Rồng
Rồng, chữ hán là Long, chữ Phạn là Nâga, là một loài sinh vật thuộc thế giới vô hình, và cũng là một loài trong Tứ Linh: Long, Lân, Qui, Phụng (Rồng, Lân, Rùa, Phượng)
Theo thần thoại, rồng có hình dạng rất lạ kỳ: đầu rồng giống như đầu đà, sừng giống như sừng nai, cổ giống như cổ rắn, bụng giống như bụng con giao (giao long-thuồng luồng), mắt giống mắt thỏ, tai giống tai bò, chân giống chân cọp, móng giống móng chim ưng, vảy rồng giống như vảy cá ly.
Rồng là vua của loài có vảy, có tài biến hóa, làm tối được, làm sáng được, làm lớn được, làm nhỏ được, nhằm tiết xuân phân thì lên trời, nhằm tiết thu phân thì xuống biển hay xuống đất. Kinh Phật nói: "Long thường tại định, vô hữu bất định thì." Nghĩa là: Rồng thường ở vào thiền định, không có lúc nào chẳng thiền định.
Có rất nhiều loại rồng, được phân ra tùy theo màu sắc, tùy theo hình dáng đầu rồng hoặc tùy theo phận sự của nó:
I. Phân loại theo màu sắc: Có 5 loại:
• Rồng trắng: Bạch long, toàn thân màu trắng
• Rồng vàng: Huỳnh long, toàn thân màu vàng,
• Rồng xanh: Thanh long, toàn thân màu xanh sậm,
• Rồng đỏ: Xích long, toàn thân màu đỏ,
• Rồng đen: Hắc long, toàn thân màu đen.
II. Phân chia theo hình dáng: 3 loại:
• Rồng trẻ, đầu không có sừng, gọi là Ly long.
• Rồng sống được 500 năm thì mọc sừng, gọi là Cù Long.
• Rồng sống được 1000 năm trở lên thì có sừng dài và mọc thêm cánh, gọi là Ứng long.
III. Phân chia theo nhiệm vụ: có 4 loại:
• Thủ Thiên cung long: Rồng ở cõi Trời, gìn giữ Thiên cung.
• Hành võ long: Rồng làm mưa (Hành là làm, võ hay vũ là mưa). Rồng nầy có hai hạng:
o Thiện long thì làm cho mưa thuận gió hòa.
o Ác long thì làm cho mưa to, gây lũ lụt,
• Địa long: Rồng ở dưới đất sâu, làm hầm khoét hang, làm thành sông, hồ, biển.
• Phục tạng long: Rồng giữ gìn kho tàng của vua Chuyển Luân Thánh vương và các nhà phước đức lớn.
■ Tương truyền, rồng ở đáy biển, có lầu đài cung điện, có tổ chức vua, quan, quân lính. Rồng làm vua gọi là Long vương, cung điện của Long vương là Long cung, các quan của vua rồng là loài cá lớn, quân lính là các loài cá nhỏ.
Theo Truyện Phong Thần và Tây Du Ký, có Tứ Hải Long vương là 4 vị Long vương ở bốn biển:
• Đông Hải Long vương: ở biển Đông tên Ngao Quảng.
• Nam Hải Long vương: ở biển Nam tên Ngao Thuận.
• Tây Hải Long vương: ở biển Tây tên Ngao Khâm.
• Bắc Hải Long vương: ở biển Bắc tên Ngao Nhuận.
■ Cũng trong truyện Tây Du, con Bạch mã (ngựa trắng) mà Tam Tạng cỡi đi Tây phương thỉnh kinh là do một con tiểu long (rồng nhỏ) biến thành. Con tiểu long nầy vốn là Thái tử con của Bắc Hải Long vương Ngao Nhuận, phạm tội nặng, bị bắt treo lên chờ xử trảm. May nhờ Đức Quan Âm Bồ Tát đi ngang, tiểu long van xin cứu mạng. Đức Quan Âm Bồ Tát thương tình, tâu xin Thượng Đế tha chết cho tiểu long để sau nầy bắt tiểu long biến thành bạch mã, đỡ gót cho Tam Tạng thỉnh kinh. Nhờ công lao chuộc tội nầy, sau khi thỉnh kinh xong, bạch mã được biến trở lại thành rồng, trở về Long cung.
■ Long Nữ là con gái của Đệ tam Thái Tử của Nam Hải Long vương Ngao Thuận, ngày kia hóa thành con cá dạo chơi nơi mé biển, bị một ông chài bắt được, đem ra chợ bán. Đức Quan Âm Bồ Tát biết được, sai Thiện Tài đồng tử hóa ra một người thường, đi đến chợ mua con cá ấy, rồi đem xuống biển Nam thả xuống.
Nam Hải Long vương nhớ ơn Bồ Tát cứu tử cháu nội gái của mình, nên dạy Long Nữ đem cục ngọc Dạ Minh Châu đến dâng tặng Bồ Tát để Bồ Tát đọc sách ban đêm không cần đèn.
Long Nữ đến dâng ngọc xong, lòng hết sức cảm phục Bồ Tát nên xin qui y và được Bồ Tát thâu làm đệ tử .
Từ ấy, Thiện Tài đồng tử và Long Nữ luôn luôn theo bên cạnh để phụng sự Bồ Tát.
Chín đứa con của rồng
Rồng có chín đứa con, là chín loài thần thú nhưng không phải rồng. tùy vào tính cách của mỗi con mà người ta dùng trang trí ở những nơi khác nhau như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền ... Là con thứ 9 của con Rồng theo quan niệm phương Đông. Đây là con vật rất trung thành với chủ, dù chủ nó làm nghề gì nên được rất nhiều người Trung Quốc và cả người Việt Nam rước về (để lấy may mắn).
- Tỳ mẹ
- TyNhai
- Trào Phong
- Lưu Bang
- Toan Nghê
- Bá Hạ
- Bệ Ngạn
- Phụ Tí
- Vy Cốt
Long (Rồng) là một hình tượng Linh Thiêng của Trung Quốc và một số nước Á Đông, đặt nó ở đâu thì nơi đó mang ẩn ý chứa đựng điều cát tường, nó cũng là đứng đầu trong bốn con thú lành của Trung Quốc. Trong truyền thuyết Long Sinh Cửu Phẩm (Rồng Sinh 9 con), các phẩm không giống nhau phân biệt như sau:
Bị Hí là con trưởng của Rồng.
Còn có tên khác là bá hạ, bát phúc, thạch long qui. Linh vật có hình dáng thân rùa, đầu rồng, có sức mạnh vượt bậc, chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá...
Li Vãn là con thứ hai của Rồng.
Còn có tên gọi là si vẫn. Linh vật có đầu rồng, miệng rộng, thân ngắn, thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài…
Bồ Lao là con thứ ba của Rồng.
Linh vật thích âm thanh lớn, thường được đúc trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông được đúc có âm thanh như ý muốn.
Bệ Ngạn là con thứ tư của Rồng.
Còn có tên gọi khác là bệ lao, hiến chương. Linh vật có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn, thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công, nhờ vậy bệ ngạn thường được đặt ở cửa nhà ngục hay pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện.
Thao Thiết là con thứ năm của Rồng.
Linh vật có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ, có tính tham ăn vô độ nên được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự.
Công Phúc là con thứ sáu của Rồng.
Linh vật này thích nước nên được khắc làm vật trang trí ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như: cầu, rãnh dẫn nước, đập nước, bến tàu, thuyền bè… với mong muốn công phúc luôn tiếp xúc, cai quản, trông coi lượng nước phục vụ nhân dân.
Nhai Xế là con thứ bảy của Rồng.
Linh vật có tính khí hung hăng, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh nên thường được chạm khắc trên các vũ khí như đao, búa, kiếm… ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh nơi trận mạc.
Toan Nghê là con thứ tám của Rồng.
Còn có tên gọi khác là kim nghê. Linh vật có mình sư tử, đầu rồng, thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút nên được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát.
Tiêu Đồ là con thứ chín của Rồng.
Linh vật có tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình nên thường được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vào vị trí tay cầm khi mở, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập nhằm bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà.
Ngoài chín linh vật nói trên, gia đình Rồng còn có một số linh vật khác như:
Tù Ngưu: Linh vật giỏi về âm luật nên thường được khắc trên các nhạc cụ, nhạc khí...
Trào Phong: Linh vật thường được chạm khắc trên nóc nhà với ngụ ý chống hoả hoạn và thị uy kẻ xấu (gần giống với li vãn).
Phụ Hí: Linh vật được chạm khắc trên các bia mộ, bài vị với ngụ ý bảo vệ mộ phần người đã khuất.
Trong chín con của Rồng duy có Bá Hạ thích mang vật nặng, ngoại hình của nó giống con rùa, đầu thì giống rồng, gọi là con thú mang bia (Có một số người, thậm chí cả các nhà Sử Học có sự nhầm lẫn khi cho rằng các con vật đội bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là loài Rùa, thật ra đó là Bá Hạ vì ngoài đặc tính thích mang vật nặng nó cũng rất thích văn chương nên người xưa dùng nó để đặt bia Tiến Sĩ - Điều này mang ý nghĩa sâu sắc hơn là một con rùa bình thường).
Trong dân gian thì các con rùa lớn linh thiêng cũng được gọi là Long Quy. Trong truyền thuyết cổ của Trung Quốc cũng có nói đến Nữ Oa Nương Nương dùng bốn chân rùa lớn để chống bốn góc trời bị Cung Công húc nghiêng lệch. Cũng vì Long Quy thích mang vật nặng, ngụ ý giúp con người chống lại Sát khí giảm tai họa, nên Long Quy thường dùng để trấn trạch hưng gia, nó cũng đem lại Phúc Trạch giúp cho cuộc sống tốt hơn. Long Quy đặt tại tài vị thì thúc đẩy tài lộc, đặt tại vị trí Tam Sát hoặc vị trí nhiều thủy khí thì tác dụng hóa giải rất lớn. Phong Thủy Học có nói: “Yếu khoái phát, đầu Tam Sát – Phát tác nhanh chóng nhất là Tam Sát”. Thủy khí lớn chủ thị phi khẩu thiệt, Long Quy đặt ở đó có thể hóa giải tranh cãi, còn đem lại nhân duyên nữa. Long Quy có thể chiêu tài hóa sát, thêm nữa rùa có hàm nghĩa Nhân Thọ, cho nên Long Quy sử dụng ít khi úy kỵ. Hình dáng nó cũng làm cho nhiều người thích, nhà nhà ai cũng muốn bày nó. Khi bày Long Quy tốt nhất nên lấy Mệnh Vận của chủ nhà mà tính toán, sẽ không bao giờ bất lợi khi quan hệ với người khác. Muốn dùng chiêu tài thì đặt nó hướng ra cửa như dùng Tỳ Hưu. Long Quy bài trí ở phía hậu nhà thì có tác dụng Trấn Trạch. Long Quy có tác dụng tụ sinh khí làm cho vượng nhân đinh. Long Quy trước tiên mang hàm nghĩa Vinh Quý, ngụ rằng Vinh Hoa Phú Quý hay Áo Gấm Về Làng. Cho nên nói đến Long Quy thì đó là một con vật rất Tốt Lành. Đời Tống có quan niệm cho rằng Long Quy tức là Thần Vật của Bắc Đế Chân Võ (Một trong các Hóa Thân của Ngọc Hoàng Thượng Đế).
Long Quy đầu đặt quay về cửa sổ (Bên ngoài cửa sổ có sông, ngòi, biển là tốt nhất), đặt tại phòng khách hoặc phòng đọc sách. Cửa sổ đặt ở vị trí phía đông càng tốt vì có câu “Tử Khí (Khí Lành) đến từ phương Đông”.
Tại phòng làm việc nên bày đối diện cửa phòng hoặc cửa sổ (bày ngay trên bàn làm việc của mình). Sau đuôi Long Quy nên bày Tử Tinh Động (Động đá tím) để khí tím đến nhập vào huyệt động. Trước mặt Long Quy nên bày một thủy tinh cầu trong suốt để bổ sung thủy khí cho Long Quy
Tích khác
Rồng Trung Hoa là biểu tượng cho sự thông minh, mạnh mẽ và may mắn ở nền văn hóa của họ. Khác với rồng phương Tây, chúng thường được xem là nhân từ và tử tế. Có 1 thời gian dài rồng là biểu tượng trong nền văn học dân gian và hội họa ở Trung Quốc.
Qua biểu tượng con rồng, nhiều người Trung Quốc thấy rằng con vật thiêng đó tượng trưng cho điều họ khát khao,mong muốn. Trên thực tế, người ta vẫn kháo với nhau rằng người Trung Hoa vốn là "Hậu duệ của loài rồng". Rồng được gìn giữ bằng sự tôn sùng và kính trọng trong nền văn hóa Trung Hoa. Không tốt lành gì khi làm vấy bẩn loài rồng của họ! Và rồng cũng xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ Trung Hoa.
Rồng Trung Quốc điều khiển được mưa, sông, hồ và biển. Chúng còn có thể canh giữ các linh hồn ác, bảo vệ dân lành, ban phước cho mọi người. Rồng được gọi là Lung hay Long ở Trung Hoa.
Rồng thường bay giữa mây trời. Hầu hết các bức họa Trung Hoa đều vẽ Rồng đang nô đùa với viên Hỏa Long Ngọc. Theo truyền thuyết, đó là viên ngọc ban cho Rồng sức mạnh và cho phép chúng có thể lên Thiên Đường.
"Truyền thuyết về cá chép" (The Legend of the Carp) nói rằng cá chép có thể nhảy qua Ngọa Long Môn để trở thành Rồng. Người ta cố sức xác định chính xác vị trí của cánh cổng đó, nhưng không ai tìm được. Một vài thác nước lớn được tin rằng đó là vị trí của Ngọa Long Môn. Truyền thuyết này là 1 biểu tượng của sự tiến triển và nỗ lực cần thiết để vượt qua trở ngại.
ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT
Rồng Trung Hoa có một thân hình uốn lượn (giống rắn), 4 chân và không có cánh. Tương truyền rằng, Rồng là sự kết hợp giữa các loài vật khác nhau: Thân rắn, gạc(giống cái sừng) hươu, vuốt đại bàng,chân hổ, vảy cá chép và đôi mắt yêu tinh. Rồng có khoảng 117 cái vây.
Chúng thường có 4 ngón chân. Theo biểu tượng truyền thống của hoàng đế, Rồng có 5 ngón. Ở Nhật, rồng chỉ có 3 ngón chân.
PHÂN LOẠI
Rồng Trung Quốc được phân thành 9 loại như sau:
1/Thiên Long (TianLong), là loài kéo vật kéo xe cho các vị thần trên thiên đình và bảo vệ cung điện của họ
2/Thần Long (Shenlong) , loài rồng điều khiển mưa và gió
3/Phục Tàng Long(Fucanglong), rồng canh giữ châu báu dưới lòng đất, kể cả của người và tự nhiên. Tương truyền rằng hiện tượng núi lửa là do chúng bay lên khỏi mặt đất để về trời
4/Địa Long(Dilong), rồng được giao nhiệm vụ cai quản các con sông và suối. Theo ý của 1 số người, chúng là Thần Long cái, chỉ bay lên khi giao phối với con đực.
5/Ứng Long(YingLong), là loại rồng xưa nhất, và cũng là loài duy nhất có cánh trong tất cả các loại rồng phương Đông
6/Cầu Long, được xem là con rồng hùng mạnh nhất
7/Bàn Long, là con rồng nước, tương truyền rằng nó sống trong 1 cái hồ ở phía Đông
8/Hoàng Long, đã từng nổi lên từ sông Luo và giới thiệu cho vị hoàng đế nổi danh Fu Hsi với cách thức viết. Họ nổi tiếng về kiến thức hàn lâm cao siêu.
Long Vương, 4 vị thần cai quản 4 đại dương, gồm
Đông Hải Ngao Quảng; Nam Hải Ngao Khâm; Tây Hải Ngao Nhuận; Bắc Hải Ngao Thuận. Cho dù mang dáng dấp của Rồng, nhưng chúng còn có khả năng biến thành người.
Chúng sống trong các lâu đài pha lê, được canh giữ bởi Tôm quản lý bởi Cua
Truyền thuyết về Rồng
Rồng, với ý nhĩa đặc biệt, đã thâm nhập vào khắp lĩnh vực văn hoá cổ truyền của Trung Quốc, và đã trở thành biểu tượng tinh thần mạnh mẽ cho người Trung Quốc. Có thực sự là Rồng có tồn tại? Hay chúng chỉ đơn giản được tưởng tượng trong thế giới tinh thần, hay nó thực sự thiện hữu vật chất? Nó vẫn là một điều huyền bí đối với chúng ta hôm nay. Tôi rất ngạc nhiên vì có thể tìm thấy trong những cuốn sách lịch sử nhiều bản ghi chép chứng kiến về sự tồn tại của những con rồng, và điều đó đã thúc đẩy tôi nghiên cứu xem Rồng có thực sự tồn tại.
Ngũ Long và những vị Thần Màu Xanh.
“Tạp Ký về Huyện Nghĩa (Ye)” từ Triều đại Nhà Thanh viết như sau: Vào năm 1503 sau Công Nguyên (Triều Minh, năm thứ 16 đời Hồng Di), năm con rồng đã bay lượn trên không trung khoảng 10 lý (3 dặm) phía bắc huyện Nghĩa, tỉnh Hà Nam. Sau một thời gian lâu ở trên cao, chúng hạ xuống mặt đất, và không thể bay lên lại được nữa. Mây kéo đến đầy trời và mặt biển bị khuấy tung lên. Một vị thần trong trang phục màu xanh từ trên trời đáp xuống và ngay lập tức được vây quanh bởi những con rồng đã rớt xuống. Một lúc sau, mây tản hết và biển trở nên yên tĩnh. Năm con rồng vẫn chưa thể bay lên. Bấy giờ, một vị thần màu xanh khác xuất hiện, và những con rồng vây quanh ông ta. Đột nhiên bầu trời trở nên tối mịt. Những đám mây đen lớn xuất hiện. Cuối cùng khi bầu trời sáng trở lại, hai vị thần và 5 con rồng đã bay đi.
Những con Rồng trắng và những vị Thần Màu Tía
“Ký sự về Thiên triều Gia Tĩnh, Phần Những Hiện tượng Kỳ lạ và Hiếm thấy” cũng có một câu chuyện tương tự về huyện Nghĩa. Vào tháng 10 năm 1588 sau Công Nguyên, một con rồng trắng đã nổi lên trên Hồ Bình thuộc huyện Bình Hồ, tỉnh Triết Giang. Nó đã bay lượn trên mặt hồ, chiếu sáng một nửa bầu trời với ánh sáng đỏ. Chứng kiến của Shen Maoxiao, một vị quan chép sử cho vương triều, đã nhìn thấy một vị thần với trang phục màu tía và một cái mũ bằng vàng, đứng trên cao chừng 30m, giữa những cái sừng của con rồng. Vị thần này cầm một vật có hình cây kiếm. Ở đó xuất hiện một quả cầu ánh sáng lớn như một cái đấu (một dụng cụ đo lường hình thang ở Trung Quốc) ở bên dưới cái đầu của con rồng.
Bạch Long trên Sông Hoàng Phố:
“Ký sự về Thiên triều Tống Giang, Phần những Hiện tượng Kỳ lạ và Hiếm thấy” đã ghi chép một chứng kiến xảy ra 20 năm sau sự kiện con rồng trắng được trông thấy ở huyện Bình Hồ. Vào tháng 7 năm 1608 sau Công Nguyên, một con rồng trắng tương tự như con rồng xuất hiện trên Hồ Bình đã được nhìn thấy trên Sông Hoàng Phố ở huyện Tống Giang, Thượng Hải. Cũng có môt vị thần đứng trên đầu con rồng.
Rồng ở Lâu Đài Văn Minh:
“Ký sự về Hậu Hán Triều, Phần Ngũ tố” trích dẫn sau này của ‘Ký sự về huyện Lạc Dương ? Phần Hiện tượng Kỳ lạ” , đã chép rằng một con rồng trông thấy trên hoàng cung. Lưu Hồng, Hoàng đế của Vương Triều Đông hán, đã xây dựng thủ đô của mình gần huyện Lạc Dương, Tỉnh Hà Nam ngày nay; Cung điện Văn Minh có thể là nơi ông cư ngụ. Vào ngày 1 tháng 7 năm 178 sau Công Nguyên, một vật đen khổng lồ rớt từ trời xuống vườn đông của cung điện Văn Minh. Vật thể có hình tròn và giống như mái che của xe ngựa ngày xưa. Nó dài 20 m, và lướt đi nhanh chóng, phát ra những ánh sáng màu sắc. vật thể có một cái đầu, nhưng không có chân và đuôi, Nó trông giống một con rồng, nhưng có thể là không phải.
“Biên sử của Triều đại nhà Nguyên ? Ký sự về Ngũ Tố” viết rằng có một con rồng xuất hiện gần Long Sơn ở huyện Lâm Tùng, Tỉnh Sơn Đông vào tháng 8 năm 1190. Không may, sự xuất hiện của nó đã không được ghi chép. Con rồng có thể mang một tảng đã lớn nặng 0,5 tấn bay lên không trung.
Vào năm thứ 24 của Cát An thuộc triều Đông Hán, một con rồng vàng xuất hiện trên Sông Trì Thuỷ của huyện Vũ Dương, và nằm ở đó trong suốt 9 ngày và cuối cùng thì rời đi. Một đền thờ được xây dựng và một bia đá được dựng lên trong đền thờ để ghi danh sự xuất hiện của con rồng.
Vào tháng 4, năm thứ nhất của Vĩnh Hà, Triều Đông Tấn (345 Sau Công Nguyên), hai con rồng, một con màu trắng và một con màu đen, xuất hiện ở Long Sơn. Mộ Dung, Hoàng đế nước Yên, đem các quan trong triều đến một ngọn núi và tổ chức một lễ tế cách xa chỗ 2 con rồng 200 dặm.
Những cuốn sách lịch sử địa phương từ Triều Minh và Triều Thanh cũng có những dấu hiệu của những con rồng. Theo “Ký sự về Thiên triều Lâm An,” năm thứ 4 Chongzhen (1631 AD), một con rồng lớn đã được nhìn thấy trên Hồ Kỳ Long, đông nam huyện Shiping, tỉnh Yunan, Ghi chép đã viết: “râu, chân, và vảy của con rồng nổi trên mặt nước, và con rồng dài khoảng vài chục mét.” Rồng có thể đã xuất hiện nhiều hơn một lần ở Long Sơn (Núi Rồng) và Hồ Kỳ Long (Hồ Rồng kỳ lạ), điều này giải thích cho việc đặt tên cho những địa danh này.
“Ký sự Bổ sung của Triều đại Nhà Đường” đã ghi chép rằng một ngày trong năm cuối của Xiantong, một con rồng đen đã rơi xuống mặt đất trong vùng lãnh thổ của tỉnh Tongcheng, và chết ở đó vì một vết thương trên cổ. Chiều dài đầy đủ của con rồng đo được là 30m, trong đó 15m là đuôi. Cái đuôi hình phẳng. Vảy của nó như vảy cá. Trên đầu có 2 cái sừng. Râu của nó mọc bên cạnh miệng dài khoảng 6m. Chân của nó, mọc ra từ dưới bụng, có một cái vảy màu đỏ che phủ.
“Thất Kinh Thư” của Long Anh chép rằng một ngày trong năm cuối của Thành Hoá, Minh Triều, một con rồng rơi xuống trên bãi biển của Huyện Tân Thuỷ, Tỉnh Giang Đông. Nó đã bị những người dân chài địa phương đánh tới chết. Con rồng cao như một người lớn, và dài hàng chục mét. Nó trông rất giống con rồng trong những bức tranh cổ chỉ trừ cái bụng của nó màu đỏ.
Một con rồng đã chết được tìm thấy bên bờ Hồ Thái Bạch vào năm thứ 32 của Thiếu Hưng thuộc Triều đại Nam Tống (1162 sau Công Nguyên). Nó có râu dài và những cái vảy rất lớn. Cái lưng màu đen và cái bụng màu trắng. Tay của nó mọc ra từ lưng, và hai cái sừng thò ra từ đầu. Nó có thể bốc mùi từ xa hàng dặm. Những người địa phương phát hiện ra nó với một mớ rối bù. Quan lại đã cho người đến làm lễ cúng tế bên cạnh nó. Tuy nhiên, sau một đêm giông bão sấm sét, con rồng đã biến mất. Chỉ có một cái mương để lại nơi nó đã nằm.
“Biên sử về Thiên triều Vĩnh Bình” chép rằng, vào mùa hè năm thứ 19 của Đạo Quang (1839 Sau Công Nguyên), một con rồng đã rớt từ trên trời xuống vùng hạ lưu con Sông Luân Hà, ở huyện Lao Đình. Con rồng nằm mệt lử, ruồi bọ vây quanh.Người dân địa phương làm một cái mái che cho nó để bảo vệ nó khỏi nắng, và phun nước lên người nó. 3 ngày sau, sau một đêm trời dông bão, con rồng đã bay đi.
Vào tháng 8 năm 1994, hàng trăm người từ Làng Chenjiayuanzi, Huyện Phù Du, phía bắc của con sông Tùng Hoà Giang vây quanh một con rồng đen nàm bên cạnh con sông. Yen Dianyuan, Một người chứng kiến vẫn còn sống, đã kể rằng con rồng dài chừng 7 mét và trông giống một con thàn lằn khổng lồ. Mặt của nó giống hệt như mặt của con rồng được vẽ trong các bức tranh cổ, với 7 hoặc 8 cái râu dày và cứng. Thân trên có đường kính khoảng một bộ. Bốn cái chân của nó đi để dấu sâu trên cát. Lớp vảy như vảy cá sấu phủ đầy thân nó. Yen Dianyuan vẫn rất băn khoăn tại sao con vật khổng lồ ấy lại trông rất giống với con rồng được vẽ trong tranh.
Vào mùa hè năm 1953, một con vật chưa được nhận biết đã rớt từ trời xuống một nơi gần phía nam Tỉnh Hà Nam. Những người tò mò đã đi bộ một quãng dài để đến xem. Theo sự miêu tả của những người chứng kiến, con rồng trông giống một con cá mập khổng lồ. Mùi thối rữa của nó thu hút vô số ruồi nhặng. Nếu nó là một con cá mập, nó phải sống dưới vùng biển sâu. Tại sao nó lại rớt từ trời xuống? Trường hợp này có thể liên quan đến những con rồng được ghi chép trong lịch sử rớt xuống từ trời.
Một con rồng xuất hiện vào ngày 31 tháng 8 năm 2000.
Các nhà khoa học đã dành vô số thời giờ và năng lượng để khám phá vũ trụ này to lớn và huyền bí đến mức nào, và họ đã đạt được không nhiều ngoại trừ những giả định và giả thuyết. Họ đã làm việc cả ngày cả đêm, vậy mà họ vẫn bò lết trong cái khung của những lý thuyết bị giới hạn của họ. Nhằm để giải thoát khỏi những điều “mê tín” huyền hoặc khi thảo luận về “sự thật của vũ trụ,” tôi muốn giới thiệu với các bạn một hiện tượng vô hình và huyền bí, nhưng tồn tại khách quan và phản ánh trong không gian vật lý của chúng ta.
Thời tiết trên hầu hết các vùng của Trung Quốc năm nay rất nóng và khô với nhiệt độ lên đến 40 độ C (104 độ F), và đã dẫn đến cái chết của nhiều cây cối và đồng cỏ. Mùa màng không có màu xanh ở những nông trang rộng lớn. Chúng ta thường thấy những vụ mùa bội thu khi mùa thu đến. Nhưng năm 2000 đã không như vậy. Nhiều dòng sông khô cạn, gây ra hậu quả thiếu nước uống và lan tràn dịch bệnh. Đó chính xác đúng như những gì mà Sư Phụ Lý Hồng Chí đã nói trong một bài thơ, “người vô đức, thiên tai nhân hoạ; đất vô đức, vạn vật điêu tàn”.
Người ta đã lo lắng rằng mùa hè sẽ thiếu mưa, và mùa thu sẽ thừa nước. Vào ngày 4 tháng 8, một trận mưa như trút nước xuống Ngôi làng Hắc Sơn Tử (Heishanzi), và ngôi làng được bao phủ bởi một lớp hơi nước nóng. Đột nhiên, những đám mây dày từ bầu trời đáp xuống và cuộn dọc theo trên mặt đất. Người dân trong làng vô cùng hoảng sợ, vì họ chưa bao giờ thấy một loại thời tiết như vậy trước đó. Họ nằm im trong nhà và đóng cửa lại. Có một chàng trai trẻ dũng cảm đã bước ra ngoài xem chuyện gì đang xảy ra. Anh ta đi xuyên qua và chẳng tìm thấy gì ngoài những đám mây dày đang cuồn cuộn. Anh ta tiếp tục đi, và chẳng mấy chốc anh ta đã ở ngoài rìa làng. Đột nhiên anh ta sững sờ vì nhìn thấy cảnh tượng hai con rồng, một con màu đen và một con màu trắng, nằm trên mặt đất trước mặt anh ta. Anh ta sững sờ và không thể tin vào những gì mình thấy. Anh ta dụi mắt mình bằng lưng bàn tay và véo vào cánh tay mình. Tay anh ta cảm thấy đau, vậy anh ta biết đó không phải là giấc mơ.
Chàng trai trẻ tiến đến gần hơn để xem cho rõ hai con rồng. Anh ta đã thấy rằng, những cái sừng, những cái vảy, những cái chân, và đuôi của 2 con rồng giống hệt với những con rồng trong những bức tranh truyền thống ngoại trừ những cái râu của nó ngắn hơn. Anh ta xoay mình và chạy biến về làng hết sức có thể, và la lên: “Đi xem rồng bà con ơi, đi xem những con rồng rơi từ trời xuống!” Cả làng đi ra ngoài để xem rồng. Tin tức lan rộng nhanh chóng khắp vùng. Cảnh sát, cán bộ chính quyền, chuyên gia, giáo sư đại học đều đến ngôi làng Hắc Sơn Tử. Nhiều người chụp được đám đông vây quanh 2 con rồng. Rồi các chuyên gia và giáo sư Đại học bắt đầu nói dông dài về các loại lý thuyết về hiện tượng, nhưng người ta không thể hiểu một từ nào về những gì họ nói. Sau đó, cảnh sát bắt đầu giải tán đám đông, để lại một vài người bảo vệ hai con rồng.
Một trận gió mạnh cuốn những đám mây đen cuộn lên cuộn xuống. Khi nó đi qua, con rồng màu trắng đã biến mất từ những đôi mắt chăm nhú nhìn của mấy người bảo vệ. Các quan chức không thể giải thích sự biến mất đó, và họ cũng thấy chán nản về con rồng màu đen vẫn nằm ở trên mặt đất. Lúc đó, một lão nông già trên 70 tuổi nói: “Tôi đã nghe những điều tương tự thế này đã xẩy ra nhiều năm trước, và người ta tưới nước cho con rồng để cho nó về nhà.” Ông đã kêu một vài người trẻ tuổi trong làng lấy chiếu và dựng một mái che cho con rồng. Rồi họ chở nước bằng xe cút kit, rồi họ phun nước lên chiếu để nước có thể chảy xuống lưng con rồng. Kết quả là, con rồng đã sống đến hôm nay.
Vũ Tống (Wusong) là một thành phố bên cạnh sườn Tây của dãy núi Trường Bạch, Đông Nam Tỉnh Cát Lâm; nó được gọi là “thành phố của Nhân Sâm”. Vào 6 giờ chiều ngày 18 tháng 9, năm 2000, một con rồng đã xuất hiện trên bầu trời của thành phố, và mọi người có thể nhìn thấy nó. Vào ngày đó, vì trời trở nên tối vào buổi chiều, một chùm ánh sáng kỳ lạ đã phóng ra từ bầu trời phía đông bắc của thành phố, và nó trở nên sáng hơn và sặc sở sắc màu. Nhiều người đã nhìn thấy ánh sáng đó và nhiều người cảm thấy như phép màu sắp xảy ra. Nó chắc chắn là - một con rồng đã lộ ra. Vào lúc đầu, cái đầu được nhìn thấy, nhưng chưa có đuôi. Cuối cùng, miệng, râu, chân, vảy đã được thấy rõ ràng. Con rồng phát ra ánh sáng chói, và nó uốn mình lên, rồi duỗi mình ra, rồi cuộn mình lại, rồi uốn mình về phía trước. Nó mở cái miệng ra, rồi đóng lại. Mọi người thất kinh và tắt tiếng trước cảnh tượng. Một vài người vẫn có thể lẩm bẩm “cuối cùng thì cũng có rồng thực”. Con rồng hiện hình cho thấy khoảng 20 phút. Hầu hết mọi người trong thành phố đều thấy nó, một vài người chứng kiến sự việc từ đầu tới cuối. Ánh sáng cuối cùng thì mờ dần và đỏ thẫm và con rồng từ từ biến mất.? Khoảng 8 giờ, một người bạn của tôi ở Vũ Tống đã gọi điện cho tôi và kể về chi tiết sự việc xuất hiện và biến mất của con rồng, và trên đây là những gì mà tôi đã chép xuống.
Có phải những người đó, những người cố ý chụp mũ người ta là “mê tín”, đang đi lượm lặt những chứng kiến về con rồng với một dụng ý khác? Tôi không nghĩ vậy, bởi vì họ không dám. Hàng ngàn người đã ở đó và đã tận mắt thấy con rồng. Họ có thể “giảng thuyết” tại sao những con khỉ không đuôi là tổ tiên của loài người, và làm cách nào mà những người Ai-Cập đã xây dựng những kim tự tháp. Nhưng họ không giám “diễn thuyết” sự xuất hiện và biến mất của con rồng bên ngoài Ngôi làng Hắc Sơn Tử. Hiển nhiên, khoa học nhân loại không thể đưa ra giải thích gì thêm. Vũ trụ quá bao la và huyền bí, và chỉ có “Phật Pháp” mới có thể vén mở sự thật về nó. Sư Phụ Lý Hồng Chí viết: “Phật Pháp” cho phép nhân loại thấu triệt thế giới vô lượng vô biên. Từ nghìn xưa đến nay, có thể đưa ra thuyết minh sáng tỏ đầy đủ về nhân loại, mỗi từng không gian vật chất tồn tại, sinh mệnh, cho đến toàn vũ trụ, thì chỉ có “Phật Pháp”.
Sự xuất hiện của những con rồng trên trái đất đã gợi mở cho con người một cơ hội để suy ngẫm về mục đích của cuộc sống. Chúng ta không nên dính mắc vào cuộc sống ở không gian này, và chúng ta nên mở rộng tầm nhìn để tìm kiếm sự thật.
Còn đây là hình chụp rồng từ cao nguyên Tây Tạng, hình này chụp từ trên máy bay: