xẻng cáng sắt và vai đeo túi vải nâu. Riêng Đào còn thủ thêm cái đèn pin và cứ lâu lâu lại bật lên soi xuống mặt đường loang loáng nước, vài lần như thế khiến nghiêm cầu nhầu chửi rồi dằn cái đèn bấm trong tay Đào nhét vô túi vải đeo bên sườn.
Nghiêm cẩn thận như thế là phải, vẫn biết giờ này đã quá khuya, hai bên lối đi chỉ thấy san sát những ngôi mộ mới, cũ, đủ kiểu, đủ cỡ nằm phơi mình dưới trời mưa. Nhưng biết đâu chẳng có ai đó nằm trú ẩn theo khuôn viên nghĩa địa còn thức và bắt gặp hai gã vào đây giữa lúc khuya khoắc này.
Thậm chí Đào muốn dừng lại tìm một chỗ khuất gió châm điếu thuốc nhưng Nghiêm cũng không cho. Vào ban đêm là yếu điểm sinh tử, Nghiêm đã dặn dò Đào thật kỹ chiều nay trước khi hai gã bày con gà luộc lên bàn thờ cúng tổ, thắp nhang khấn vái rồi lặng lẽ xuất hành vào giờ tý.
Nghiêm ở Cam pu chia về mới được hơn hai năm. Cam Pu Chia hiện nay có thể nói là một nước Việt nam nhỏ, hay đúng hơn là một thuộc địa của VN, với số người Việt sang định cư đã lên đến cả triệu kể từ cuộc xâm lăng 20 năm trước. Người Việt sang đây phát triển đủ mọi ngành nghề, hợp pháp cũng như bất hợp pháp. Nghiêm là một trong số lưu dân đó, chỉ khác một điều là Nghiêm ở Cam Pu chia tới 3 năm, nhưng không phải là làm ăn. Gã sang để học nghề nhà giáo của một ông ngành miên về buà ngãi và thuật thôi miên.
Xứ chuà tháp vốn nổi tiếng là tỷ phú với bao nhiêu là thầy buà, thầy pháp xuất quỷ nhập thần. Sư phụ Thạch Sen của Nghiêm là một trong những vị đó cư ngụ tại thủ đô Nam Vang mà dân gian truyền tụng là một pháp sư cao tay ấn và bậc nhất. Nhận Nghiêm làm đệ tử tử trong nhà trọ 3 năm.
Nghiêm thành đạt, trở về quê quán ở miền Tây, giáp quốc lộ 4, ngay trong huyện Châu Thành, nữa tỉnh nữa quê. chờ dịp hành nghề ứng dụng những điều mà gã đã được truyền dạy.
Một trong những bí quyết tuyệt chiêu trong thế giới huyền bí của thầy Thạch Sen là lấy bàn tay của một người chết vì sét đánh, dùng làm buà hộ mạng đi ăn trộm. Thực tế chẳng biết đã có ai áp dụng chưa nhưng thầy Thạch Sen quả quyết rằng hành nghề đạo chích mà có được một bàn tay người chết vì sét đánh, ban đêm lọt vào nhà người ta thì dù gia chủ còn đang thức, cũng hoàn toàn bị trấn áp, nằm bất động không nhúc nhích gì được.
Nghiêm chờ đã lâu, sống vất vưởng gần 2 năm không có lợi tức, mọi chi tiêu dều trong vào Huệ, cô vợ không chính thức mà Nghiêm mới dụ dỗ được sau khi hồi hương. Tuy vậy Nghiêm vẫn tin rằng mình sẽ có ngày giàu, bởi vốn liếng buà ngãi thầy Thạch Sen truyền cho Nghiêm thừa sức giúp gã tạo dựng cơ nghiệp.
Trong tương lai khi có tiền, Nghiêm sẽ bỏ ngay cô vợ nhà quê đó, gã sẽ trở lại nam Vang tạ ơn thầy rồi lên Sài Gòn mua hộ khẩu lập nghiệp vĩnh cửu. Trong khi chờ đợi thì cứ tạm ngửa tay xin tiền vậy để sống qua ngày.
Đợi mãi cho đến cách đây mấy hôm, Nghiêm mới nghe được bản tin xôn xao trong xóm là bà Năm Tước, một nông dân cùng xã của Nghiêm khi làm ruộng gặp trời mưa, núp vào dưới cây cổ thụ giữa cánh đồng, rồi bất ngờ bị sét đánh cháy đen người, chết ngay tại chổ.
Bà Năm Phước là một bóng mờ trong xã Vĩnh Thạnh, cho nên cái chết của bà không ảnh hưởng đến ai. Sở dĩ người ta bàn tán ầm ỉ chỉ vì có mấy ai bị chết vì sét đánh. Dân làng coi đó như là một cái điềm gì ghê gơm lắm. Xã Vĩnh Thạnh chưa từng xảy ra biến cố này bao giờ bởi nó rùn rợn quá. Riêng Nghiêm thì mừng rỡ vô cùng, đã vốn có quen biết với bà Năm Tước, hay nói đúng hơn là quen với chồng bà. khi gã lên đường sang Cam Pu Chia thì chồng bà, ông Năm có việc đi Cần Thơ không may bị xe đò cán chết, từ đó gia đình bà Năm Tước sa sút thấy rõ, chỉ còn trông cậy vào ít ruộng và vườn cây sau nhà.
Bất ngờ nghe tin bà bị sét đánh chết, Nghiêm lập tứcc hạy đi tìm đàn em là Đào để bố trí kế hoạch. Đào cũng biết gia đình bà Năm Tước tuy không thân lắm. Đào có món nghề tinh xảo là mở được tất cả các loại khóa, nhưng không may bị bắt quả tang lúc đang ăn cắp xe honda người ta gởi trước rạp hát ngoài thị xã.Đào ở tù hơn 1 năm, vừa ra chưa biết làm ăn gì thì được nghiêm đến tìm. Thế là cả hai rủ nhau đi dự đám tang của bà Năm tước, nhưng không ra mặt công khai bởi không thân thiết với gia đình người quá cố.
Khi đoàn người ra tới nghĩa địa, đặt quan tài ccạnh cái huyệt đã đào sẳn thì Nghiêm và Đào lảng vảng xa xa để quan sát để định vị trí. Đào thì núp sau 1 ngôi mộ lớn xây bằng đá cẩm thach, có mộ bia cao, chăm chú theo dõi ; Nghiêm cẩn thận hơn, tìm một ngôi mộ ngay chỗ đám ma, thắp mấy cây nhang làm bộ khấn vái y như gã ra viếng mộ cho ngày giỗ của một người thân.
Chờ người ta chôn bà Năm Tước xong và giải tán hết, hai gã mới bàn nhau công tác và hẹn nhau đêm hôm sau thực hiện. Nghiêm phải ra tay ngay trước khi xác bà Tước tan rữa, và nhất là trước khi con cháu mang vật liệu xi măng, gạch, cát ra xây mộ.
May cho Nghiêm là đêm nay trời mưa phùn dai dẳng, nghĩa địa vắng tanh, càng thuận lợi cho công việc của Nghiêm.
Ngôi mộ mới đắp của bà Tước nằm sâu trong góc nghĩa trang, nước mưa làm trôi dạt hẳn một mảng đất khá lớn. Mộ đắp không cao vì người nhà đang chuẩn bị xây gạch. Nghiêm cắm cái xẻng xuống chân, tháo túi vải đặt sang ngôi mộ bên cạnh, rồi giục đàn em bắt tay ngay vào công việc. Hai cái xẻng thi nhau đào xới, hất đất sang hai bên. Hai gã cắm đầu làm, không ai nói lời nào.
Mưa dường như vừa nặng hạt hơn và gió cũng rít lên giận dữ, đất biến thành bùn, dính chặt vào lưỡi xẻng nhưng may là mộ đất thấp nên chỉ khoảng 15 phút sau, Nghiêm đã ngừng tay reo lên nho nhỏ:
− Này, đụng nắp hòm rồi.
Đào đang khom người xúc đất bên kia nghe Nghiêm nói cũng đứng thẳng người thở phào nhìn đàn anh. Bổng nghe loáng thoáng trong tiếng mưa rơi có tiếng xe gắn máy từ ngoài cổng nghĩa trang chạy vào, cả hai mở to mắt nhìn nhau rất nhanh rồi cùng hướng nhanh về phía hương lộ. Tiếng xe mỗi lúc mỗi gần hơn, Nghiêm cuống quýt làm hiệu bảo đàn em leo khỏi miệng hố, khom người chạy lại núp sau ngôi mộ xây gần đó, cả 2 nín thở chờ đợi.
Quả nhiên chiếc honda chạy ngang, người ngồi trên xe mặc áo mưa, đội nón, phủ kín không trông thấy mặt. Xe qua rồi, Đào thở phào đứng dậy nhưng Nghiêm kéo ghì lại Đào ngồi xuống ngay rồi đặt tay lên miệng bảo gã im lặng tại chổ vì nghĩa trang chỉ có 1 lối vào mà không có lối ra bên kia. Chiếc xe honda chạy vào thì lát nữa sẽ theo lối cũ mà ra, nghĩa là sẽ đi ngang chỗ 2 gã 1 lần nữa.
Đào lau hai bàn tay nhăn nheo vào ngực áo rồi toan lấy thuốc nhưng Nghiêm lắc đầu nhìn gã ra lệnh cất đi dù rằng chính Nghiêm cũng đang rất thèm thuốc. Quả nhiên chỉ 5 phút sau chiếc honda chạy ra và mất hút, bấy giờ Nghiêm mới đứng dậy, mặt nghênh nghênh tự đắc cho phép đàn em hút thuốc trước khi nhảy xuống hố và đào đất tiếp.
Hai đứa hồi hộp cào lớp đất phủ trên quan tài rồi Nghiêm quăng cái xẻng lên đống đất mới đào, nhoài người với lấy cái đèn pin để soicho rõ nắp hòm bằng gỗ tạp. Đào cũng ngừng tay, leo lên ngồi núp sau ngôi mộ châm thuốc hút, rít được vài hơi, gã nghiêng tay che điếu thuốc và chuyền xuống cho Nghiêm đang đứng dưới hố sâu bên cạnh quan tài rồi Đào mở túi vải lôi ra cái xà beng khác và cái bứa loại bửa củi vừa nặng vừa sắc. Nghiêm quăng điếu thuốc và giục:
− Lẹ lên, xuống đây mày.
Đào cầm dụng cụ nhảy xuống bên cạnh Nghiêm, thọc xà beng vào nắp hòm cạy mạnh. Vài cái đinh bật lên kêu răng rắc, Nghiêm vội quay đi, nhăn mặt hỏi:
− Tao dặn mày mang hai chai dầu cù là, mày có mang theo không?
Đào cũng vừa buông xà beng quay mặt đi để tránh làn hơi nồng nặc từ nơi kẻ hở của quan tài vừa mở ra rồi gã thọc tay vô túi quần, lôi ra lọ dầu nhỏ và đưa cho Nghiêm, Nghiêm vội vàng mở nắp, dốc cả nữa chai ra lòng bàn tay và thoa lên mũi để đánh bớt mùi hôi của xác chết đã hơn 1 tuần, tiện tay, Nghiêm thoa luôn vào mặt Đào và giục:
− Lẹ lên, 2 giờ sáng rồi.
Rồi trong khi Đào khom người cạy cái nắp quan tài thì Nghiêm lăm lăm cầm sẳn cái búa đứng bên cạnh. Tiếng những cây đinh bật khỏi nắp quan tài nghe rõ mồn một mặc dù mưa vẫn còn nặng hạt. Trong khoảnh khắc, nắp quan tài tung ra. Nghiêm bật đèn pin soi cho rõ, xác bà Năm Tước nằm cứng đờ đã bắt đầu trương lên. Một tia chớp chói lào trên bầu trời soi rõ cái xác chết gầy gò đen đủi khiến Đào giật mình kinh hãi vì có cảm tưởng như bà Năm vừa mở mắt nhìn gã, rồi tiếp theo một loạt sấm vang dậy, cả Nghiêm cũng cảm thấy rờn rợn, không dám nhìn xác chết nữa. Gã tự trấn tỉnh, ngước mắt lên trời và càng giục đàn em làm việc cho mau. Nghiêm đỡ cái xà beng trong tay Đào rồi lạnh lùng ra lệnh:
− Làm đi, làm liền đi.
Đào cầm búa quay sang hỏi:
− Ơ..chặt 1 tay hay chặt cả hai vậy anh?
Nghiêm đở nắp quan tài và nói:
− 1 cái đủ rồi, lẹ lên.
Đào nhìn đàn tay hỏi lại:
− Sao không lấy luôn 2 bàn tay cho chắc ăn anh? Mất cái này còn cái kia.
Nghiêm lại gạt đi:
− Thôi, 1 cái thôi. 1 cái đủ rồi, chặt lẹ lên. Nhớ nha, nhớ là tay phải nha, đàn ông tay trái, đàn bà tay phải.
Đào khom người cuối xuống, nước mưa trên vành nón chảy thành dòng xuống sát mặt thấm ướt. Đào lôi cánh tay phải cứng đơ của xác chết, kê bàn tay lên mặt hòm rồi giơ búa bổ xuống.
Cái búa sắc và nặng chình chịch, thế mà chém tới 4 nhát bàn tay bà Năm mới đứt lià, văng sang bên cạnh. Nghiêm đẩy cánh tay cụt của bà Năm lại rồi đậy nắp quan tài lại. Đào lượm bàn tay có 5 ngón trơ khều dính hết bùn đất, bỏ vào bao nylon rồi lòm còm leo lên khỏi miệng hố.
Gã đặt bao nylon trên cái mộ xây bên cạnh rồi hỏi đàn anh:
− Anh Hai, có phải lấp đất lại không anh Hai?
Nghiêm cũng vừa leo lên, hắt hơi mấy cái vì hơi lạnh thấm vào cơ thể. Gã châm điếu thuốc hít một hơi rồi bảo:
− Kệ mẹ nó mày ơi, khỏi lấp lại. Lấy cái búa với cái xà beng về được rồi.
Đào dè dặt đề nghị:
− Anh Hai à, lấp sơ sơ lại cho người ta khỏi thấy nhen anh Hai?
Nghiêm tư lự một chút rồi làm theo lời đàn em. Cánh tay mỏi nhừ vì đất bùn bám rít vào lưỡi xẻng nhưng 2 gã không dám nghỉ. Trong nháy mắt, 2 gã đã đắp lại ngôi mộ, thu dọn đồ nghề, đưa mắt nhìn quanh nghĩa địa rồi cắm đầu bước lại con đường cũ ra khỏi khuôn viên đất thánh.
Mưa vẩn rơi nặng hạt, gió vẫn thổi rì rào bên tai và sấm chớp lập loè như giận dữ. Cả 2 ướt đẩm như chuột lột nhưng sự háo hức làm dâng trong lòng họ niềm vui lớn khi nghĩ đến tương lai có được bàn tay sét đánh đem về ướp muối, tẩm rượu phơi khô, nghề ăn trộm sẽ mở ra một lối thoát thênh thang cho 2 gã.
Ngay từ ngày mai, Nghiêm sẽ theo dõi và lập danh sách những nhà giàu trong xã, trong quận, rồi tiến dần ra thị xã. Chắc chắn chỉ một vài vố là giàu to. Nghiêm rẽ vào nhà mình hay đúng ra là nhà Huệ, một căn nhà gỗ do người chị ruột của Huệ để lại. Thuở ấy người chị lớn của Huệ gọi là Trang, lấy chồng có nghề đi biển trong đoàn tàu đánh cá quốc doanh. Huệ ở chung nhà, có hộ khẩu chính thức. Một hôm Trang xuống ghe của chồng ra khơi rồi đi luôn sang Thái Lan và cuối cùng định cư ở Mỹ. Huệ thừa hưởng căn nhà của chị, lại được chị lâu lâu gởi tiền về nên sống rất thoải mái. Quanh năm chỉ có tiếp mấy gã công an, cán bộ lại chơi, có khi ngủ qua đêm.
Bước sang thập niên 90, khi nhà nước đổi mới, Huệ tuổi cũng bắt đầu lớn, phải bắt tay làm ăn lo tương lai. Cô xin vốn bên Mỹ, ra chợ huyện buôn bán nhưng không có tay làm ăn nên cứ mất dần. ông bà già viết thư sang cho cô con gái bên Mỹ dặn không được gởi tiền cho Huệ nữa vì nghi Huệ cho trai. Từ đó mỗi khi cần, Huệ đều về ngửa tay xin tiền cha mẹ ở ngoài thị xã.
Cách đây hơn 1 năm, tình cờ Huệ gặp Nghiêm trên chuyến xe đò đi Cần Thơ. Lúc xe đậu trên phà, Ngiêm có dịp tán tỉnh, kể chuyện Nam Vang khá hấp dẩn, làm Huệ rất thích cái óc phiêu liêu mạo hiểm của Nghiêm. Từ đó 2 người quen nhau, và Huệ cho Nghiêm dọn vào chung sống dù không có hộ khẩu chính thức. Lúc này chính quyền địa phương đã nới lỏng, ai ai cũng lo kiếm tiền thủ thân, nhờ vậy nhân dân cũng tương đối dễ thở.
Nghiêm và Đào về đến nhà đã khoảng 3 giờ sáng, cả hai cùng khoan khoái thở phào vì vừa hoàn thành công tác một cách êm xuôi, vượt qua cái bước đầu khó khăn nhất là moi được bàn tay sét đánh đem về làm của riêng, chỉ còn chờ ngày gặt hái kết quả. Tương lai rực sáng sắp mở ra, nghiêm sẽ không còn ngửa tay xin tiền Huệ và Đào sẽ không còn khổ sở đi ăn cắp vặt nữa. Có bàn tay sét đánh, hai gã có thể ngang nhiên vào nhà người ta dọn cả cơ nghiệp mà không ai làm gì được.
Để tránh rủi ro công an hoặc lối xóm phát hiện, Nghiêm mở cửa sau, rón rén cùng Đào xách đồ tắm rữa sạch sẽ vào khoảng 3 giờ sáng. Huệ vẫn ngủ say ở nhà trên, không hề biết chồng về. Phía sau nhà Nghiêm là con kinh thủy lợi nước đục lờ.
10 năm trước Ngiêm từng góp bàn tay đào con kinh này cùng với dân trong xã. ông Năm Tước lớn tuổi nên được bố trí làm trưởng toán thủy lợi của xã Vĩnh Thạnh. ông làm ít nói nhiều, ngày ngày bà Năm mang thức ăn nóng ra cho chồng và lâu lâu Nghiêm cũng được ăn ké món thịt gà bằm nhỏ kho xã ớt.
Nhìn dòng nước, Nghiêm thoáng rùn mình vì hình ảnh gầy gò của bà Năm nằm trong quan tài chợt hiện về thật rõ ràng trong đầu Nghiêm. nhà Đào cũng ở gần đây, cũng hướng ra con kinh đào. Dọc ngang có những cụm lục bình trôi lờ lững.
Hai gã đứng trên chiếc cầu gỗ bắc bằng mảnh ngang dài từ sân sau chìa ra mặt kinh khoảng gần 2 thước. Cả hai dùng cái thùng bằng mủ khom người múc nước xối. Tắm xong, Nghiêm thảy ho đàn em bộ quần áo cũ của mình rồi bảo:
− Nè, thay đồ đi rồi mang cái ấy ra đây.
Đào đang lau người, ngơ ngác hỏi:
− Lấy gì anh Hai?
Nghiêm gắt nhẹ:
− Còn cái gì nữa, mang ra cho tao rữa rồi ngâm rượu.
Đào hiểu ra, chạy vào bếp mở cái túi vải ướt đẩm, lôi ra cái bao nylon đựng bàn tay bà Năm Tước. Gã hỏi Nghiêm:
− Anh Hai, vậy chừng nào mình xài được?
Nghiêm cầm bàn tay cụt ngủng vủa bà năm giơ ra dưới ngọn đèn tròn sau bếp, lật qua lật lại và gật gù đáp:
− 49 ngày, kể từ ngày hôm nay.
Nói đến câu ấy, Nghiêm chợt nhớ đến sư phụ Thạch Sen bên nam Vang đã từng một lần biểu diển cho Nghiêm thấy sự linh nghiệm của bàn tay sét đánh sau khi yểm bùa. Nghiêm nhớ hôm ấy ba bốn đệ tử chân truyền của Thầy, ngồi trong căn phòng khép kín. Thầy Thạch Sen đọc thần chú rồi giơ bàn tay sét đánh ra trước mặt. Lập tức cả bọn trở thành những kẻ chết đứng, tuy trí óc vẫn hoàn toàn tỉnh táo, nhưng chân tay cứng đờ, không cử động được và mồm miệng há ra nhưng không nói được lời nào. Cái bàn tay khô đét ấy là một vật bất ly thân của Thầy Thạch Sen, không bao giờ Thầy cho bất cứ đệ tử nào mượn để hành nghề. Lúc nhìn Thầy biểu diển, Nghiêm đã nghĩ ngay trong đầu rằng có được bàn tay sét đánh thì làm giàu dễ dàng quá. Không ngờ hôm nay giấc mộng của nghiêm vừa trở thành sự thật. Đào đứng bên Nghiêm sốt ruột than:
− Trời ơi, 49 ngày mới xài được. Lâu dữ vậy anh Hai?
Nghiêm hãnh diện giảng:
− Phải rồi, phải vô buà chứ mậy, xài ẩu đâu có được. Trước 49 ngày bùa không linh nghiệm đâu. Sư phụ tao nói rồi có người xài buà không cẩn thận nghen, bị bùa quật chết luôn đó.
im lặng 1 chút, Đào lại hỏi:
− Chắc không anh, anh Hai? Anh có xài thử chưa?
Nghiêm ngồi trên bờ kinh, nhúng bàn tay xuống bờ kinh chà xiết cho hết đất cát và trả lời:
− Chắc sao không chắc mậy. Sư phụ đã nói rồi, chính mắt tao nhìn thấy. Tao nói mày nghe nha, nhiệm vụ của mày là chỉ mở ổ khóa thôi. Khi lọt được vào nhà của người ta, tao giơ bàn tay sét đánh ra là mọi người trong nhà cho dù thức hay ngủ cũng đều chết cứng luôn á. Mình muốn làm gì thì làm, mày dọn nguyên nhà người ta, người ta cũng không làm được gì mày đâu, chỉ nằm đó mà nhìn thôi.
Đào hăm hở đề nghị:
− Anh Hai, mình vô nhà thằng cha Sanh nha anh Hai, thằng chả là bí thư huyện mới nghỉ hưu năm rồi. Trời anh Hai ơi, chả giàu lắm. Em nghe tụi nó nói vàng của thằng chả có cả rương luôn đó. Em nhắm rồi, nhà thằng chả vô dễ ợt à. Leo nhánh cây xoài vô ban công, cửa trên lầu lúc nào cũng dể mở hết á.
Nghiêm hài lòng nói:
− Ừ, mày tính trước đi, nhắm cái vụ nào là cái vụ nó đích đáng nha.
Rửa bàn tay người chết xong, hai đứa vô nhà, Nghiêm chỉ cái giường tre kê sát vách nhà bếp, trên đó ngổn ngang chai lọ và bát đĩa, bảo đàn em:
− Mày nhậu sơ sơ rồi nằm đó ngủ đi nha. Lát sáng bả dậy, tao lấy tiền rồi mình ra chợ ăn hủ tiếu. Ngủ đi!
Rồi Nghiêm lấy cái nồi cũ, đặt bàn tay bà Năm vào đó rồi đổ đầy muối lên y như người ta muối cá để đem phơi cho cá khỏi hư thối. Gã đậy cái nồi, đặt trên cái tủ đựng thức ăn. Gã rửa tay một lần nữa bằng xà bông rồi tắt đèn bếp và rón rén lên nhà.
Gã lấy tấm chăn bằng vải mủ đem xuống cho Đào đắp tạm vì nhà khá nhiều muỗi rồi gã quay lên nhà với vợ. Trong ánh sáng mờ mờ, Huệ nằm nghiêng quay mặt vào vách, đắp tấm chăn mỏng ngang bụng. Gã đứng nhìn một lúc rồi lại quay xuống bếp, gã thấy không nên để cái nồi đựng bàn tay sét đánh trên tủ gạc măng giê vì hớ hênh quá, sáng mai Huệ thức sớm, rủi cần tới cái nồi, mở ra gặp bàn tay người chết thì lôi thôi to. Gã lại bật đèn, nhìn quanh một lúc rồi quyết định bưng cái nồi xuống.
Đào ngóc đầu dậy, nhăn mặt càu nhàu vì chói mắt nhưng Nghiêm lờ đi. Trước khi giấu sau dống củi, Nghiêm mở nắp và nhìn bàn tay sét đánh một lần nữa cho chắc ăn rồi gã bới đống củi, đặt cái nồi vô sát vách và xếp những thanh củi chồng lên trên.
49 ngày phơi khô và yểm bùa là khoảng thời gian khá dài, không biết rồi gã sẽ giấu bằng cách nào để Huệ không phát giác ra trò kinh dị này.
Nghiêm tắt đèn lên nhà, nhẹ nhẹ vén mùng chui vô với Huệ, chiếc giường cũ reo lên răng rắc làm Huệ giật mình mở mắt, lật người nằm ngửa rồi ngẩng đầu lên nhìn Nghiêm và hỏi:
− Ủa, đi đâu giờ này mới về vậy? Mấy giờ rồi?
Nghiêm choàng cánh tay ôm lấy Huệ và đáp:
− Anh đi nhậu với mấy thằng bạn, tụi nó không cho anh về.
Huệ nhắc lại câu hỏi:
− Mấy giờ rồi?
Nghiêm vừa ngáp vừa nói:
− Chừng 3 giờ sáng, ngủ đi em.
Huệ nhắm mắt toan ngủ tiếp, nhưng sực nghĩ ra 1 điều lạ, cô mở mắt, xoay hẳn về phía Nghiêm và hỏi:
− Ủa, anh nói anh đi nhậu mà sao không thấy mùi rượu gì hết vậy?
Nghiêm ú ớ đáp:
−...Thì hôm nay tại anh nhức đầu, uống có chút đỉnh à.
Huệ cằn nhằn:
− Uống có chút đỉnh mà lâu dữ, anh đó nha, không lo làm ăn gì hết trơn á. Tối ngày lo nhậu nhậu nhậu không à. Em hết tiền xài rồi đó, không còn đồng bạc nào hết. Từ ngày anh dọn vô ở với em nè, ba má em từ cái mặt em rồi, đâu có dám về nhà xin tiền nữa đâu. Nè, cái sợi dây má cho cũng bán luôn rồi, bây giờ anh tính làm sao anh tính đi.
Nghiêm gật gù nói bằng giọng tự tin:
− Em yên chí đi, mình sắp giàu to rồi. Tháng tới anh đi làm, bảo đảm với em tiền vô như nước, xài hoài, xài thả cửa.
Huệ ngờ vực hỏi lại:
− Trời đất, làm gì mà giàu, ăn trộm chắc? Thời buổi này làm ăn khó thấy mồ. Nè, anh à hay là...mình qua Miên đi. ở bển anh quen nhiều lắm phải hôn?
Vừa nói, Huệ vừa lòm khòm đi xuống nhà đi tiểu. Nghiêm mệt mỏi, nằm xích vô, nhắm cặp mắt cay xè, cố ngủ một giấc.
Bổng gả giật mình ngồi bật dậy vì tiếng hét quá lớn của Huệ dưới bếp. Hóa ra Nghiêm đã sơ ý quên nói cho Huệ biết là có Đào nằm ngủ dưới cái giường tre để đồ gia dụng, cho nên khi Huệ vừa bật đèn, nhìn thấy một người đàn ông nằm co quắp dưới bếp, cô kinh hoàng thét lên rồi bỏ chạy lên nhà. Nghiêm đỡ vai vợ và bảo:
− Em, thằng Đào nó đi nhậu với anh, nó say quá cho nên anh đưa nó về đây ngủ đỡ.
Huệ đưa tay lên ngực thở hồng hộc và trách:
− Trời ơi...vậy mà không nói trước gì hết, làm em hết hồn vậy đó. Tưởng là gặp ma chứ!
Đào nghe tiếng la cũng giật mình ngóc đầu dậy, nhe răng cười với Huệ rồi lại nằm xuống ngủ tiếp. Huệ đi tiểu xong trở lên chui vào mùng nằm bên Nghiêm. Cả hai không nói gì nữa vì cùng mệt mỏi giữa đêm về sáng, chỉ trong khoảnh khắc đã thiếp đi trong giấc ngủ êm đềm.
Chiều hôm sau Nghiêm một mình mò ra nghĩa địa nhìn ngôi mộ bà Năm Tước, Nghiêm đứng xa xa khuất sau cái mộ xây khá lớn chăm chú quan sát. Gã thấy hai người con trai của bà Tước đang xúc đất đấp lại. Cũng may là họ tin rằng đâm qua trời mưa lớn làm đất trôi đi, chứ không hề mảy may hình dung ra chuyện đào mả, chặt tay của Nghiêm và Đào và vì vậy họ không khai báo với công an mà chỉ hùn nhau mua xi măng, gạch cát khuân ra xây cho bà Tước ngôi mộ khá tươm tất có gắn bức hình trắng đen của bà trên mộ bia.
Thời gian trôi rất chậm, Nghiêm và Đào đếm từng ngày để bắt tay hành nghề ăn trộm. Tiền bạc càng ngày càng cạn, không còn chổ nào có thể vay mượn được nên hai gã càng nóng lòng trông vào sự linh nghiệm của bàn tay sét đánh. Chiếc honda của Nghiêm đã bán từ năm ngoái, chiếc cúp của Đào cũng bay từ ngày gã còn ở tù. Gia đình cần tiền cần tiền tiếp tế, tình hình tài chánh coi như kiệt quệ nếu như không có niềm hy vọng vào bàn tay bà Năm Tước.
Nhiều hôm lang thang ngoài thị xã, Đào đã toan yếu lòng ăn cắp một chiếc xe gắn máy để bán đi tiêu tạm. Mở khóa xe đối với gã quá dễ, huống chi gã có sẳn một đường dây tiêu thụ hàng ăn cắp. Nhưng gã nhớ lại những ngày tù vừa qua rồi lại thêm lời căn dặn của Nghiêm là phải rán nhịn thêm một ít lâu nữa, Đào đành thắt lưng buộc bụng chờ ngày chính thức ra quân cùng Nghiêm mang theo bàn tay sét đánh. Đào tin rằng cái bửu bối hiếm hoi ấy sẽ đem lại sự phồn vinh cho hai gã đúng như lời Thầy Thạch Sen đã tỉ mỉ truyền dạy cho Nghiêm.
Bảy tuần lễ, mỗi tuần một lần, Nghiêm lấy cái bàn tay sét đánh đen đủi của bà Năm ra yểm bùa vào giờ Tý, thắp nhang khấn vái rồi lại dấu trong cái hộp sắt, dấu ở một chổ kín đáo dưới bếp. Huệ thì hoàn toàn không biết những việc Nghiêm làm, không biết chồng mình là một kẻ vừa mê tín, vừa ác độc, dám chặt tay người chết mang về để trong nhà Huệ.
Đến ngày thứ 49, ngày trọng đại cuối cùng. Đào đạp xe qua nhà Nghiêm theo lời dặn trước của đàn anh. Lúc ấy trời đã nhá nhem tối, Nghiêm kiếm cớ đuổi vợ đi để hai đứa bày bàn thờ thắp nhang cúng tổ, đặt bàn tay sé đánh đã phơi khô đét lên khấn vái.
Trời cuối năm trời không trăng sao, gió hiu hiu lạnh từ con kinh thổi vào. Hai đứa đang lâm râm cầu khẩn thì ba cây nhang trên bàn thờ bổng cháy vụt lên như một bó đuốc, rồi tron glàn khói tỏa mù nghịt bốc lên, Đào thấy khuôn mặt bà Năm Tước mờ mờ hiện ra, Đào kinh hãi dụi mắt nhìn lại thì bà đã biến mất và ngọn lửa mới lúc nãy bùng lên cũng tắt luôn, chỉ còn lại ba que nhang tỏa khói nhoè nhoẹt. Đào hoảng hốt quay sang hỏi đàn anh:
− Anh Hai, sao kỳ vậy anh, sao tự nhiên lửa cháy lớn quá vậy?
Nghiêm trấn an:
− Trời đất ơi, như vậy coi như là Tổ đã chứng nhận lời cầu xin của mình rồi, điềm tốt chứ có gì đâu mà sợ.
Đào tin vào kinh nghiệm buà ngãi của đàn anh nên cũng yên lặng. Rồi hai đứa ngồi dưới bếp ngã nghiêng, hạ con gà xuống làm mồi, uống cạn một chai rượu trắng trước khi chia tay hẹn tối mai xuất hành chuyến thứ nhất đến nhà Nguyễn Văn Sanh, cán bộ hồi hưu giàu có tiếng trong huyện. Nghiêm dặn đàn em:
− Ê, nè tối mai nha, mày ở nhà chờ tao. Đừng có nhậu nghen mậy, xỉn là hư hết chuyện đó. Khoảng chừng 11 giờ tao qua là đi liền đó nha. Ê...ê..Nhớ mang cái túi mà bửa trước mày cầm ra nghĩa địa đó với cây đèn pin nghe hôn?
Đào gật đầu rồi thơi thới đạp xe ra về.
Tối hôm sau nhằm ngày thứ bảy, để đở sốt ruột chờ trời tối. Đào thả bộ ra quán hủ tiếu ở chợ huyện, đây là một tiệm ăn thuộc loại sạch sẽ nhất tong chợ huyện mà Đào là khách thường trực. Đã cả mấy tháng nay Đào không ghé vì gã còn nợ chủ nhân khá nhiều tiền. Hôm nay gã thấy lòng tự tin hẳn lên, bởi chỉ sau chuyến hàng đêm nay, sáng mai gã có thể ôm mớ tiền ra trả cho quán để lấy lại sự kính nể của chủ tiệm và mấy cô chạy bàn.
Nhìn thấy Đào bước vào, chủ quán đứng sau quầy thất vọng lắm vì chẳng biết bửa nay gã có trả đợc chút nào hay không. Nhưng vốn biết Đào là tay du đãng từng vào tù ra khám cho nên họ ngại không dám đuổi. Đào nghênh ngang kêu một tô hủ tiếu Nam Vang đặc biệt nhiều đồ biển và ly cà phê sữa đá cho nhiều sữa.

Chủ quán nhìn gã bằng bộ mặt lạnh như tiền để tỏ thái độ, nhưng Đào lờ đi. Giờ ăn tối đông khách, cả tiệm giờ chỉ còn một bàn trống, Đào ngồi sâu sát vách tường phía trong, dưới những ngọn đèn vàng úa có những con muỗi bay lượn xung quanh, lâu lâu rớt xuống sàn.
Đào phì phèo điếu thuốc, đăm chiêu nhìn ra cửa nghĩ đến chuyến ra quân trọng đại đêm nay, Lão Sanh có đến mấy trăm lượng vàng cất trong cái rương gỗ trên lầu, người ta đồn nhau như vậy, đêm nay Đào và Nghiêm sẽ ra tay khuân hết.
Ngoài cửa dăm ba người ăn mày ngồi tú tụm trước hiên chìa tay xin mỗi lần khách bước vào. Họ ngồi đó thì được, nhưng hễ xông vô tiệm thì chủ nhân đuổi ra ngay để khách ăn uống thoải mái. Cô hầu bàn mang hủ tiếu và cà phê ra đặt trước mặt Đào, Đào ngậm lệch điếu thuốc một bên mép, lấy thià khuấy mạnh ly cà phê rồi nhấp một ngụp nhỏ. Gã hài lòng thở phào khoan khoái rồi cầm muỗng đũa bắt đầu thưởng thức tô hủ tiếu. Đào ăn được chừng nữa tô, ngồm ngoàm nhai một cách sung sướng thì một bà ăn mày từ ngoài cửa lừ đừ tiến vào, đứng ngay trước mặt Đào nỉ non xin tiền:
− Xin cậu Ba làm phước bố thí, tôi già nua tật nguyền còn có một tay.
Người đàn bà gầy gò, khẳng khiu, áo quần dính bết bùn đất, chià cả hai bàn tay xương xẩu ra trước mặt Đào, bàn tay trái còn nguyên, bàn tay phải thì cụt, mất hẳn từ cổ tay mà vết thương hình như chưa lành. Đào bực bội nhìn lại quầy, toan bảo chủ tiệm lại đuổi vì tiệm này vốn nổi tiếng là không để ăn mày quấy rầy thực khách, nhưng chủ tiệm vừa vào bếp. Người đàn bà tiếp tục ỉ ôi nhắc lại:
− Tôi già nua tật nguyền, còn có một tay ; cậu Ba làm phước bố thí.
Đào ngẩng lên nhìn, rồi chỉ trong nháy mắt đã khựng lại, mồm há ra, mắt lạc thần, buông rơi đôi đũa xuống đất và gập người ói mửa luôn ra bàn. Bánh phở cùng với thịt heo thoăn thoắt tuôn ra, văng vải cả vào tô hủ tiếu lẫn ly cà phê sửa đá trước mặt bởi vì người ăn mày đang đứng trước mặt Đào chính là bà Năm Tước mà 49 ngày trước Đào đã cạy nắp quan tài chặt đứt bàn tay phải.
Dưới ánh đèn nhợt nhạt từ góc trần chiếu xiên xuống, khuôn mặt bà xanh xao và lạnh lẽo đến rợn người, khuôn mặt ấy chẳng khác gì 49 ngày trước Đào đã nhìn thấy trong ánh chớp chói loangoài nghĩa địa khi Đào quật mồ chặt đứt bàn tay phải của bà.
Đào tiếp tục ói mửa làm chủ quán cũng như mọi thức khách đều quay nhìn và nhăn mặt khó chịu, người đàn bà hành khất vừa quay lưng thừng thửng bước ra ngoài một cách chậm chạp.
Chủ quán chạy lại hỏi thăm Đào vì tưởng Đào trúng gió, nhưng Đào vẫn tiếp tục ói mửa rồi đứng dậy lom khom lê bước ra đường thất thểu về, quên cả chiếc xe đạp dựng trước cửa tiệm. Chủ quán trong tiệm bước ra tận lề đường đứng trông theo, ngơ ngác không hiểu vì sao bửa nay Đào lại hiền lành như vậy, bình thường gã hay nạt nộ mấy cô chạy bàn ra oai mà cô nào cũng phải vuốt ve gã bởi biết gã là tên du đảng có máu liều lĩnh. Dù sau đi nữa thì chủ quán cũng tha, không ghi sổ tính tiền nợ của Đào bửa nay.
Đào đi nhanh lại nhà Nghiêm, mặt tái xanh không còn hột máu, mồm nói lảm nhảm như bị ma nhập. Gã nhớ lại tối hôm qua khi gã và Nghiêm đặt bàn tay sét đánh lên bàn thờ đốt nhang cúng vái 49 ngày thì 3 cây nhang đã bất thần vụt lửa cháy lơn và khuôn mặt bà Năm đã hiện ra mờ mờ trong làn khói dày đặc. Đào hoang mang nghi ngại ngay từ phút ấy, nhưng Nghiêm lại bảo rằng đó là dấu hiệu bàn tay đã được nhập buà và Tổ đã nhận lời xin của Nghiêm, Đào tin đàn anh của mình nói thật. Nhưng hóa ra hôm nay mới biết là vong hồn bà Năm hiện ra trong làn khói xanh để cảnh cáo Đào. Với bất cứ giá nào, Đào phải ngăn cản Nghiêm chấm dứt trò chơi này, nếu Nghiêm không nghe thì Đào phải tự rút lui để tránh những hậu quả hải hùng chắc chắn sẽ xảy đến.
Tới nhà Nghiêm, Đào sồng sộc từ ngoài cửa đi thẳng vào sân sau, không chào hỏi gì cả. Vợ chồng Nghiêm đang ăn cơm dưới bếp trố mắt nhìn Đào bất ngờ xuất hiện, Đào mếu máo bảo đàn anh:
− Anh Hai ơi anh Hai, em mới vừa gặp..bả
Nghiêm ngơ ngác hỏi lại:
− Gì? Bà nào? Mày gặp ai?
Đào nhướng cặp mắt lờ đờ nhìn ra sau nhà rồi lại nhìn lên nhà trên lo âu nhấn mạnh:
− Trời, bà Năm chứ bà nào. Bả hiện về rồi anh ơi.
Huệ đặt bát cơm, ngạc nhiên nhìn Đào rồi chen vào:
− Bà Năm nào? Đi đâu mà hiện về?
Rồi sực nhớ ra, Huệ nói luôn:
− Ờ ợ...cái bà Năm Tước hả, phải không chú? Bà Năm Tước mới bị sét đánh phải không? Tự nhiên bả hiện về với chú hả? Trời đất, chú mắc mớ gì mà bả hiện về với chú chứ?
Nghiêm nhìn Đào gắt nhẹ:
− Thôi đi, nói bậy nói bạ không à
Đào run run kéo cánh tay Nghiêm và trì triết nói:
− Anh Hai ơi anh Hai, em thấy anh nên đem đi chôn đi anh Hai ơi, mang ra nghĩa địa chôn lại đi anh Hai, trả lại cho bả đi anh. Nó không xài được đâu anh. Em sợ lắm rổi anh Hai ơi.
Trước cặp mắt ngơ ngác của Huệ, Nghiêm vội đứng dậy lôi Đào lên nhà và mắng:
− Cái gì, cái gì vậy, bộ mày xỉn rồi hả? Nói gì đâu không à, có bà xã của tao, mày làm ơn đừng có nói bậy nói bạ nghe chưa?
Hai đứa ra hẳn ngoài sân trước, Nghiêm nổi nóng nhắc lại:
− Tao thấy bửa nay mày khùng rối đó Đào. Trước mặt vợ tao nói gì kỳ cục vậy? Nó nghi bây giờ đó.
Đào lắc đầu mếu máo nói:
− Anh Hai ơi, bàn tay của bả.... anh để đâu rồi anh Hai?... Anh Hai....đem chôn lại đi anh Hai...anh Hai ơi em xin anh mà...cái vụ này em sợ quá à, không được đâu anh Hai!
Nghiêm lại cắt ngang:
− Cái gì vậy? Mày nói cái gì vậy? Tao không hiểu.
Đào vừa thở vừa kể:
− Anh biết hôn, em đang ngồi ăn hủ tiếu ở ngoài chợ, tiệm Thanh Xuân anh biết mà. Mới tức thì hồi nãy đó, bà ấy bước vô đứng ngay trước mặt của em xin tiền, em tưởng là con mẹ ăn xin, em định đuổi bả đi nhưng mà em nhìn kỷ lại là bả anh ơi! Trời đất ơi em sợ quá, bả đưa luôn cho em coi cánh tay cụt của bả nữa anh Hai, em thấy sợ quá ói tùm lum tùm la ra ngoài bàn rồi em chạy gấp về đây cho anh biết nè. Anh Hai nghe em nói nè, em với anh đem bàn tay chôn lại cho bả đi anh, trả lại cho bả mà, em năn nỉ anh đó.
Nghiêm nói ngay:
− Mộ của bả người ta xây rồi, làm sao đào xuống được nữa?
Đào khổ sở nói tiếp:
− Thì mình chôn gần đó cũng được mà, miễn mình có lòng trả lại cho người ta là được rồi, nếu không thì bả vật chết mình đó.
Nghiêm vẫn giậm chân lắc đầu:
− Chậc! Tao nghe mày nói không lọt tay chút nào hết à! Mày nói mày đang ăn hủ tiếu, bả hiện về? Tiệm đó lúc nào cũng đông người, ma nào hiện về chỗ đông người? Thôi dẹp đi mày!
Đào tha thiết nhắc lại:
− Em nói thiệt mà anh, nếu anh hổng tin hả, anh làm mình anh đi chư em không làm đâu, em không dám xía vô đâu.
Dứt lời Đào bỏ đi quên cả chào từ giã, Nghiêm bực bội nhìn theo rồi quay vào với vợ.
Nghiêm không nhục chí vì biết chắc thế nào Đào cũng quay lại vì Đào bây giờ còn đói hơn Nghiêm không còn đồng bạc dính túi. Có điều là Nghiêm không thể đi hành nghề một mình được bởi Nghiêm không có tài mở khóa, nhưng Nghiêm có bàn tay sét đánh làm buà hộ mạng, hễ vào được nhà nào là kể như xong.
Đào từ giã đàn anh xong, bước thất thểu như người mất hồn, đi được một quảng sực nhớ là mình còn quên chiếc xe đạp ngoài tiệm hủ tiếu nhưng gã không dám trở lại vì sợ hồn ma bà Năm vẫn còn lảng vảng trước cửa nhập vô một người hành khất nào đó để chờ đợi. Gã về nhà, đi thẳng xuống bếp rồi quay lên. Cha mẹ hỏi cũng không trả lời, chỉ lảm nhảm nói một mình. Chuyện ăn trộm giờ này đối với Đào không còn vương vấn chút gì trong đầu nữa, thậm chí gã hoàn toàn bị ám ảnh bởi bà Năm với cái ngoại hình gầy gò và xanh mét như con ma đói từ thế giới bên kia hiện về đòi ăn.
Đào ngồi thừ trên bực thềm ngoài hiên, nhìn ra khoảng không gian đen thẩm trước mặt, dãy nhà hàng xóm bên kia đường khuất sau những vườn cây dầy đặc lập loè ánh lửa như nhưng bóng ma trơi cố tình trêu ghẹo Đào trong một đêm tối trời. Gã cứ ngồi như thế rất lâu cho đến khi bà mẹ ra tận nơi kéo tay gã bảo vào ngồi, gã mới uể oải đứng dậy để nguyên quần áo lên giường nằm.
Nhưng nằm nhắm mắt được một lúc, Đào bổng nghe trong tai vang lên những tiếng gõ thật rõ, cứ 4 tiếng 1 lần rồi lại ngừng, rồi lại vang lên, lần nào cũng 4 tiếng. Những tiếng gõ ấy lúc đầu còn nhỏ. Từ từ mỗi lúc một lớn hơn, mạnh hơn và gã giật mình choàng bật dậy vì gã chợt nhận ra đó là tiếng búa gã đã bổ 4 nhát xuống cổ tay bà Năm Tước ngoài nghĩa địa.
Mồ hôi vãi ra như tắm, Đào ngồi lên, lò mò bước xuống tìm nước uống vì cổ họng đang khát khô, gã thấy không khí trong nhà ngột ngạt làm gã sắp nghẹt thở, cần phải ra ngoài. Bà mẹ cài then cửa trước, Đào không muốn mẹ biết mình còn thức nên gã ra ngồi ngoài sân sau dưới ngọn đèn 40qu, nhìn xuống con kinh thủy lợi mênh mông trước mặt. Gã thở hổn hển, lấy thuốc ra hút.
Những chiếc ghe thưa thớt di chuyển về đêm của những gia đình chài lưới ngủ luôn trên sông nước hoặc thuyền bè chuyên chở hàng hóa lướt ngang qua nhà Đào với ánh đèn mờ ảo không soi rõ mặt người. Đào hút gần tàn điếu thuốc, toan quay vào nhà ngủ thì bổng thấy từ xa có chiếc thuyền nhỏ bổng lướt nhẹ tới rồi tấp vô bờ nhà Đào và giọng con gái cất lên gọi:
− Anh Ba cho em hỏi thăm chút xíu được hôn? Đường ra chợ huyện đi hướng nào vậy anh Ba? Em chở hàng trái cây ra ngoài chợ huyện bán mà đi hoài hổng thấy tới à!
Đào đang ngồi trên cái băng két bằng mấy thân cây trâm bầu bên khóm chuối, ngẩng lên ngạc nhiên đăm đăm nhìn, giọng nói lạ lắm, chắc không phải một người quen trong chòm xóm mà chỉ là một cô gái đi bán hàng bị lạc đường. Từ trong khoang thuyền, cô gái cầm cây đèn bảo khá lớn đi ra hẳn ngoài mũi thuyền đứng chờ Đào. Đào lấy làm lạ lắm, dân vùng bốn đi ghe mà lạc đường là một chuyện thật hiếm hoi. Gã đứng dậy tiến lại gần vì không muốn nói lớn, sợ trong nhà nghe thấy, miệng gã vẩn ngậm điếu thuốc và nheo mắt vì khói.
Cô gái đứng trên thuyền có cái dáng thanh thanh thật đẹp, nên tuy chưa nhìn rõ mặt mà Đào đã thấy lòng rộn rã, khi Đào tới sát mũi ghe, cô gái nhắc lại:
− Dạ em bị lạc đường từ trưa tới giờ đói quá à, trên ghe thì không có cái gì ăn hết trơn đó..ơ..anh Ba..anh Ba có mì gói hay là cái gì đó, cho em xin một gói được không anh Ba?
Đào hăm hở đáp:
− Có chứ, cô chờ một chút nha, tôi vô nhà lấy cho. À mà nè, cô ăn khoai mì không, má tôi mới nấu đó, nấu hồi chiều ngon lắm. Thôi cô lên đây cô ngồi chờ chút xíu nha, tôi vô tôi lấy cho.
Cô gái gật đầu đưa tay ra để lấy thăng bằng bước lên bờ vì chiếc thuyền con tròng trành làm cô sợ té xuống nước. Đào vội đưa tay ra cho cô gái nắm lấy. Lạ thay, khi tay Đào vừa chạm vào tay cô gái thì một làn gió cực mạnh thổi từ làn nước lên sà vào người Đào làm gã run lên bần bật, đồng thời ngọn đèn trên tay cô gái bổng sáng rực hẳn lên như đèn măng song, soi rõ toàn thân và khuôn mặt cô, Đào ngước lên nhìn và kêu thét một tiếng lớn rồi lảo đảo buông tay cô gái, lao đầu té xuống nước bởi vì gã vừa nhận ra người con gái tước mặt gã mà gã nắm tay không phải là một thiếu nữ với tiếng nói trong trẻo mà chính là bà Năm Tước vừa đưa cái cánh tay cụt ra cho gã nắm. Đào ú ớ vùng vẫy dưới nước, chiếc thuyền con lui dần ra xa, lướt nhẹ trên mặt kinh và mất hút.
Trong lúc đó ở nhà Nghiêm, Huệ vừa rửa chén, vừa tò mò cật vấn chồng, cô vốn không ưa Đào, nên dù Đào là bạn của chồng, cô vẫn gọi bằng thằng, cô hỏi:
− Hồi chiều thằng Đào nó nói với anh là đem ra nghĩa địa chôn, là chôn cái gì vậy? Bộ anh với nó mới đi giết người phải không?
Nghiêm cười lớn để vợ khỏi nghi, gã nói:
− Hà hà, em nói gì vậy? giết ai? Làm gì có chuyện đó!
Huệ đứng thẳng dậy lau tay vào chiếc áo cũ và nhắc lại:
− Vậy chứ em nghe nó nói là anh Hai ơi mang ra nghĩa địa chôn đi, chông cái gì? Nói thiệt đi nghe, anh với nó vừa mới giết người phải không?
Nghiêm vẫn cố giữ nụ cười rồi ấp úng bảo:
− Cái thằng cà chớn thiệt, say nói tầm bậy tầm bạ không à. Còn em nữa, tự nhiên nghe nó nói làm cái gì? Anh giết người hả? Giết người sao giờ này còn ngồi ở đây? Công an tới bắt hồi nào giờ rồi.
Huệ lại ngồi xuống rửa chén bát tiếp, từ hồi quen Nghiêm, Huệ vốn nể phục Nghiêm vì trí óc cô bị lôi cuốn bởi những chuyện huyền bí bên xứ chuà tháp, cảm phục đến nổi hai năm nay chung sống, Nghiêm chỉ nói nhiều mà chưa làm gì cả, không mang về được đồng bạc nào mà Huệ vẫn nhẩn nại phục vụ. Chuyện giết người thì Huệ chưa từng nghe Nghiêm nhắc tới, nhưng Nghiêm có kể cho nghe một lần bên Nam Vang, Nghiêm đã thư một người đàn bà khiến bụng bà ấy cứ lớn dần, lớn dần, không ăn uống gì được. 49 ngày sau thì chết, bác sĩ giải phẩu tử thi, mổ bụng lấy ra một đống mảnh chai trong đó, làm chấn động cả giới y khoa bên Cam Pu Chia vì không ai giải thích được.
Từ khi nghe chuyện ấy, Huệ chẳng những phục Nghiêm mà trong cái phục ấy lâu lâu cô củng cảm thấy sợ gã nữa. có điều là huệ không ưa Đào bởi Đào có thành tích ăn cắp, cả huyện Châu Thành ai cũng biết. Huệ không muốn Nghiêm kết nạp Đào làm đệ tử vì sẽ làm mất uy tín của Nghiêm. Bởi vậy dù Huệ thấy Nghiêm nói có lý, nhưng cô vẫn chưa buông tha, cô bảo:
− Em không có biết à, nhưng coi bộ nó lo dữ lắm, nhìn cái mặt là em biết liền à. Chắc chắn phải cóc huyện gì mà anh không có nói cho em nghe. Mà em nói anh nhiều lần rồi nghe, thằng Đào nó mới ra tù thôi đó, anh đi với nó làm chi vậy? Có ngày vô tù chung với nó, em nói thiệt đó.
Nghiêm không biết trả lời vợ ra sao, gã không bực Huệ mà tức thằng đàn em nhát gan, tự nhiên phun ra câu chuyện bàn tay sét đánh trước mặt vợ gã. Gã thơ thẩn ra sân trước đứng hút thuốc một lát khá lâu vẫn không thấy Đào trở lại như gã đã đoán, gã lại vô nhà, len lén nhìn Huệ vừa rửa chén xong, đang úp hết vào rỗ. Gã ra sau nhà đi sang tìm Đào, từ nhà Nghiêm sang nhà Đào có thể đi lối sau, men theo bờ kinh chỉ vài trăm thước là tới. Đi vòng phía trước thì quảng đường dài gấp đôi, nhưng ít khi Nghiêm dùng lối sau bởi phải đi nhờ ngang sân nhiều nhà khác, có những gia đình tụ tập ngồi ăn cơm ở sân sau trên bờ kinh cho mát nên Nghiêm rất ngại đi qua nhà họ. Tối nay bất đắc dĩ Nghiêm mới phải đi lối sau, nhưng cũng may là trời đã khuya, không gặp ai ngoài sân.
Tới nhà Đào, cửa sau đã đóng kín, Nghiêm huýt gió làm hiệu hai ba lần vẫn không thấy Đào ra như thông lệ.
− Thằng chết nhát này đã ngủ mất rồi - Nghiêm lẩm bẩm chửi đổng rồi ra về. Nghĩ thầm trong bụng là sẽ kiếm một thằng đệ tử khác làm bạn đồng hành ăn trộm. thế giới đạo chích trong huyện Châu Thành không xa lạ gì với Nghiêm. Gã chỉ vẩy tay một cái, thiếu gì đứa đi theo, nhất là giờ này Nghiêm đã nắm trong tay một báu vật hiếm hoi trong đời là bàn tay sét đánh.
Nghiêm về tới nhà thì Huệ vừa tắm xong, thay đồ bộ để chuẩn bị đi ngủ, thấy vợ đang buông mùng, Nghiêm lấy khăn ra sau nhà tắm, gã thở dài nghĩ đến thằng đàn em cà chớn làm gã đành phải hủy bỏ chuyến đi đêm nay, bởi gã cần người mở khóa đưa gã vào nhà người ta.
Nghiêm ra bờ kinh, cởi quần áo ngoài rồi nhảy xuống nước tắm một cái cho đỡ bực bội. Nghiêm đang khoắn nước ngụp lặn thì ngẩng lên thấy Đào hấp tấp đi tới. Nghiêm mừng rỡ, tưởng Đào đổi ý, quyết định đêm nay ra quân hành nghề ăn trộm, nhưng Nghiêm chợt nhíu mày ngạc nhiên vì nhìn kỹ lại thì thấy Đào ướt đẩm từ đầu tới chân, Nghiêm vội leo lên vuốt mặt rồi hỏi:
− Ủa? Mày té ở đâu mà ướt hết trơn, hết trọi vậy? sao không đi thay đồ đi?
Đào không nói, mệt mỏi ngồi xuống khúc cây trên bờ kinh. Ngọn đèn tròn từ vách bếp chiếu ra, soi mờ khuôn mặt tái mét của Đào, Nghiêm tiến lại gần và nhắc lại:
− Gì vậy? Sao chưa về thay đồ nữa? Ê, thôi khỏi! Lấy đồ của tao kià, thay đi.
Đào mếu máo kể:
− Anh Hai ơi, em không biết tính sao giờ nữa anh Hai, không được rồi anh Hai ơi! em lại mới gặp bả nữa, em sợ quá anh Hai!
Nghiêm bực bội gắt:
− Bà nào nữa? gặp ở đâu? Hồi nào? thấy mày sản rồi đó.
Đào mệt mỏi đáp:
Thôi anh Hai, thiệt mà anh Hai, bà Năm đó chớ bà nào! Em nói hoài mà anh Hai hổng chịu tin em. Bả về ngay sau nhà của em kià, bả đi ghe anh ơi, tấp vô nhà của em, em sợ quá, em té xuống kinh, tưởng chết luôn rồi đó, bởi vậy em mới chạy qua đây báo cho anh biết nè! Anh tính lại đi anh Hai, em thấy mình nên ra nghĩa địa, đem bàn tay ra chôn lại đi anh Hai.
Nghiêm chửi thề một câu rồi chán nản nói:
− Thôi được rồi, mày về đi! Mày không muốn làm ăn với tao nữa hả? Thôi ngày mai tao kiếm thằng khác. nè, nhưng mày nhớ nhe, mày nhớ là không được nói cho ai biết nha, mày mà nói ra hả, tao thư cho mày chết đó!
Đà còn cố gắng năn nỉ Nghiêm bỏ cuộc, nhưng Nghiêm nạt lại và đuổi đi. Đào đứng dậy lủi thủi theo bờ kinh về nhà mình. Nghiêm đứng trông theo luôn miệng chửi thề, gã thay cái quần đùi ướt, mặc lại bộ quần áo cũ, đẩy cửa bước vô nhà.
Về phần Đào, về tới nhà mới thấy lạnh. Bộ quần áo ướt dính sát vào người lại thêm sương đêm bắt đầu tỏa xuống làm Đào rùn mình hắt hơi mấy cái liền. Cánh cửa sau khép hờ, trong nhà tối om, Đào đưa tay đẩy nhè nhẹ đồng thời ngoái cổ nhìn ra con kinh, rợn người nhớ lại hình ảnh cô gái trên con đò biến thành bà Năm Tước nắm tay gã lúc nãy. Vào bếp, quơ tay lên vách bật đèn rồi lấy bộ quần áo khô còn máng trên dây phơi mặc vào.
Cả nhà đã yên giấc, Đào rón rén lên nhà, nhẹ nhàng chui vào mùng. Nằm một lúc không ngủ được, Đào thấy bụng cồn cào mới sực nhớ ra từ chiều chưa ăn gì. Có nửa tô hủ tiếu vào bụng thì đã nôn mửa ra hết tại quán Thanh Xuân khi hồn ma bà Năm Tước xuất hiện. Đào ngồi dậy nhẹ nhàng chui ra và xuống bếp tìm cơm nguội hoặc mì gói.
Nấu mì thì phải nhóm lửa, Đào ngần ngại quá. Nhìn thoáng trên bàn ăn thấy còn tô canh cải còn úp trong lồng bàn. Đào bưng soong cơm nguội còn đặt trên lò, mang lên bàn và kéo ghế ngồi. Nhà Đào đông người, nên ngày ngày nấu cơm bằng cái lò gang khá lớn. Đào mở nắp nồi, gã kêu rú lên và bật ra phía sau, nằm ngửa trên đống củi, cái nắp văng sang một bên, bởi vì nồi cơm tuy chỉ mới vơi đi một nữa nhưng trên lớp cơm gạo trắng đầu muà thơm ngát ấy, Đào thấy bàn tay sét đánh của bà Năm Tước nằm gọn bên trong.
Đào lòm còm ngội dậy và lao lên nhà, chui vào mùng đắp mền kín mít từ đầu đến chân. Đời gã từng mấy phen vào tù ra khám, nhưng chưa bao giờ gã cảm thấy kinh sợ và hối hận như hôm nay. Hai ba lần sang thuyết phục Nghiêm đem bàn tay trả lại cho bà Năm nhưng Nghiêm nhất định không nghe và thậm chí không tin cả vào những lời Đào kể. Đào ngẩm nghỉ mãi và tự hỏi là tại sao gần 2 tháng nay hồn bà Năm không hiện về mà đợi mãi đến hôm nay khi hai đứa sắp ra tay hành nghề thì bà mới xuất hiện. Phải chăng là vì Nghiêm yểm buà không đúng cách như sư phụ đã chỉ dạy nên hồn bà Năm mới oán hận mà trở về dương gian?
Trái tim Đào là trái tim sắt đá, không biết sợ ai thế mà hôm nay đã đành cầu khẩn hồn bà Năm tha tội cho gã.
ở nhà Nghiêm, Huệ đã chui vào mùng nằm nghe cải lương, Nghiêm ngồi ngoài hút thuốc một lúc cho tóc khô hẳn rồi mới tắt đèn chui vô nằm bên Huệ, Huệ vói tay tắt radio rồi bảo:
− Anh lại đi qua kiếm thằng Đào rổi phải không? Em nói rồi mà, anh cứ đi với nó hoài, có ngày chung vô tù ở chung với nó đó. Anh mà vô tù, em không có thèm thăm nuôi đâu nghe. Em về lại với ba má em đó.
Nghiêm cười gường:
− Sức mấy mà anh vô tù, em đừng có lo
Huệ lớn giọng hơn:
− Không có lo sao được, em không còn đồng bạc nữa, mấy bữa nay không có tiền đi chợ, nợ tùm lum tà la hết trơn à. Anh không bao giờ lo làm ăn hết trơn hết trọi.
Nghiêm choàng cánh tay qua ôm lấy vai Huệ và trấn an:
− Anh nói em nghe nè, mình sắp giàu rồi em ơi. Nội tuần tới, em thiếu bao nhiêu nợ, anh trả hết cho.
Cùng với câu nói ấy, gã ôm ghì lấy Huệ và rúc đầu vào ngực vợ, nhưng Huệ phì cười rồi đẩy gã ra và nói:
− Thằng cha này, nhột thấy mồ.
Trong bóng tối mờ mờ, Nghiêm thấy khuôn mặt không son phấn của cô vợ trẻ và đẹp hẳn lên. Để vợ khỏi trở lại đề tài cũ cằn nhằn mình về tiền bạc. Nghiêm đẩy vợ nằm ngửa ra và leo lên nhưng Huệ lại đẩy gã nằm xuống bên cạnh và nghiêm trang nói:
− Anh phải hứa nghen, tuần tới là phải có tiền cho em đó nghen.
Nghiêm không trả lời, gã vòng tay ra phía sau mò mẫm dưới mặt giường vì gã thấy cồm cộm dưới lưng, rõ ràng vừa nằm đè phải cái gì giống như ổ bánh mì hay cái bánh tét vôi, nhưng chắc là cái bóp của Huệ, gã đoán thế và khua tay cầm lên đưa ra trước mặt coi. Nhưng chưa kịp đưa ra trước mặt, gã đã kêu thét lên vì gã vừa nhận ra đó là cái bàn tay sét đánh trơ xương, co quắp và đen đủi của bà Năm. Nghiêm lặng người giật thót, tim như thắt lại và kinh hãi, gã đã cất kỹ trong cái hộp sắt giấu dưới bếp, tại sao giờ này nó lại nằm đây?
Như một phản xạ tự nhiên khi người ta cầm phải vật gì gớm ghiếc, Nghiêm quăng mạnh cái bàn tay sét đánh xuống đất, nhưng cái mùng trắng đã chèn căng dưới chiếu cản lại làm cái bàn tay sét đánh ấy rơi ngay vào chân Nghiêm, Nghiêm co rúm người, hai chân đạp lia lịa. Cũng cái bàn tay ấy lâu nay Nghiêm ngắm nghía vì nó sẽ là bạn đồng hành của gã, nhưng đêm nay gã thấy ghê sợ đến chừng muốn tắt thở bởi nó tự động từ dưới bếp mò lên đây nằm chung với Nghiêm.
Dĩ nhiên là Huệ không hề biết là chồng mình đang giấu cái vật quái lạ ấy trong nhà, và càng lạ là mặc dù Nghiêm nãy giờ dãy dụa và la hét như vậy mà Huệ vẫn bình thản nằm im như không trông thấy, không nghe thấy gì cả.
Nghiêm đạp tung cái mùng ra khỏi lớp chiếu tung dưới chân và hất mạnh bàn tay sét đánh xuống đất, bấy giờ Huệ mới ngạc nhiên hỏi:
− Cái gì, cái gì vậy? cái gì mà anh đạp dữ vậy? Bửa nay sao anh kỳ quá vậy?
Nghiêm co rúm người, ngồi thu mình ở đầu giường thở hổn hển và ấp úng bảo:
− Mở đèn...mở đèn...mở đèn lên!
Huệ không hiểu gì, từ từ vén mùng chui ra và vói tay bật nút đèn trên vách, căn phòng rực sáng, Nghiêm mở to mắt, len lén bước xuống và tiến lại phía đuôi giường - chổ gã vừa hất cái bàn tay sét đánh xuống. Gã nhìn khắp lượt, tìm tòi thật kỹ nhưng lạ quá không tìm thấy cái bàn tay đâu cả. Huệ ngồi ở mép giường, nhìn nét mặt tái xanh của chồng kinh ngạc hỏi:
− Anh kiếm cái gì vậy? Bộ anh nằm mơ hả?
Nghiêm không đáp, cứ trố mắt cắm đầu nhìn mọi góc cạnh của căn phòng nhỏ. Gã có ngủ đâu mà mơ? Gã thốt nhớ lại lời Đào nói và lần đầu tiên gã linh cảm thấy có điềm gì bất thường đã xảy đến với Đào. Hèn gì chiều nay mấy lần Đào giục gã đem bàn tay ra nghĩa địa chôn lại cho bà Năm. Huệ giục hai ba lần nữa Nghiêm mới trở vào, chui vào mùng và mệt mỏi nằm xuống, mồ hôi vả ra như tắm. Huệ nhắc lại câu hỏi:
− Anh kiếm cái gì vậy? Sao không nói em kiếm dùm cho.
Nghiêm không đáp, mắt mở trừng trừng nhìn lên nóc mùng, Huệ tắt đèn và chui vào với Nghiêm. Lần đầu tiên, từ ngày quen Nghiêm, đêm nay Huệ thấy chồng mình sợ hãi đến rụng rời, khác hẳn cái thái độ vênh vênh háo thắng thường ngày của Nghiêm. Huệ cầm cái quạt phe phẩy quạt mồ hôi cho Nghiêm, mặc dù đêm nay trời không nóng, gió từ con kinh sau nhà vẫn thổi vào từng cơn nhè nhẹ.
Nghiêm quay nghiêng ngưới, nhắm mắt ôm ghì lấy vợ, bàn tay vẫn con run rẫy. Huệ buông cái quạt và cũng ôm chặt lấy Nghiêm vì đoán gã vừa nằm mơ thấy cái gì kinh hãi, cần chia sẽ cảm xúc với vợ, Huệ nói:
− Ngủ đi anh, thôi ráng ngủ đi, em xoa lưng cho anh ngủ nghen
Nghiêm nhắm mắt im lặng, bàn tay gã đặt trên vai Huệ hớn hở xoa dần xuống cánh tay nàng. Bổng gã hét lên và hoảng hốt tung màn chạy ra là vì khi gã đưa tay xuống chạm vào cổ tay Huệ thì gã nhận ra là cánh tay Huệ đã cụt hẳn, mất nguyên một bàn tay. Gã cuống quýt bật đèn rồi đứng thở. Căn phòng lại rực sáng, Huệ lồm cồm chui ra theo và nhíu mày hỏi:
− Trời ơi bửa nay anh làm sao vậy? la hoài à, kỳ cục quá!
Nghiêm mặt cắt không còn hột máu đăm đăm nhìn cả hai cánh tay vợ và ngơ ngác thấy vẫn còn nguyên vẹn. Rõ ràng trong bóng tối, gã vừa nắm phải cánh tay cụt của Huệ y như cánh tay bà Năm mà Đào đã dùng búa chặt đứt từ cổ tay, Đào bắt đầu thấy bực bội, kéo tay Nghiêm thở ra và nói:
− Thôi vô ngủ đi, đừng tắt đèn nữa, để đèn sáng đêm luôn cũng được.
Nghiêm thở hồng hộc, theo vợ lại giường và leo lên. Gã mệt mỏi nằm xuống và tự nhủ ngày mai phải đem bàn tay sét đánh cùng Đào ra chôn ngoài nghĩa địa.
Như vậy là những câu thần chú và cách thức yểm buà của gã không hiệu nghiệm, gã yếu ớt bảo Huệ:
− Em ơi, anh sợ quá em ơi!
Huệ tội nghiệp quàng cánh tay ôm lấy gã, hai người nằm ngiêng, mặt dối mặt cho đỡ chói mắt vì ngọn đèn trên trần rọi xuống, Huệ nhắc lại:
− Thôi ngủ đi, có em đây mà sợ gì, ngủ đi.
Nghiêm thở mạnh, nhắm mắt lại, hôn lên trán vợ. Giờ này gã mới thấy cần có huệ bên cạnh. Đêm nay không có huệ, chắc chắn gã đã chết giấc vì hãi hùng. Bên ngoài gió bổng thổi mạnh lên vù vù, len qua khe cửa sau nhà, rồi trong chốc lát, tiếng mưa rơi nặng hạt chen lẫn những hồi sấm vang dậy và những hồi chớp sáng rực ngoài cửa sổ, Nghiêm khẻ rùn mình vì lạnh, gã hỏi Huệ:
− Em ơi, có cần đóng cửa sổ lại không em? Anh sợ mưa tạt vô nhà đó.
Huệ đáp:
− Để cho mát mà, mưa kiểu này không có lâu đâu.
Cùng với câu nói ấy, Huệ âu yếm xoa lên vai Nghiêm rồi nhẹ nhàng đẩy gã nằm ngửa ra và leo lên nằm trên người gã. Chỉ có cách này mới xoa dịu cho gã nổi lo sợ ám ảnh trong đầu. Huệ cuối xuống hôn Nghiêm, Nghiêm cảm động quàng hai tay ôm lấy cổ vợ. Bổng gã ú ớ đẩy Huệ ra, vì khi hai người đang say đắm hôn nhau thì bất ngờ mấy cái răng của Huệ rụng ra, rớt trong mồm Nghiêm. Nghiêm choàng mở mắt, kinh hãi phun mấy cái răng ra khỏi mồm. Huệ vẫn nằm trên người gã, chỉ ngóc đầu dậy. Dưới ánh đèn sáng rực, Nghiêm trố mắt nhìn rồi kêu thét lên, gã khiếp đảm và bất tỉnh nhân sự bởi người nằm trên bụng gã, vừa nồng nàn hôn gã không phải là Huệ mà là cái xác cứng đờ nám đen của bà Năm Tước.

Hết

Kết Thúc