-->

2011-09-25

Bí Quyết May Mắn

http://farm4.static.flickr.com/3497/3754784154_9e6c2f8451_o.jpg

Thông thường 1 người thành công có khoảng 80% là do năng lực và 20 % là do may mắn,có người thành công chủ yếu là do may mắn,có người có năng lực mà ko thể thành công.Mỗi người có 1 tỷ lệ % may mắn riêng.May mắn là từ đâu ra?tại sao lại có sự may mắn? Có rất nhiều sách nghiên cứu về sự may mắn,bí ẩn của may mắn,các cách giúp cho con người may mắn hơn,nhưng việc nghiên cứu này thường mới chỉ động chạm đến 1 khía cạnh nào đó của may mắn mà ko giải thích tường tận cặn kẽ về may mắn.Bài viết này tôi viết dựa theo quan điểm về tâm linh học.
May mắn có thể phân loại theo
-Có nhiều Tiền Bạc
-Có Sức khỏe
-Có Công danh sự nghiệp
-Có tài năng
-Có Bố mẹ tốt
-Có Vợ (chồng) tốt,có tình duyên đào hoa
-Có con cái tốt
-Có bạn bè tốt
-Sống lâu có tuổi thọ
-Có dung mạo,tướng mạo hơn người
-Cuộc sống hạnh phúc
-Có phước đức
-..............
Tùy theo mỗi người quan trọng việc mình may mắn ở điểm nào, và cầu thị may mắn thêm ở điểm nào mà mong muốn có sự thỏa mãn riêng.
Theo tôi thấy thì dù may mắn ở khía cạnh nào thì cũng rất tốt quan trọng,ko ai có thể được may mắn toàn vẹn các khía cạnh,được cái này thì có thể mất cái kia.Cảm thấy đủ thì sẽ đủ.
Bạn thường hỏi tại sao người nay may mắn,người kia may mắn ,và trách mình thường xuyên xui xẻo,than thân trách phận...Bạn cứ đi tìm sự may mắn đến với mình và tìm hoại vẫn ko thấy vì may mắn vẫn ở ngay bên cạnh bạn mà bạn ko biết.
May mắn ko tự dưng đến với ta,đó là cả 1 sự nỗ lực cố gắng rất nhiều trong cuộc sống
May mắn 99% do tự bạn cố gắng mà có,1% còn lại tôi sẽ nói ở phần dưới
Sự cố gắng của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng với những hành động sau

-Hiếu thảo với Bố mẹ : khi còn trẻ bạn đối đáp với bố mẹ ra sao,khi về già bạn sẽ được con cái của mình đối đãi như vậy,chữ Hiếu là chữ quan trọng nhất của phận làm con.bạn bè có thể có bạn bè khác,người yêu và vợ có thể tìm người khác,nhưng Bố mẹ chỉ có 1 mà thôi.Có 1 câu chuyện thế này : 1 gia đình chỉ có 2 mẹ con,người con gái đi lấy chồng xa bên nước ngoài,người con gái thường xuyên gửi tiền về cho mẹ để báo hiếu,và cũng thường xuyên gọi điệm thoại về hỏi thăm sức khỏe của mẹ,người mẹ vẫn luôn nói là mình khỏe,1 ngày kia cô gái alo cho mẹ ko thấy mẹ nghe mà người hàng xóm bắt máy,người hàng xóm nói mẹ cô bị bệnh nặng sắp qua đời,mẹ cô vẫn nói dối cô về sức khỏe của mình,ở quê nhà lúc nào mẹ cũng mong ngóng cô,tiền bạc cô gửi về mẹ cũng chẳng biết tiêu gì,vì người già ko ăn uống được nhiều,ăn gì cũng ko ngon,cũng chẳng mua đồ đạc gì đắt tiền vì cũng chẳng dùng,mẹ cô cần có người quan tâm bên cạnh lúc tuổi già.Cô gái nghe vậy và muốn về ngay với mẹ,nhg cô gái đang mang bậu sắp sinh,nếu đi xa có thể sẽ ko giữ được đứa bé,vào địa vị của cô gái bạn sẽ hành xử ra sao ?

-Kính trọng với người già : ai sống rồi cũng sẽ phải già,khi già rồi cũng sẽ lẩm cẩm lú lẫn,ko được vệ sinh.việc bất kinh với người già sau này bạn cũng sẽ già và nhg đứa trẻ cũng sẽ lại bất kinh coi khinh bạn như vậy.
-Thường xuyên giúp đỡ người Khác : Ai cũng có lúc khó khăn,nếu có điều kiện hãy giúp đỡ người khác bằng cả cái tâm và ko cầu hàm ơn.có câu " Đức năng thắng số",cứu 1 mạng người hơn xây 7 tòa tháp.khi bạn làm 1 việc thật sự tốt giúp đỡ người khác có thể bạn sẽ được đổi số vận.
-Thương yêu vợ con người thân : 1 giọt máu đào hơn ao nước lã,ko có thù ko phải cha con,anh em có kiếp này ko có kiếp sau,có duyên mới lên vợ nên chồng,vợ chồng có kiếp này còn có kiếp sau.
-Trung tín,nghĩa với bạn bè đồng nghiệp mọi người.
-Thường xuyên tích đức : việc tích đức bằng các việc thiện sẽ tốt cho chính bạn,bạn có thể để lại đức cho con cháu và chia sẻ công đức cho bố mẹ bạn.
-Thay đổi tính cách xấu .
-Chăm chỉ siêng năng : Nghề nào cũng có hoa trạng nguyên,chỉ cần bạn chăm chỉ và có lòng yêu nghề,nghề đó ắt ko để bạn chết đói
-Không buôn gian bán lậu làm việc trái với lương tâm.
-Thường xuyên đi chùa cầu phúc cho mọi người.
-Tránh sát sinh,thương yêu các con vật. do tu nghiệp ko tốt nên sau khi chết mới phải đầu thai làm con vật,các con vật như chó mèo,gà..ở bên cạnh bạn 1 là để bạn trả ơn,2 là sau này sẽ trả ơn lại nếu bạn đối xử tốt với nó,sát sinh sẽ làm nghiệp chướng của bạn tăng lên,bạn giết 1 con gà,xuống âm phủ bạn sẽ bị gà mổ đến chết.

Bạn sẽ cảm thấy rất may mắn khi làm được những điều ở trên.Chẳng những cuộc sống sau này của bạn ngày càng tốt đẹp mà sau khi chết lại có cơ hội được đầu thai làm người,tránh được các hình phạt do tội lỗi của mình gây ra,hay có thể công đức viên mãn.Kiếp sau của bạn tốt hay xấu,giàu sang phú quý hay sang hèn,may mắn ra sao...sẽ do chính những phúc đức do bạn tích được từ hành động của bạn.

Cái 1 % tôi nói phần trên chính là việc bạn cầu tài tộc bằng việc thờ cúng thần tài thổ địa các tài thần,1 số vật đem lại may mắn theo kinh nghiệm xưa.Bạn có cầu xin hay mua bao nhiêu vật may mắn đi nữa thì may mắn của bạn cũng chẳng tăng lên được là bao nếu bạn ko thay đổi bằng hành động

Chúc các bạn may mắn !

Hoàng Long 010 viết 25/8/2011


Câu chuyện " Đức Năng Thắng Số"
Trong một cuốn sách phong thủy do ông Man-Ho Kwok viết, ông có kể vài câu chuyện như sau : "Vài thế kỷ trước ở bên Tàu, có một ông thầy Địa lý rất nổi tiếng, nhưng tính tình ông này thì rất hẹp lượng và nóng tính ... Vào một ngày của mùa hè, ông ta được lệnh của Vua đi tìm long mạch và Huyệt kết cho nhà vua dùng làm nơi xây mồ mả tổ tiên ...
Thời kỳ đó phương tiện giao thông khó khăn nên phần đông người ta đi ngựa và đi bộ mà thôi ... Sau nhiều ngày băng rừng vượt núi, ông thầy đã tìm được huyệt quý ... Ông ta vui mừng trở về phúc trình với Hoàng đế ... Trên đường về , ông ta đã cạn hết lương thực và nước uống, giữa vùng rừng núi hoang vu, ông ta không biết tìm đâu ra được mạch suối ngầm để lấy nước uống giữa mùa hè nóng bỏng ....

Trong cơn tuyệt vọng, ông ta đến được một khu rẫy ... Chủ nhân là một người đàn bà trung niên và 3 người con trai đang cuốc đất ... Ông ta mừng quá chạy ngay vào xin nước uống ... Người đàn bà vui vẻ đi lấy cho ông ta một bát nước đầy ... nhưng trước khi đưa bát nước cho ông ta, bà hốt một nắm lá cây bỏ vào bát ... Ông thầy rất giận nhưng vì đang khát, ông ta cũng ráng dằn xuống mà uống hết bát nước cho qua đi cơn khát ... trong bụng ông ta đã có ý định trả thù người đàn bà vô lễ kia ... Sau khi hỏi thăm ông ta biết được chồng của người đàn bà nghèo khổ kia đã chết vài năm trước, để lại cho bà một mảnh đất hoang và 3 đứa con nhỏ ... Ông ta tự giới thiệu tên và cho biết ông ta là một nhà phong thuỷ nổi tiếng làm việc cho triều đình ... ông ta bảo muốn coi giúp về phong thuỷ của căn nhà của người đàn bà tội nghiệp kia ...

Sau khi quan sát căn nhà và cấu trúc địa lý xung quanh , ông ta bảo căn nhà của bà không tốt ... nếu sống ở đó thì suốt đời nghèo khổ vất vả... Rồi thì ông ta bảo cho người đàn bà biết rằng, ông ta biết được có một căn nhà bỏ hoang lâu đời với đất đai rộng rãi ở bên kia núi ... ông ta khuyên người đàn bà nên dọn về đó ở sẽ tốt hơn ... ông ta nói xong thì vội vã bỏ đi , trong lòng vui sướng vì đã trả được thù ... khu đất và căn nhà hoang không chủ mà ông ta chỉ cho người đàn bà là một khu đất chết phạm vào Ngũ Quỷ xung sát ... là một khu đất cực xấu ... ai sống ở đó đều chết yểu ...

Sau một thời gian khá lâu, ông ta có dịp đi ngang qua vùng đất cũ ... ông gặp lại người đàn bà và ông ta hết sức kinh ngạc vì người đàn bà nghèo khổ ngày xưa bây giờ là một người đàn bà giàu có, nhà cao cửa rộng ... Người đàn bà đón tiếp ông rất ân cần vì biết ơn ông đã chỉ cho bà một khu đất tốt ... từ khi dọn vào, bà luôn luôn trúng mùa, tiền bạc dư giả, con cái học hành tới nơi tới chốn, 2 trong 3 đứa con trai đang làm quan, đứa con thứ ba thì thông minh xuất chúng, đang dạy học và rất có tên tuổi ... Ông ta kín đáo quan sát căn nhà, và vùng đất xung quanh, tuy có sang trọng hơn nhưng trên căn bản vẫn là vùng đất phạm Ngũ Quỹ xung sát ( Five Ghosts Dead Place ) ...

Lòng càng hoài nghi dữ dội, cuối cùng ông ta thú thiệt về việc trả thù của ông ta vì ngày xưa người đàn bà đã vô lễ bỏ lá rác vào bát nước trước khi trao cho ông uống ... Người đàn bà giải thích rằng, sỡ dĩ bà ta làm như vậy là vì lúc đó trời đang nóng bức, ông ta lại đang khát sắp chết, nếu trao cho ông ta bát nước bình thường thì ông ta sẽ uống cạn ngay ... sẽ khiến ông ta bị sốc mà bị nguy hiểm đến tính mạng , cho nên bà bỏ lá cây khô vào là để ông ta từ từ uống vì phải vừa uống vừa gạt bỏ lá qua một bên ....

Đến lúc đó ông thầy mới chợt hiểu, vì những gì bà làm để cứu mạng của ông ta đã tạo nên công đức ... đủ để hoá giải đi cái ảnh hưởng xấu của vùng đất chết ... Đức năng thắng số ... người lành có Trời phù hộ .... Câu chuyện tuy chứa đầy hư cấu ... nhưng lại mang tính Triết học rất thâm thúy....



Lòng Lành Đổi Tướng Thay Tên !
Người thọ âm dương của trời đất và khíhuyết của cha mẹ mà sanh ra, từ bực vua quan cho đến bực dân giả, cũng đều một cách in nhau cả.
Nhưng trong đó máy tạo có để một cái phân biệt khác nhau là cái tướng, bởi vậy nên người tuy đông, mà không ai giống ai hết.
Tướng ấy để định cho người: sang, hèn, giàu, khó, yểu, thọ, ngay, gian …Hễ hình hài mang lốt tướng nào, thì vận sự thành theo bực ấy, chớ không khi nào sai.
Hồi đời vua Vĩnh Lạc, nhà Minh bên Tàu, có một người tên là Trịnh Hưng Nhi côi cút một mình, không cha mẹ bà con chi hết.
Chàng bèn đến dinh quan Bộ lang là họ Vương, xin ở hầu sai khiến được nửa năm,thì ông thấy chàng mới 17 tuổi mà thật thà, siêng năng và cung kinh nên đem lòng thương, không cho làm việc nặng, để ở trên nhà khách lau dọn bàn ghế, và sai khiến trong khi có khách, hoặc trà nước, hoặc cơm rượu mà thôi.
Một ngày kia Phu nhân bịnh nặng, thuốc thang đã nhiều mà không thấy công hiệu, nên trong khi quan Bộ lang lo buồn,thình lình có khách là ông Viên thượng Bửu đến thăm.


Nguyên ông này tên là Trung Triệt, làm chức Thượng bửu tư thừa là con của ông Viên Liễu Trang; cha con tướng thuật như thần, tại xứ Kinh kỳ ai cũng kính phục.
Khi chủ khách ngồi yên, ông Thượng Bửu ngó quan Bộ lang và nói rằng: “Ngài sao mà khí trệ, chắc là bưu quyến có bịnh không yên;nhưng cái tướng này không phải ở trong sanh ra, thật ở ngoài mà đến, hoặc có chỗ tránh được cũng chưa biết chừng!”.
Quan Bộ lang vẫn biết ông Thượng bửu là thần tướng, mà nay xem tướn gmình lại đoán trúng việc nữa, nên ông muốn hỏi cho cặn kẽ, nhưng chưakịp hỏi, kế Trịnh Hưng Nhi bưng khay trà lên cho hai ông uống, rồi trở xuống nhà sau.
Ông Thượng Bửu thấy Trịnh Hưng Nhi, bèn nói nhỏ với quan Bộ lang rằng: “trò nhỏ pha trà đó là người chi trong nhà?”
- Nó là đứa ở của tôi, mà ngài hỏi làm chi?
-Quý hiếm của ngài hay sanh bịnh hoạn, là bởi tại trò đó có cái tướng phòngchủ; nếu nó ở lâu với ngài thì sợ trong nhà phải hao người, vậy ngài cũng liệu mà cho nó ra khỏi nhà, thì tự nhiên bình an.
-Hèn chi từ khi nó đến ở với tôi tới nay ước được năm sáu tháng, mà trong nhà tôi đau ốm luôn luôn, không ngày nào toàn mạnh; nhưng nó tánh nết dễ thương, tôi đâu nỡ đuổi đi!
Khi ông Thượng Bửu ra về, quan Bộ lang đem lời ấy thuật lại, thì phu nhân nghe liền bảo ông mau cho nó đi.
Ông sợ trái ý vợ mà thêm bịnh, bất đắc dĩ ông phải kêu Hưng Nhi vào cho mười quan tiền, rồi bảo đi nơi khác mà ở.
Hưng Nhi khóc lóc mà thưa rằng: “Tôi không có khi nào dám trái ý chủ mà nỡ nào lại đuổi tôi?
Ông Bộ lang bèn đem việc ông Thượng Bửu xem tướng mà thuật lại, thì chàng biết thần tướng đã nói như vậy, không thể nào ở được, liền lạy ông bà rồi ra đi.
Quả nhiên khi chàng ra khỏi nhà, thì phu nhân bắt đầu mạnh dần, rồi từ ấy về sau, trong gia đình không ai bịnh hoạn nữa.
Kẻ trongnhà của quan Bộ lang thấy ông Thượng Bửu nói tướng của Hưng Nhưnhư vậy,thì đều giụm năm giụm bảy, luận nọ bàn kia một truyền mười,mười truyền trăm, trăm truyền ngàn, làm cho cả kinh thành, ai cũng hay biết việc ấy cả.
Chàng Hưng Nhi ra ngoài đường, lững đững không biết đ iđâu, kế trời vừa tối, chàng vào trong am Quan Âm, nằm trước mái hiên, lăn qua trở lại, ngủ không được.
Chàng bèn than thở mộtmình rằng: “Người ta có cha mẹ bà con, lại giàu sang tướng tốt; cònmìnhđã tứ cố vô thân, lại có cái tướng hại chủ. Nay không tội mà bị đuổi thì ai còn chịu làm chủ mình nữa; chi bằng chết cho mát thân còn hơn”.
Chàng suy đi nghĩ lại như vậy rồi mỏn sức ngủ quên, bỗng thấy một người đàn bà, tay cầm nhánh lá, ở trong am bước ra đứng ngay trên đầu chàng.
Chàng bèn lật đật ngồi dậy, thì bà ấy lấy nhành lá chỉ ngay nơi mặt chàng mànói rằng: “Con chớ nên tự tử vì con tuy có tướng xấu mà lòng con tốt, cũng có ngày kia con được nên thân”.
Bà ấy nói mấy lời như trên đó, liền bước vào trong am, kế Hưng Nhi giựt mình thức dậy, mới biết là điềm chiêm bao.
Sáng ngày,chàng nhớ điềm mộng ấy, không dám tính tới việc chết nữa, có lo tìm đếncác dinh quan, hoặc các nhà giàu sang mà xin ở hầu hạ.
Nhưng đáng thương thay! Ai nấy nghe đến cái tên Hưng Nhi cũng đều làm ngơ, không chịu cho chàng ở cả. Chàng đi tối ngày cũng về am Quan Âm mà ngủ trọnnửa tháng trường như vậy.
Lúc ấy mười quan tiền của quan Bộ lang cho, thì chàng đã tiêu xài hết rồi, nên chàng bối rối trong lòng,biết tính làm sao mà độ nhựt cho qua ngày tháng.

Một đêm nọ,chàng nằm thao thức, mà nghĩ rằng: “Nửa tháng nay, mình đi cùng hết châu thành và chẳng có một người dung nạp, vậy mai đây mình phải ra khỏi châu thành mà tìm kiếm, họa may có gặp mối chăng!”.
Sáng ngày chàng thức dậy, vừa ra khỏi cửa thành, thì vừa muốn đi đại tiện;chàng liếc xem bốn phía, thấy nơi bờ hào thành có hai dãy cầu tiêu, dãy bên tả thì đàn ông tới lui không dứt; còn dãy bên hữu thì đàn bà cũngra vào liên tiếp.
Chàng nhắm dãy bên tả đi vào, lựa một căn trống bước tới, liền ngồi đại tiện vừa xong rồi khi đứng dậy ngó lênnóc cầu tiêu, thấy một gói bằng vải đen móc tòn ten.
Chàng lấy làm lạ, liền với tay xách gói xuống, biết nặng mà chưa hiểu vật chi ở trong,bèn đem ra chỗ vắng vẻ mở lớp vải ở ngoài thì thấy có 300 lượng bạc góitrong 30 gói bằng giấy xanh.
Khi mới thấy bạc ấy, thì chàng mừng rỡ mà nói rằng: “Hay cho ta! Bữa nay hết tiền, may lại được bạc nhiều như thế, thì còn lo chi là nghèo và sợ chi là bị đuổi!”.
Chàng lại nghĩ rằng:
“Của này chắc là kẻ đi đại tiện mà bỏ quên, như người khách thương giàu có mà bỏ quên gói bạc này, dầu có mất đi nữa, thì họ còn bạc khác; ta có lấy luôncũng không dại chi.
Chớ như người thiếu hụt phải đi vay mượn, hoặc bán đất vườn, để lo việc công danh hay là việc hoạn nạn,mà ta lấy đi thì hại cho gia đình và tánh mạng của người lắm.
Huống chi trời cho mạng ta cùng cực, làm đầy tớ cũng còn chưa yên lại phước đức đâu có mà hưởng của sẵn này?
Duy có đem trả lại cho người là phải; đã chẳng hổ với lương tâm, lại khỏi hại đến công việc của người, mà cũng không trái ý Trời nữa”.
Chàng Hưng Nhi nghĩ vậy, liền xách gói bạc đến gần cầu tiêu, lừa khi người ta không thấy, bèn moi đất vùi lấp gói bạc xuống, rồi ngồi gần một bên,chăm ngó vào cầu tiêu mãi, coi có ai đến kiếm hay không.
Chàng ngồi một chập lâu, bèn thấy một người đàn ông hơ hải chạy đến, vào căn cầunày qua căn cầu khác, luôn hết cả dãy cầu bên tả, rồi ra đứng ngoài, tay thì bứt tóc trên đầu, miệng thì nói rằng: “Thế này thì tôi phải chết,còn sống làm chi!”.
Hưng Nhi thấy người ấy hơ hải vàng he mấy lời than thở như thế, thì biết chắc là người đi kiếm gói bạc.Chàng liền lên tiếng kêu rằng: “Ớ anh kia! Có việc chi cần kíp, thì lại đây tỏcho tôi rõ, họa may tôi có thể giúp đỡ được!”.
Người ấy nghe kêu liền chạy lại nói rằng:
“Em ôi!Thời vận của tôi thật xui! Nguyên chủ tôi giao bạc cho tôi đem đến Kinh mà lo sự thăng quan; hồi hôm tôi ngụ tại tiệm cơm gần cửa thành này mà vì phòng ngủ không có được chắc chắn nên tôi thức cả đêm, sáng ra tô iđến cầu tiêu này, lại móc gói bạc nơi cái đinh lớn, rồi khi đitôi bỏ quên lại đó”.
Bây giờ tôi biết lấy chi mà lo việc cho chủ,và khi về biết dùng lời chi nói cho khỏi bị tội, nên tôi muốn liều mình tự vận cho rồi”.
Hưng Nhi hỏi rằng: “Chủ của anh làm quan chi? Còn anh là người chi của chủ, họ tên là gì, xin cho tôi biết, rồi tôi sẽ giúp cho”.
Người ấy nói:
“Chủ của tôi là Trịnh Hùng, làm quan Chỉ huy tại phủ Hoài an, còn tôi đây là họ Trương, chụ cho làm chức Đô Quản, và người ta thường kêu tôi là Trương đô quản, nếu em biết ai lấy gói bạc đó, thì nói giùm cho tôi xin lại, ơn ấy tôi không dám quên”.
Hưng Nhi lại hỏi rằng: “Gói bạc của anh được bao nhiêu và hình tích cái gói ra sao? Anh nói cho tôi nghe thử”.
Người ấy đáp rằng: “Ở ngoài gói bằng vải đen, còn trong gói có 300 lượng bạc gói bằng giấy xanh, mỗi gói là 10 lượng”.
Hưng Nhi cười rằng: “Chính em đây lượm được gói bạc ấy, nên ngồi đợi anh mà trả lại”.
Chàng nói vừa dứt lời, liền moi đất xách gói bạc lên mà đưa cho người ấy.
Đô Quản thấy gói bạc của mình, thì rất mừng rỡ, bèn mở ra đếm lại, y nguyên không thiếu một lượng nào, rồi đứng dậy vòng tay thưa rằng: “Em nhỏ người mà đức lớn, tôi xin kính lại 50 lạng mà đền ơn”.
Hưng Nhi nói rằng: “Nếu tôi muốn lấy gói bạc đó, thì tôi đã đem đi mất rồi,cần gì phải ngồi đây đợi anh làm chi. Xin anh chớ nên làm hư cho cái tâm thuật của em”.
Trương đô Quản hỏi rằng: “Em nhà cửa ở đâu, tên họ là chi, xin cho tôi biết, phòng sau tôi tìm đến mà đáp tình?”.
Em tên là Trịnh Hưng Nhi, 17 tuổi mồ côi từ thuở bé, không cha mẹ, không bà con, không nhà cửa chi hết. Em đương ở đày tớ cho quan Bộ lang, bị thầy tướng nói em có tướng hại chủ, nên bị đuổi đi hơn nửa tháng nay mà không chỗ nương tựa”.
Đô Quản nghe nói, thì động mối thương tâm bèn nói rằng:
“Em đương con cùng cực mà thấy của không tham thật là lòng dạ Thánh Hiền, dẫu người xưa cũng không bì kịp.
Thôi !Em không cần đi đâu làm chi cứ theo tôi vào quán ăn uống và nghỉ ở đó với tôi, đặng sáng ngày mai em giữ giùm hành lý còn tôi thì vào các dinh quan mà lo công việc, đến chừng xong rồi tôi sẽ dẫn em về Hoài An thưa cho chủ tôi biết.
Vả lại chủ tôi cũng đồng họ với em có lẽ em chắc được việc tốt. Dầu chủ tôi không dùng em, còn tôi đây làm chức Đô Quản có thể nuôi em năm ba năm cũng được”.
Hưng Nhi nghe nói rất mừng, kế hai người dắt nhau vào quán ăn uống nghỉ ngơi, sáng ngày Hưng Nhi ở nơi quán mà giữ đồ hành lý, còn Đô Quản thì vào Bộ binh loviệc thăng bổ cho chủ mình là Trịnh Hùng xong, rồi trở lại chỗ nghỉ mà dẫn Hưng Nhi về xứ.
Khi đến Hoài An thì Đô Quản để Hưng Nhi đứng ngoài cửa ngõ; còn chàng thì vào bẩm các việc tại Kinh cho chủ hay.
Quan chỉ huy nghe nói rất mừng, bèn thốt rằng:
“Nay ta được thăng chức Du kích Tướng quân là cũng nhờ người thông thạo mới được việc”.
Đô Quản bẩm rằng: “Không phải nhờ tôi; thiệt là nhờ vị cứu tinh! Nếu không có vị cứu tinh đó, thì chẳng những chủ đã không quan chức mà thôi, lại tánh mạng của tôi cũng không còn!”.
Ông Du kích hỏi rằng: “Vị cứu tinh nào đó?”
Đô Quản bèn đem việc mất bạc nhờ Hưng Nhi lượm được rồi trả lại, như vậy sao không thỉnh về cho ta đền ơn?”
Đô Quản bẩm rằng: “Tôi có dắt người về, nhưng còn đứng ngoài cửa ngõ”.
Ông Du kích lật đật ra ngoài nghinh tiếp, rồi dắt thẳng vào nhà khách mờingồi, nhưng Hưng Nhi không dám cứ xin để cho chàng đứng hầu mà thôi. Sau chàng bị mời ép đôi ba phen, nên phải kéo lui cái ghế mà ngồi sụ tra sau.
Ông Du kích nhắm xem trạng mạo của Hưng Nhi biết không phải là người hạ tiện, liền nói rằng: “Nhà ngươi họ Trịnh, còn ta đây cũng họ Trịnh, tuổi gần năm mươi mà vợ chồng trơ trọi không con. Ta muốn nhận nhà ngươi làm con phòng ngày sau nối dòng cho họ Trịnh mà không biết nhà ngươi vui lòng chăng?”
Hưng Nhi bẩm rằng: “Phận tôi hèn hạ, nếu quan lớn thương tội cho ở để sai khiến, thì cái ơn ấy đã lớn lắm rồi, có đâu dám mong đến sự làm con!”.
Ông Du kích nói rằng: “Không phải như vậy đâu! Nhà ngươi là một vị ân nhân của ta mà lại là người khinh tài trọng nghĩa nữa; nếu ta lấy tiền của mà đền đáp thì nhà ngươi không chịu; còn mang ơn mà không báo thì ta là người gì?
Hưng Nhi nghe nói cạn lời thì chàng hết phương từ chối, liền cúi lạy ông mà kêu bằng cha.
Ông Du kích bèn cho mời phu nhân ra cho chàng lạy mà kêu bằng mẹ, rồi đặt tên chàng lại là Trịnh Hưng Bang.
Từ ấy về sau ai nấy ở trong xứ đó cũng kêu chàng bằng Công tử cả.
Nói qua Trịnh Hưng Bang thời tốt vận đỏ nên từ khi làm con của quan Du kích tướng quân, thì chàng xem sóc các việc trong ngoài, lại biết quạt nồng ấp lạnh, sớm viếng tối hầu, phải đạo một người con hiếu.
Quan Du kích thấy vậy vui mừng khôn xiết bèn đem hết 18 món võ nghệ chỉ dạy chẳng ít lâu, thì chàng đều tinh thông cả.
Ông lại rước thầy văn thật giỏi về dạy nữa, thì chàng cũng gắng chí học hành, xôi kinh nấu sử được vài năm đã thành ra một người văn võ kiêm toàn, thiên hạ thảy đều kính phục.
Sau nhân quan Du kích làm chức Tiên phong đi đánh giặc Sào hồ, thì Trịnh Hưng Bang cũng theo cha lập được nhiều công trận.
Quan nguyên soái thấy vậy đem lòng yêu mến, bèn phong chàng làm chức Chỉ huy rồi đến lúc yên giặc bang sư về triều, vua Vĩnh Lạc phong quan Du kích làm chức Điện tiền Đại tướng quân và phong cho Trịnh Hưng Bang chức Du kích tướng quân.
Từ ấy cha con đều ở tại Kinh sư mà cung chức.
Một ngày kia, Trịnh Hưng Bang sực nhớ lúc ở hầu hạ quan Bộ lang tuy chàng bị đuổi,
nhưng biết xét rằng, tại chủ nghe lời thầy tướng chớ không phải ở bạc tình với mình. Chàng bèn nghĩ rằng đã về ở gần nhà mà không đến thăm viếng thì sao phải là đạo làm người.
Khi chàng vừa đến dinh quan Bộ lang thì gia nhân chạy vào báo rằng: “Có quan Du kích đến viếng”.
Quan Bộ lang lật đật ra ngoài nghinh tiếp thẳng vào nhà khách rồi mời ngồi nhưng quan Du kích đứng vòng tay mà thưa rằng:
“Ngài là chủ còn tôi là tớ thì đâu dám ngồi đồng bàn, vậy tôi xin đứng hầu mà thôi”.
Quan Bộ lang nghe nói lạ như vậy, bèn hỏi rằng: “Sao quan Du kích lại xưng hô như thế, làm cho tôi xốn xang tấc lòng”.
Du kích thưa rằng: “Vậy chủ không nhớ tôi đây là Hưng Nhi sao?”
Quan Bộ lang nghe nói liền nhìn kỹ lại mới biết là thằng ở của mình đuổi thuở trước, chỉ khác vì mặc áo, mão rực rỡ mà thôi.
“Rỡ mình lạ vẽ cân đai,
Hãy còn hàm én mày ngài như xưa”.
Quan Bộ lang đứng dậy nắm tay quan Du kích mà xin lỗi rằng: “Khi đó tôi nghe lời Viên thượng Bửu, khiến cho tôi đắc tội cùng ngài, nay đã muộn rồi,ăn năn không kịp vậy xin ngài dung thứ cho tôi”.
Quan Du kích bèn thưa rằng: “Trăm việc đều tại Trời, không phải bởi người làm chủ.Nếu lâu nay tôi còn ở đây thì bây giờ tôi đâu có phát đạt; việc ấy là tôi nhờ lời nói của ông Thượng Bửu, nên tôi không phiền chủ chút nào và tôi cũng cám ơn ông Thượng Bửu nữa”.
Lúc ấy vừa có kẻ gia nhânvào báo rằng: “Có ông Thượng Bửu đến viếng thì hai người muốn thử ông, bèn nói nhỏ với nhau rồi dắt vào trong phòng mà sửa soạn.
Khi ông Thượng Bửu vào đến nhà khách, thì quan Bộ lang bước ra chào hỏi mời ngồi và bảo trẻ đem trà ra thết đãi, kế thấy Hưng Bang mặc đồ cũ của kẻ gia nhân tay bưng khay trà bước ra pha, rồi khoanh tay đứng hầu.
ÔngThượng Bửu thấy Hưng Bang bèn ngó xem một hồi rồi hỏi rằng: “Ngài này là người chi trong nhà, xin mời ngồi đây nói chuyện sao lại phải đứngn hư vậy?”
Quan Bộ lang nói: “Ngài không nhớ Hưng Nhi ở nhà tôi thuở trước mà ngài nói có tướng phòng chủ hay sao?”
Ông Thượng Bửu nghe nói, sực nhớ chuyện cũ năm xưa liền xem lại kỹ lưỡng mà đoán rằng:
“Ngài này thật quả giống Hưng Nhi năm trước, nhưng tướng xấu thuở ấy đã biến đi đâu mất rồi, nay lại hiện ra cái tướng quan võ, giàu sang gồm đủ.
Vả lại tướng ngày nay là bởi nhờ âm đức mà phát ra, tôi dám đoán chắc ngài có làm một việc âm đức chi, hoặc cứu người khỏi chết, hoặc xí được của rồi trả lại cho người, nên mới đổi được cái tướng tốt ấy”.
Trịnh Hưng Bang nghe nói mấy lời bèn khen rằng: “Phép xem tướng của ngài thật là thần diệu”.
Chàng bèn đem việc từ khi bị đuổi tới khi được bạc, rồi đến xứ Hoài An làmcon của quan Chỉ huy từ trước đến sau thuật lại không sót một mảy.
Quan Bộ lang hỏi rằng: “Nếu vậy thì hình tướng của người ta cũng có lúc dời đổi hay sao?”
Ông Thượng Bửu nói: “Ngài không nhớ trong sách tướng có câu rằng: “Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sanh. Hữu tướng vô tâm, tướng tùng tâm diệt” đó hay sao? (nghĩa là: lòng tốt tướng xấu, thì tướng theo lòng tốt mà hiện ra; còn tướng tốt lòng xấu, thì tướng theo lòng xấu mà tiêu mất).
Khi ấy quan Bộ lang liền dắt Trịnh Hưng Bang vào trong phòng mà thay áo mão như cũ, rồi đồng ra uống trà nói chuyện với ông Thượng Bửu.
Sau Trịnh Hưng Bang làm đến chức Đại tướng quân, có vợ sanh con đẻ cháu, nối dòng họ Trịnh, làm quan võ luôn luôn.
Đó là một tích người có lòng lành mà Phật trời đổi tướng bần cùng biến ra tướng phú quí. Cái lành ấy là thấy của không tham, cứu người khỏi chết mà được kết quả như vậy.


Xem thêm " Nhân Quả Báo Ứng " tại link
http://tamlinhhoc.blogspot.com/2011/08/nhan-qua-bao-ung.html

Xem thêm các hình phạt sau khi chết dưới âm phủ
http://tamlinhhoc.blogspot.com/2011/08/thap-ien-diem-la-vuong.html
http://tamlinhhoc.blogspot.com/2011/08/18-tang-ia-nguc.html