-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyền Thuyết Sự Tích. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyền Thuyết Sự Tích. Hiển thị tất cả bài đăng

2011-08-25

Long Cung-Thủy Cung

Xuất xứ

Vì thời xa xưa trên Trời đã có Thiên Đình, người có quyền lực cao nhất cai quản Thiên Đình là Ngọc Đế, vua của thần tiên và muôn loài. Trời và đất khá xa nhau nên ở mỗi nơi đều có một vị thần đặc biệt canh giữ, chẳng hạn như mỗi vùng đất đều có Thổ Địa Thần hoặc thần thánh riêng của phương đó. Riêng ở sông biển, Ngọc Đế ra lệnh đề cử các thần tiên có đủ khả năng để vào chức cai quản con sông nào đó (gọi là Hà Bá) hoặc một vùng biển (gọi là Long Vương hoặc Hải Vương), những vị thần được bổ nhiệm chức vụ này gọi là Kính Hà Long Vương.

Thời đó, người ta định nghĩa 4 vùng biển lớn Đông - Tây - Nam - Bắc và gọi 4 vị Long Vương ở đó là Đông Hải Long Vương, Tây Hải Long Vương, Nam Hải Long Vương và Bắc Hải Long Vương. Các vị thần biển này có hình thể như loài rồng, bay lượn nhanh nhẹn, có thể dùng quyền lực của mình điều khiển các thần chuyên làm mưa như Phong - Lôi - Vũ - Điện để tạo mưa cho dân chúng phục vụ mùa màng tưới tiêu.

Mô tả

Trong trí tưởng tượng của người dân thì thời xa xưa, Long Cung có thể là những cung điện nguy nga lộng lẫy ẩn dưới hàng dặm sâu của biển cả. Nơi đó chứa đựng vô số kỳ trân bảo ngọc quý hiếm, những cung điện ấy lúc nào cũng có binh tôm tướng cá nghiêm trang canh gác. Cửa ra vào, phòng ốc, các đồ dùng đều được chế tác từ các vật liệu biển như vỏ sò, vỏ ốc, san hô, ngọc trai rất tuyệt đẹp.

Long Cung trong văn học

Trung Hoa

Các tác phẩm lớn như Tây du ký (Tôn Ngộ Không lấy gậy sắt ở Đông Hải Long Cung, Kính Hà Long Vương bị chém đầu...), Phong thần diễn nghĩa (Na Tra rút gân con trai Long Vương)... có đề cập đến Long cung.

Việt Nam

Truyện cổ tích Việt Nam có Thủy Cung tương tự như Long Cung, có chuyện Dã Tràng được một viên ngọc quý, mang nó vào có thể tùy ý đi lại dưới nước giống như trên cạn, người vợ của anh do chán cảnh nghèo khổ đã bị Long Vương dùng lời ngon ngọt cám dỗ nên đã theo ông xuống thủy cung. Tại đây, chị lóa mắt với hàng hà sa số ngọc ngà châu báu, vật quý của biển, no căng bụng với đủ món ngon vật lạ chưa từng được nếm trải và cuối cùng ở lại Thủy Cung bỏ mặc Dã Tràng nơi trần gian để sau này anh xót của biến thành một loài cua nhỏ xe cát lấp biển tìm lại vợ và ngọc quý. Tuy rằng truyện không miêu tả kỹ lưỡng về cấu trúc của Thủy Cung ra sao nhưng nó đã tồn tại trong trí tưởng tượng của người dân Việt Nam cổ xưa.

Nhật Bản

Người Nhật thì có truyện cổ tích về chàng Urashima Tarô, một lần tình cờ chàng cứu được một con rùa biển mà không ngờ nó chính là một vị Công Chúa của Long Cung. Do cảm kích, Công chúa đã mời Tarô đến chỗ nàng chơi vài ngày. Giống như cô vợ của Thạch Sùng, chàng Tarô nghèo khổ đương nhiên cũng choáng ngợp trước sự giàu có của cung điện thần tiên ấy:

"Con thuyền lướt sóng phút chốc đã tới một hòn đảo kỳ thú, đất trải đầy ngọc trai, cây cối trang hoàng toàn ngọc bích long lanh. Nàng đưa chàng vào cung điện trình diện phụ vương. Một trăm tên hầu trai, một trăm nàng hầu gái tấp nập sửa soạn lễ cưới cho tân lang và tân giai nhân. Long Vương ngồi trên ngai nạm kim cương chứng kiến hôn lễ. Nửa đêm, yến tiệc linh đình vừa dứt, chàng và nàng động phòng hoa chúc. Niềm hạnh phúc lứa đôi nếu cứ thế sẽ kéo dài bất tận. Nhưng đôi khi lòng quê xúc động, Urashima đoán ở nhà cha mẹ đương thương nhớ mình, tưởng lầm mình đã làm mồi cho cá dưới đáy biển…" (Trích từ truyện chàng Tarô)

Thế rồi Tarô xin về thăm nhà, Công Chúa biết không thể giữ chàng lại được bèn tặng cho một hộp gấm và dặn không được mở ra nếu như Tarô còn có ý định quay lại đây. Tarô trở về quê nhà và thấy cảnh vật đã khác xưa, người vật đều đã đổi khác, thậm chí ngôi nhà xưa kia chàng ở đã biến thành một khu rừng. Thì ra vài ngày vui chơi ở Long Cung đã là vài thế kỷ trôi qua ở chốn trần gian, Tarô quên béng lời dặn mở hộp quà của Công Chúa và phút chốt trở nên già nua héo hon, qua đời ngay sau đó.


Truyện Nàng Tiên Cá

http://chanhda.files.wordpress.com/2009/05/nang-tien-ca.jpg

Tít ngoài biển khơi kia, nước xanh hơn cánh đồng hoa mua biếc nhất, trong vắt như pha lê, nhưng sâu thăm thẳm, sâu đến nỗi neo buông không tới đáy, phải chồng chất vô số ngọn núi đá mới lên tới mặt nước.
Chớ tưởng rằng đáy bể chỉ toàn là cát trắng. Nơi đấy, cỏ cây vẫn mọc, những loại cây kỳ diệu, thân lá mềm mại đến nỗi một gợn nước cũng có thể làm cho cây đu đưa. Cá lớn; cá bé lướt giữa những cành lá như chim bay qua các vòm cây trên mặt đất. Nơi sâu nhất, sừng sững lâu đài của vua Thủy Tề, tường bằng san hô, cửa sổ cao hình cung nhọn, bằng hổ phách trong suốt, mái lợp tòan vỏ ốc, mở ra khép vào theo chiều nước. Thật là tráng lệ! Nguyên một trong những hạt ngọc nằm trong từng vỏ ốc cũng đủ trang sức cho mũ miện của một bà Hoàng Hậu rồi. Vua Thủy Tề góa vợ từ lâu, công việc trong cung do Hoàng Thái hậu điều khiển. Bà là người khôn ngoan, nhưng rất kiêu hãnh về dòng dõi quý tộc của bà. Bà cài tới mười hai con ngọc trai ở đuôi, trong khi những bà khác trong Hòang tộc chỉ đeo đến sáu con là cùng. Bà có nhiều đức tính tốt, nhưng tốt nhất là bà rất mực yêu thương các cô cháu gái, các nàng công chúa nơi thủy cung. Các cô nàng đều xinh đẹp, riêng nàng út đẹp hơn cả. Nàng có làn da nhỏ mịn như cánh hồng, có đôi mắt xanh thẳm như nước biển. Nhưng nàng cũng giống các chị, không có chân, chỉ có một cái đuôi như đuôi cá.
Suốt ngày các nàng nô đùa trong những cung thất rộng rãi, hoa nở khắp các hốc tường. Cửa sổ bằng hổ phách mở rộng, cá tung tăng bơi vào như chim én bay vào nhà chúng ta khi cửa ngỏ. Chúng xán đến cho các công chúa vuốt ve.
Trước lâu đài là một vườn rộng, cành lá xanh thẫm, quả vàng lóng lánh, cánh hoa đỏ ửng tựa than hồng, cùng với cuộng hoa rung rinh không ngớt. Mặt đất toàn một thứ cát rất mịn, xanh như ngọn lửa diêm sinh. Một luồng ánh sáng xanh biếc huyền diệu chiếu tỏa khắp nơi. Khi gió lặng, sinh vật dưới đáy biển có thể nhìn thấy mặt trời lóng lánh như một ông hoa đỏ thắm đang tỏa ánh sáng xuống đáy biển.
Mỗi nàng công chúa có một khoảnh vườn nhỏ để có thể vun xới, trồng trọt theo sở thích. Nàng này sắn luống theo hình cá voi, nàng kia theo hình tiên cá, nàng út sắn luống thành hình tròn như vầng thái dương, trồng thuyền thành một loài hoa đỏ tía như mặt trời.
Tính tình nàng út trầm lặng và đoan trang. Trong khi các cô chị bày biện những vật kỳ lạ chìm theo những con tàu bị đắm, thì ngoài những bông hoa đỏ tía như mặt trời, nàng chỉ thích một bức tượng rất đẹp rơi xuống biển bữa nào. Ấy là tượng một cậu bé xinh xắn tạc bằng đá trắng như tuyết.
Nàng trồng bên pho tượng một nhánh liễu đỏ tía, liễu mọc rất nhanh, cành lá rậm rạp chiếu bóng màu tím xuống nền cát xanh. Nàng thích nghe nói chuyện về loài người sống trên mặt đất có hương thơm mà loài hoa dưới biển không có, trên ấy rừng lại xanh biếc và cá lại có đậu trên cành cây cất tiếng hót mê hồn. Vì nàng chưa hề trông thấy chim, nên Hoàng Thái hậu phải gọi chim là cá, không thì nàng không thể hiểu được.
Bà nói thêm rằng:
- Khi nào lên mười lăm tuổi cháu sẽ được phép ngồi trên mặt biển, ngồi dưới ánh trăng, trên một mõm đá mà nhìn tàu bè đi lại. Lúc đó cháu sẽ được tận mắt nom thấy rừng núi và thành phố.
Năm sau, cô chị cả mới đến tuổi mười lăm. Các nàng sinh năm một, vì thế nàng út còn phải đợi năm năm nữa mới mới được phép lên mặt biển xem trên ấy có những gì. Các nàng hứa sẽ lần lượt kể cho nhau nghe những điều mắt thấy trên mặt biển, vì bà Thái hậu chưa biết đấy đủ, còn vô khối cái mà các nàng tò mò muốn biết rõ hơn.
Người nóng ruột nhất là nàng út, vì nàng là người phải chờ đợi lâu nhất. Ban đêm, đứng bên cửa sổ, nhìn qua làn nước xanh sẫm, nàng thấy cả trăng sao. Qua làn nước, ánh trăng mờ nhạt đi, nhưng trăng sao lại to phìn ra khác thường, và mỗi lần chúng bị một vật gì che khuất như một đám mây lớn, nàng biết đó là một con cá voi đang bơi phía trên hay là một chiếc tàu lớn chở đầy người. Hẳn họ không ngờ rằng có một nàng tiên cá nhỏ nhắn đang lặng lẽ đứng dưới đáy biển với đôi tay trắng về phía con tàu.
Thế là đến tuổi mười lăm nàng công chúa cả được phép lên mặt biển.
Trở về, nàng kể lại hàng ngàn câu chuyện. Theo nàng, tuyệt nhất là được ngồi dưới ánh trăng trên bãi cát, khi bể lặng và nhìn thấy thành phố lớn gần bờ biển, có hàng trăm ánh đèn lấp lánh như sao sa, được nghe tiếng ca nhạc, tiếng xe cộ, tiếng người ầm ĩ, được trông thấy tháp nhà thờ, và nghe thấy tiếng chuông ngân vang.
Công chúa út chăm chú nghe chị kể. Chiều chiều, khi trở lại đứng bên cửa sổ nhìn qua làn nước xanh thẫm, tâm trí nàng bay bỗng về cái thành phố lớn có nhiều tiếng ồn ào, và lúc đó dường như có tiếng chuông ngân tới tận tai nàng.
Năm sau, chị hai được phép lên mặt nước để vùng vẫy thỏa thích. Nàng ló lên khỏi mặt nước vào lúc hoàng hôn và nàng cho rằng không còn gì đẹp bằng khung cảnh lúc ấy. Bầu trời như toàn bằng vàng, còn mây thì nhuộm một màu đỏ kỳ diệu. Gần nơi mặt trời lặn, một đàn thiên nga bay là là mặt nước trông như một dải dài bằng sa trắng. Chúng mất hút theo hướng ấy, rồi mặt trời lặn xuống nước, ánh hào quang vụt tắt trên mặt biển và trên các đám mây.
Năm sau nàng thứ ba được lên mặt nước. Nàng bạo dạn nhất trong năm chị em. Nàng bơi ngược dòng một con sông đổ ra biển và thế là nàng thấy được những đồi nho rực rỡ. Thành phố, lâu đài hiện ra sau dải rừng xanh. Chim hót ríu rít; mặt trời nóng bỏng đến nỗi nàng phải luôn luôn ngụp xuống nước cho mát da mặt.

Nàng trông thấy một đám trẻ con trần truồng nô đùa nhảy xuống nước trong một cái vịnh nhỏ. Nàng muốn vui chơi cùng chúng, nhưng chúng hoảng sợ bỏ chạy. Một con vật đen xì, một con chó mà nàng chưa hề thấy bao giờ, chạy tới. Nó sủa dữ dội đến nỗi nàng hoảng sợ, vội vã bơi nhanh ra biển khơi. Nhưng chẳng bao giờ nàng quên được núi rừng hùng vĩ, gò đống xanh tươi, và những đứa trẻ đáng yêu bơi lội rất giỏi mà chẳng cần đến đuôi cá.
Nàng thứ tư, vốn nhút nhát, thả mình đong đưa trên ngọn sóng, cho rằng không còn gì thú bằng. Mặt biển quanh nàng rộng tới hàng mấy dặm, bầu trời như một quả chuông vĩ đại bằng thủy tinh. Nhìn xa xa thấy tàu biển, nàng tưởng đó là giống chó bể.
Bầy cá heo nhào lộn trước mặt nàng, mấy con cá voi khổng lồ phun nước qua hai lỗ mũi làm cho nàng tưởng mình đang bơi giữa hàng trăm vòi nước đang phun.
Đến lượt nàng năm. Ngày sinh nàng vào mùa đông nên ngày đầu tiên trên mặt biển, cảnh vật nàng trông thấy không giống cảnh vật các chị nàng đã được mục kích. Bể xanh ngắt một màu. Xung quanh nàng những tảng băng nổi khổng lồ rập rờn trên mặt biển như là những viên ngọc quý lóng lánh và lớn hơn tháp chuông nhà thờ. Hình thù chúng rất quái dị. Nàng ngồi trên một tảng đá to nhất, gió đùa trên mái tóc, cá tung tăng bơi lặn xung quanh.
Chiều đến, mây đen phủ kín bầu trời, sấm sét nổi lên, từng đợt song đen ngòm nâng bỗng những tảng băng khổng lồ sáng rực dưới ánh chớp.
Tất cả tàu bè đều hạ buồm. Ai nấy đều kinh hãi. Riêng nàng tiên cá vẫn trầm lặng ngồi trên núi băng ngắm ngía những tia chớp nổ ran trên mặt biển ngầu bọt.
Thoạt mới lên mặt nước nàng nào cũng say mê với những cảnh vật mới lạ, nhưng dần dần được tự do đi lại các nàng đã thấy dửng dưng. Các nàng vội quay về lâu đài dưới nước và chỉ một tháng sau đã cho rằng không kỳ diệu bằng đáy biển.
Thường buổi chiều, năm chị em cầm tay nhau bơi lên mặt biển. Các nàng có giọng hát mê hồn, hay hơn bất cứ giọng hát nào trên trần gian.
Khi giông tố nổi lên, tưởng chừng như sắp đánh tàu bè, các nàng liền bơi đến trước mũi tàu, cất giọng mê hồn ca ngợi vẻ đẹp nơi đáy biển, khuyên các thủy thủ chớ có sợ gì và mời họ theo các nàng về thủy cung; nhưng thủy thủ chẳng hiểu gì và cho rằng đó là những tiếng gào thét của cơn giông tố.
Vả chăng, khi xuống đáy biển, họ chẳng thể nhìn thấy cảnh đẹp huy hoàng ở đấy, vì nếu tàu đắm họ sẽ chết đuối, và chỉ còn là những cái xác không hồn.
Chiều chiều, khi năm chị em rủ nhau đi, nàng út ở lại một mình, ngó theo các chị, những muốn khóc lên. Nhưng nàng là cá, không có nước mắt, nên lòng càng thêm đau đớn bội phần. Nàng thở dài: “Ước gì ta đủ mười lăm tuổi! Chắc rằng ta sẽ yêu cuộc đời và những con người trên ấy”.
Cuối cùng nàng đã đến mười lăm tuổi.
Bà bảo nàng:
- Thế là cháu đã trưởng thành. Lại đây để bà trang điểm cho, như các chị cháu.
Bà đặt tóc nàng một mũ miện hình hoa sen, dát ngọc, và ra lệnh cho tám con ngọc trai cặp vào đuôi nàng để tỏ rõ ngôi thứ của nàng.
Công chúa kêu lên:
- Đau quá!
Bà nàng bảo:
- Muốn đẹp thì phải đau một tí!
Nàng tiên cá chỉ muốn quẳng tất cả ngọc trai và mũ miện nặng trình trịch đi! Nàng thích trang điểm bằng những bông hoa nhỏ trồng trong vườn kia, nhưng nàng không dám trái lệnh bà Thái hậu.
- Cháu đi đây, bà ạ!
Nàng reo vừa lao mình lên mặt biển, nhẹ nhàng như bọt bong bóng.
Nàng lên tới mặt biển thì mặt trời lặn, mây còn ánh màu da cam, và trên bầu trời rực lửa, sao hôm đã lấp lánh sang ngời. Không khí êm đềm, mát mẻ, mặt biển phẳng như gương. Gió lặng. Một con thuyền có ba cột buồm đứng im phăng phắc, chỉ trương một cánh buồm. Thủy thủ đang nghỉ ngơi. Tiếng đàn, tiếng hát vọng ra và đến đêm, hang ngàn ngọn đèn lồng thắp sang trưng.
Quốc kỳ của tất cả các nước dăng lên trên thuyền và tung bay trước gió. Nàng tiên cá Bơi đến gần các cửa sổ ở mạn thuyền, và mỗi lần sóng nâng nàng lên, nàng nhìn được vào cả bên trong thuyền. Trong ấy có rất nhiều người ăn mặc sang trọng, người mặc đẹp nhất là một Hoàng tử chạc mười sáu tuổi. Hôm nay chính là ngày hội mừng sinh nhật hoàng tử. Thủy thủ nhảy múa trên thuyền và khi Hoàng tử bước ra, hàng trăm pháo hoa bay vụt lên không trung.
Pháo hoa rực sáng như ban ngày làm nàng tiên cá sợ hãi lặn xuống nước. Nàng lại nhô đầu lên và tưởng chừng như tất cả các sao trên trời rơi xuống đầu nàng. Chưa bao giờ nàng được xem đốt pháo hoa. Có bông đỏ rực như mặt trời vừa quay tít vừa rít lên, có bông bay vút lên bầu trời xanh và tất cả phản chiếu xuống mặt biển trong vắt. Trên thuyền sáng rực, nhìn rõ từng vật, nhìn người lại càng rõ hơn. Hoàng tử mới đẹp làm sao! Chàng tươi cười thân mật nắm tay mọi người, giữa tiếng nhạc vang lừng trong màn đêm lặng lẽ.
Đêm đã khuya, nhưng nàng công chúa vẫn không rời mắt khỏi con thuyền và chàng Hoàng tử đẹp trai. Đèn tắt, không còn pháo hoa, không còn tiếng đại bác nổ nữa. Người ta chỉ còn nghe thấy tiếng biển cả gầm thét. Nàng tiên cá vẫn ngồi trên sóng, nhìn qua cửa sổ ở mạn thuyền.
Gió nổi, thuyền nhổ neo, buồm lần lượt căng lên rồi sóng lớn mãi, mây đen kéo đến. Chẳng bao lâu sấm chớp nổi lên và một cơn phong ba khủng khiếp đổ tới. Thủy thủ vội vã hạ buồm. Chiếc thuyền cheo leo trên mặt biển đang động lên dữ dội. Từng đợt sóng dâng lên, đen ngòm, cao như những ngọn núi khổng lồ, hăm dọa đổ sập vào các cột buồm. Con thuyền dâng lên hạ xuống theo những đợt sóng ngầu bọt. Thủy thủ rất lo lắng, còn nàng tiên cá thấy cảnh tượng ấy lại lấy làm thích thú.
Những tấm vân dầy gãy gập trước những đợt sóng hung hãn. Con thuyền vỡ tan ra, cột buồm chính gãy đôi như một cây sậy, thuyền nghiêng sang một bên, nước ập vào khoang.
Lúc đó nàng tiên cá mới hiểu là người trên thuyền đang gặp cơn phong ba nguy hiểm, và chính nàng cũng phải cẩn thận để khỏi va vào các mảnh thuyền vỡ tung đang trôi lềnh bềnh. Có lúc trời tối ngòm đến nỗi nàng không còn phân biệt được vật gì nữa; nhưng ánh chớp lóe lên làm nàng nhận ra từng người trên thuyền. Nàng chỉ chú ý nhìn theo chàng hoàng tử trẻ tuổi và khi thuyền chìm hẳn, nàng thấy chàng cũng chìm theo.
Thoạt đầu nàng mừng rỡ, tưởng rằng sẽ được gặp chàng nơi đáy biển. Nhưng nàng sực nhớ rằng con người không sống được dưới nước và khi tới giang sơn của vua Thủy tề thì chàng đã chết. Chết ư? Không, không thể để cho chàng chết được!
Nàng nâng đầu chàng lên khỏi mặt nước và cùng chàng phó mặc cho sóng cuốn.
Sáng hôm sau, cơn bão táp đã qua, nhưng chẳng còn dấu vết gì của con thuyền nữa. Mặt trời đỏ ửng chói lọi trên mặt biển, Hoàng tử trông như còn sống, nhưng đôi mắt vẫn nhắm nghiền. Nàng tiên cá hôn lên trán chàng. Người chàng đã lạnh toát như pho tượng cẩm thạch trong vườn hoa của nàng. Nàng hôn mãi lên trán chàng, lòng tha thiết mong chàng sống lại.
Đột nhiên, nàng trông thấy đất liền, thấy những rặng núi cao, một màu xanh biếc, đỉnh phủ tuyết, lóng lánh như đàn thiên nga đang ngủ. Dưới chân núi, gần bờ biển, có những khu rừng đẹp đẽ xanh tươi và một ngôi nhà, nhà thờ, nhà tu hay nhà gì đó, nàng chẳng rõ.
Chanh, cam đầy vườn, dừa mọc trước cửa. Biển xói vào bờ tạo thành một cái vịnh nhỏ, nước lặng và sâu, có núi đá bao quanh. Nàng dìu Hoàng tử về phía đó, đặt chàng lên bãi cát mịn và cẩn thận nâng cao đầu chàng lên.
Tiếng chuông nhà thờ đổ hồi trong ngôi nhà trắng xinh xắn và một đoàn thiếu nữ chạy ra vườn. Nàng tiên cá vội bơi ra nấp sau một tảng đá, lấy rong biển phủ đầu và trước ngực để khỏi lộ bộ mặt kiều diễm. Nàng cố ý theo dõi xem chàng Hoàng tử tội nghiệp sẽ ra sao.
Một lát sau, có một thiếu nữa đi tới. Lúc đầu, cô ta sợ, nhưng các cô khác đã kéo đến. Nàng tiên cá nhìn thấy Hoàng tử đã hồi tỉnh và mỉm cười với các thiếu nữ. Chỉ riêng với nàng, người đã cứu chàng, nhưng chàng không hề biết, chàng không tặng một nụ cười nào cả. Thế là nàng buồn thỉu. Và khi Hoàng tử đã vào khuất trong ngôi nhà, nàng lặn xuống nước, quay về nơi thủy cung.
Từ đó, sáng, chiều, nàng bơi lên nhìn lại nơi nàng đã đặt Hoàng tử. Nàng thường thấy có người ra hái trái cây, nàng thấy tuyết lóng lánh trên núi cao, nhưng nàng chẳng thấy Hoàng tử, và cứ thế nàng lại trở về, càng buồn bã hơn.
Niềm an ủi độc nhất của nàng là ngồi trong vườn, ôm lấy pho tượng cẩm thạch trông giống Hoàng tử như đúc. Nàng chẳng còn thiết hoa nữa, bỏ mặc hoa lan ra cả lối đi, cuốn cành cuốn lá vào cả các cây lớn.
Cuối cùng, không chịu nổi nữa, nàng kể lể nỗi niềm với một cô chị. Các chị khác cũng được biết chuyện và kể lại với vài bạn giáng liềng thân thiết nhất, trong số đó, có một cô biết rõ giang sơn của Hoàng tử.
- Đi nào, cô em bé bỏng!
Các chị gọi nàng rồi tay cầm tay, họ nối đuôi nhau bơi lên mặt nước, tới trước lầu Hoàng tử.
Lầu này xây bằng các thứ đá màu rực rỡ và có những cầu thang lớn bằng cẩm thạch chạy xuống tận mắt nước. Mặt lầu cuộn tròn và thếp vàng lộng lẫy. Giữa các cột, quanh lầu, có những bức tượng bằng cẩm thạch trông như người thật. Nhìn qua cửa sổ cao, người ta thấy những căn phòng lộng lẫy, trải thảm lụa, và những bức chân dung kỳ diệu dăng đầy tường. Chính giữa căn phòng lớn, một vòi nước phun lên tới tận mái tròn. Từ mái lầu mặt trời rọi xuống mặt nước và cỏ cây mọc trong bể cạn.
Bây giờ nàng tiên cá đã biết nơi Hoàng tử ở. Từ đó, chiều và đêm, nàng thường trở lại đấy, ngồi trên mặt biển. Nàng còn bơi xa hơn các cô chị, bơi sâu vào đất liền, đến tận con kênh đào chảy dưới chân các bể bực thang lộng lẫy xây bằng đá cẩm thạch. Nàng ngồi đó ngắm ngía Hoàng tử, còn Hoàng tử thì tưởng rằng chỉ có một mình mình dưới ánh trăng.
Thường vào buổi chiều Hoàng tử dạo chơi giữa tiếng đàn nhạc, trên một con thuyền mắc đầy cờ xí. Lúc đó, nàng vượt hẳn lên mặt nước, gió đùa trên mái tóc màu bạc của nàng, trông hệt như một con thiên nga đang giương cánh.
Thường thường, nghe những người dân chài đánh cá ban đêm ca tụng Hoàng tử, nàng cảm thấy sung sướng, vì đã cứu chàng đêm nào bập bềnh, ngoắc ngoải giữa làn sóng, và nàng lại càng sung sướng mỗi khi nghĩ đến lúc ôm ghì đầu chàng vào ngực mà hôn. Nhưng chàng đâu có hề hay biết chuyện ấy mà nghĩ đến chuyện an ủi nàng. Càng ngày nàng thấy yêu mến loài người, nàng lại càng muốn gần họ, càng muốn sống với loài người trên cái thế giới rộng hơn giang sơn của nàng rất nhiều. Loài người có thể lướt trên sóng bằng thuyền bè, có thể leo lên tận đỉnh núi cao tít. Rừng núi, động ruộng của họ rải ra đến tân chân trời bao la. Còn biết bao nhiêu điều nàng muốn rõ mà các chị nàng không giải đáp cho nàng được.
Nàng tìm đến bà Thái hậu là người biết rõ về cái thế giới bên trên, mà nàng gọi là “xứ trên bể”. Nàng hỏi:
- Bà ơi, nếu loài người không chết đuối thì họ có thể sống vĩnh viễn được không? Họ có chết như chúng ta ở dưới bể không?
Thái Hậu bảo:
- Có chứ, họ chết và đời họ còn ngắn hơn đời chúng ta nữa kia! Chúng ta có thể sống tới ba trăm năm, nhưng khi lìa đời chúng ta sẽ biến thành bọt sóng và không có mồ mả để được chôn cất giữa những người thân yêu. Linh hồn chúng ta không tồn tại được lâu nên ta không thể hóa thành kiếp khác được, cũng ví như cây rong bể đã cắt rồi là hết xanh tươi. Loài người, trái lại có một linh hồn bất tử, ngay cả khi thân thể đã nằm im trong nấm mồ, linh hồn họ lúc ấy bay lên không trung. Cũng như chúng ta bơi lên mặt nước để nhìn đất liền, linh hồn họ bay lên những miền mà chúng ta không thể nào nhìn thấy được.
Nàng tiên cá buồn bã hỏi:
- Sao chúng ta lại không có một linh hồn bất diệt? Cháu sẵn sàng hiến ba trăm năm của cháu để được thành người, dù chỉ sống có một ngày để linh hồn được lên Thiên đàng.
Thái Hậu bảo:
- Cháu đừng nghĩ nhảm; dù sao chúng ta còn sung sướng hơn loài người nhiều lắm.
- Thế là cháu sẽ phải chết và hóa thành bọt bể ư? Lúc đó chẳng còn nghe thấy tiếng sóng vỗ nhịp nhàng, chẳng còn nhìn thấy hoa nở và mặt trời ửng hồng sao?
Thái Hậu nói thêm:
- Không cháu ạ, chỉ cần có một người yêu thương cháu thiết tha hơn cha mẹ. Nếu tâm hồn và tình yêu người đó dồn cả cho cháu và có một đức cha đặt tay cháu vào người đó thì lúc ấy hồn người đó truyền qua cháu và cháu sẽ được hưởng phần hạnh phúc dành riêng cho loài người. Nhưng việc đó không bao giờ có được. Ở dưới đáy bể chúng ta cho cái đuôi cá là đẹp nhất thì loài người cho là gớm ghiếc. Họ cho là cặp chân nặng nề của họ mới là đẹp kia!
Nàng tiên cá thở dài buồn bã nhìn cái đuôi của mình.
Thái Hậu bảo:
- Thôi cháu đi vui chơi với bà. Bà cháu ta sẽ nhảy nhót cho thỏa ba trăm năm của chúng ta. Cuộc đời như thế cũng đủ lắm. Cháu đi với bà! Tối nay có đại hội khiêu vũ trong cung đấy.
Thật vậy, ở trên mặt đất, người ta không thể tưởng tượng được một khung cảnh lộng lẫy đến thế. Gian phòng khiêu vũ rộng lớn, tường và trần toàn bằng một thứ thủy tinh dầy, trong suốt. Hàng mấy trăm con ngao khổng lồ xanh đỏ xếp thành hai hàng dọc; cạnh chúng ta là những ngọn đuốc có ánh lửa xanh lam chiếu tỏa khắp phòng trông hệt như một bể ánh sáng rực rỡ. Hàng ngàn cá lớn, cá con, vẩy đỏ, vẩy vàng, vẩy bạc, bơi tung tăng bên ngoài tường kính.
Thanh niêm nam nữ sống dưới đáy biển nhảy múa và ca hát êm ái trên một dòng nước chảy giữa gian phòng; loài người không thể có giọng hát hay đến thế. Nàng công chúa út hát hay nhất.
Mọi người hoan nghênh nàng và có lúc nàng sung sướng nghĩ rằng giọng hát của nàng có thể hay nhất trần gian, trên đất liền cũng như trên mặt biển. Nàng chợt nghĩ đến thế giới trên mặt đất. Nàng không thể nào quên được chàng Hoàng tử trẻ tuổi và cảm thấy đau khổ vì không thể có được một linh hồn bất diệt. Giữa lúc mọi người vui chơi, ca hát, nàng lẩn tránh ra ngoài lâu đài của vua cha rồi ngồi âu sầu trong khu vườn nhỏ của mình. Bỗng nhiên nàng nghe thấy những tiếng động truyền qua làn nước biển vọng tới nàng.
Nàng nghĩ thầm:
- Chắc là tiếng chàng, người mà ta luôn luôn nghĩ tới, người mà ta yêu quý hơn cha mẹ, người mà ta muốn gửi gắm cả cuộc đời. Ta dám làm tất cả mọi việc để được gần chàng, để được có một linh hồn bất diệt. Trong lúc các chị còn đang mãi múa trong lâu đài của vua cha, ta thử tìm đến mụ phù thủy mà cho đến bây giờ ta vẫn khiếp sợ, may ra mụ có thể khuyên bảo và giúp ta điều gì.
Nghĩ thế nàng bơi đến động của mụ phù thủy, ở dưới cái vưc xoáy đang gầm thét.
Nàng chưa hề qua nẻo đường này, một con đường chẳng có hoa và rong rêu gì cả, chỉ có cát mịn rải tới tận miệng vực, nước xoáy lồng lộng như dưới bánh cối xay máy.
Nàng vượt qua làn sóng vào tận xào huyệt của mụ phù thủy, ở giữa một khu rừng kỳ lạ. Cây cối, bờ bụi đều là những loại san hô, nửa động vật, nửa thực vật, trông như những con rắn trăm đầu mọc từ dưới đất lên, cành cây giống như những con rắn trăm đầu mọc từ dưới đất lên, cánh cây giống như những cánh tay dài nhầy nhụa.
Nàng công chúa kinh hãi đứng trước nhà mụ phù thủy, tim đập mạnh. Nàng toan bỏ chạy nhưng nghĩ đến hoàng tử và linh hồn con người nàng trở nên can đảm. Nàng quấn mớ tóc dài để tránh không cho những con san hô nắm được, khoanh tay vào trước ngực, bơi rõ nhanh như cá, lách qua các con san hô gớm ghiếc đang giơ những cánh tay khủng khiếp về phía nàng. Nàng thấy hàng trăm cánh tay của chúng, hệt như những cái kim sắt, cặp chặt lấy những bộ xương trắng hếu của những người bị chết đuối, những xác súc vật, và cái làm cho nàng kinh hãi nhất là có cả xác một nàng tiên cá.
Cuối cùng, nàng đến một cánh đầm lầy, lúc nhúc những con rắn gớm ghiếc, ở giữa là nhà mụ phù thủy xây bằng sọ những người chết chìm. Trước cửa nhà, mụ phù thủy đang ngồi cho con cóc ăn như loài người mớm thức ăn cho chim bạch yến vậy.
Mụ bảo:
- Ta biết ngươi muốn gì rồi. Hỡi nàng công chúa xinh đẹp, ngươi thật là điên rồ, ngươi sẽ bị đau khổ, nhưng ta cũng cứ giúp ngươi. Muốn cho hoàng tử yêu ngươi và chia sẻ linh hồn với ngươi, ngươi phải vứt bỏ cái đuôi cá và thay vào đó đôi chân như của loài người. Ngươi đến thật đúng lúc, vì nếu ngươi đến sau đêm nay thì một năm nữa ta mới có thể giúp ngươi được. Ta sẽ chế cho ngươi một liều thuốc, rồi ngươi bơi vào bờ, uống hết liều thuốc đó và sẽ biến thành một người con gái đẹp tuyệt trần. Dáng đi của ngươi sẽ nhẹ nhàng uyển chuyển như một vũ nữ, nhưng cứ mỗi bước đi ngươi sẽ thấy như kim châm và ứa máu chân ra. Nếu ngươi chịu được đau đớn ta sẽ giúp ngươi.
- Tôi xin chịu hết, nàng tiên cá vừa run rẩy trả lời vừa nghĩ đến hoàng tử và linh hồn bất diệt.
Mụ phù thủy bảo:
- Nhưng hãy nghĩ cho kỹ. Một khi đã biến thành người rồi ngươi không thể trở thành thủy nữ nữa được nữa. Không bao giờ ngươi gặp lại các chị ngươi, được quay về thủy cung nữa. Và nếu ngươi không chiếm được tình yêu của Hoàng tử để chàng yêu quý ngươi hơn cha mẹ chàng, nếu chàng không chịu làm lễ thàn hôn với ngươi thì ngươi không thể có linh hồn bất diệt được. Ngay sáng sau hôm hoàng tử lấy người khác làm vợ, tim ngươi sẽ tan nát và ngươi sẽ biến thành bọt biển.
- Tôi xin chịu đựng cả, nàng công chúa nhắc lại, mặt tái nhợt như người chết.
Mụ phù thủy bảo:
- Nhưng hãy nghĩ cho kỹ. Một khi đã biến thành người rồi ngươi không thể trở thành thủy nữa được nữa. Không bao giờ ngươi gặp lại các chị ngươi, được quay về thủy cung nữa. Và nếu ngươi không chiếm được tình yêu của hoàng tử để chàng yêu quý ngươi hơn cha mẹ chàng, nếu chàng không chịu làm lễ thàn hôn với ngươi thì ngươi không thể có linh hồn bất diệt được. Ngay sáng sau hôm hoàng tử lấy người khác làm vợ, tim ngươi sẽ tan nát và ngươi sẽ biến thành bọt biển.
- Tôi xin chịu đựng cả, nàng công chúa nhắc lại, măặt tái nhợt như người chết.
- Nhưng ngươi phải trả công cho ta không phải là ít. Giọng hát của ngươi hay nhất nơi đáy biển này, và ngươi tưởng rằng sẽ dùng trò mê hoặc hoàng tử, nhưng chính giọng hát ấy ngươi phải trao cho ta. Ta muốn đổi liều thuốc của ta lấy cái quý báu nhất của ngươi kia, vì chính ta cũng phải chích máu của ta để chế thành liều thuốc cho ngươi uống. Nó sẽ công hiệu như một thanh kiếm hai lưỡi vậy.
Thủy nữ lo lắng:
- Nhưng nếu mụ lấy mất giọng hát của tôi thì tôi chẳng còn gì nữa ư?
- Còn cái sắc đẹp, cái dáng đi nhẹ nhàng, duyên dáng và đôi mắt tình tứ của ngươi. Bấy nhiêu cũng đủ say đắm một con người rồi. Thế nào? Hay ngươi lại sợ rồi? Thè cái lưỡi con con ra cho ta cắt để đổi lấy liều thuốc.
- Được, thủy nữ đáp.
Liền đó, mụ phù thủy lấy một cái nồi ra để pha thuốc.
- Sạch sẽ vẫn là một thói tốt! Vừa nói mụ vừa lấy một búi toàn là rắn để chùi nồi.
Rồi mụ rạch ngực cho máu chảy xuống và thêm hết vị thuốc này đến vị thuốc khác cho vào trong nồi. Một làn khói dầy đặc bốc lên. Cuối cùng liều thuốc đã chế xong, lúc này trong suốt như nước.
Nàng nghĩ thầm:
- Chắc là tiếng chàng, người mà ta luôn luôn nghĩ tới, người mà ta yêu quý hơn cha mẹ, người mà ta muốn gửi gắm cả cuộc đời. Ta dám làm tất cả mọi việc để được gần chàng, để được có một linh hồn bất diệt. Trong lúc các chị còn đang mãi múa trong lâu đài của vua cha, ta thử tìm đến mụ phù thủy mà cho đến bây giờ ta vẫn khiếp sợ, may ra mụ có thể khuyên bảo và giúp ta điều gì.
Nghĩ thế nàng bơi đến động của mụ phù thủy, ở dưới cái vưc xoáy đang gầm thét.
Nàng chưa hề qua nẻo đường này, một con đường chẳng có hoa và rong rêu gì cả, chỉ có cát mịn rải tới tận miệng vực, nước xoáy lồng lộng như dưới bánh cối xay máy.
Nàng vượt qua làn sóng vào tận xào huyệt của mụ phù thủy, ở giữa một khu rừng kỳ lạ. Cây cối, bờ bụi đều là những loại san hô, nửa động vật, nửa thực vật, trông như những con rắn trăm đầu mọc từ dưới đất lên, cành cây giống như những con rắn trăm đầu mọc từ dưới đất lên, cánh cây giống như những cánh tay dài nhầy nhụa.
Nàng công chúa kinh hãi đứng trước nhà mụ phù thủy, tim đập mạnh. Nàng toan bỏ chạy nhưng nghĩ đến hoàng tử và linh hồn con người nàng trở nên can đảm. Nàng quấn mớ tóc dài để tránh không cho những con san hô nắm được, khoanh tay vào trước ngực, bơi rõ nhanh như cá, lách qua các con san hô gớm ghiếc đang giơ những cánh tay khủng khiếp về phía nàng. Nàng thấy hàng trăm cánh tay của chúng, hệt như những cái kim sắt, cặp chặt lấy những bộ xương trắng hếu của những người bị chết đuối, những xác súc vật, và cái làm cho nàng kinh hãi nhất là có cả xác một nàng tiên cá.
Cuối cùng, nàng đến một cánh đầm lầy, lúc nhúc những con rắn gớm ghiếc, ở giữa là nhà mụ phù thủy xây bằng sọ những người chết chìm. Trước cửa nhà, mụ phù thủy đang ngồi cho con cóc ăn như loài người mớm thức ăn cho chim bạch yến vậy.
Mụ bảo:
- Ta biết ngươi muốn gì rồi. Hỡi nàng công chúa xinh đẹp, ngươi thật là điên rồ, ngươi sẽ bị đau khổ, nhưng ta cũng cứ giúp ngươi. Muốn cho hoàng tử yêu ngươi và chia sẻ linh hồn với ngươi, ngươi phải vứt bỏ cái đuôi cá và thay vào đó đôi chân như của loài người. Ngươi đến thật đúng lúc, vì nếu ngươi đến sau đêm nay thì một năm nữa ta mới có thể giúp ngươi được. Ta sẽ chế cho ngươi một liều thuốc, rồi ngươi bơi vào bờ, uống hết liều thuốc đó và sẽ biến thành một người con gái đẹp tuyệt trần. Dáng đi của ngươi sẽ nhẹ nhàng uyển chuyển như một vũ nữ, nhưng cứ mỗi bước đi ngươi sẽ thấy như kim châm và ứa máu chân ra. Nếu ngươi chịu được đau đớn ta sẽ giúp ngươi.
- Tôi xin chịu hết, nàng tiên cá vừa run rẩy trả lời vừa nghĩ đến hoàng tử và linh hồn bất diệt.
Mụ phù thủy bảo:
- Nhưng hãy nghĩ cho kỹ. Một khi đã biến thành người rồi ngươi không thể trở thành thủy nữ nữa được nữa. Không bao giờ ngươi gặp lại các chị ngươi, được quay về thủy cung nữa. Và nếu ngươi không chiếm được tình yêu của Hoàng tử để chàng yêu quý ngươi hơn cha mẹ chàng, nếu chàng không chịu làm lễ thàn hôn với ngươi thì ngươi không thể có linh hồn bất diệt được. Ngay sáng sau hôm hoàng tử lấy người khác làm vợ, tim ngươi sẽ tan nát và ngươi sẽ biến thành bọt biển.
- Tôi xin chịu đựng cả, nàng công chúa nhắc lại, mặt tái nhợt như người chết.
- Nhưng ngươi phải trả công cho ta không phải là ít. Giọng hát của ngươi hay nhất nơi đáy biển này, và ngươi tưởng rằng sẽ dùng trò mê hoặc hoàng tử, nhưng chính giọng hát ấy ngươi phải trao cho ta. Ta muốn đổi liều thuốc của ta lấy cái quý báu nhất của ngươi kia, vì chính ta cũng phải chích máu của ta để chế thành liều thuốc cho ngươi uống. Nó sẽ công hiệu như một thanh kiếm hai lưỡi vậy.
Thủy nữ lo lắng:
- Nhưng nếu mụ lấy mất giọng hát của tôi thì tôi chẳng còn gì nữa ư?
- Còn cái sắc đẹp, cái dáng đi nhẹ nhàng, duyên dáng và đôi mắt tình tứ của ngươi. Bấy nhiêu cũng đủ say đắm một con người rồi. Thế nào? Hay ngươi lại sợ rồi? Thè cái lưỡi con con ra cho ta cắt để đổi lấy liều thuốc.
- Được, thủy nữ đáp.
Liền đó, mụ phù thủy lấy một cái nồi ra để pha thuốc.
- Sạch sẽ vẫn là một thói tốt! Vừa nói mụ vừa lấy một búi toàn là rắn để chùi nồi.
Rồi mụ rạch ngực cho máu chảy xuống và thêm hết vị thuốc này đến vị thuốc khác cho vào trong nồi. Một làn khói dầy đặc bốc lên. Cuối cùng liều thuốc đã chế xong, lúc này trong suốt như nước.
- Đây cầm lấy.
Mụ phù thủy nói rồi cắt luôn lưỡi nàng tiên cá. Thế là từ đấy nàng tiên cá không thể hát và nói được nữa.
- Khi qua rừng, nếu loài san hô định bắt ngươi cứ rẩy cho chúng vài giọt nước này.
Nàng tiên cá chẳng cần phải làm thế. Các thủy quái vừa thấy bình thuốc lóng lánh như sao trong tay nàng đã sợ hãi rụt tay lại. Nàng vượt qua cánh rừng và các vực sâu bình yên vộ sự.
Nàng đã lại nhìn thấy lâu đài của vua cha. Các ngọn đuốc nơi phòng lớn đã tắt, mọi người đang say sưa yên giấc. Nàng chẳng dám đánh thức ai cả, nhất là bây giờ nàng đã câm rồi. Nàng sắp phải vĩnh viễn lìa xa tất cả. Lòng nàng se lại vì đau khổ. Nàng lén ra vườn hái trong một khoảnh vườn của các chị một bông hoa, gửi hàng nghìn chiếc hôn về phía lâu đài, rồi bơi qua làn nước xanh thẳm, nhoi lên mặt biển.
Mặt trời chưa mọc, hoàng tử đang bước lên trên những bậc thang cẩm thạch rực rỡ. Trăng chưa lặn, tỏa một ánh sáng dịu dàng. Nàng tiên cá uống liều thuốc nóng bỏng. Nàng thấy hình như có một thanh kiếm hai lưỡi đâm xuyên qua làn da thịt mềm mại, và nàng nằm đấy, ngất đi. Khi mặt trời chiếu sáng trên ngọn sóng, nàng tỉnh dậy, và thấy người đau nhói. Chàng hoàng tử trẻ tuổi đã đứng trước mặt, đôi mắt đen nhánh chăm chú nhìn nàng. Nàng nhìn xuống thấy đuôi cá đã biến mất, thay vào đấy là một cặp chân trắng muốt như chân của một người con gái. Thấy mình thân thể lõa lồ nàng vội lấy làn tóc dài quấn vào người như một cái áo choàng. Hoàng tử hỏi nàng là ai, ở đâu, nàng nhìn chàng với đôi mắt xanh thẳm, âu yếm nhưng buồn rầu, không nói được một lời.
Hoàng tử cầm tay dắt nàng về lầu. Mỗi bước đi, đúng như lời mụ phù thủy nói, nàng cảm thấy như giẫm lên kim hay gốc rạ phát nhọn, nhưng nàng cố chịu đựng, không hề kêu ca. Nàng đi bên chàng, nhẹ như bông hồng, và chàng, cũng như mọi người trong lầu, đều say mê dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng của nàng.
Người ta mặc cho nàng quần áo lượt là. Trong lâu đài này, nàng là người đẹp nhất, nhưng chẳng biết nói mà cũng chẳng biết hát. Rất nhiều cung nữ, quần áo lụa dát vàng, đến ca hát trước hoàng tử, vua và hoàng hậu, người nào hát cũng hay và được hoàng tử vỗ tay khen ngợi trước tiên. Nàng tiên cá rất buồn rầu vì biết rằng mình còn có thể hát hay hơn thế.
Nàng nghĩ:
- Ôi! Nếu chàng biết được rằng ta đã phải vĩnh viễn hy sinh giọng hát của ta chỉ vì muốn được sống bên chàng!
Hát xong, cung nữ nhảy múa theo điệu nhạc rất du dương. Nàng tiên cá liền giơ cao đôi cánh tay nõn nà, nhấc gót lên, đầu gót chân lướt trên mặt sàn, cất bước nhảy múa một bài tuyệt đẹp. Mỗi cử chỉ làm tôn vẻ đẹp của nàng lên và đôi mắt nàng làm xúc động tâm hồn hơn các cung nữ.
Mọi người đều ngất ngây, nhất là hoàng tử. Chàng gọi nàng là cô bé lạc loài. Nàng vẫn tiếp tục nhảy múa, mặc dầu mỗi lần chạm chân xuống đất nàng cảm thấy đau đớn như giẫm lên gốc rạ vót nhọn. Hoàng tử lưu nàng lại và cho phép nàng ngủ trên chiếc đệm nhung, ngay trước cửa phòng mình. Hoàng tử còn cho may một bộ nam phục để nàng có thể cưỡi ngựa đi chơi cùng chàng. Hai người đi dạo qua những cánh rừng thơm ngát, cành lá xanh tươi rủ xuống vuốt ve vào vai họ, trên cành chim hót líu lo. Nàng cùng hoàng tử leo lên núi cao. Khi mọi người nhìn thấy chân nàng đẫm máu nàng vẫn mỉm cười và cùng chàng leo lên mãi đến khi thấy mây bay dưới chân tựa như những đàn chim bay từng đàn về xứ nóng.
Khi mọi người đã ngủ yên trong lâu đài, nàng ngồi xuống bậc thang cẩm thạch bên bờ biển, dúng đôi chân nóng bỏng xuống nước lạnh cho dịu cơn đau. Dần dần chân bớt đau, nàng nhìn biển cả, chạnh lòng nhớ đến những người thân yêu dưới đáy biển. Nàng bỗng thấy các chị đang cầm tay nhau hiện trên mặt biển, vừa bơi vừa hát véo von. Nàng vẫy họ và các chị đã nhận ra nàng, nói cho nàng biết nỗi âu sầu từ khi nàng bỏ đi. Từ đấy đêm nào các chị cũng đến, và có lần nàng trông thấy cả bà Thái Hậu là người đã hàng bao năm nay không lên đến mặt biển; nàng trông thấy cả vua Thủy tề, đầu đội mũ miệng vàng. Hai ngài giơ tay về phía nàng, nhưng không dám vào gần bờ như các chị nàng.
Mỗi ngày thủy nữ càng yêu hoàng tử, nhưng hoàng tử chỉ yêu nàng như yêu một người em gái hiền hậu, dễ thương thôi. Chẳng hề biết rằng nếu chàng không lấy nàng thì nàng sẽ không thể nào trở thành người có linh hồn bất diệt được và sau ngày chàng lấy người khác làm vợ, nàng sẽ phải biến thành bọt biển.
Anh không yêu em hơn tất cả mọi người sao?
Đôi mắt người thủy nữ hình như hỏi vậy khi hoàng tử xiết chặt người nàng trong tay và hôn lên trán nàng.
Hoàng tử bảo nàng:
- Đúng lắm, ta yêu em vì em có một tấm lòng tốt hơn cả. Em là bạn quý nhất của ta. Em giống hệt như một thiếu nữ mà ta đã gặp, nhưng rồi có lẽ ta chẳng bao giờ gặp nữa. Khi đó ta đang ở trên một chiếc tàu bị đắm. Sóng biển đánh giạt ta vào một nhà tu, nơi có nhiều thiếu nữ đã nguyện dốc lòng đi theo Thượng đế. Nàng trẻ nhất thấy ta nằm sóng sượt trên mặt biển đã cứu ta thoát chết. Ta chỉ gặp nàng có một lần, nhưng chỉ có nàng là người ta có thể yêu được thôi. Em giống hệt nàng và gợi lại hình ảnh nàng trong tâm trí ta. Nàng đã đi tu, nhưng nàng đã cử em đến đây như một sứ giả của tình bạn. Chẳng khi nào ta còn được gặp nàng nữa.

Nàng tiên cá nghĩ thầm:
- Trời ơi! Chàng không biết, chính ta đã cứu chàng thoát chết. Chính ta đã vượt sóng đưa chàng đến tận nhà tu trong rừng. Chính ta đã nấp sau tảng đá mong mỏi có người thấy mà cứu chàng, và chính ta đã trông thấy người con gái mà chàng yêu hơn ta.
Nàng không khóc được, nhưng thở dài não ruột, tự nhủ:
- Chàng đã chẳng bảo rằng cô ta đi tu hay sao? Như thế thì chẳng bao giờ cô ta được ra và họ chẳng thể gặp nhau được. Còn ta, ta sống gần hàng ngày trông thấy chàng, ta muốn được hầu hạ, yêu quý chàng và hiến dâng cho chàng cả cuộc đời của ta.
Trong cung, người ta đã bàn tán đến chuyện hoàng tử sắp lấy một nàng công chúa xinh đẹp, con vua nước giáng liềng. Người ta đã chuẩn bị một chiếc tàu trang hoàng lộng lẫy.
Nhân dân đồn đại:
- Hoàng tử nói là đi viếng thăm nhà vua, nhưng chính là sang xem mặt công chúa. Hoàng tử mang theo rất nhiều tùy tòng.
Nàng tiên cá mỉm cười, lắc đầu vì nàng biết rõ hơn ai hết ý định của hoàng tử. Hoàng tử nói với nàng:
- Phải, chính ta đi xem mặt công chúa, vì vua cha và hoàng hậu bắt buộc ta, nhưng cha mẹ chẳng thể bắt buộc ta phải cưới công chúa được, chắc chắn là công chúa không thể nào giống được người thiếu nữ trong nhà tu. Nếu ta lấy vợ, người đó sẽ là "nàng", hay là em người em gái lạc loài, giống hệt như "nàng", chỉ nói bẳng mắt mà không nói bằng lời.
Nói rồi chàng hôn lên đôi môi đỏ thắm, mâm mê bộ tóc dài của nàng ép đầu nàng vào ngực chàng. Suốt đêm đó nàng tiên cá đáng thương mơ được sống hạnh phúc và có một linh hồn bất diệt như loài người.
Khi tàu sửa soạn xong, hoàng tử hỏi nàng:
- Em câm của ta, em không sợ biển cả đấy chứ?
Rồi chàng nói về những cơn giông tố, về cảnh trời yên bể lặng, về những con cá biến kì dị.
Nghe chàng nói, nàng mỉm cười, vì nàng biết rõ đáy biển hơn bất cứ một người nào.
Một đêm trăng, khi mọi người đã yên ngủ, trừ người hoa tiêu, nàng cúi trên thành tàu nhìn qua làn nước biếc, tưởng như nhìn thấy lâu đài của cha nàng. Bà nàng ngồi đó nhìn con tàu qua làn sóng đang cuốn lên dữ dội. Nàng vẫy tay ra hiệu muốn nói cho các chị biết rằng mình rất sung sướng, nhưng chợt có một anh thủy thủ đến, các chị vội lặn xuống nước. Anh thủy thủ tưởng rằng đấy chỉ là một đám bọt sóng.
Sáng hôm sau, tàu cập bến tại kinh đô nước giáng liềng. Chuông nhà thờ kéo vang, lính tráng mang cờ, súng cắm lưỡi lê, dàn thành cơ đội để duyệt binh. Mỗi ngày có những cuộc vui mới; yến tiệc, khiêu vũ liên tục, nhưng nàng công chúa vẫn chưa về. Người ta nói rằng hiện nàng đang ở một nhà tu xa để trau dồi đức hạnh theo lễ giáo của các vua chúa. Cuối cùng, nàng đã về.
Thủy nữ nóng lòng muốn biết mặt người con gái có sắc đẹp lừng danh ấy. Nàng đã phải công nhận điều đó. Nàng chưa bao giờ thấy một người dễ thương, có làn da mịn màng, đôi mắt xanh thẳm lóng lánh dưới hàng lông mày đen và dài như vậy.
Hoàng tử reo lên:
- Chính em, chính em đã cứu ta khi ta mê man trên bãi biển.
Rồi chàng ôm lấy người vợ chưa cưới và bảo nàng tiên cá:
- Hạnh phúc quá! Điều mơ ước tha thiết nhất đời ta đã thực hiện được. Cô bạn quý mến của ta ơi, em hãy chia xẻ hạnh phúc với ta!
Nàng công chúa thủy cung hôn tay hoàng tử, nhưng cảm thấy cõi lòng tan nát. Ngày cưới chàng sẽ là ngày nàng từ gĩ cõi trần và biến thành bọt biển.
Chuông tất cả nhà thờ khua vang, sứ giả chạy khắp phố phu7o2ng báo tin công chúa kết hôn. Trên khắp các nhà thờ, dầu thơm bốc lên nghi ngút trong những cây đèn bạc quý giá. Các cha cố lắc lư đỉnh trầm; cặp vợ chồng mới cầm tay nhau nhận phước trước đứa giám mục. Nàng tiên cá bận áo lụa thêu vàng, nâng đuôi áo của công chúa. Nhưng nàng chẳng còn nghe thấy tiếng nhạc du dương, chẳng còn trông thấy lễ cưới tưng bừng. Nàng còn phải nghĩ đến cái chết đêm nay và tất cả những gì sẽ mất đi, đối với nàng, trên thế gian này.
Ngay đêm đó, cặp vợ chồng mới cưới trở lại con tàu giữa tiếng súng chào và cờ bay phấp phới. Chính giữa tàu là cán lều có căng màn đỏ rực thêu vàng, nơi mà cặp vợ chồng mới cưới sẽ nghỉ đêm.
Gió căng buồm và tàu lướt nhẹ nhàng trên làn nước trong vắt.
Đêm đến, người ta đốt đuốc sáng trưng, thủy thủ nhảy múa vui vẻ trên boong. Nàng tiên cá nhớ lại đêm đầu tiên nàng được phép lên mặt biển. Nàng đã được trông thấy một cuộc dạ hội tưng bừng náo nhiệt như đêm nay. Lúc này nàng còn đủ can đảm để khiêu vũ; nàng nhảy múa nhẹ như én liệng làm mọi người phải thán phục; chưa bao giờ nàng nhảy đẹp như đêm nay. Chân bước như giẫm lên gốc rạ vót nhọn, nhưng nàng đâu có cảm thấy đau, vì còn có một nỗi đau khổ mãnh liệt hơn đang dày vò tâm can nàng. Nàng biết rằng đêm nay là đêm cuối cùng nàng được nhìn thấy con người mà vì ai nàng lìa bỏ cha mẹ, quê hương, hy sinh tiếng nói và giọng hát huyền diệu, và ngày lại ngày, nàng đã phải âm thầm chịu đựng bao nhiêu nỗi đau đơn ê chề mà không ai biết tới. Đêm nay là đêm cuối cùng nàng được thở chung bầu không khí với người đó, nàng được nhìn thấy biển sâu và sao trời vằng vặc. Một đêm sâu thẳm, vĩnh viễn, một đêm vô tri vô giác, không mơ, không mộng, đang chờ đón nàng, chỉ vì nàng không có và chẳng hề có một linh hồn bất diệt được.
Cuộc vui rộn rã trên tàu kéo dài đến nửa đêm; nàng tiên cá đang thương vẫn tươi cươi và nhảy múa, nhưng đã chết cã cõi lòng. Hoàng tử ôm luôn người vợ xinh đẹp, nàng đùa vào mái tóc của chàng và họ khoác tay nhau vào nghỉ trong căn lều lộng lẫy.
Tàu trở lại yên tĩnh. Hoa tiêu ngồi trong buồng lái. Nàng tiên cá dựa vào dây buồm và đưa mắt nhìn ánh bình minh ló lên ở phương đông. Nàng biết chắc rằng ánh thái dương đầu tiên sẽ giết chết nàng ngay tại chỗ.
Bỗng nàng thấy các chị nàng nổi lên, trông mặt họ cũng tái mét, chẳng kém gì nàng, mớ tóc dài đã bị cắt cụt, không còn phất phơ trước gió nữa. Họ nói:
- Các chị đã biếu mụ phù thủy tất cả tóc để cứu em khỏi cái chết ngày hôm nay. Mụ đã cho lại các chị con dao găm này đây. Trước Trước khi mặt trời mọc, em phải cắm nó vào tim hoàng tử. Hễ máu chàng chảy xuống chân em, lập tức đôi chân sẽ biến thành đuôi cá. Em sẽ trở thành nàng tiên cá, nhảy xuống nước là sống đủ ba trăm năm cho đến ngày hóa thành bọt biển. Nhưng mau lên em! Chàng hay em, một trong hai người, phải chết lúc mặt trời mọc. Vì em mà Thái Hậu buồn phiền đến nỗi cũng phải để cho mụ phù thủy
Trước khi mặt trời mọc, em phải cắm nó vào tim hoàng tử. Hễ máu chàng chảy xuống chân em, lập tức đôi chân sẽ biến thành đuôi cá. Em sẽ trở thành nàng tiên cá, nhảy xuống nước là sống đủ ba trăm năm cho đến ngày hóa thành bọt biển. Nhưng mau lên em! Chàng hay em, một trong hai người, phải chết lúc mặt trời mọc. Vì em mà Thái Hậu buồn phiền đến nỗi cũng phải để cho mụ phù thủy cắt mất mớ tóc bạc. Giết hoàng tử đi và về với các chị nhanh lên em! Em có trông thấy cái vạch đỏ ở chân trời kia không? Trong mấy phút nữa, mặt trời sẽ mọc và em sẽ chết đấy!
Các chị thở dài não ruột và lặn xuống biển. Nàng tiên cá vén rèm che cửa lên và trông thấy người vợ trẻ ngủ dựa đầu trên ngực hoàng tử. Nàng cúi xuống hôn vào cái trán trơn mịn của chàng, nhìn về phía chân trời, nơi vừng đông mỗi lúc càng đỏ tía. Nàng ngắm nhìn lưỡi dao găm trong tay, rồi đưa mắt nhìn hoàng tử đang nhẩm tên người vợ trong giấc mơ.
Phải, chàng chỉ nghĩ đến vợ chàng thôi. Con dao găm rung lên trong bàn tay nàng tiên cá. Đột nhiên nàng quẳng nó xuống biển. Nước bắn tóe lên nom như những giọt máu đỏ sẫm.
Nàng nhìn hoàng tử một lần cuối cùng rồi gieo mình xuống biển và cảm thấy thân thể tan thành bọt.
Vừa lúc ấy vừng dương nhô lên khỏi mặt biển. Những tia nắng ấm áp, dịu dàng, chiếu trên đám bọt lạnh ngắt và nàng tiên cá cảm thấy mình chưa chết. Nàng trông thấy vừng dương sán lạn.
Trên mặt nước hàng trăm sinh vật đang bay lượn và ca hát. Qua thân hình trong vắt của những sinh vật ấy, nàng nhìn thấy những cánh buồm trắng của con tàu trên nền trời đỏ rực.
Tiếng hát của các sinh vật rất du dương, những kẻ phàm tục không thể nghe thấy, cũng như con mắt người thường không thể trông thấy các sinh vật ấy. Chúng không có cánh, nhưng vẫn bay lượn được, vì thân thể quá nhẹ nhàng. Nàng tiên cá cũng biến hình giống chúng và thoát dần ra khỏi bọt biển.
- Ta đang ở đâu thế nhỉ? Nàng tự hỏi bằng một giọng giống như các sinh vật trên không, nhẹ nhàng đến nỗi không giọng nói trần tục nào sánh kịp.
Có tiếng đáp:
- Hiện nay nàng đang ở với người con gái của không trung. Các tiên cá không có một linh hồn bất diệt, và chỉ có được là nhờ vào tình yêu của một người đàn ông trên mặt đất. Đời họ vĩnh viễn hay không là nhờ vào kẻ khác. Chúng tôi, những người con gái của không trung, không có linh hồn bất diệt. Nhưng, nếu chúng tôi làm được những điều thiện thì chúng tôi có thể có một linh hồn. Chúng tôi bay đến xứ nóng, nơi ôn dịch hành hoành để cứu vớt loài người. Chúng tôi thả trong không trung hương hoa thơm ngát để chữa bệnh cho họ. Trong ba trăm năm, nếu chúng tôi mang hất tâm lực làm điều thiện, chúng tôi sẽ có một linh hồn bất diệt và chúng tôi sẽ được cùng loài người chia sẽ hạnh phúc vĩnh viễn.
- Thế còn tôi?
- Nàng ư? Nàng tiên cá đáng thương, nàng đã đau khổ quá nhiều, và đã làm được nhiều điều nhân đức, nên nàng cũng được nâng lên làm nàng con gái của không trung, và từ bây giờ, nếu nàng làm được nhiều điều thiện trong ba trăm năm, nàng cũng sẽ có một linh hồn bất diệt.
Nghe vậy nàng tiên cá dang đôi tay trong vắt lên giời và lần đầu tiên đôi mắt nàng đẫm lệ.
Trên tàu, tiếng động và tiếng ồn ào trở lại. Nàng nhìn thấy hoàng tử và công chúa xinh đẹp đang chăm chú tìm nàng. Họ lo lắng nhìn xuống làn nước ngầu bọt, như ngờ rằng nàng đã gieo mình xuống biển.
Nàng tiên cá vô hình hôn lên trán công chúa, mỉm cười với hoàng tử rồi nhập vào đoàn con gái của không trung, cưỡi trên đám mây hồng, bay bỗng trên trời.
- Ba trăm năm nữa chúng ta sẽ được bay như thế này lên thiên đàng, một nàng con gái của không trung nói.
Một nàng khác bảo:
- Có thể sớm hơn.
- Tại sao?
- Chúng ta sẽ len lỏi vào nhà những người trần có con cái, và mỗi lần tìm thấy một đứa bé ngoan ngoãn làm vui lòng cha mẹ, xứng đáng được cha mẹ yêu quý, Thượng đế sẽ rút ngắn thời gian thử thách cho chúng ta. Các cháu bé không biết chúng ta bay lượn trong phòng và mỗi lần chúng ta mỉm cười với một cháu bé ngoan, chúng ta sẽ bớt đi một năm trong số ba trăm năm. Nhưng mỗi lần ta gặp phải một đứa bé gian ác làm cho chúng ta phải rỏ lệ đau buồn, thời gian thử thách của chúng ta sẽ tăng lên một ngày.

Tây Du Ký

Xem phim Tây Du Ký
http://phim.soha.vn/watch/3/video/168321/1/phim-Tay-Du-Ky-1986.html

Bảng Phong Thần

Xem phim Bảng Phong Thần
http://video.soha.vn/watch/5/video/19997/phim-video-clip-Bang-Phong-Than-ep-2.html

Truyền Thuyết Bạch Xà

http://phim.soha.vn/watch/3/video/180877/1/phim-Truyen-Thuyet-Bach-Xa-Thanh-xa-bach-xa.html

Xem phim truyền thuyết bạch xà

Truyền Thuyết Liêu Trai-Mẫu Đơn Hoa Vương Tiên

link coi phim
http://video.soha.vn/watch/5/video/133160



2011-08-20

Thập Nhị Kim Thoa-Hồng Lâu Mộng

Hồng lâu mộng
紅樓夢
JiaXu01.jpg
Trang đầu bản gốc của Hồng lâu mộng
Tác giả Tào Tuyết Cần
Tựa gốc 石頭記
Quốc gia Trung Quốc
Ngôn ngữ Tiếng Trung
Thể loại Tiểu thuyết Minh Thanh
Ngày phát hành Thế kỉ XVIII
Kiểu sách Ấn bản

Hồng lâu mộng ( (chữ Hán giản thể: 红楼梦, chính thể: 紅樓夢, latin hóa: Hónglóu mèng)) hay tên gốc Thạch đầu kí ( (chữ Hán giản thể: 石头记, chính thể: 石頭記, latin hóa: Shítóu jì)) là một trong bốn kiệt tác (tứ đại kì thư) của văn học cổ điển Trung Quốc (3 kiệt tác kia là Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa ÂnThủy Hử của Thi Nại Am). Tác phẩm được Tào Tuyết Cần sáng tác trong khoảng thời gian giữa thế kỉ 18 triều đại nhà Thanh của Trung Quốc.

Tác phẩm ra đời vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, đời nhà Thanh, 80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần (曹雪芹) viết, 40 hồi sau do Cao Ngạc viết thêm và soạn thành sách. Ngoài ra Hồng lâu mộng còn có một số tên khác như:

  • Thạch Đầu Kí tức là chuyện Thần Anh đầu thai xuống hạ giới trả nợ tình duyên rồi lại trở về kiếp đá.
  • Tình Tăng lục hay Phong Nguyệt bảo giám
  • Thập nhị kim thoa lấy chuyện mười hai cô gái đẹp trong truyện để đặt tên.
  • Kim Ngọc kì duyên: Bảo Thoa có vàng, Bảo Ngọc có ngọc nên Bảo Ngọc lấy Bảo Thoa là Kim Ngọc kì duyên.


Mục lục

[ẩn]

Ngôn ngữ

Ban đầu tiểu thuyết được viết bằng tiếng Trung Quốc địa phương chứ không phải tiếng Trung Quốc cổ. Ngày nay tác phẩm được in ấn và lưu giữ bằng tiếng Quan thoại, nền tảng chuẩn của ngôn ngữ Trung Quốc hiện đại và chịu ảnh hưởng từ Phương ngữ Nam Kinh

Tiểu thuyết đã được dịch ra 20 thứ tiếng phổ biến trên thế giới như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Hi Lạp, tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên, tiếng Việt v.v.

Bối cảnh xã hội

Một cảnh trong truyện

Thời nhà Thanh, dười thời Ung Chính, Càn Long (1723 - 1795) là thời kinh tế cực thịnh, chẳng những nông nghiệp, thủ công nghiệp mà cả khai khoáng, thương nghiệp cũng phát triển phồn vinh. Các thành thị lớn như Nam Kinh, Dương Châu, Vũ Xương, Nhạc Châu... buôn bán sản xuất sầm uất, là những đô thị lớn. Nền kinh tế tự phát tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong lòng xã hội phong kiến chuyên chế mọt ruỗng đang trên đà tan rã, đã sản sinh ra một lớp thị dân thành thị, có những nhu cầu thẩm mĩ mới. Tây sương kí, Mẫu đơn đình, Liêu trai chí dị,... là những tác phẩm miêu tả tình yêu, những số phận, những buồn vui cá nhân..., chính là sự "thăng hoa" của cuộc sống tinh thần đã bắt đầu khác trước của người thành thị. Hồng lâu mộng là sự thể hiện những tư tưởng của thời đại: tinh thần dân chủ, tinh thần phê phán đời sống xã hội phong kiến mục nát, phê phán những giáo điều cổ hủ đã ăn sâu bén rễ hàng ngàn năm, đòi tự do yêu đương và mưu cầu hạnh phúc, giải phóng cá tính, khao khát tự do bình đẳng, lý tưởng cho cuộc sống... Tất cả những cái đó có mặt kế thừa tư tưởng dân chủ thời Minh và đầu thời Thanh, nhưng đó chính là sản phẩm của ý thức tư tưởng thị dân đương thời.

Tác giả

Bài chi tiết: Tào Tuyết Cần

Tác giả của Hồng Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần (phồn thể: 红楼梦; bính âm: Cao Xueqin ) (1715(?)-1763(?)) tên là Triêm, tên tự là Mộng Nguyễn, Cần Phố, hiệu là Tuyết Cần, Cần Khê, người Thẩm Dương, vốn dòng dõi người Hán, sau nhập tịch Mãn Châu. Ông sống trong triều đại phong kiến nhà Thanh, Trung Quốc. Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, gia đình đời đời thế tập chức Giang Ninh chức tạo là một chức quan to thu thuế tại Giang Ninh thành. Năm lần vua Khang Hi tuần du Giang Nam thì bốn lần ngự tại Tào phủ. Cuộc sống trong phủ vô cùng xa hoa vương giả.

Không những là nhà hào môn vọng tộc lẫy lừng mà nhà họ Tào còn có truyền thống văn chương thi phụ. Ông nội Tào Dần còn là một danh sĩ nổi tiếng vùng Giang Ninh, đã từng in bộ Toàn đường thi nổi tiếng. Nhưng đến đời của Tào Tuyết Cần, tất cả sự giầu sang quyền quý huy hoàng của gia đình đã trở thành quá khứ. Gia đình gặp đại họa, cha mắc tội, bị cách chức, hạ ngục, tịch biên tài sản. Ông đã phải sống trong những ngày cay đắng nhất của đời mình với nghèo khổ, đi khắp nơi để mưu sinh, sống trong cảnh "cả nhà rau cháo, rượu thường mua chịu".

Mười năm cuối đời ông đã dồn toàn bộ trí lực để tạo nên kiệt tác Hồng Lâu Mộng, một trong những tác phẩm về sau được đánh giá là kinh điển của văn học Trung Quốc. Tác phẩm đã được ông sửa chữa 5 lần trong cảnh cùng khốn, ốm đau không tiền mua thuốc, con chết. Khi ông còn sống tác phẩm đã không hoàn thành và không được công bố. Sau khi ông qua đời, hai mươi tám năm sau, Cao Ngạc đã dựa vào di thảo của ông để hoàn thành nốt bằng việc viết tiếp 40 hồi. Cao Ngạc cũng đổi tên "Thạch Đầu Kí" thành "Hồng Lâu Mộng" để phù hợp với nội dung tác phẩm. 40 chương sau của Hồng Lâu Mộng được Cao Ngạc viết tiếp không hay như 80 chương đầu vì ông không có được cái trải nghiệm đau đớn như Tào Tuyết Cần. Nhưng với 40 chương mang đến cho tác phẩm sự trọn vẹn, cho thấy họ Cao cũng là người đã sống với tác phẩm và đã nghiên cứu rất kĩ về văn phong của tác giả. Có lẽ ngoài Cao Ngạc không còn người nào viết tiếp Hồng Lâu Mộng hay hơn ông.

Đến khoảng 1792-1793 thì Hồng Lâu Mộng được in và lưu truyền khắp Trung Quốc. Người ta cho rằng cốt truyện dựa trên hiện thực của chính dòng họ, gia đình Tào Tuyết Cần trước đây, là chuỗi tự sự lớn nhất của đời ông, như là một sự nuối tiếc thời kì vàng son rực rỡ, đồng thời nó cũng phản ánh bản chất xã hội phong kiến Trung Quốc giai đoạn ông sống. Như lời ông nói, ông viết nó không phải nhằm mục đích phê phán chế độ xã hội đương thời hay nhằm mục đích gì, ông chỉ viết để mang mục đích bày tỏ tâm sự của bản thân, giải tỏa nỗi niềm "cô phẫn" nên không có ý định xuất bản. Tuy nhiên ông đã tốn rất nhiều sinh lực và tâm huyết trong mười năm cuối cùng của cuộc đời, đến nỗi ông cũng phải thốt lên:

:Xem ra chữ chữ toàn bằng huyết
Cay đắng mười năm khéo lạ lùng".

Cốt truyện

Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.

Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu: Giả Bảo NgọcLâm Đại Ngọc, từ đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc đời Minh từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy vi trong vòng tám năm.

Tiểu thuyết mở đầu bằng một huyền thoại: Nữ Oa luyện đá ngũ sắc vá trời, luyện được năm vạn lẻ một viên. Viên linh thạch còn thừa được đưa về trời chăm sóc cây tiên Giáng Châu. Thần Anh và Giáng Châu duyên nợ, chịu ơn nhau nên phải đầu thai xuống hạ giới để "lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại cho chàng". Từ đó dẫn ra bao nhiêu oan gia phong lưu đều phải xuống trần để trả duyên nợ, sinh ra bao nhiêu chuyện sau này.

Đá thiêng hóa thành Giả Bảo Ngọc. Cây thiêng hóa thành Lâm Đại Ngọc. Gia đình họ Giả vốn có nhiều công lao với triều đình, số lượng kẻ hầu người hạ có lúc lên tới 448 người, sống trong hai tòa dinh cơ tráng lệ bậc nhất Kinh thành. Ninh Quốc công và Vinh Quốc công là hai anh em ruột. Ninh Công là trưởng, sau khi mất con lớn là Giả Đại Hóa tập tước. Con cả Giả Phụ mất sớm, con thứ Giả Kính tập tước. Giả Kính chỉ say mê tu tiên luyện đan nên nhường cho con lớn Giả Trân tập tước, con gái thứ là Giả Tích Xuân được đem sang ở trong phủ Vinh Quốc. Giả Trân (vợ Vưu Thị) có một đứa con trai là Giả Dung (vợ là Tần Khả Khanh), hai cha con chẳng chịu học hành, chỉ lo chơi bời cho thỏa thích, đảo lộn cả cơ nghiệp phủ Ninh. Còn phủ Vinh, sau khi Ninh Công chết, con trưởng là Giả Đại Thiện tập tước. Sau khi mất, Vợ Thiện là Giả mẫu (họ Sử) trở thành người cầm cân nảy mực của gia đình. Giả mẫu có ba con, con trưởng là Giả Xá (vợ là Hình phu nhân) được tập tước. Xá có con trai là Giả Liễn (vợ là Vương Hy Phượng) và con gái (con nàng hầu) là Giả Nghênh Xuân. Em của Xá là Giả Chính (có vợ là Vương phu nhân) được Hoàng thượng đặc cách phong tước. Giả Chính có ba người con, con lớn Giả Châu (vợ là Lý Hoàn) mất sớm, để lại một con trai là Giả Lan; con gái thứ Nguyên Xuân tiến cung làm phi tử ; Giả Bảo Ngọc là cậu ấm hai, sinh ra đã ngậm một viên "Thông linh Bảo Ngọc", là niềm hi vọng của gia đình họ Giả. Ngoài ra còn có Giả Thám Xuân và Giả Hoàn là con của nàng hầu Triệu Di Nương. Giả Chính và Giả Xá còn có một em gái tên Giả Mẫn, lấy chồng là Lâm Như Hải người Cô Tô, làm quan Diêm chính thành Duy Dương, có một cô con gái tên Lâm Đại Ngọc. Bố mẹ mất sớm, Đại Ngọc được Giả mẫu đem về nuôi trong phủ Vinh Quốc.

Trong Vinh quốc phủ còn có gia đình của Tiết phu nhân, vốn là em gái Vương phu nhân, cùng con trai cả Tiết Bàn và con gái Tiết Bảo Thoa vừa vào Kinh cùng đến ở.

Tình Văn đang ốm vùng dậy vá áo cừu

Vì con gái của Giả Chính là Nguyên Xuân được vua phong là Nguyên phi nên để mỗi lần về tỉnh thân, phủ Vinh quốc cho xây dựng vườn Đại quan cực kì tráng lệ huy hoàng. Khu vườn Đại quan này chỉ dành cho 12 cô tiểu thư xinh đẹp của hai phủ Vinh và phủ Ninh lui tới vui chơi. Giả Bảo Ngọc là cậu ấm duy nhất được lui tới và tìm được người tâm đầu ý hợp là Lâm Đại Ngọc. Nhưng mọi người trong gia đình không muốn cuộc hôn nhân này diễn ra. Lâm Đại Ngọc là người con gái dung mạo tuyệt sắc, là một tâm hồn thi phú đích thực nhưng vô cùng nhạy cảm và mảnh mai, lại cám cảnh ăn nhờ ở đậu nên tính tình càng thêm sầu bi, cô độc. Cho nên nàng thương hoa, khóc hoa, chôn hoa, tâm hồn nàng như một sợi tơ đàn mảnh mai, bất kể một giọt mưa thu hay tơ liễu bay đều âm vang một điều bi thương đứt ruột. Nàng cho rằng Bảo Ngọc không cần thi cử, làm quan; lánh xa công danh phú quý. Trong khi đó, Bảo Thoa, người con gái đài các, sắc sảo, đức hạnh theo đúng khuôn phép chuẩn mực phong kiến lại luôn khuyến khích Bảo Ngọc học hành đỗ đạt để lọt vào tầm ngắm của các bậc huynh trưởng trong dòng họ. Lúc đầu, Bảo Ngọc còn phân vân trước tình yêu của Bảo Thoa, "gần cô chị thì quên khuấy cô em"; song dần dần, nhận thấy Bảo Thoa chỉ mong ngóng cái danh "lập thân", nên Bảo Ngọc đã dành trái tim mình cho Đại Ngọc, mong muốn lấy nàng làm vợ. Gia đình họ Giả coi đó là một tai họa.

Trong lúc thế lực của hai phủ họ Giả bị lung lay do mắc tội với triều đình, cả hai phủ đều bị phân li, kẻ chết người đi đày, trong một cố gắng cuối cùng nhằm cứu vãn gia tộc, Phượng Thư (chị dâu của Bảo Ngọc) đã đặt kế tráo hôn. Khi mở khăn che mặt cô dâu thấy không phải Đại Ngọc, Bảo Ngọc bỏ đi, về sau hóa thành đá. Lâm Đại Ngọc nghe tiếng pháo đám cưới của Bảo Ngọc, uất ức phát bệnh, ho ra máu mà chết. Kết thúc pho truyện là một khúc nhạc ai oán cho cuộc sống vương giả như mây tan bèo dạt, như một "giấc mộng trong chiếc lầu hồng" như một sự chiêm nghiệm về lẽ đời của họ Tào. Cũng có một kết thúc khác là Bảo Ngọc chấp nhận sống với Bảo Thoa, sinh được con trai nối dõi, chăm chỉ học hành thi đỗ cử nhân rồi xuất gia nhưng cái kết này không được độc giả yêu thích, cũng có thuyết cho là của người sau thêm vào.

Hết phần cho biết trước nội dung.

[sửa] Hệ thống văn bản

Văn bản Hồng lâu mộng có thể chia làm hai loại là Chi bản (bản chữ sáp, do Chi Nghiễn Trai phê bình) và Trình bản (bản chữ rời, do Trình Vĩ NguyênCao Ngạc đồng xuất bản).

Các bản 80 hồi

Trước năm 1791, Hồng lâu mộng chỉ có 80 hồi và mang tên Chi Nghiễn Trai trùng bình Thạch đầu ký 脂砚斋重评石头记, trong đó ngoài phần chính văn còn có lời bình. Các bản quan trọng là:

  • Bản Giáp Tuất (1754): mang tên Chi Nghiễn Trai trùng bình Thạch đầu ký, hiện còn lại 16 hồi (từ hồi 1 - hồi 8, hồi 13 - hồi 16, hồi 25 - 28), một quyển gồm 4 hồi, tổng cộng là 4 quyển.
  • Bản Kỉ Mão (1759): mang tên Chi Nghiễn Trai trùng bình Thạch đầu ký, hiện còn lại các hồi: 1 - 20, 31 - 40, nửa sau hồi 55, 56 - 58, nửa đầu hồi 59, 61 - 63, 65, 66, 68 - 70.
  • Bản Canh Thìn (1760): mang tên Chi Nghiễn Trai trùng bình Thạch đầu kí, còn lại 78 hồi, khuyết hai hồi 64 và 67, chia thành 8 quyển, mỗi quyển 10 hồi, trong đó các hồi 17, 18 chưa phân hồi, hồi 19 không có đề mục. Đây được xem là bản phê bình Thạch đầu kí hoàn chỉnh nhất hiện nay.

Các bản 120 hồi

  • Bản Trình Ất (1792): mang tên Hồng lâu mộng, Trình Vĩ Nguyên và Cao Ngạc đồng xuất bản, 120 hồi.

Các bản khác

Trên đây là 5 bản Hồng lâu mộng quan trọng nhất mà các nhà Hồng học thường dùng để nghiên cứu. Ngoài ra Hồng lâu mộng còn có các bản sau:

  • Bản Mông Cổ Vương phủ: gọi tắt là bản Mông phủ, mang tên Thạch đầu kí, phát hiện ở Vương phủ Mông Cổ vào thời nhà Thanh, 120 hồi.
  • Bản Thích Tự: còn gọi là bản Thạch Ấn, bản Thượng Hải, bản Nam Kinh, mang tên Thạch đầu kí, có lời tựa của Thích Lục Sinh, 80 hồi.
  • Bản Dương Tàng: còn gọi là bản Mộng Cảo, do Dương Kế Chấn sưu tầm, 120 hồi.
  • Bản Thư Tự: mang tên Hồng lâu mộng, còn lại từ hồi 1 - 40, có lời tựa của Thư Nguyên Vĩ vào năm Kỉ Dậu 1789.
  • Bản Nga Tàng: nguyên tên là bản Liệt Tàng, hiện lưu trữ tại Sở Nghiên cứu phương ĐôngSankt-Peterburg (Nga), còn lại 78 hồi, khuyết hồi 5, 6. Bản này không có tên thống nhất, trừ một số ít hồi đề tên Hồng lâu mộng, các hồi khác đều đề tên Thạch đầu kí.
  • Bản Mộng Giác chủ nhân (gọi tắt là bản Mộng Giác, còn gọi là bản Giáp Thìn - 1784): mang tên Hồng lâu mộng, có lời tựa của Mộng Giác chủ nhân, 80 hồi.

Các bộ sách viết tiếp Hồng lâu mộng

Do Hồng lâu mộng được nhiều người yêu thích nên có ngót 40 bộ sách viết tiếp như Hậu Hồng lâu mộng, Hồng lâu mộng bổ, Hồng lâu viên mộng... và có đến hơn 20 bộ phỏng tác như Kính hoa duyên, Thuỷ Thạch duyên. Gần đây có:

  • Hồng lâu mộng tân bổ của tác giả Trương Chi, gồm 30 hồi, xuất bản năm 1984.

Thi pháp nhân vật

Những nét mới trong thi pháp

Hồng Lâu Mộng không những đã đưa lại một nội dung mới mang ý nghĩa thời đại; nó còn làm được một việc vĩ đại nữa là đổi mới thi pháp tiểu thuyết Trung Quốc. Lỗ Tấn nói: “Từ khi Hồng Lâu Mộng ra đời, tư tưởng và cách viết truyền thống đã bị phá vỡ”. Tiểu thuyết Trung Quốc trước đây, chủ yếu là tiểu thuyết chương hồi như Tam quốc, Thủy hử, Tây du... thiên về mô tả hành động, miêu tả hoạt động bên ngoài và lời nói của nhân vật. Con người trong những tiểu thuyết đó, sản phẩm của một nền kinh tế nông nghiệp mang tính chất phương thức sản xuất châu á, có bề giản đơn, nhất quán trong một tính cách, rạch ròi trung, nịnh đôi đường. Những truyện ngắn “truyền kì”, những truyện ngắn trong Liêu Trai đã bắt đầu thấm đẫm màu sắc con người thị dân với những khát vọng nồng nhiệt hơn, phức tạp hơn nhưng vẫn chưa có một thi pháp tiểu thuyết thực sự phản ánh một cách nhìn mới về con người. Hồng Lâu Mộng đã làm được việc đó. Dĩ nhiên là trong những hạn chế gay gắt của thời đại. Dù cho có những nhân tố tư bản chủ nghĩa, nhân tố kinh tề hàng hóa, thị trường, thành phố, thị dân... xã hội Trung Quốc vẫn là xã hội phong kiến, và cái con người “mới” mà người ta chờ đợi đó đã xuất hiện chưa hoàn chỉnh; thi pháp tiểu thuyết trong Hồng Lâu Mộng đã mang một số nhân tố mới của tiểu thuyết cận đại phương Tây, nhưng nó không thể đi xa hơn nũa. Nó vẫn còn bị giam mình trong cái khung tiểu thuyết chương hồi truyền thống, lấy “kể việc” làm phương tiện chủ yếu khám phá của con người.

Xây dựng nhân vật

Trước hết, đó là cách nhìn con người trong sự phát triển đầy mâu thuẫn, sự phát triển biện chứng, có chiều sâu đầy kịch tính, được chiếu dọi từ nhiều phía và được đặt trong những mối quan hệ phức tạp.

Giả Bảo Ngọc

Bài chi tiết: Giả Bảo Ngọc

Số phận và tính cách của Bảo Ngọc đã được tác giả miêu tả không đơn giản. Đó là mâu thuẫn gĩưa khát vọng tự do và sự ràng buộc nặng nề của gia đình và xã hội phong kiến. Đó là tình yêu chân thành và quý báu như chính sinh mệnh của anh ta và lạ thay, anh ta hầu như chẳng làm được gì, chẳng chiến đấu dũng manh gì để đoạt lấy hạnh phúc! Mọi việc gần như đã phó mặc! Trước khi chết, Lâm Đại Ngọc oán giận, đau buồn đốt khăn tặng, đốt tập thơ..., không phải là không có lý! Anh ta chưa bao giờ xứng đáng là một trang “tu mi nam tử” có lý tưởng, kiên định! Vấp phải những mâu thuẫn nghiệt ngã của thời đại, anh ta sinh ra đau thần kinh, mắc chứng “ngây”, cứ cười hì hì suốt ngày. Điều đó càng đẩy sâu anh ta vào bi kịch. Cuối cùng giải pháp “đi tu” - phản ánh sự từ chối, sự phản kháng dầu yếu ớt - đã được anh ta chọn lựa. Đi thi và thi đỗ cao để an ủi gia dình, rồi bó trốn đi tu, Bảo Ngọc đã đi hết sự phát triển tính cách một cách hợp lý và quả là qua số phận anh ta, như một số nhà nghiên cứu nhận định, có sự gởi gắm, có sự thể hiện một phần nào bản thân tác giả. Đó đúng là một số phận tiểu thuyết theo ý nghĩa hiện đại của từ này.

[sửa] Lâm Đại Ngọc

Một bản tranh khắc gỗ thời Thanh
Bài chi tiết: Lâm Đại Ngọc

Lâm Đại Ngọc là một tính cách thú vị khác. Nàng yêu Bảo Ngọc, nhưng do thân phận của nàng, mỗi khi Bảo Ngọc ngỏ lời là nàng lại giận hờn, buồn tủi, làm ra vẻ cự tuyệt... “Bảo Ngọc cười nói: - Tôi là người nhiều sầu, nhiều bệnh, cô là trang nghiêng nước nghiêng thành.(3) Đại Ngọc nghe thấy câu ấy, mặt và tai đỏ bừng lên, lập tức dựng ngược lông mày, như cau lại mà không phải là cau, trố hai con mắt, như trợn mà không phải trợn. Má đào nổi giận, mặt phấn ngậm hờn, trỏ vào mặt Bảo Ngọc: - Anh nói bậy, muốn chết đấy! Dám đem nhũng lời lẳng lơ suồng sã lăng nhăng để khinh nhờn tôi! Tôi về mách cậu mợ đấy”. Điều đó làm cho nàng trở nên đáng yêu và tội nghiệp, làm cho nàng trở nên nhiều nữ tính hơn. Không một nét giả dối, nàng là một nhân vật đã hiện ra với chiều sâu tâm lý đa dạng, được bộc lộ qua tình yêu, qua những quan hệ khác. Phút cuối cùng nàng nghe nói Bảo Ngọc sắp lấy vợ, và người được chọn sẽ là người trong phủ, nàng chắc mẫm người đó sẽ là mình, chứa chan hy vọng, và từ đau buồn tuyệt vọng, trong ốm đau, nàng trở lại sống linh hoạt, tươi đẹp... Ai hay đó là phút nàng ở gần sự kết thúc nhất. Những cảnh như vậy làm cho nhân vật thực, gần gũi, phong phú, hấp dẫn.... và về mặt soi rọi tâm lý nhân vật, đã đạt đến trình độ của nhân vật tiểu thuyết hiện đại.

Tiết Bảo Thoa

Bài chi tiết: Tiết Bảo Thoa

Tiết Bảo Thoa là một tính cách gần như đối nghịch với Lâm Đại Ngọc, Giả Bảo Ngọc; chính những nhân vật trong Hồng Lâu Mộng đã phát triển trong sự đối nghịch như vậy, làm cho cuốn tiểu thuyết có nhiều gương mặt, nhiều hợp âm. Tiết Bảo Thoa là một nhân vật phụ nữ lí tính. Nàng còn ít tuổi mà đầy bản lĩnh, ở nàng tất cả đều đúng mực, hợp lí, logic, nàng là hiện thân của nguyên lí đạo đức phong kiến. Bao giờ nàng cũng là một người con gái sống cho gia đình, sống cho ý định người khác - và ý định đó luôn được nàng chấp nhận vì đó cũng chính là của nàng. Sự hòa hợp giữa nàng và gia pháp phong kiến là điều hoàn toàn tự nguyện. Nàng là người có học, xem nhiều sách, biết làm thơ, nhưng lại tâm sự và răn đe Đại Ngọc: "Bọn con gái chúng ta không biết chữ càng tốt... Ngay đến cả việc làm thơ, viết chữ đã không phải là phận sự chị em mình, mà cũng không phải phận sự của bọn con trai nữa. Người con trai đọc sách nhiều phải hiểu nghĩa lí để ra giúp dân trị nước mới đúng...”. Với Bảo Ngọc, một người không yêu nàng, nhưng nàng theo sự sắp đặt của bề trên, lấy Bảo Ngọc không một chút tự ái; nàng làm bổn phận của người vợ, khuyên giải chồng, “lí sự” với chồng: “... chứ bây giờ gặp đến vua thánh, nhà ta mấy đời đội ơn triều đình, cha ông được hưởng biết bao sung sướng...”(tập IV). Nếu nói “bản chất” và “bản lĩnh” giai cấp thì quả nàng là hiện thân của giai cấp. Khi con hầu Kim Xuyến nhảy xuống giếng tự tử, Vương phu nhân cảm thấy lương tâm cắn rứt, nhưng nàng thì không, nàng tươi cười, an ủi đổ lỗi cho Kim Xuyến và nói: “Dì cũng chẳng nên lo lắng buồn bã làm gì, chỉ cần cho vài lạng bạc làm ma cho nó là trọn tình chủ tớ rồi”. Nàng đã bày kế “ve sầu lột xác” để đánh lừa bọn con hầu, tránh điều bất lợi cho mình. Bảo Thoa lúc nào cũng tỉnh táo, cũng lắm mẹo. Nhưng nàng cũng là một nhân vật đáng thương. Nàng ít nhiều cũng yêu Giả Bảo Ngọc mà tự kiềm chế, và cuối cùng, với tất cả sức lực và nghị lực, với tất cả sự chân tình, nàng muốn có hạnh phúc trong cuộc sống phong kiến với Bảo Ngọc, nhưng rốt cuộc nàng cũng trở thành một nhân vật bi kịch. Bi kịch của nàng là bi kịch của một người trung thành với đạo đức phong kiến

Ý nghĩa

Hồng Lâu Mộng là một bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Trung Quốc trên con đường suy tàn. Cái vẻ ngoài tôn nghiêm nề nếp không che đậy được thực chất mọt ruỗng của giới thượng lưu sống trong Giả phủ. Cuộc sống xa hoa, dâm ô cố hữu của giai cấp bóc lột và những mối quan hệ tàn nhẫn giữa họ với nhau đã đưa Giả phủ vào con đường tàn tạ không cứu vãn được. Đó chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc đời Thanh. Cái cảm giác "cây đổ vượn tan", "chim mỏi về rừng" đã chi phối ngòi bút Tào Tuyết Cần, chứng tỏ ông là nhà văn hiện thực báo hiệu buổi hoàng hôn của chế độ phong kiến. Với nhãn quan của một người dân chủ, nhà văn còn nhìn thấy những con người mới mang tư tưởng phản truyền thống. Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc chính là những đứa con "bất hiếu" của gia đình mình, họ chống quan niệm trọng nam khinh nữ truyền thống, chán ghét khoa cử công danh, theo đuổi một cuộc sống tự do, chống lại khuôn phép ràng buộc. Họ yêu nhau vì phản nghịch, càng phản nghịch họ càng yêu nhau. Đó là hồi âm của cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa tư tưởng dân chủ sơ khai và tư tưởng phong kiến.

Đánh giá

Hồng lâu mộng được xếp vào hàng một trong Tứ đại kì thư Trung Hoa gồm Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa ÂnThủy Hử của Thi Nại Am, được đánh giá là "tuyệt thế kì thư" (pho sách lạ nhất đời), thật sự phản ánh toàn diện và sâu sắc gương mặt văn hoá Trung Hoa.

Sự truyền bá rộng rãi của cuốn tiểu thuyết này đã dẫn đến việc ra đời một ngành học lấy tên là Hồng học. Giới nghiên cứu tổ chức định kì Hội thảo Hồng lâu mộng có quy mô toàn quốc. Sở nghiên cứu Hồng lâu mộng có tạp chí chuyên san để đăng tải những nghiên cứu về Hồng lâu mộng... Hồng học ngày nay đã trở thành một ngành học vấn ở phạm vi quốc tế. Trên thế giới chỉ có nhà soạn kịch vĩ đại Shakespeare là cũng có vinh dự này.

Hồng Thu Phiên trong Hồng lâu mộng quyết vi nói về bút pháp Hồng lâu mộng:

Hồng lâu mộng lập ý mới, bố cục khéo, từ ngữ đẹp, đầu mối rõ, khởi kết kì, đan cài diệu, miêu tả thật, sắp xếp tài, kể việc thực, nói tình thiết, đặt tên sát, dùng bút kín, cái tài tình thật không kể xiết. Hơn nữa chế giễu thì được cái hậu của nhà thơ, khen chê thì có cái tài của sử bút, kể chuyện ma không cảm thấy hoang đường, tả sự vật không cảm thấy chồng chất, không lời nào tự mâu thuẫn, không việc nào bất trúng nhân tình. Ngoài ra như chúc tết mừng tuổi, mừng thọ lo tang, xem bói bốc thuốc, thách rượu gá bạc, mất của gặp ma, bị cháy gặp cướp, cho đến những việc vặt vãnh gia thường, tư tình nhi nữ, không có chuyện gì mà không ghi đủ. Đến như cầm kì thi họa, y bốc tính mệnh, giải quyết rất tinh, sắp đặt xác đáng. Nhưng đặc biệt tôi cho rằng không có gì tài khéo hơn là thơ từ câu đối hoành phi, lệnh phạt rượu, câu đố đèn, kèm thêm văn từ, điểm diễn hí khúc, không một chỗ nào là không ám hợp với ý chính, nhất bút song quan. Quả là một cuốn sách không tiền tuyệt hậu, độc tuyển trên đời[2]

Lỗ Tấn cũng nhận xét:

Điểm khác biệt của Hồng lâu mộng với các cuốn tiểu thuyết trước đây là dám tả thật không che đậy. Bởi vậy, các nhân vật được miêu tả ở đây đều là những con người thật. Nói chung sau khi Hồng lâu mộng ra đời, cách viết và cách tư duy truyền thống đã hoàn toàn bị phá vỡ...[3]

Thôi Đạo Di cũng nhận xét:

Đối với tôi không có một tác phẩm văn học nào có thể so tài với Hồng lâu mộng về cách sáng tạo câu chuyện và nhân vật chân thật, sống động, bền bỉ... Có thể nói, đọc Hồng lâu mộng không chỉ khiến chúng ta hiểu lịch sử mà còn giúp chúng ta hiểu hiện thực cuộc sống[4]

Nhà Hán học Xô Viết nổi tiếng, viện sĩ N.S.Konrad đánh giá Hồng lâu mộng như sau:

Tiểu thuyết Hồng lâu mộng là một tác phẩm hiện thực chủ nghĩa tiêu biểu. Đó là một bức tranh vĩ đại về quy mô cũng như về ý nghĩa của cuộc sống xã hội Trung Quốc thế kỉ XVIII[5]

Cuốn Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2 thì khẳng định:

Thành tựu to lớn của Hồng lâu mộng trước hết ở tài xây dựng nhân vật, và xây dựng rất nhiều nhân vật cùng một lúc... Những nhân vật đó sống động, có máu thịt, có cá tính rõ nét. Có một số nhân vật nhà văn chỉ phác hoạ sơ qua vài nét nhưng cũng để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Đáng chú ý là, trong Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần miêu tả nhiều nhất là phụ nữ, mà chủ yếu lại là những thiếu nữ giống nhau hoặc na ná như nhau về độ tuổi, hoàn cảnh sống, cách sống. Rõ ràng điều đó làm cho việc miêu tả gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng Tào Tuyết Cần không những có thể miêu tả được hết sức rõ ràng cá tính của từng người, mà đến cả những tính cách gần giống nhau chỉ khác ở những nét đặc trưng hết sức tinh tế, cũng được ông khắc hoạ rõ ràng tỉ mỉ...[6]

Sức hấp dẫn của tác phẩm làm người ta say mê đến nỗi còn lưu truyền bốn câu thơ:

:Tổ khoát toàn bằng nha phiến yên
Hà phương tác quỷ thả thần tiên
Khai đàm bất thuyết Hồng Lâu Mộng
Độc tận thi thư diệc uổng nhiên

Nghĩa là:

:Thuốc phiện ngào ngạt nơi gác tía,
Ma quỷ, thần tiên có hại chi?
Văn chương không nói Hồng Lâu Mộng
Đọc hết Thi, Thư liệu ích gì?

Vào khoảng tháng 10 năm 1954, từ bức thư của Mao Trạch Đông, một cuộc tranh luận về giá trị cách mạng của những tác phẩm văn học cổ điển đã lan ra khắp đất nước Trung Quốc. Mao Trạch Đông đã đọc nhiều lần Hồng Lâu Mộng và những công trình nghiên cứu về tác phẩm này. Cuối cùng ông đưa ra một kết luận thật bất ngờ:

Mỗi người nên đọc cuốn tiểu thuyết này 5 lần trước khi muốn đưa ra bất kì một nhận xét gì về nó. Dẫu đã từng được cày nát qua nhiều thế kỉ, cuốn sách với hơn 600 nhân vật độc đáo và đa dạng Hồng Lâu Mộng vẫn là một kho chứa nhiều điều bí ẩn.

Trong những năm gần đây, các cuộc tranh cãi về Hồng Lâu Mộng ngày càng gay gắt hơn, đặc biệt là khi diễn ra cuộc tuyển chọn diễn viên quy mô lớn cho phiên bản mới của bộ phim dựa vào tác phẩm này. Bắt đầu từ tháng 8 năm 2006, cuộc tuyển chọn diễn viên cho ba nhân vật chính Giả Bảo Ngọc, Tiết Bảo Thoa và Lâm Đại Ngọc được tổ chức trên mạng Làn sóng mới, đã thu hút hàng chục ngàn thanh thiếu niên đang sống tại Trung Quốc và nước ngoài tham gia. Chỉ riêng việc tuyển chọn diễn viên quy mô lớn và rầm rộ suốt một năm qua khiến bộ phim truyền hình Hồng Lâu Mộng chưa quay đã “sốt” và cũng đã trở thành một hiện tượng độc nhất vô nhị nữa. Các diễn viên tham gia tuyển chọn không chỉ trên quy mô toàn đất nước Trung Quốc với hơn 1,3 tỷ người mà còn đến từ nhiều quốc gia châu Á khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia....

Chuyển thể

Hơn 200 năm nay, Hồng Lâu mộng là đề tài hấp dẫn vô cùng vô tận của sân khấu và điện ảnh, hơn 20 lần chuyển thể thành phim điện ảnh và truyền hình, trong đó hoàn chỉnh nhất có:

[sửa] Chú thích

  1. ^ Cô gái trẻ viết tiếp Hồng lâu mộng
  2. ^ Lời giới thiệu Hồng lâu mộng của Phan Văn Các, tháng 9 - 1995
  3. ^ Phan Thanh Anh, 60 cuốn sách nên đọc, NXB Hà Nội, tr130
  4. ^ Phan Thanh Anh, 60 cuốn sách nên đọc, NXB Hà Nội, tr131
  5. ^ Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ, Văn học Trung Quốc, tập 2, NXB Giáo dục, tr126
  6. ^ Nhiều tác giả, Lịch sử Văn học Trung Quốc, tập 2, NXB Giáo dục, tr676

Xem thêm

Tham khảo

  • Mai Quốc Liên: Lời giới thiệu, Hồng lâu mộng Tập 1. Nhà xuất bản Văn học. Hà Nội 2007 (nhóm dịch Vũ Bội Hoàng)
  • Bùi Kỷ: Lời giới thiệu, Hồng lâu mộng Tập 1. Nhà xuất bản Văn hóa. Hà Nội, 1962
  • Lịch sử văn học Trung Quốc (Nguyên - Minh - Thanh). Sở nghiên cứu Văn học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, Bắc Kinh, 1962. Bản dịch : Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1964.
  • Tào Tuyết Cần dữ Hồng Lâu Mộng. Hồng lâu mộng, quyển thượng. Thế giới thư cục, Singapore, 1973.