2012-06-04

Ma,Quỷ,Yêu Tinh

Ma

Phàm là những người bình thường sau khi chết sẽ thành Ma hoặc thành Quỷ,thành tiên thành phật tùy theo công đức tu nghiệp,
Các con vật sau khi chết cũng sẽ trở thành Ma và hình dáng con người trước khi đội lốt con vật

Con người thường có 3 hồn (Thiên-Địa-Nhân:sau khi con người chết hồn Nhân sẽ tiêu tan,tùy theo công đức mà sau khi chết nếu thành tiên thì hồn Địa sẽ tiêu tan để hồn Thiên bay lên trời,còn nếu chết như 1 người bình thường thì hồn Thiên sẽ tiêu tan để lại hồn Địa xuống Âm phủ ),con trai có 7 vía,con gái có 9 vía tượng trưng có các tính cách của con người: tham,sân,si,hận,ái ,ố...

Phân loại Ma có :
-Cương Thi : Người chết biết đi dọ bị Ma mượn xác,Do bị các thầy pháp bắt giữ
http://ca6.upanh.com/13.352.17576610.FnW0/chinesevampires1.jpg
http://img.2sao.vietnamnet.vn/2009/08/28/23/53/090829anh20.jpg
-Ma : Người chết thành ma
http://image.tin247.com/24h/081217074000-263-83.jpg
-Oan Hồn : Chết ko được đi đầu thai,hay chết ko có quan sai đến bắt thành oan hồn vất vưởng,chết chưa hoàn thành tâm nguyện,chết dã man quá dễ thành oan hồn...

-Ma Giấy,Búp bê : hình nộm giấy,nhựa sau khi đốt sẽ thành Ma giấy



http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQAKj25oj94OmXKVIQKpYXt3LqT-DfjUzX5aVbQsAAykYFY8FGf

Ma Da : Ma sống dưới nước

Hình dáng của Ma :Hình dáng Ma nhìn hơi trong suốt mờ mờ giống như những hạt li ty của bong bóng xà phòng vỡ ra,Thường là tóc dài bù xù bay phất phơ(do ma ko có cắt tóc như người),áo trắng dài đến gót chân nên ko nhìn thấy chân,mắt trũng sâu,Da mặt trắng bệch,mặt ma thường nhìn hơi gớm giếc. Cũng có Ma nhìn hình dáng thật như người thường,vì hình dáng của Ma là hình dáng của người khi còn sống. 1 đứa bé sau khi chết sẽ là Ma mang hình dáng 1 đứa bé,1 người lớn sau khi chết sẽ mang hình dáng 1 người lớn,những thai nhi chưa được sinh ra sau khi chết sẽ mang hình dáng của người chết từ kiếp trước khi đi đầu thai....

Khi nào nhìn thấy Ma :
-Thường nhìn thấy Ma vào lúc 12h trưa, từ 6h tối đến lúc canh 3 gà gáy
-Tháng 7 là tết của Ma được về thăm nha nên cũng hay nhìn thấy ma
-Trời mưa cũng hay nhìn thấy Ma trú mưa ,vì Ma sợ đi Mưa do sợ Sét đánh
-Trong nhà có người mới chết cũng hay nhìn thấy Ma vì quan sai đến bắt Ma đi,quỷ sai dẫn Ma về thăm nhà...
-Hay nhìn thấy ma ngoài nghĩa trang
-Hay nhìn thấy Ma tại 1 số nhà hoang ko có người ở
-Thỉnh thoảng nhìn thấy ma như 1 người bình thường trên trần vì mỗi Ma có 1 giờ linh(giờ sinh tử) có thể hiện nguyên hình là người.
-Ngày 2 và 16 âm hàng tháng
-Tự nhiên thấy lạnh sống lưng,dựng tóc gáy là có thể xung quanh có ma
-Mỗi người sống đều có 1 giờ linh,vào thời khắc đó người sống cũng có thể nhìn thấy Ma
.......

Ma thường trú ngụ ở đâu : Ma cũng có nhà tập trung hoặc nhà riêng dưới địa phủ,nhà do người trên trần gian gửi xuống cho Ma,trên trần gian Ma thường trú ngụ tại Gốc cây lâu năm,các tượng ngoài trời,các hình nộm người,thường trú ngụ ở 1 số ngôi nhà hoang hay trú ngụ trong chính 1 số ngôi nhà có người ở...

Ma sợ gì :
-Ma sợ đi Mưa vì dễ bị sét đánh.
-Ma sợ gặp Quỷ vì Quỷ thưởng bắt làm nô dịch hay ăn Ma,làm Ma hồn bay phách tán ko thể siêu sinh
-Ma sợ gặp sai nha,quan sai đi tuần bắt về âm phủ
-Đa số Ma sợ ngươi nhìn thấy,vì khi người nhìn thấy sẽ bàn tán,khi đó quan sai sẽ đi tìm bắt.
-Sợ các vật sát khi như dao
-Sợ các vật phản chiếu như gương
-Sợ các vật trừ tà đuổi ma như tỏi,gương bát quái,máu chó mực,đồ dơ của người phụ nữ ngày có kinh...
-Sợ các thầy pháp bắt ma
-Sợ đến gần và vào chùa
-Sợ nước tiểu trẻ con (đồng tử)
...


Ma ăn gì :
-Ma thích ăn nhang,đồ ăn do người đốt thờ cúng,để ăn được vị ăn thật của thức ăn ma phải mua 1 loại thuốc uống dưới âm phủ,sau khi uống thuốc sẽ ăn đượ vị thật của thức ăn,Các thức ăn sau khi cúng cho ma ăn,người sống ăn lại cảm giác nhạt,ko ngon và ít vị,người bình thường ko nhifn thấy thức ăn đã bị ma ăn,chỉ có người nào có khả năng nhìn thấy ma thì mới thấy đồ ăn đã bị ma ăn.
-Ma chán ăn các đồ ăn thức uống dưới âm phủ vì lạnh ko có vị,ma cũng hay ăn ở các quán ăn ở các ngã tư do Ma bán cho Ma. hầu như Ma nào cũng ham ăn,đặc biệt là Ma chết đói,lúc chết ko được ăn no.Vậy nên trước khi chết người ta thường cố gắng ăn thật no để ko thành Ma đói.
-Ma cũng thích ăn gà vị heo quay do người sống cúng

Ai dễ nhìn thấy Ma:
-Thầy pháp
-Người có khả năng đặc biệt
-Người yếu bóng vía(thiếu hồn)
-Chó đen thường sửa khi thấy Ma
...

Ma thích gì : Ma thích Tiền vì tiền dùng để mua đồ ăn và đút lót quan sai,tích trữ tiền guwri cho người thân còn sống,Thích được người sống gửi đồ quần áo,tiền bạc xuống.Ma thích ăn uống...

Gửi đồ cho Ma bằng cách nào : Cúng và đốt tiền vàng mã quần áo,nhà,người hầu...
-Gửi cho người thân hay đích danh thì đọc tên tuổi địa chỉ, sau khi đốt tiền sẽ được chuyển vào ngân hàng dưới địa phủ,sau đó sẽ chuyển cho người chết,tiền được ngân hàng địa phủ chuyển cho Ma tiêu sài dân,ko được cho hết mà cũng ko biết trong tài khoản của mình còn bao nhiêu ,còn đồ đặc vật gì được phép dùng sẽ chuyển cho người chết,nhắn gửi hỏi thăm người Ma khi cúng vái sẽ được chuyển lời nhắn đến Ma,theo thời gian định kỳ or khi có sự kiện mới ma sẽ được nghe thông tin về người thân còn sống.
-Gửi đồ cho âm binh chiến sỹ khuất mặt khuất mày thì đốt trực tiếp và khấn vái,Ma sẽ nhận và lấy tiền trực tiếp sau khi tiền cháy hết
-Tiền cháy ko hết hay tiền trong quá trình đốt bị chọc thủng sẽ bị coi là tiền hỏng và ko tiêu được,quần áo khi đốt ko cháy hết hay bị thủng ma mặc vào cũng thủng đúng như vậy.
-Tiền và đồ đốt xuống âm phủ ko có ai nhận sẽ bị xung công quỹ để chia cho Ma nghèo đói

Ma từ âm phủ lên trần gian bằng cách nào :
-Trên thế gian có 4 cánh cửa giúp người sống có thể xuống địa ngục,4 cánh cửa này lúc ẩn lúc xuất hiện và rất ít người biết và gặp.Người sống mà xuống địa ngục mà ăn đồ hay lấy đồ dưới đó sẽ thành Ma
-Ngoài ra còn rất nhiều các lối lên xuống dành cho Ma,điển hình là ở nghĩa trang,giếng nước,ao sâu,...
-Đi qua các điểm lên xuống này giống như đi trò chơi ống trượt nước trong công viên,cứ rơi xoáy hun hút rồi rơi bịch 1 cái là lên hay xuống.

Ma có thể làm gì với người Sống :
-Quan điểm của Ma rất rõ ràng giúp hoặc ko giúp hay phá phách
-Ma thường giúp người thân,người có ơn hay trả ơn,trả nợ theo luật nhân quả
-Ma thường phá quấy người mình có thù oán,điển hình là các thai nhi thường đi theo quấy phá người phá bỏ thai
-Ma thường chỉ có thể nhát người.

Ma di chuyển : thường là bay lơ lửng là là mặt đất hay nhảy cà tưng như cương thi...

1 số khả năng của Ma :
-Ma mới chết như 1 đứa trẻ mới sinh cái j cũng sợ,dễ bị ma cũ bắt nạt,trêu đùa
-Ma sống lâu có thể đi xuyên tường mà ko cần phải trèo cửa sổ,trèo cửa sau tránh bị thổ địa đánh
-Ma sống lâu có thể di chuyển các đồ vật.ta thường thấy đồ đạc trong nhà tự nhiên rơi vỡ,hay tìm hoài ko thấy là vậy.
-Ma có thể báo mộng qua giấc mơ
-Ma có thể nâng đỡ vật,con người : Có nhiều người rơi từ trên cao xuống ko bị sao thường là được Ma đỡ giúp
-Ma lâu năm có thể có 1 số phép tà thuật : như tạo vũng nước làm cho người đi trượt chân,...
-Ma lâu năm có thể hiện nguyên hình như người sống theo ý muốn,chứ ko phải chờ vào giờ linh(giờ sinh tử)
-Ma có thể giúp người sống 1 số việc hơi khác thường : thay đổi ý định người khác,xua đuổi...
-Nhập vào 1 số người phù hợp hay có ân oán tiền kiếp.
-Và 1 số khả năng khác...

Cách nhìn thấy ma :
-Khai quang điểm nhãn Nhờ nước hay bùa phép của thầy pháp
-Nhìn vào trong 1 tấm kính mờ ( ko có tráng bạc phía sau)
-Lấy nước lá Bưởi rưa mắt 7 lần
-1 số may quay phim hay chụp ảnh độ phân giải ko cao cũng có thể quay và chụp dc Ma
...

Nói chuyện với Ma : Thường thì chỉ các thầy pháp mới có khả năng này,hay 1 số người có khả năng đặc biệt,chúng ta cũng thỉnh thoảng thấy 1 số tiếng nói xung quanh chúng ta mà ko biết ai nói,nói từ đâu,giọng nói của Ma ở 1 tần số khác với người sống,muốn nghe được cũng phải khai quang thính giác.1 số người có khả năng nói chuyện với Ma khi nói với Ma thường ko phát âm ra tiếng

Ma canh giữ : Tại 1 số vị trí ta thường thấy rất hay xảy ra tai nạn hay tự tử thường có ma giữ canh giữ,khi có Ma khác thế chỗ mới được đi đầu thai.

Ma học tập : Trước khi đi đầu thai vào 1 nước nào đó,Ma phải học đọc nói viết trước Thổ ngữ của đất nước đó giống như 1 đứa trẻ.

Các trò chơi có thể chơi với Ma : Cầu cơ,Ma lon,...

Chuyện tình cảm của Ma : Ma cũng có tình cảm giống như con người,cũng có yêu ghét,nhưng chuyện tình cảm trai gái,nam nữ ko được phong phú và phổ biến như người,có thể thích và làm quen, thường xuyên gặp gỡ,hay thường đi cùng nhau,Ma ko hôn được nhau và cũng ko xyz được,chỉ ôm hờ sát nhau và cầm tay.1 số Ma cũng có thể nhập vào 1 người thường để xyz với người thường được,1 số Ma cũng có tình cảm với người,có 1 chuyện thế này:có 1 anh chàng đi thăm người thân ở nghĩa trang,thấy 1 bức ảnh trên mộ 1 cô gái động lòng thốt lên: Thật là đẹp,nếu cô ấy còn sống mình sẽ cưới làm Vợ.thế là hồn ma của cô gái này đã đi theo chàng trai,làm cho chàng trai ko quen được ai,ko yêu được ai maf ko hiểu vì sao.Vậy lên chúng ta ko được nói linh tinh ở nơi nghĩa trang,hay ko được nói những vấn đề tế nhị động chạm đến người đã chết

Ma nhập vào người bằng cách nào :Có 3 tư thế Ma dễ nhập vào người nhất đó là : Đang bước đi (đặc biệt là đi cầu thang),Đang nằm(đặc biệt là nằm Võng,Phản),Đang ngồi xuống (đặc biệt là ghế Salon,ghế tựa).
-Khi Ma muốn nhập vào người lúc người đang đi,Ma sẽ đứng đằng sau,2 tay Ma cầm 2 tay người,2 chân bước theo vết và nhịp chân người,khoảng vài bước là sẽ nhập được vào người.
-Khi Ma muốn nhập vào người đang nằm Ma sẽ nằm đè lên người đang nằm.
-Khi Ma muốn nhập vào người đang chuẩn bị ngồi xuống ghế,Ma sẽ ngồi sẵn tại ghế người sẽ ngồi,chờ người ngồi xuống sẽ cầm chắc 2 tay rồi nhập vào.
-Các tư thế và tình huống trên sẽ giúp Ma nhập dễ dàng hơn.Khi bạn nằm mà cảm thấy khó thở,chân tay khó cử động,cảm thấy ngực bị áp lực rất nặng có thể là do bạn đang bị Ma đè.

Tại sao người và Ma có kích thước khác nhau lại nhập dược vào nhau : bạn có thể thấy 1 con Ma nữ nhập vào 1 người đàn ông,1 Ma trẻ em nhập dc vào 1 người lớn,1 Ma già nhập vào 1 thanh niên...Hiểu 1 cách đơn giản thế này : Người là 1 cỗ máy sinh học,và Ma (hồn) như là nguồn điện.Có điện thì cỗ máy sẽ chạy,khi Hồn nhập vào người thì sẽ tự động thích hợp với vơ thế người,1 số người sống như thực vật sau khi bị tai nạn chính là hiện tượng Xác ko hồn.

Biểu hiện của 1 số người bị Ma nhập : đối với người bình thường thì khi bị Ma nhập mọi người xung quanh sẽ thấy người đó hơi điên điên,hành động ko đc bình thường,cũng có thể lầm lầm lì lì rất ít nói,và cũng có thể có hành động và lời nói của 1 người hoàn toàn xa lạ(của chính hồn ma nhập vào).
-Đối với thầy pháp thì có thể cho phép Ma nhập vào hay ko và trục xuất và bất cứ khi nào,có thể mượn hồn của ma để mượn khả năng đặc biệt của Ma đó
-Đối với 1 số người có khả năng đặc biệt vì nhìn thấy ma nên có thể đồng ý hoặc không đồng ý cho Ma nhập,khi ko muốn cho nhập thì đứng tránh ko cho nhập,nhưng nhiều khi cũng bị Ma nhập bất thình lình từ phía sau,thường những người này ko biết cách trục xuất hồn ma đó ra khỏi cơ thể.

Cách đối phó khi bị Ma nhập : dù dùng cách nào cũng tránh gây thương tích cho người bị ma nhập
-Dùng chỉ đỏ buộc 2 ngón chân cái vào nhau,2 ngòn tay cái vào nhau,và đánh mạnh(tránh gây thương tích cho người bị nhập) sẽ làm Ma sợ mà phải thoát ra
-Dùng sợi dây xích có máu của chó Mực
-Di chuyển người bị nhập vào 1 nhà khác để mượn thổ công đuổi giúp.
-Thất tinh kiếm(kiếm bằng tiền Xu,kiếm trảm yêu trừ ma)
-Mời thầy pháp
-Đưa vào chùa vẩy nước lá bưởi,hay tắm bằng nước lá bưởi
-Trong dân dan cũng lan truyền 1 số cách khác....
http://www.xaydungkientruc.vn/data/that_tinh_kiem.jpg
thất tinh kiếm

Công đức của Ma : Ma làm sai gì cũng sẽ bị ghi vào sổ tội,Ma làm việc tích đức cũng sẽ được ghi danh,1 số oan hồn ko biết khi nào sẽ đầu thai đến 1 lúc cơ duyên nào đó sẽ được giao cho nhiệm vụ hoàn thành để đi đầu thai.Ma gây nhiều tội nghiệp sẽ dễ bị biến thành Quỷ.

Khi nào Ma sẽ đi đầu thai :
-Khi chịu hết các tội lỗi do mình gây ra Ma sẽ được đi chờ đầu thai

Lời khuyên : Không được nói năng xúc phạm hay những vấn đề tế nhị đối với người đã chết,không được phá mồ mả,ăn cắp đồ của người đã chết,Ko nên soi gương và buổi tối,Khi ăn cơm ko nên lấy thừa chén bát đũa,ko nên ...


Quỷ
http://micsynguyen.files.wordpress.com/2010/08/143e25s1.jpg
http://files.myopera.com/blackeye666/blog/Medusa_Concept_by_ariokh.jpg
Phân loại
-Quỷ dưới địa ngục : Quỷ sai làm nhiệm vụ thi hành hình phạt dưới địa ngục,Quỷ nghiệp chướng quá nặng bị nhốt dưới địa ngục.
-Người sát sinh làm điều ác nghiệp chướng quá nặng chết dễ biến thành Quỷ.
-Quỷ do Ma nghiệp chướng nặng hóa thành

Hình Dáng : Ghê rợn hơn Ma với đôi mắt đỏ ngầu

Quỷ thường xuất hiện nơi đâu trên trần gian : 1 số nơi hay có người chết thường có Quỷ trú ẩn

Quỷ có thể làm gì :
-Quỷ có thể hại người,bắt người những Ma thì ít có thể hại người
-Quỷ có thể bắt Ma để làm nô sai,hay ăn Ma hồn bay phách tán

Ai có thể tiêu diệt Quỷ
-Thần tiên thần phật hóa giải nghiệp chướng cho Quỷ
-Các thầy pháp có thể bắt được Quỷ,nhưng nếu thuật pháp cao siêu có thể bị Quỷ bắt lại
-Các quan sai dưới địa ngục đi tuần bắt Quỷ

Làm sao để tránh Quỷ : Tránh đến gần 1 số nơi hoang vu,tránh đến gần qua lại ở những nơi có nhiều người tử vong

Yêu Tinh
http://a9.vietbao.vn/images/vi975/quoc-te/75275641-090210024801-947-996_1.jpg
http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQaGMc0CXLJN957lomzbjqSc2xmH4gqAvBXR8AMfXpUsOaX8yd8Ag

Thường do các con vật sống lâu tu luyện mà thành
Các con vật thường tu luyện thành yêu tinh phổ biến : Rắn, Mãng xà,Trăn,Cáo,Thỏ,Nhện,Rết...những con vật mang màu sắc hơi đặc biệt như đen tuyền,trắng tinh

Hình dáng của yêu tinh : Yêu tinh tu luyện lâu năm có thể biến được thành các hình dạng như mong muốn tùy theo đạo hạnh

Pháp thuật : Yêu tinh tu luyện càng lâu thì càng có phép thuật giỏi,tùy theo xuất thân và xu hướng tu luyện mà có phép thuật sở trường khác nhau

Yêu tinh tốt và xấu :
-Yêu tinh xấu thường hại người và các con vật khác để lợi mình tăng phép thuật tà đạo
-Yêu tinh tốt ko hại người và các con vật,đạo hạnh của yêu tinh của yêu tinh lớn thì có thể được chuyển hóa thành người,hay cứu nhân độ thế,đạo hạnh cao hơn nữa có thể được xếp thành tiên,phục vụ dưới trướng của 1 vị thần tiên hay phật vào đó

Ai có thể tiêu diệt Yêu tinh:
-Các thầy pháp cao tay thường tiêu diệt yêu tinh hại người
-Các vị thần tiên phật thu phục yêu tinh
-

Hoàng Long 010 viết ngày 25/8/2011



Một số trò chơi với Ma

Cách chơi MA LON :
_ Không nhất thiết phải ra nghĩa địa, bạn có thể tìm những nơi vắng vẻ ít người vào ban đêm (gọi là âm thịnh dương suy)

Chơi ma lon ở những nơi vắng vẻ
_ Bạn phải chuẩn bị 1 lon sữa cỡ nhỏ , 1 điếu thuốc lá, 3 cây nhang, ít bánh kẹo, câu vè gọi hồn.
_ Phải là con nít chơi mới dễ "lên", vì những linh hồn "điều khiển" cái lon thường là con nít chết ngoài đường, rất ham chơi như khi còn sống.
_ Đầu tiên cử 1 người đại diện, lật úp cho đáy lon hướng lên trên, sau đó mồi thuốc lá, 3 cây nhan, bánh kẹo đặt ở sát bên, đọc câu vè "gọi hồn", quan sát kĩ nếu đọc xong rồi mà điếu thuốc "rít từng hơi" khi không có gió như có người hút thì chỉ cần đợi khi hết điều thuốc là cái lon tự lăn dí người gần nhất.
_ Phải thành tâm muốn chơi mới dễ "lên".
_ Thời gian chơi là 3 nén nhang đốt cùng lúc, hết nhang lon tự ngừng không di chuyển nữa.
Cách chơi CẦU CƠ:
_ Đem ván từ hòm chôn người chết (kiếm ở mấy người coi mộ) mài nhẵn, khắc vào đó đủ 26 chữ cái, các ô chữ số, bên cạnh có thêm 7 ô chữ "THẦN" - "THÁNH" - "MA" - "QUỶ" - "" - "KHÔNG" và "THĂNG".
_ Ra nghĩa địa chơi rất linh, bảo đảm lên 100%, nếu không kiếm chỗ tối, vắng bóng người cũng được.

Chơi ở nghĩa địa bảo đảm lên 100%
_ Không chơi ở những nơi thờ cúng thần linh.
_ Kiếm người nhẹ vía giữ đồng xu, phải thả lòng kô được ghì đè ngón tay và bắt đầu đọc câu vè "mời hồn".
_ Cũng như chơi MA LON, phải đợi cho "NGÀI" hút thuốc xong mới được chơi.
_ Khi hồn đã "lên" (thực ra là "linh hồn" tác động 1 lực nhỏ vào ngón tay người cầm đồng xu), hãy cố gắng hỏi những câu hỏi đơn giản, như nhà tôi có ma quỷ cư trú không, tôi có bị "linh hồn" nào theo phá hay không, những câu hỏi thế này thì "linh hồn" trả lời rất "thật thà" bằng cách chạy đồng xu vào ô chữ "CÓ" "KHÔNG", bạn có thể kiểm tra độ "thật thà" của "linh hồn" bằng cách hỏi xem tên người quá cố trong gia đình bạn là gì, "linh hồn" sẽ ngừng chơi 1 thời gian ngắn để "đi hỏi thăm", khi đó 1 người cầm bút ghi lại những ô chữ cái theo thứ tự "linh hồn" đã cung cấp.
_ Khi muốn ngưng không chơi nữa thì hô to "THÔI", đồng xu sẽ tự chạy về ô chữ "THĂNG" là xong.
LỜI KHUYÊN
_ Chỉ chơi CẦU CƠ khi có 4 người trở lên, ít hơn rất nguy hiểm.
_ Không nên cho nữ tham gia chơi CẦU CƠ, bởi vì những "linh hồn" "mời về" thường là nam và cũng còn... "máu dê" như khi họ còn sống, nếu cảm thấy hợp "tần số" họ sẽ theo phá, kích động cho tình yêu tan vỡ, nặng hơn nữa thì bị điên điên khùng khùng kô ai thèm lấy.
_ Khi đồng xu chạy vào ô "QUỶ" phải nhanh chóng lật úp bàn cơ, hô to "THÔI" và kéo tay người giữ đồng xu bỏ chạy ngay lập tức, QUỶ rất đáng sợ, kô nên tiếp xúc rất dễ mất mạng.
_ Đừng lẫn lộn rằng MA đã "nhập" vào cái lon hay người chơi cầu cơ, MA không thể "nhập" vào vật thể không có sự sống hoặc người đang tỉnh táo, họ chỉ cố gắng dùng tâm linh tạo ra 1 lực tác động nhỏ để tạo sự chuyển động. Nhưng QUỶ (những "linh hồn hung dữ") lại rất đáng sợ, họ mạnh và hung dữ hơn MA rất nhiều (những "linh hồn hiền lành"), bạn phải cẩn thận nếu lỡ chọc giận họ.
_ 1 mẹo nhỏ là MA chỉ "điều khiển" được cái lon đi thẳng, và không thể vào được nơi có ánh sáng đèn, nên bạn phải lo lắng gì cả khi không muốn chơi nữa.
_ Lót miếng đệm vào mắc cá chân, MA LON chỉ tập trung "cóc" vào chỗ đó.




2012-01-27

Hiến Tế Bào Gốc

Địa Điểm Hiến Tế Bào Gốc
VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG
Địa chỉ: số 14 Trần Thái Tông kéo dài - Yên Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại: 04.38685582 - 04.38686008    Fax: 04.38685582

Bệnh Viện Truyền máu Huyết học

 118 Hồng Bàng
Quận 5
TP. HCM  08.39557858
Nếu bạn đã đủ điều kiện để hiến Tế Bào Gốc thì còn chần chừ gì nữa

Ghép tế bào gốc tạo máu hay thường được gọi là ghép tủy là một phương pháp điều trị bệnh được ứng dụng nhiều trong ngành huyết học và ung thư học. Phương pháp này thực hiện quá trình cấy ghép tế bào gốc tạo máu lấy từ tủy xương huyết học, miễn dịch, di  truyền và một số bệnh lý ung thư khác. hoặc từ máu ngoại vi của bệnh nhân hay người cho vào cơ thể người bệnh để điều trị một số bệnh lý
1. Lịch sử ngành ghép tủy
Ngành ghép tủy thực sự phát triển bắt đầu sau sự bùng nổ của năng lượng và vũ khí hạt nhân năm 1945. Mặc dù trước đó đã có một vài nỗ lực của trong việc dùng tủy xương của người hiến đưa vào cơ thể người nhận là những bệnh nhân bị thiếu máu hay ung thư máu bằng đường uống, tiêm bắp hay truyền tĩnh mạch.Vào thời điểm này, ngành ghép tủy bắt đầu được nghiên cứu nhiều vì xuất hiện những bệnh nhân bị các bệnh lý máu ác tính do phơi nhiễm phóng xạ iôn hóa.
Chúng ta có thể điểm lại một số mốc quan trọng của ngành ghép tủy3:
•    Ca ghép tủy đầu tiên được ghi nhận năm 1939, thực hiện trên một bệnh nhân bị xơ tủy do kim loại nặng, tủy ghép lấy từ người anh ruột của bệnh nhân. Ca ghép này không thành công, bệnh nhân chết sau 5 ngày.
•    Ca ghép tủy được ghi nhận thành công đầu tiên là năm 1965, khi một bệnh nhân Bạch cầu lymphô cấp loại nguyên bào lynphô được điều trị bằng hóa trị và xạ trị, sau đó được truyền tế bào tủy xương từ 6 người hiến tủy khác nhau nhưng có liên hệ huyết thống. Bệnh nhân này tử vong sau 20 tháng vì bệnh tái phát.
•    Từ năm 1977 đến 1980, thành công trong nghiên cứu ghép tủy đồng loại. Cũng từ năm 1978, ghép tủy trong bệnh lymphôm bắt đầu có những thành công nhất định.
•    Năm 1990, E.D. Thomas đã được trao giải thưởng Nobel y học cho những nghiên cứu về ghép tủy.
•    Đến năm 2000, thì đã có hơn 500 000 trường hợp ghép tủy thực hiện trên toàn thế giới. Cho đến bây giờ ghép tủy đã được thử nghiệm nghiên cứu trong nhiều bệnh lý, cả ác tính lẫn không ác tính, đáng kể là ghép tủy khá hiệu quả trong điều trị các bệnh Suy tủy xương,  khi tủy hiến có HLA phù hợp người nhận, đặc biệt giữa anh chị em ruột.
2. Khái niệm về tế bào gốc:
Tế bào gốc tạo máu (HSC: Hematopoietic Stem Cell) đã được nghiên cứu hơn nửa thế kỷ nay và là một trong những lĩnh vực tiến bộ và nổi bật nhất trong y sinh học hiện đại. Tế bào gốc tạo máu là loại tế bào có thể thấy ở tủy xương và máu ngoại vi với một số lượng rất ít.
Chúng tạo ra những tế bào máu và tế bào miễn dịch, đáp ứng cho sự đổi mới hằng định của máu. Tế bào gốc tạo máu có thể thu được từ nhiều nguồn khác nhau: tủy xương, máu ngoại vi, máu cuống rốn, hệ thống tạo máu bào thai... Ngày nay, ghép tế bào gốc tạo máu đã được sử dụng thường qui để điều trị những bệnh nhân bị bệnh ác tính cũng như những bệnh khác của máu và hệ thống miễn dịch. Những lĩnh vực ứng dụng mới của tế bào gốc tạo máu là ghép tế bào gốc tạo máu điều trị chống khối u cho những loại ung thư hiện chưa điều trị được, ghép tự thân để điều trị những bệnh tự miễn...
3. Mũi nhọn trong điều trị nhiều bệnh lý về máu
Trước đây, với các phương pháp điều trị hoá chất thông thường, cơ hội sống cho các bệnh nhân ung thư là rất nhỏ do lượng hoá trị được đưa vào cơ thể sẽ huỷ hoại chức năng của tuỷ xương. Từ thập kỷ 70, ghép tế bào gốc đồng loại(HCT) đã được sử dụng thành công như một cách thức điều trị cho những bệnh nhân bệnh máu ác tính.
Cho dù có những nguy cơ vốn có, ghép đồng loại vẫn mang lại cho các bệnh nhân ung thư kháng với điều trị duy nhất một cơ hội cứu sống. Với khả năng tách tế bào gốc tạo máu của người cho để khôi phục chức năng của tủy xương, phác đồ điều kiện hóa bằng liều cao hóa chất và tia xạ được chỉ định để giảm tối đa tế bào ung thư, sau đó truyền các tế bào gốc tạo máu, nguồn tế bào từ tủy xương hay máu ngoại vi nhờ yếu tố kích thích sinh bạch cầu, mục đích để bệnh nhân hồi phục qua giai đoạn suy tủy xương. Vì vậy, đây là phương pháp tối ưu khắc phục được những tác dụng phụ không mong muốn của hóa chất liều cao. Ngoài ra, nhiều điều kỳ diệu được phát hiện khi ghép tế bào gốc đồng loại cho bệnh nhân bệnh máu ác tính. Đó là sau một thời gian điều trị bằng ghép tế bào gốc đồng loại vào cơ thể xảy ra hiện tượng các tế bào mới chống lại chủ. Nhưng ngay sau đó, các chuyên gia về tế bào gốc cũng nhận ra rằng đây là một lợi ích vô cùng quan trọng, các tế bào "chống chủ" này sẽ là nhân tố “chống  tế bào ung thư máu”.
Bên cạnh đó, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cũng đã đã được ứng dụng rộng rãi trong điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau thuộc nhiều chuyên khoa như: các bệnh máu ác tính (đa u tủy xương, u lympho ác tính, lơxêmi), các ung thư dạng đặc (ung thư vú, ung thư thận), các bệnh tự miễn như viêm đa khớp dạng thấp, xuất huyết giảm tiểu cầu...
Các tiến bộ vượt bậc trong nghiên cứu về ghép tủy cũng như việc sử dụng nguồn tế bào gốc tạo máu ở máu ngoại vi và máu cuống rốn thay cho tủy xương, cải tiến các phương pháp phòng chống bệnh ghép chống chủ... đã tạo điều kiện tốt cho việc áp dụng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu nhiều nơi trên thế giới.
4. Các phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu.
v    Ghép tự thân(Tự ghép tủy): Tự ghép tủy từ sản phẩm tế bào gốc của tủy hay của máu ngoại vi.
Chỉ định ghép tủy tự thân: Bệnh ác tính(Đa u tủy xương, U lympho nguyên bào thần kinh, U lympho không Hodgkin, Bệnh Hodgkin, Lơxêmi cấp…). Bệnh lành tính (Bệnh tự miễn, Bệnh Amyloidosis)
v    Ghép đồng loại (ghép đồng loài hay dị ghép tủy): Dị ghép tủy từ sản phẩm tế bào gốc của tủy hay của máu ngoại vi của anh chị em ruột hay người cho không có quan hệ huyết thống.
Chỉ định ghép tủy đồng loại: Bệnh ác tính( Lơxêmi cấp dòng tủy và lympho, U Lympho không Hodgkin, Bệnh Hodgkin, Lơxêmi kinh dòng bạch cầu hạt Hội chứng rối loạn sinh tủy). Bệnh lành tính Suy tủy xương, Thiếu máu Fanconi, Thalassemia thể major, Thiếu máu Diamond-Blackfan, Bệnh hồng cầu hình liềm).
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị ghép tủy
- Tình trạng  và giai đoạn bệnh lúc ghép tủy: là một trong những yếu tố tiên lượng quan trọng cho đáp ứng sau ghép tủy. Nếu bệnh nhân đạt được đáp ứng hoàn toàn hay ở giai đoạn mạn thì kết quả điều trị tốt hơn.
- Nguồn gốc tủy ghép: từ tủy xương hay máu ngoại vi, máu cuống rốn.
- Tuổi người được ghép tủy: tuổi là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến kết quả điều trị. Tuổi càng cao, tiên lượng càng xấu, nhất là ở tuổi sau 50 tuổi.
- Bệnh lý đi kèm: cần lưu ý các bệnh lý đi kèm như bệnh lý phổi, tim mạch, viêm gan siêu vi, nhiễm CMV.
Ths. Võ Thị Thanh Bình


PGS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết thêm về việc tiến hành ghép tủy đồng loại (hay còn gọi tế bào gốc) để trị bệnh ung thư máu...

PGS.TS Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương (Ảnh: Ngọc Huyền)

Ngày 25/5, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã tiến hành ghép tủy đồng loại (hay còn gọi tế bào gốc) cho một thiếu nữ 21 tuổi bị bệnh máu trắng (ung thư máu).  Phương pháp sử dụng chính tế bào gốc có thẩm quyền miễn dịch để tiêu diệt các tế bào ác tính bước đầu đã cho kết quả khả quan...  Phóng viên B�o đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương về phương pháp mới điều trị bệnh này.
Được biết, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương là đơn vị đầu tiên ghép tế bào gốc áp dụng phương pháp diệt tủy tối thiểu trong ca ghép tủy mới đây... Phương pháp này có gì mới so với các phương pháp trước đây?
- Hầu hết các phương pháp ghép tế bào gốc ở các bệnh viện là diệt tủy tối đa. Nhưng . Viện đã sử dụng chính tế bào gốc có thẩm quyền miễn dịch để tiêu diệt các tế bào ác tính, không dùng các loại hóa chất mạnh. Phương pháp này làm cho sức khỏe, gan, lách, thận, và tất cả các cơ quan khác của bệnh nhân không bị tổn hại quá nhiều.
Điều mới thứ hai là tế bào gốc ghép cho bệnh nhân, chúng tôi lấy từ máu ngoại vi. Từ trước đến nay và trên thế giới, đặc biệt là ở VN, chủ yếu là ghép tế bào gốc đồng loại lấy từ tủy xương. Muốn lấy được các tế bào gốc này, phải chọc hút khoảng 300-400ml tủy xương từ xương chậu, xương ức... và truyền cho bệnh nhân. Để có một lượng tế bào gốc nêu trên, người hiến tủy hay bệnh nhân phải mất hàng trăm mũi kim chọc vào cơ thể; sau khi lấy tủy xong, cơ thể rất đau đớn.
- Xin ông cho biết, đến nay, tình hình sức khỏe của bệnh nhân vừa được ghép tủy thế nào?
- Cho đến hôm nay, tình trạng sức khỏe lâm sàng của bệnh nhân hoàn toàn bình thường, tốt hơn trước khi ghép. Bệnh nhân không sốt, ăn uống, sinh hoạt bình thường, các xét nghiệm về máu đều rất tốt. Điều đáng mừng nhất là các tế bào sinh máu đã bắt đầu phát triển bằng chính tế bào ghép. Số lượng bạch cầu của bệnh nhân đã tăng lên tới 1 x 109/lít so với khi bắt đầu điều trị (bằng 0). Theo tiên lượng của chúng tôi, kết quả của ca ghép đạt khoảng 90%. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn thận trọng và tiếp tục theo dõi.
- Để được ghép tủy theo phương pháp mới này, bệnh nhân phải đáp ứng những điều kiện gì, thưa ông?
- Điều kiện để ghép tế bào gốc là bệnh nhân còn trẻ (21 tuổi); bệnh nhân đã được điều trị hóa chất và giảm được một số tế bào ác tính; sức khỏe có thể đáp ứng được và có người hiến tế bào gốc phù hợp. Bệnh nhân may mắn có chị gái ruột (năm nay 23 tuổi) có HLA (xét nghiệm tế bào gốc trong máu), 6 gien cần thiết đều phù hợp và cùng nhóm máu O.
Xin ông mô tả sơ các bước của ca ghép tế bào gốc đồng loại vừa thực hiện cho bệnh nhân nói trên?
Đối với người hiến tế bào gốc, chúng tôi đã sử dụng một loại thuốc kích tế bào sinh máu trong 5 ngày sinh ra tế bào gốc và đi ra máu ngoại vi. Sau đó, chúng tôi dùng một loại máy đặc biệt có hệ thống li tâm tách riêng lấy tế bào gốc, còn các thành phần có trong máu khác lại quay lại cơ thể. Với phương pháp này, người hiến tế bào gốc không bị đau, không phiền toái và tiết kiệm. Lượng tế bào gốc cần lấy là 400-450ml và chúng tôi tiến hành ghép trong hai ngày.
- Trước tiên, Viện kiểm tra sức khỏe, các chức năng gan, thận tủy sinh máu, tế bào ác tính, điều kiện phù hợp của người cho và người nhận, các xét nghiệm về nấm và kiểm tra tất cả các loại virus để tiên lượng diễn biến.
Đối với người nhận, bệnh nhân được điều trị một loại thuốc ức chế miễn dịch để tiêu diệt các tế bào ác tính, sau đó truyền tế bào gốc và dùng thuốc kích thích sinh máu. Chúng tôi có một đội ngũ làm việc chuyên nghiệp và hầu hết các xét nghiệm đều được thực hiện tại viện. Trong thời gian qua, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương có gửi một số cán bộ sang Trung tâm sức khỏe Hoa Kỳ để đào tạo và hằng ngày các bác sỹ đã hội chẩn với nhau để theo dõi tình hình.
- Viện có tiên lượng những biến chứng, phản ứng phụ xảy ra sau khi ghép, thưa ông?
- Chúng tôi đã dùng thuốc ức chế các hiện tượng này. Cho đến nay, ngoài phản ứng nêu trên bệnh nhân không có phản ứng phụ nào khác. Các biến chứng khác chúng tôi luôn tiên lượng, phòng bị và bệnh nhân đang trong quá trình được theo dõi chặt chẽ.
Để được ghép tủy theo phương pháp mới này, bệnh nhân phải đáp ứng những điều kiện gì, thưa ông? Chi phí là bao nhiêu tiền cho một ca ghép tủy?
- Điều kiện để ghép tế bào gốc là bệnh nhân còn trẻ (21 tuổi); bệnh nhân đã được điều trị hóa chất và giảm được một số tế bào ác tính; sức khỏe có thể đáp ứng được và có người hiến tế bào gốc phù hợp.  Trong ca ghép tủy ngày 25/5, do đây là ca ghép đầu tiên nên Viện vẫn chưa có tính toán cụ thể, dự kiến khoảng 550-700 triệu đồng. Tuy nhiên, bệnh nhân nói trên được Viện hỗ trợ toàn bộ chi phí ca ghép.
Hiện nay, ở VN các ca ghép tế bào gốc điều trị bệnh này thường được gửi sang Singapore với giá thành không dưới 50.000USD (tương đương gần 900 triệu đồng). Do vậy, sau thành công của ca ghép tế bào gốc này, chúng tôi sẽ mở rộng điều trị trên phạm vi cả nước.
Xin cảm ơn ông!

Ghép tế bào gốc tạo máu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Ghép tế bào gốc tạo máu hay thường được gọi ngắn gọn là ghép tủy là một phương pháp điều trị bệnh được ứng dụng nhiều trong ngành huyết học và ung thư học. Phương pháp này thực hiện quá trình cấy ghép tế bào gốc tạo máu lấy từ tủy xương hoặc từ máu ghép vào cơ thể người bệnh để chữa các bệnh lý huyết học, bệnh lý miễn dịch, di truyền và một số bệnh lý ung thư khác.

Mục lục

[ẩn]

Lịch sử ngành ghép tủy

Ngành ghép tủy thực sự phát triển bắt đầu sau sự bùng nổ của năng lượng và vũ khí hạt nhân năm 1945. Mặc dù trước đó đã có một vài nỗ lực của trong việc dùng tủy xươngcủa người hiến đưa vào cơ thể người nhận là những bệnh nhân bị thiếu máu hay ung thư máu bằng đường uống, tiêm bắp hay truyền tĩnh mạch.
Vào thời điểm này, ngành ghép tủy bắt đầu được nghiên cứu nhiều vì xuất hiện những bệnh nhân bị các bệnh lý máu ác tính do phơi nhiễm phóng xạ iôn hóa.
Chúng ta có thể lược lại một số mốc quan trọng của ngành ghép tủy3:
  • Ca ghép tủy đầu tiên được ghi nhận năm 1939, thực hiện trên một bệnh nhân bị xơ tủy do kim loại nặng, tủy ghép lấy từ người anh ruột của bệnh nhân. Ca ghép này không thành công, bệnh nhân chết sau 5 ngày.
  • Ca ghép tủy được ghi nhận thành công đầu tiên là năm 1965, khi một bệnh nhân Bạch cầu lymphô cấp loại nguyên bào lynphô được điều trị bằng hóa trị và xạ trị, sau đó được truyền tế bào tủy xương từ 6 người hiến tủy khác nhau nhưng có liên hệ huyết thống. Bệnh nhân này tử vong sau 20 tháng vì bệnh tái phát.
  • Từ năm 1977 đến 1980, thành công trong nghiên cứu ghép tủy dị thân.Cũng từ năm 1978, ghép tủy trong bệnh lymphôm bắt đầu có những thành công nhất định.
  • Năm 1990, BS E.D. Thomas đã được trao giải thưởng Nobel y học cho những nghiên cứu về ghép tủy.
  • Đến năm 2000, thì đã có hơn 500 000 trường hợp ghép tủy thực hiện trên toàn thế giới. Cho đến bây giờ ghép tủy đã được thử nghiệm nghiên cứu trong nhiều bệnh lý, cả ác tính lẫn không ác tính, đáng kể là ghép tủy khá hiệu quả trong điều trị các bệnh lý thiếu máu bất sản, khi tủy hiến có HLA phù hợp người nhận, đặc biệt giữa anh chị em ruột.

Phân loại ghép tủy8

Tự ghép tủy

  • Tự ghép tủy từ sản phẩm tủy toàn phần
  • Tự ghép tủy từ sản phẩm tế bào gốc của tủy hay của máu ngoại vi

Dị ghép tủy

  • Dị ghép từ sản phẩm tủy toàn phần
  • Dị ghép từ sản phẩm tế bào gốc của tủy hay của máu ngoại vi.
  • Dị ghép từ sản phẩm tế bào gốc của máu cuống rốn.

Quy trình ghép tủy

Chuẩn bị trước ghép tủy

Lựa chọn người cho tủy – Phức hợp phù hợp mô chính MHC6

Phức hợp phù hợp mô chính hay còn gọi là kháng nguyên bạch cầu người HLA.
Phức hợp này bao gồm một nhóm gene nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể số 6, gồm 3 loại gene, tạo ra các kháng nguyên hệ HLA, gồm 2 loại chính:
  • Kháng nguyên lớp I gồm các sản phẩm gene ở các locus A, B, C
  • Kháng nguyên lớp II gồm các sản phẩm gene ở các locus D, DR, DQ và DP.
Các kháng nguyên lớp I được xác định bằng phương pháp huyết thanh học nên được gọi là kháng nguyên SD (Serum determined). Còn các kháng nguyên HLA-D được xác định bằng phản ứng nuôi cấy bạch cầu hỗn hợp
Các bạch cầu lymphô thường mang cả 2 loại kháng nguyên trên. Một số lớn các tế bào khác chỉ mang kháng nguyên lớp I tức kháng nguyên SD. Kháng thể HLA xuất hiện chủ yếu do truyền máu, mang thai, ghép tổ chức hay do tiêm truyền bạch cầu ở những người tình nguyện. Sự khác biệt kháng nguyên hệ HLA của cơ thể cho và nhận càng lớn thì hiện tượng thải ghép xảy ra càng nhanh. Do đó muốn mảnh ghép sống lâu trong cơ thể thì cần có sự giống nhau về kháng nguyên HLA của cơ thể cho và nhận. Thực tế khó xảy ra trừ khi người cho và nhận là anh chị em sinh đôi một trứng.

Điều trị trước ghép tủy

Trong ghép tạng phải có sự ức chế miễn dịch mạnh ở người nhận để ngăn ngừa thải ghép. Ức chế miễn dịch phải dùng suốt đời bởi sự dung nạp miễn dịch không bao giờ đạt dược. Trong ghép tủy xương, ngoài ức chế miễn dịch cần phải tạo lên các khoảng trống trong tủy để các tế bào ghép trú ngụ và sinh sản. Điều này có được bằng điều trị diệt tủy.8
Hóa trị liều cao trước ghép tủy, các nhóm thuốc thường dùng như alkylating, etoposide, cytarabine... và có thể cả xạ trị toàn thân. Hiện chưa có sự thống nhất rằng phác đồ nào hiệu quả hơn và được dung nạp tốt hơn phác đồ nào.
Xạ trị toàn thân vai trò cũng chưa rõ ràng và thường được dùng trong lymphôm nguyên bào miễn dịch và lymphôm grad thấp. 1
  1. Điều trị diệt tủy trước ghép tủy: Bước chuẩn bị tiêu chuẩn cho bệnh nhân trước khi ghép tủy dị thân là hóa trị liều cao kết hợp hay không kết hợp với xạ trị toàn thân. Đó là nỗ lực để điều trị tận gốc bệnh ác tính nền đồng thời giảm tình trạng thải ghép, giảm các phản ứng bất lợi giữa mảnh ghép và chủ. 13
  2. Điều trị không diệt tủy trước ghép tủy: việc điều trị diệt tủy trước ghép tủy thường có độc tính cao vì thường dùng hóa chất liều cao kèm xạ trị toàn thân. Chính độc tính đó đã hạn chế sự dung nạp điều trị, nhất là ở những bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân có bệnh lý nặng khác kèm theo, hoặc ở những bệnh nhân có bệnh lý diễn tiến chậm (indolent). Lúc này các phác đồ điều trị mà không diệt tủy phù hợp cho những bệnh nhân này mà giảm bớt độc tính. Những phác đồ ít độc tính này cũng phù hợp với bệnh nhân ghép tủy để điều trị các bệnh lý do rối loạn di truyền hoặc bệnh tự miễn mà không phải bệnh lý ác tính. Mục đích của điều trị không diệt tủy trước ghép tủy là ức chế một phần tủy đồng thời ức chế một phần hệ miễn dịch của người nhận để chấp nhận mảnh ghép một cách lâu dài và bền vững. 1
  3. Những phác đồ chuẩn bị trước ghép tủy mới: xu hướng hiện nay là dùng xạ trị nhắm trúng đích, với kháng thể đơn dòng được gắn đồng vị phóng xạ, tăng liều xạ trị vào bướu và giảm liều đáng kể đến các mô lành. Ví dụ gắn đồng vị phóng xạ I 131 vào kháng thể đơn dòng kháng CD-33, để điều trị cho những bệnh nhân lymphôm không Hodgkin tế bào B. Kháng thể đơn dòng kháng CD-20 (rituximab) cũng được sử dụng kết hợp trong các phác đồ điều trị trước ghép tủy cho kết quả khá khả quan nhất là ở bệnh nhân lymphôm dạng nang.1

Chọn lựa nguồn lấy tế bào gốc 1,3

- Tế bào gốc từ tủy tự thân: Tế bào gốc được lấy từ tủy xương của chính người bệnh.
Phương pháp này có bất lợi là có thể bị nhiễm tế bào bướu. Đa số các tác giả cho rằng tái phát ở những bệnh nhân ghép tủy tự thân là do sự nhiễm tế bào bướu trong tủy ghép và do các tế bào bướu còn sót lại trong tủy xương bệnh nhân trước khi ghép tủy. Đã có nhiều cách nhằm loại bò tế bào bướu khỏi mẫu tủy ghép. Chẳng hạn kháng thể đơn dòngchống tế bào lymphô B đã được dùng để loại tế bào bướu trong ghép tủy tự thân ở bệnh nhân lymphôm không Hodgkin tế bào lymphô B.

Lấy tủy xương
Phương pháp loại tế bào bướu thường được dùng nhất hiện nay là phương pháp dùng kỹ thuật từ miễn dịch (immunomagnetic) với kháng thể đơn dòng để lựa chọn các tế bào gốc có CD 34(+). Ngoài ra, còn có thể kết hợp thêm kháng thể đơn dòng khác để lựa chọn tế bào có CD 34(+) và Thy-1 (+), phương pháp này đã được ứng dụng trong ghép tủy ở bệnh nhân ung thư vúđa u tủy vàlymphôm.
- Tế bào gốc từ máu ngoại vi: Tế bào gốc cũng có thể có trong máu ngoại vi. Bằng các phương pháp huy động tế bào gốc sau đó chiết tách tế bào gốc bằng các máy tách tế bào. Đây cũng là một nguồn cung cấp tế bào gốc nhất là ở những bệnh nhân đã có tiền căn xạ trị vùng chậu, bệnh nhân mà tế bào tủy xương có nguy cơ bị nhiễm tế bào bướu hoặc khi quá trình nuôi tế bào gốc từ tủy xương thất bại.
- Tế bào gốc từ tủy dị thân: Tế bào gốc tạo máu được lấy từ tủy của người cho tủy khỏe mạnh. Ghép tủy dị thân được lợi là không bị nhiễm tế bào bướu, đồng thời tác dụng mảnh ghép chống bướu có thể mang lợi ích diệt trừ tế bào ung thư. Tuy nhiên bù lại sự không tương hợp miễn dịch giữa mảnh ghép và người nhận có thể gây nhiều biến chứng chết người. Những biện pháp để ức chế miễn dịch, hạn chế hiện tượng này như hóa trị liều cao, xạ trị, dùng thuốc ức chế miễn dịch ở người nhận và dùng tủy ghép đã được loại tế bào lymphô T, hoặc dùng kháng thể đơn dòng chống tế bào T.
Hiện nay, với các bệnh lý lành tính như hội chứng xơ tủythiếu máu bất sản, và nhiều loại bệnh lý rối loạn tăng sinh tủy, cũng như những rối loạn bẩm sinh thì chỉ ghép tủy tự thân được ứng dụng. Tuy nhiên với các bệnh lý ác tính của hệ tạo huyết, thì ghép tủy tự thân và dị thân đều được ứng dụng. Nhìn chung ghép tủy dị thân cho kết quả tốt hơn trong việc kiểm soát bệnh với sự giảm đáng kể tỉ lệ tái phát. Ngược lại, những biến chứng của việc ghép tủy dị thân như bệnh lý mảnh ghép chống chủ, độc tính, nhiễm trùng đã ảnh hưởng đáng kể lên kết quả sống còn.

Các nguồn gốc tế bào tủy ghép1,3

  • Từ tủy xương: đa phần lấy từ xương cánh chậu. Quá trình lấy tủy từ tủy xương khá an toàn và hầu hết các biến chứng liên quan đến việc vô cảm. Một số nghiên cứu cho thấy thời gian trung bình để tủy người hiến tặng hồi phục là 16 ngày.
  • Máu ngoại vi: Tế bào gốc tạo máu hiện diện rất ít ở máu ngoại vi. Tuy nhiên, dưới tác dụng của một số tác nhân như hóa trị, yếu tố kích thích tăng trưởng tạo máu (hematopoietic growth factor), một số thuốc ức chế thụ thể hóa ứng động BC (chemokine receptor), có thể gia tăng sự huy động tế bào gốc trong tủy ra máu ngoại biên. Những tế bào này có thể lấy được bằng cách lọc máu (apheresis). Những tế bào được lấy bằng cách này được gọi là TB đầu dòng máu ngoại vi (peripheral blood progenitor cells) để phân biệt với tế bào gốc tạo máu (blood stem cell). Có nhiều thuốc được dùng để huy động tế bào gốc ra máu ngoại vi như G-CSF, GM-CSF, interleukin-3, thrombopoietin, và gần đây hơn là những chất đối vận (antagonist AMD 3100) với receptor của quá trình hóa ứng động (chemokine-related receptor CXCR4).
  • Tế bào máu cuống rốn: một bất lợi của nguồn cung cấp này là lượng tế bào gốc tạo máu không nhiều do đó thường được dùng để ghép cho bệnh nhi. Ngược lại đây là các tế bào non, do đó đây cũng chính là những tế bào đi qua được hàng rào miễn dịch của người nhận dễ dàng nhất.

Các phương pháp huy động tế bào gốc tạo máu (đối với tế bào gốc lấy từ máu ngoại biên)4

Hóa trị ức chế tủy

Là một trong những phương pháp được thực hiện đầu tiên. Ở giai đoạn phục hồi sau hóa trị ức chế tủy, lượng tế bào gốc ra máu ngoại biên có thể tăng lên 14 – 100 lần.
Phương pháp này có một số bất lợi: kéo dài thời gian điều trị, độc tính cao, gây giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, … Và ở một số bệnh nhân, sau khi hóa trị không ghi nhận thấy tình trạng tăng hoặc tăng rất ít tế bào gốc ở máu ngoại vi, nhất là ở bệnh nhân bị xâm nhập tủy.
Hiện nay, với việc sử dụng các yếu tố kích thích tăng trưởng tế bào gốc thì phương pháp này không còn được sử dụng rộng cũng như không được sử dụng đơn độc để huy động tế bào gốc nữa.

Dùng các yếu tố kích thích tăng trưởng tế bào gốc đơn thuần

Một số thuốc đã được dùng để huy động tế bào gốc ra máu ngoại biên: G-CSF, GM-CSF, interleukin-3, SCF (stem cell factor)…
Hiện G-CSM là thuốc thường được dùng nhất vì hiệu quả và ít độc tính. Một số thuốc khác mới hơn đang được nghiên cứu như AMD3100. AMD 3100 là chất đối vận lên thụ thể chemokine CXCR4 có ở tế bào bạch cầu. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy AMD3100 có tác dụng hiệp đồng với G-CSF.

Biến chứng sau ghép tủy1,7,8

Sớm: trong vòng 100 ngày sau ghép tủy

Với việc sử dụng nguồn tế bào gốc từ tế bào máu ngoại vi, thu ngắn thời gian hồi phục tế bào tủy, tế bào máu, vì thế làm giảm đáng kể các biến chứng sớm. Thời gian hồi phục thu ngắn làm giảm sử dụng kháng sinh, giảm nuôi ăn bằng đường truyền tĩnh mạch, giảm truyền máu và giảm thời gian nằm viện. Các thuốc tăng trưởng tế bào như G-CSF thường được dùng trong ghép tủy tự thân có vẻ làm gia tăng quá trình hồi phục của dòng BC trung tính một cách vừa phải.
Sau ghép tủy dị thân gặp nhiều khó khăn hơn. Ở nhiều trung tâm, tế bào gốc từ máu ngoại vi thường được dùng khi người hiến tủy là chị em ruột của bệnh nhân.
Viêm niêm mạc và dinh dưỡng: viêm niêm mạc đường tiêu hóa gặp ở hầu hết những bệnh nhân ghép tủy, đặc biệt ở những bệnh nhân được xạ trị toàn thân hoặc được điều trị methotrexate phòng ngừa bệnh lý mảnh ghép chống chủ. Điều trị chủ yếu là súc miệng, kết hợp dùng kháng sinh phòng ngừa. Giảm đau chủ yếu là tại chỗ, đôi khi phải dùng giảm đau đường tiêm truyền.
Chảy máu: những bệnh nhân ghép tủy có nguy cơ cao bị chảy máu, tuy nhiên đa phần xuất huyết ở những bệnh nhân ghép tủy không thường gặp và có thể kiểm soát được bằng các cách thông thường như xuất huyết dạng chấm, chảy máu mũi, nặng hơn có thể xuất huyết dạ dày, xuất huyết đường sinh dục tiết niệu. Tuy nhiên những xuất huyết này có thể kiểm soát được bằng truyền tiểu cầu.
Nhiễm trùng: do tổn thương hàng rào bảo vệ là da niêm mạc và giảm bạch cầu. Để giảm biến chứng này, nhiều trung tâm đã thực hiện việc truyền globulin miễn dịch cho bệnh nhân sau ghép tủy.
Nhiễm vi trùng rất thường gặp trong thời gian đầu sau ghép tủy và tác nhân chủ yếu là gram (+), mặc dù gram (-) cũng có thể gặp. Cụ thể là nhóm staphylococcus, streptococuss viridans, trực khuẩn gram (-). Cũng có thể nhiễm Haemophilus Influenza, nhưng thường gặp muộn hơn, khoảng tháng thứ 2-3 sau ghép tủy, và gặp ở bệnh nhân bị bệnh mảnh ghép chống chủ cấp.
Theo nhiều tác giả, nguy cơ gia tăng không phải do tình trạng giảm BC mà nguồn bệnh xuất phát từ các đường tiêm truyền mà chủ yếu là catheter tĩnh mạch và do tổn thương hang rào da niêm xảy ra trong quá trình chuẩn bị trước ghép tủy.
Nhiễm nấm : thực sự nguy hiểm cho bệnh nhân sau ghép tủy, đặc biệt nhiễm Aspergilus xâm lấn. Candida và Aspergilus là hai tác nhân thường gặp, tuy nhiên còn nhiều tác nhân khác.
Nhiễm virus: trong giai đoạn sớm sau ghép tủy thì virus thường gặp là Herpes Simplex Virus, virus á cúm. Nhóm Cytomegalo Virus cũng thường gặp, thường khoảng tháng thứ 2-3 sau ghép tủy.
Bệnh mảnh ghép chống chủ cấp: vẫn còn là biến chứng nghiêm trọng và là thách thức cho ghép tủy. Nguyên nhân là sự xung đột miễn dịch giữa tế bào lymphô T của tủy người hiến với mô của cơ thể người nhận, trong điều kiện hệ miễn dịch của người nhận tủy ghép bị ức chế đủ mạnh để không xảy ra phản ứng ngược lại giữa tế bào miễn dịch người nhận với mảnh tủy được ghép . Theo định nghĩa phản ứng này xảy ra trong 100 ngày sau ghép tủy, biểu hiện đầu tiên ở da, đường tiêu hóa và gan. Phòng ngừa bằng cách dùng thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc thường dùng là cyclosporine và methotrexate. Tacrolimus (FK506) cũng được sử dụng để phòng ngừa phản ứng này. Một cách khác để phòng ngừa phản ứng này là loại bỏ tế bào lymphô T trong tủy người hiến trước khi ghép cho người nhận. Tuy nhiên, ngược lại, việc loại bỏ tế bào lymphô T thì làm tăng nguy cơ thải ghép và nguy cơ tái phát cho bệnh nhân. Bệnh nhân nhận tủy ghép đã loại bỏ tế bào T cũng gia tăng nguy cơ bị các nhiễm trùng cơ hội. Quan niệm gần đây là chỉ loại bỏ lymphô T ở một mức độ nào đó thôi.
Điều trị đầu tiên cho bệnh mảnh ghép chống chủ là corticoid thường dùng là glucocoticoid.
Thuyên tắc tĩnh mạch: thuyên tắc tĩnh mạch gan là một biến chứng nguy hiểm dễ gây tử vong, thường xuất hiện trong 1 tháng sau ghép tủy, gặp cả trong ghép tủy tự thân và ghép tủy dị thân. Triệu chứng điển hình là tăng cân không rõ nguyên nhân, vàng da, gan to, đau bụng và báng bụng. Khi diễn tiến nặng, có thể ảnh hưởng lên não, suy thận, tổn thươngphổi và suy đa cơ quan.
Những bệnh nhân có tiền căn viêm gan siêu vi B hoặc C là những người có nguy cơ cao bị biến chứng này. Những bệnh nhân bị mức độ nhẹ và trung bình có thể hồi phục lại chức năng gan và hiến khi để lại những di chứng mãn tính lên gan.
Điều trị biến chứng này còn chưa thống nhất. Một số nghiên cứu cho thấy dùng heparin và rTPA (recombinant Tissue-plasminogen activator) cải thiện ở một số bệnh nhân nhưng ngược lại làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Biến chứng lên phổi: là một biến chứng thường gặp cả trong ghép tủy tự thân và ghép tủy dị thân. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng, do hóa trị, chảy máu, hoặc đôi khi nguyên nhân không rõ. Viêm phổi mô kẽ gặp ở khoảng 10-15% bệnh nhân. Nguy cơ cao ở bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân có xạ trị vào phổi trước đó. Viêm phổi kẽ vô căn có thể điều trị bằng corticoid và có đáp ứng khá tốt. Biến chứng này thường gặp ở ngày thứ 20-60 sau ghép tủy.

Muộn sau 100 ngày

Bệnh mảnh ghép chống chủ mãn
Trong khoảng giữa thập kỷ 70, những ca dị ghép tủy xương từ tủy của người hiến là anh chị em cùng huyết thống đã phù hợp kháng nguyên HLA, bệnh nhân có những biểu hiện bệnh lý ở da, miệng, nhãn cầu, ruột, gan và mô phổi. Nhiều bệnh nhân biểu hiện với những tổn thương nặng nề ở da, xơ cứng mô dưới da, dễ nhiễm trùng. Bệnh lý này diễn ra với nhiều biểu hiện của hiện tượng tự miễn.
Mãn khi những biểu hiện của bệnh xảy ra sau từ ngày thứ 100 trở đi. Biểu hiện của bệnh thường rộng, toàn thân gồm các biểu hiện ở da, đường tiêu hóa, gan, hô hấp.
Biểu hiện da có thể tương tự như những rối loạn tự miễn như xơ cứng bì, viêm da cơ, da xơ cứng, tróc vẩy, teo da, teo đét móng tay móng chân, rụng tóc. Ở đường tiêu hóa, loét niêm mạc miệng, thực quản, rối loạn hấp thu. Ở gan thì tăng men gan, nghẽn mật trong gan, xơ gan. Khô các tuyến ngoại tiết, nhiễm trùng phổi từng đợt, viêm tắc phế quản...
Bệnh nhân có thể có nguy cơ tử vong nếu bệnh biểu hiện nặng, nhất là ở những bệnh nhân giảm tiểu cầu < 100 000/mm3 hoặc giảm đạm trong máu.
Điều trị khá phức tạp, và chính vẫn là các thuốc ức chế miễn dịch, trong đó chủ yếu là prednisone. Bệnh nhân cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, do bị ức chế miễn dịch kéo dài, đặc biệt đó là những vi trùng gram (+). Sử dụng vaccine phòng ngừa, dùng IgG miễn dịch truyền tĩnh mạch, dùng kháng sinh luân phiên cho thấy giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Hiện có nhiều thuốc mới được sử dụng trong điều trị bệnh mảnh ghép chống chủ như thalidomide là một ví dụ. Tuy nhiên việc nghiên cứu sử dụng thalidomide để phòng ngừa bệnh này chưa thành công. Một số thuốc khác như psoralen dùng kết hợp với tia cực tím A đã cho một số thành công nhất là ở bệnh nhân có biểu hiện ở da giống như xơ cứng bì. Rapamycin cũng đang được nghiên cứu.
Nhiễm trùng: Ở giai đoạn này bệnh nhân vẫn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nguyên nhân được giải thích là do khiếm khuyết chức năng lymphô T, và do bệnh lý mảnh ghép chống chủ mãn. Thường gặp là viêm phổi do pneumocystic carinii, nhiễm vi trùng có vỏ bọc, nhiễm CMV.
Biến chứng liên quan đến sinh sản
Do sử dụng các phác đồ hóa chất liều cao nhằm mục đích diệt tủy trước ghép tủy, đặc biệt liên quan đến những bệnh nhân nữ trong độ tuổi sinh sản. Với nam giới, lưu giữ tinh trùng trong ngân hàng là một giải pháp đang được chấp nhận. Một số thử nghiệm với trữ lạnh phôi, nhất là phôi đã được thụ tinh trước điều trị cho kết quả thụ thai thành công ở nhiều trường hợp.
Biến chứng về sinh dục thường gặp nhất là: viêm teo âm đạo, và những vấn đề liên quan đến mất chức năng buồng trứng.
Biến chứng liên quan đến phát triển cơ thể: Gặp ở trẻ em, nhất là khi trẻ được xạ trị toàn thân diệt tủy trước ghép tủy. Suy tuyến giáp cũng đôi khi gặp, nhưng có thể điều chỉnh bằng hormone thay thế.
Ung thư thứ hai: Thường gặp nhất là hội chứng loạn sản tủy thứ phát và bệnh bạch cầu tủy cấp, xảy ra trong 2 đến 7 năm sau ghép tủy với nguy cơ tích lũy 8-18%.

Hiệu ứng mảnh ghép chống bướu1,5

Đó là hiện tượng xảy ra trong ghép tủy dị thân khi tác dụng miễn dịch từ tủy người hiến mang lại khả năng diệt những tế bào ác tính còn sót lại trong cơ thể người nhận. Đây là một trong những phát hiện về mặt sinh học đáng chú ý trong ngành ghép tủy và được coi là một trong những nguyên lý của ghép tụy dị thân.
Một trong những lý do làm tế bào ung thư tăng sinh, phát triển và lan tràn là do hệ thống miễn dịch cơ thể không coi đó là những tế bào bệnh. Ghép tủy sẽ mang lại những tế bào miễn dịch, những tế bào này nhận diện các tế bào ác tính là tế bào bất thường, và tiêu diệt chúng. Đây là một trong các cơ chế giải thích hiệu quả điều trị của ghép tủy dị thân. Tác dụng này thấy rõ hơn ở những bệnh lý diễn tiến chậm, như bệnh bạch cầu mãn, lymphôm grad thấp, một số dạng đa u tủy, ngược lại hiệu quả kém hơn ở những bệnh lý cấp như bạch cầu cấp.
Ở một số bệnh nhân tái phát sau ghép tủy dị thân, khả năng diệt tế bào bướu của tế bào nguồn gốc từ tủy ghép có thể được hồi phục lại nếu bệnh nhân được truyền thêm bạch cầu người hiến tủy trước đó (donor lymphocyte infusion)
Những so sánh cho thấy sự giảm nguy cơ bị bệnh mảnh ghép chống chủ đi kèm với sự gia tăng nguy cơ tái phát bệnh sau ghép tủy, việc loại bỏ tế bào lymphô T khỏi tủy ghép tăng tỉ lệ tái phát khi ghép tủy ở bệnh nhân bệnh bạch cầu tủy mãn. Việc điều trị ức chế miễn dịch ở bệnh nhân bị bệnh mảnh ghép chống chủ mãn cũng làm tăng tỉ lệ tái phát. Do đó một trong những mục tiêu sau ghép tủy là làm sao hạn chế được bệnh lý mảnh ghép chống chủ nhưng lại gia tăng hiệu quả mảnh ghép chống khối bướu.
Truyền bạch cầu của người hiến cho người nhận: Dựa trên hiệu ứng này mà một trong những cách điều trị tái phát sau ghép tủy là truyền lymphô T (Donor Leukocyte Infusion DLI) của người hiến cho người nhận. Có hai nghiên cứu tiền cứu lớn thực hiện ở Châu Âu và bắc Mỹ trên những bệnh nhân bạch cầu tủy mãn tái phát sau ghép tủy dị thân, kết quả tổng kết cho thấy đáp ứng hoàn toàn sau truyền lymphô T từ người hiến tủy đạt được từ 60-80% [5]. DLI cũng có hiệu quả trong bệnh bạch cầu cấp, tuy nhiên đáp ứng thấp hơn nhiều, một vài nghiên cứu cho thấy đáp ứng hoàn toàn chỉ đạt 20-65% mà chủ yếu là bệnh bạch cầu tủy cấp. Đối với bạch cầu lymphô cấp, DLI gần như không hiệu quả.
Riêng vai trò của DLI trong các bệnh lý ác tính khác của hệ tạo huyết như lymphôm không Hodgkin, đa u tủy hiện chưa rõ ràng.
Biến chứng của DLI: những biến chứng quan trong đó là bệnh mảnh ghép chống bướu và tình trạng ức chế tủy. Ức chế tủy làm giảm các dòng tế bào máu xảy ra ở khoảng 34% các trường hợp.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị ghép tủy1

  1. Tình trạng bệnh nền lúc ghép tủy: một trong những yếu tố tiên lượng quan trọng cho đáp ứng sau ghép tủy. Nếu bệnh nhân đạt được đáp ứng hoàn toàn hay ở giai đoạn mãn (first chronic phase) thì kết quả điều trị cao hơn so với nhóm không đạt đáp ứng hoàn toàn hay ở ngoài giai đoạn mãn.
  2. Nguồn gốc tủy ghép
  3. Tuổi người được ghép tủy: tuổi là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến kết quả điều trị. Ví dụ, bệnh nhân bệnh bạch cầu nếu được ghép tủy dị thân thì kết quả tốt nhất khi tuổi < 20, với 60-80% sẽ có sống còn không bệnh lâu dài. Tuổi càng cao, tiên lượng càng xấu, nhất là ở tuổi sau 50 tuổi. Có nhiều lý do giải thích cho tình trạng này, đó là tổng trạng kém, bệnh lý đi kèm, khả năng dung nạp kém với điều trị trước ghép tủy và các biến chứng sau ghép tủy. Vì thế ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi, điều trị không diệt tủy trước ghép tủy là thích hợp hơn. Riêng ghép tủy tự thân thì biến chứng sau ghép tủy ít chịu ảnh hưởng của tuổi và ghép tủy tự thân có thể thực hiện ở cả bệnh nhân sau 70 tuổi.
  4. Bệnh lý đi kèm: cần lưu ý các bệnh lý đi kèm như bệnh lý phổi, tim mạch, viêm gan siêu vi, nhiễm HIV, nhiễm CMV. Một yếu tố quan trọng nữa là cân nặng của bệnh nhân. Ghi nhận cho thấy những bệnh nhân có cân nặng vượt quá 30% trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn thì thường có kết quả xấu hơn.

Chỉ định ghép tủy

Ghép tủy tự thân

Bệnh ác tính
  • Đa u tủy
  • Bướu nguyên bào thần kinh
  • Lymphôm không Hodgkin
  • Bệnh Hodgkin
  • Bạch cầu tủy cấp
  • Bướu nguyên bào tủy
  • U tế bào mầm
Bệnh lành tính
  • Bệnh tự miễn
  • Bệnh Amyloidosis

Ghép tủy dị thân

Bệnh ác tính
  • Bạch cầu tủy cấp
  • Lymphôm không Hodgkin
  • Bệnh Hodgkin
  • Bạch cầu cấp nguyên bào lymphô
  • Bạch cầu tủy mãn (CML)
  • Hội chứng loạn sản tủy
  • Đa u tủy
  • BC lymphô mãn
Bệnh lành tính
  • Thiếu máu bất sản
  • Thiếu máu Fanconi
  • Thalassemia thể major
  • Thiếu máu Diamond-Blackfan
  • Bệnh HC hình liềm
  • Hội chứng Wiskott-Aldrich
  • Các bệnh lý rối loạn tự miễn

Tham khảo

Chú giải 1: Marshall Lichman, Ernest Beutler. Principles of Hematopoietic Cell Transplantation. Trong Williams Hematology. 7th edition. McGrawhill 2007. ISBN 0071435913
Chú giải 2: Andrea Bacigalupo. Results of Allogeneic Hematopoietic Stem Cell Transplantation for Hematologic Malignancies. Trong Hoffman: Hematology: Basic Principles and Practice, 4th edition. Churchill Livingstone. 2005. ISBN 0443066280
Chú giải 3: Bone Marrow Transplantation – Landes Bioscience 1998. ISBN 1570595607
Chú giải 4: Auayporn Nademanee. Stem cell Mobilization. Trong Clinical Malignant Hematology do Mikkeal Sekeres, Matt Kalaycio, Brian Bolwell biên tập. McGraw Hill. 2007. p1001 -1012. ISBN 0071436502
Chú giải 5: David L. Porter, Jean M. Connors. Graft-Versus-Tumor Induction With Donor Leukocyte Infusions as Primary Therapy for Patients With Malignancies. Journal of Clinical Oncology, Vol 17, Issue 4 (April), 1999: 1234
Chú giải 6: Trần Văn Bé. Hệ thống hòa hợp tổ chức. Trong Lâm sàng huyết học. NXB Y học TPHCM. 1998. Trang 360-366.
Chú giải 7: David LongWorth. Infectious Complications Following Stem Cell Transplantation. Trong Clinical Malignant Hematology do Mikkeal Sekeres, Matt Kalaycio, Brian Bolwell biên tập. McGraw Hill. 2007. p1063-1075.ISBN 0071436502
Chú giải 8: Scott Bearman. Noninfectious Complications of Stem Cell Transplantation. Trong Clinical Malignant Hematology do Mikkeal Sekeres, Matt Kalaycio, Brian Bolwell biên tập. McGraw Hill. 2007. p1077-1087. ISBN 0071436502
Chú giải 9: Trần Văn Bé. Ghép tủy xương. Trong Lâm sàng Huyết học. NXB Y học TPHCM. 1998. Trang 367-384.

Liên kết ngoài