-->

2011-12-10

Thay Hồn Đổi Xác

Trong chiếc phòng vuông vắn, tiếng máy sưởi chạy rầm rì. Người cảnh sát Mỹ bận bộ quần áo màu đen, trên ngực có huy hiệu nhân viên công lực. Chiếc mũ đã được lột ra, bỏ bên cạnh. Ngồi trước mặt ông là một người đàn bà mặt mày bơ phờ, mệt nhọc, đôi mắt dáo dác nhìn ra ngoài như đang tìm kiếm một người nào, trong khi ngươi cảnh sát cầm cây bút ghi ghi, chép chép. Một hồi, ông ta ngẩng đầu lên nhìn người đàn bà:
- Chị nói trước đó chị có nói chuyện với người đàn ông mỹ đen tên John phải không?
Người đàn bà tên Tâm nói giọng mệt mỏi:
- Phải, tôi có nói chuyện với ông John một đôi lân khi tôi đi mua thức ăn trưa. Khi đi qua chỗ ông ta ngồi xin tiền, thỉnh thoảng tôi có dừng lại nói chuyện.
- Câu chuyện thường thường kéo dài bao lâu?
- Vài phút.
- Vài phút là bao nhiêu? 5? 10? 15? Tâm cau mặt:
- Nói lâu hay mau có gì quan trọng không?
Người cảnh sát nhếch mép:
- Có chứ. Tôi hỏi gì, chị cứ trả lời. Nếu chị nói chuyện thường và nhiều sẽ khiến ông ta cảm thấy thân với chị hơn. Chí có thể kể cho tôi nghe chi quen ông này như thế nào?
- Ai làm việc ở chung quanh đây, cũng đã một đôi lần nói chuyện với ông John. Tôi chắc ông cảnh sát cũng biết ông ta hay ngồi ở các góc phố, nhất là góc phố ở gần shop may " Cây kim vàng" nơi tôi làm việc mỗi ngày. Mỗi lần đi mua đồ ăn trưa, ngang chỗ ông ngồi, ai cũng cho ông John những đồng tiền lẻ, để ông ấy mua thức ăn trưa. Một đôi lần tôi được về sớm, đứng nói chuyện với ông ta lâu hơn. Tôi hỏi ông tại sao bị cụt mất một cánh tay. Ông kể ông bắt gặp vợ ông ngoại tình, bà này mưu mô cùng gã tình đich hại ông. Một ngày rình lúc ông đi làm về ban đêm, tên tình địch nhảy ra đầu ngõ chém ông một nhát đứt lìa cánh tay. Vợ ông sau đó trốn biệt. Ông cũng không buồn đi tìm về. Từ đó tới bây giờ đã hơn 10 năm. Sau đó nhà ông bị hỏa hoạn. Bao nhiêu vật dụng trong nhà đều làm mồi cho thần hỏa. Ông sống lây lất nhờ lòng thương xót của mọi người. Tôi thấy nghiệp cho hoàn cảnh của ông nên giúp đõ ông có thể nhiều hơn người khác một chút, thế thôi.
Tâm nhớ đôi mắt màu hạt dẻ của ông nhìn nàng:
- Chị thật tử tế. Phải chi vợ tôi có được tấm lòng nhân hậu của chị thì hay biết mấy...
Tâm thấy thật tội nghiệp cho John, ông cô đơn quá. John không có con cái, không một người thân. Nàng biết ông hay ngủ dưới những cây cầu, dùng carton làm mền. Tâm đã đem cho ông ta một cái mền dày còn khá tốt và một vài bộ quần áo cũ của Tự.
Tâm chợt thở dài nhớ tới hoàn cảnh của mình và Tự. Không biết chàng đang làm gì? Chắc khi thua hết tiền, đời sống của Tự cũng không khác gì mấy với cuộc đời ông John. Tuy giận chồng, nhưng Tâm làm sao không nhớ kỷ niệm êm đềm của hai vợ chồng lúc mới lấy nhau. Nàng nghe người ta nói, nếu mình giúp cho ai điều gì, người khác sẽ giúp cho người thân của mình như thế đó. Đã hơn hai tháng không nghe tin tức gì của Tự...
Người cảnh sát cắt ngang ý tưởng của nàng:
- Vậy đúng là chị hay nói chuyện với ông John, thì thông cảm thấy thân với chị, rồi từ thân, ông ta đi tới có cảm tình.
Tâm nhăn mặt:
- Tôi xin ông cảnh sát ăn nói giữ gìn một tí, không lẽ tôi...
Người cảnh sát lại nhếch mép:
- Tôi không có ý hạ giá trị của chị, nhưng chuyện tình cảm khó nói lắm. Nhất là ông ta cô đơn, nghèo khổ, có người từ tâm như chị...
Tâm ngắt lời:
- Vậy thì ông cảnh sát giải thích giùm tôi tại sao ông Mỹ Đen lại biết nói tiếng Việt?
- Chuyện này thì chúng tôi phải điều tra xem thật sự ông ta hoàn toàn là người Mỹ hay Mỹ lai Việt Nam. Chị cũng biết nhiều người Mỹ lai, mới nhìn thì thấy giống như người Mỹ 100 phần trăm, nhưng thật ra họ lai hai giòng máu.
Tâm chợt liên tưởng đến trường hợp một cô ca sĩ mà đã cso sự tranh cãi trong cộng đồng người Việt về gốc gác của có này. Có người nói cô là người Mỹ mà hát nhạc Việt rất sõi, nhưng cũng có người nói cô lai Mỹ, hát tiếng Việt được có gì lạ. Nhưng trường hợp của người đàn ông này hoàn toàn khác. Ông này trước đó không hề nói một tiếng Việt nào với nàng cả, không lẽ tự nhiên bây giờ ông mới mở miệng thử nàng?
Bất giác nàng rùng mình nhìn ra ngoài đường, gương mặt lo âu. Người cảnh sát biết ý nói:
- Chị đừng lo, ông ta đã bị giam rồi. Bây giờ chị có thể ra về được rồi. Ngày mai, nếu cần, chúng tôi sẽ tiếp xúc với chị.
Nàng đứng lên, chưa ra khỏi phòng thì có chuông điện thoại reo, người cảnh sát bắt lên. Tâm muốn chào ông ta, nhưng ông đang quay mặt về hướng khác, lắng nghe một cách chăm chú. Nàng nghe ông nói:
- Có chắc là chết rồi hay không? Biết lâu chỉ chị thương nên lết đi cầu cứu?... Không thể nào có chuyện đó! Sao lại biết mất được..
Ông ta xoay cái ghế lại, thấy Tâm vẫn còn đứng chần chờ, ông vẫy tay ra dấu chào, bảo nàng cứ về.
- o O o -

- Dầu có chết đi, linh hồn anh cũng sẽ theo em mãi mãi.
Trái tim Tâm tự nhiên đập loạn xạ. Nàng nhớ lại lời Tự sau khi hai người cãi nhau. Một linh cảm không hay chợt hiện ra trong đầu. Nàng nhớ lại nhưng câu chuyện về hồn người chết nhập vào một người khác đã được nghe và đọc trong sách vở. Không lẽ lời của Tự đã ứng nghiệm và hồn chàng đã nhập vào người đàn ông Mỹ đen?
Tâm vẫn nghe rõ ràng tiếng của John lẽo đẽo theo sau:
- Tâm! Tâm! Anh đây nè! Em không nhận ra anh à?
Tâm quay phắt lại, lấy tay bụm miệng khi thấy John, người đàn ông ăn xin thường ngày vẫn ngồi ở góc phố chờ người đi đường qua lại bỏ vào đồng, vài xu mua đồ ăn trưa. Tâm đưa mắt nhìn chung quanh để coi mình có nghe lộn hay không. Thật là dễ sợ khi tiếng của John vẫn tiếp tục, âm thanh tiếng Việt rõ ràng là giọng nói của Tự, thoát ra từ đôi môi xám, râu ria xồm xoàm của một người Mỹ đen! Tâm thấy lạnh toát cả người, giọng hắn vẫn rõ mồn một, tha thiết:
- Tâm! Anh đi xa lắm mới gặp được em. Sao em cứ đi như chạy vậy? Đứng lại nói chuyện với anh một chút, nếu có thể thì em xin về sớm với anh luôn. Thằng Thể vẫn còn nóng lắm, sao em lại đi làm?
Tâm bụm miệng, mặt mày xanh ngắt. Miệng nàng há hốc, mắt nhìn quanh để cầu cứu. Trời ơi! dễ sợ quá! Tại sao người Mỹ đen này nói tiếng Việt và giọng của hắn đúng là giọng của chồng nàng? Và quái đản hơn hết là hắn nói đúng tên đứa con trai của nàng đang bị bệnh ở nhà.
Tâm lùi lại, John vẫn tiến lên. Tâm hét lên:
- Đứng lại! stop! If not I will call police.
John đưa tay ra ngăn lại:
- Đừng! Tại sao em lại làm thế? Anh là chồng em, chúng ta vẫn là vợ chồng, sao em lại đòi gọi cảnh sát?
- Ông... ông là ai? Tại sao ông lại giả tiếng nói của chồng tôi? Ông là người Mỹ hay người Việt?
Một nét ngạc nhiên hiên ra trong đoi mắt của John:
- Em nói gì anh không hiểu? Anh là chồng chính thức của em. Dầu gì mình cũng đã có hai mặt con với nhau. Nếu em không thương anh nữa, thì cũng từ từ... không lẽ em tính dứt khoát liền với anh như vậy sao?
Tâm vẫn lùi lại, trong lòng hy vọng sẽ có người tới bên cạnh để cứu nàng. Chắc chắn hôm nay nàng đã gặp một kẻ điên. Trới ơi! đúng là hắn điên rồi. Phải thoát ra khỏi nơi này rồi hãy tính. Trong đầu nàng hiện ra thật nhanh nhiều câu hỏi, nhiều ngh vấn. Tên này không biết làm thế nào mà lại biết hoàn cảnh của nàng và chồng nàng, rồi hắn bày đặt trò này để hù dọa nàng đây. Nàng dáo dác tím kiếm người đi đường quanh đó, hy vọng họ thấy thái độ kỳ quặc của hai người sẽ gọi cảnh sát giùm. Tâm liếc vào hai bàn tay của John. Hắn không có vũ khí trong tay, không đáng ngại lắm, nhưng hắn to quá, nếu hắn làm bậy ngay trong giờ vắng vẻ này thì nàng làm sao chống cự nổi. Tâm đâm ra ân hận, tại mình mê làm ovẻtime nên khi ra về không còn ai nữa. Hồi nãy có hai người cùng sở đi ra một lần, nhưng vì John chận đường nói chuyện nên họ đã đi mất tiêu rồi. Tâm nhìn John, đôi mắt nàng chứa đầy lo âu:
- Ông có phải là ông John, hàng ngày vẫn ngồi ở góc kia xin tiền phải không?
John nhìn theo hướng tay của Tâm, rồi lắc đầu:
- Em nói gi anh không hiểu gì cả. Anh là Tự, là chồng của em, là cha của thằng Thế và con Phượng. Anh biết em vẫn còn giận anh lắm. Nhưng anh đã hứa với lòng sẽ làm lại từ đầu để em đừng buồn anh nữa.
Đến nước này thì đúng là một sự gì không ổn rồi. Tâm toát mồ hôi, chân tay run lảy bẩy. Không còn nghi nghờ gì nữa, tên John này biết được câu chuyện giữa vợ chồng nàng không sai một ly một tí. Vừa lúc đó, ở góc phố, hiện ra một chiếc xe cảnh sát. Tâm đưa tay lên vẫy và gào thật to:
- Help! cứu tôi! help!
Chiếc xe cảnh sát chạy trờ tới, đèn chớp lia lịa. Tâm chạy ào lại chiếc xe, người cảnh sát đưa tay ra vừa có ý cản, vừa có ý đề phòng vì không biết người đàn bà này muốn làm gì. Trong khi John lúng túng mặt mày thất sắc, viên cảnh sát rút súng ra ra lệnh cho John:
- Xoay mặt lại vào tường! Giơ hai tay lên khỏi đầu!
John làm theo lời. Người cảnh sát hỏi Tâm:
- Chuyện gì vậy chưa bà? Tên này làm phiền bà phải không?
Tâm chợt bật khóc:
- Dạ phải! Hắn giả giọng chồng tôi và nài nỉ tôi đi về theo hắn.
Người cảnh sát nhíu mày nhìn John. John lắp bắp nói tiếng Mỹ một cách vất vả:
- Thưa ông! Bà này là vợ tôi. Tôi nói chuyện với vợ tôi thì có gì là sai quấy?

Người cảnh sát hầm hừ nhìn John:
- Ông nói sao? Bà này là vợ của ông?
Người cảnh sát quay lại Tâm:
-Ông ta nói ông là chồng của bà?
Tâm rên rỉ:
- Trời ơi! Làm ơn cứu tôi! Tôi đã có chồng, chồng tôi đâu phải là ông này. Hắn điên rồi. Ông làm ơn bắt hắn nhốt đi. Hắn chỉ muốn làm hại tôi thôi.
Đến lượt John rên rỉ một cách đau khổ:
- Trơi ơi! tôi không điên! Bà này là vợ của tôi. Tôi không hiểu tại sao bả không nhận ra tôi. Ông làm ơn đi theo tụi tôi về nhà để điều tra, xem tôi có nói đúng sự thật hay không. Con trai út chúng tôi đang bị đau, chị nó đi làm chưa về. Tôi nóng ruột đi tìm vợ tôi về.
Người cảnh sát nhìn Tâm và nhìn John ra vẻ không hiểu câu chuyện kỳ cục này. Hắn bảo hai người leo lên xe để chở về ty cảnh sát. John được một cảnh sát viên đem đi giam tạm chờ thẩm vấn, rồi mời Tâm lên văn phòng hỏi chuyện.
- o O o -

Bước vô nhà Tâm thấy nhà cửa vắng ngoe. Nàng vội chạy vô phòng. Thế đang ngủ. Tâm thở phào nhẹ nhõm. Nghe tiếng động, Thế mở mắt quay mình lại nhìn mẹ:
- Mẹ mới về hả? Hôm nay mẹ về trễ vậy?
Tâm đặt tay lên trán con:
- Ừ! hôm nay me có nhiều việc quá. Con thấy bớt tí nào không?
-Dạ con cũng đỡ rồi. Con khát nước quá.
Tầm cầm chai nước lạnh đã cạn trên chiếc bàn nhỏ gần giường lên nói:
- Để mẹ đi lấy chai khác cho con. Chị Phượng chưa về à?
- Dạ chưa. Chị Phượng nói chị đi ngang chợ mua cam và táo.
Tâm không nói gì, vừa đi vừa ngẫm nghĩ thương đứa con gái lớn. Nó thật quán xuyến. Việc gì trong nhà cũng lo lắng đầy đủ. Phượng sợ mẹ buồn phiền vì ba đã bị thất nghiệp, không làm gì giúp cho mẹ lại còn mang bệnh cờ bạc. Ba hay lấy tiền của mẹ, lại còn lấy đồ đạc trong nhà bán rẻ để đi qua Shrevport đánh bài.
Vợ chồng nàng cãi nhau hoài làm đứa bé cũng buồn. Phượng đi làm part time để phụ với mẹ. Còn Tự thì lấy cớ buồn vì mất việc, đi qua sòng bài nói là để nghe nhạc cho vui. Nhưng ai cũng biết Tự đã lậm vào môn này rồi, khó mà dứt ra được. Không chịu nỗi sự bực bội, Tâm đòi ly dị. Tự hối hận hứa với vợ con không đi cờ bạc nữa. Nhưng con ma đỏ đen đã ăn vào máu của chàng rồi, vì vậy, không đi khoảng 2 tuần là chân tay Tự ngứa ngáy chịu không nỗi. Bao nhiêu tiền của vợ giấu trong hộc tủ, góc rương, Tự moi ra đi nướng hết. Con cái cso đồng nào Tự cũng tìm cách nói đưa. Mỗi lần về tới nhà là hai vợ chông gây gổ. Lần cuối cùng Tự nói sẽ không thèm về nhà nữa. Đã hơn một tháng rồi, mẹ con sống lủi thủi với nhau. Biết hai con vẫn thương ba, nhưng Tâm đã nhất quyết. Nàng không muốn sống trong cảnh này mãi được. Tự như một chiếc răng sâu cần phải nhổ. Để chỉ làm cho cả thân thể đau nhức mà thôi.
Thấy mẹ trở vào phòng với chai nước mới, Thế ngồi dậy, nhưng hơi chóng mặt, nó lại nằm xuống:
- Mẹ mệt không? Mẹ làm việc overtime nhiều quá, mệt lắm phải không? Con thấy mẹ hơi xanh!
Tâm cười cho con yên lòng:
- Còn đừng lo, mẹ biết sức mẹ mà.
Nàng lảng sang chuyện khác:
- Cón đói bụng lắm rồi phải không? Để mẹ xuống bếp hâm lại cháo con ăn.
Thế đưa tay cản:
- Con không đói, miệng con lạt lắm. Mẹ đói ăn đi. Một lát chị Phượng về thế nào cũng mua thêm vài món.
- Không biết chị con đi đâu bây giờ chưa về? Ở nhà có gì lạ không con?
Thế không biết mẹ nói lạ là lạ chuyện gì. Nó bệnh nằm thiêp thiếp cả ngày, chuyện lạ chắc chắn không xảy ra ở trong nhà này rồi. Nó cười cho mẹ an lòng:
- Con ngủ cả ngày, không thấy gì lạ hết. Mẹ đi làm có gì lạ không?
Tâm thấy tim tự nhiên thắt lại, nhớ đến sự việc ngày hôm nay, giong nàng run run:
- Không! À có... không... con có nghe tin tức gì của ba con không?
Thế tư tự:
- Dạ... con nghe thằng Nhi nói tuần rồi nó gặp bên sòng bài.
- Nó cũng đi đánh bài à?
- Không biết nó có đánh bài hay không, nhưng nó nói có chương trình ca nhạc hay lắm, cả nhà tụi nó đi coi.
Tâm cũng nhớ đã thấy tờ quảng cáo trên báo, có các ca sĩ hay từ California về trình diễn trong dịp cuối năm. Mới đó mà năm cũ đã đội nón sắp bước đi, nhường một năm mới đang xách dù trở về. Tâm chợt liếc nhìn hình nàng trong gương. Mái tóc nàng xơ xác với gió lạnh bên ngoài. Làn da tái, đôi mắt thâm quầng. Không biết Tự đã sống như thế nào cả tháng nay. Nàng chợt nghe tiếng của chàng qua đôi môi đen, thâm tái của John. Trời ơi! Tại sao lại có chuyện quái đản như vậy xẩy ra chứ? Lòng nàng chợt xao xuyến, bất an. Tâm nghĩ, một lần nữa, khi Phượng về, sẽ kể chuyện này cho hai con nghe cùng một lúc. Phượng chững chạc, khôn trước tuổi. Nó có thể phân tích cho nàng nghe chuyện này. Thế thì còn bé quá, chắc không giúp nàng giải quyết được gì.
Gió bên ngoài chợt như thổi mạnh hơn. Đêm xuống thật nhanh. Nhưng tiếng động sột soạt trên mái nhà cũ kỹ. Tâm kéo tấm màn lại và nói:
- Hôm nay coi bộ gió lớn lắm. Không biết sao con Phượng vẫn chưa về mà không thấy gọi điện thoại.
Thế ngừng chai nước uống, nghe ngóng bên ngoài rồi nói:
- Hình như chị Phượng về.
Vừa nói xong, cánh cửa mở tung. Phượng chạy vào như cơn gió lốc. Nàng oà khóc:
- Mẹ! mẹ!
Tâm hoảng hốt hỏi:
- Phượng! Chuyện gì vậy?
Thế cũng vội vàng nhảy xuống giường:
- Sao vậy chị? Có chuyện gì vậy?
Phượng mếu máo nói:
- Con nghe người ta nói có một chiếc xe chở người đi đánh bài bên Shreveport bị lật, trên xe có nhiều người chết....
Tâm lay vai Phượng:
- Hả? Có biết ai chết không?
Phượng nấc lên:
- Có. Ba!
Tâm ôm ngực ngồi lảo đảo xuống ghế. Thế khóc rống lên:
- Ba? Có thật không? Trời ơi! BA! ba chết rồi hả?
- o O o -

Bản tin được đăng trên báo địa phương:
"Tại nạn giao thông từ sòng bài: 3 người bị thương nặng, một người tưởng chết nhưng tự nhiên sống lại, sau hơn một ngày. Trước đó, bác sĩ khám nghiệm, tuyên bố ông này đã qua đời"..
Người chết đã sống lại, đó là Tự, chồng của Tâm. Ba mẹ con lái xe đi cả đêm. Khi đến nhà xác, ba mẹ con đã nhào lại khóc thảm thiết, nhất là đứa con trai út. Nhưng ngày hôm sau, nàng được cảnh sát báo tin là chồng nàng đã sống lại. Tự được đưa vào bệnh viện chữa trị trước khí về trở lại Dallas.
Từ khi sống lại, nhờ một phép lạ, Tự thay đổi thành một người hoàn toàn mới. Tuy vẫn chưa tìm được việc làm, nhưng ở nhà, Tự chăm chỉ dọn dẹp, sơn sửa nhà cửa, vườn tược, chăm sóc con cái hết mực khi Tâm đi làm. Tâm cũng cảm thấy an ủi và vui trong lòng. Tuy nhiên, có những lúc Tâm bắt gặp chồng ngồi nhìn vô tấm gương to treo ở cánh cửa quần áo trừng trừng. Chàng lấy tay xoa xoa lên cằm như thể xem bộ râu ra sao, mặc dù Tự không có râu. Khi thấy vợ nhìn mình nhừ dò hỏi, Tự quay ngoắt đi.
Tháng sau, Tâm được mời đến cảnh sát ký đóng hồ sơ thưa người đàn ông da đen tên John đã quấy rầy nàng. Người cảnh sát nhìn Tâm một cách lạ lùng:
- Chí có thấy câu chuyện của chồng chị và ông John có liên quan với nhau không?
Tâm ngơ ngác:
- Tôi không hiểu ông cảnh sát muốn nói gì?
Người cảnh sát nhìn ra ngoài sân, ánh sáng nhảy múa lăn tăn qua kẽ lá. Ông quay lại nhíu mày nhìn sâu vào mắt Tâm:
- Tôi muốn nói quả thật hồn của chồng chị có nhập vào xác ông John!
Tâm giật mình xuýt ngã ra khỏi ghế:
- Ông cảnh sát nói giỡn sao chớ? Chông tôi và xác ông John? tại sao ông lại nói xác ông John? Ông ấy chết hồi nào?
- Ông ấy chết cách đó một tiếng trước khi gặp chị. Cùng lúc với tai nạn xảy ra ỏ shevrept, lúc chồng nàng. Nàng nhìn đăm đăm vào mặt viên cảnh sát:
- Ông muốn nói gì?
- Tôi chắc chị đã hiểu. Tôi là người công giáo, tôi không tin lắm về những chuyện ma quỷ này, nhưng chuyện này khá ly kỳ, vì chị biết sao không?
- Ông nói nhanh đi.
Giọng ông ta chợt trầm hẳn bên tai nàng:
- Theo bản báo cáo thì khi chồng chị chết vì tai nạn xe thì cùng lúc, ông John bị một kẻ lạ mặt đánh chết dưới gầm cầu. Rồi ông ấy đã xuất hiện theo chị trên đường phố nhận mình là chồng chị. Khi ông bị giam, ông vẫn lảm nhảm " Tại sao vợ tôi không nhìn ra được tôi?" Ông ta đã la lên: "Tôi muốn có một cái gương để xem tại sao vợ tôi không nhận ra tôi!" Cảnh sát canh gác được lệnh mang lại cho anh ta một tâm gương. Khi nhìn vào tấm gương....
Người cảnh sát ngừng lại vì xúc động:
- ... Ông ta rú lên!
Giọng Tâm thảng thốt:
- Ông ta rú lên làm sao?
- Ông ta chỉ nói hai tiếng "Trời ơi!" rồi ngã ra và chết trở lại!
Tâm lẩm bẩm như người mất hồn:
- Chết trở lại?
- Phải! Xác ông John bi giết dưới gầm cầu được người qua đường nhìn thấy, báo cáo với cảnh sát. Nhưng khi cảnh sát, tới nới thì xác ấy biến mất. Đó là lúc ông đi theo chị gần sở chị làm.
Gai ốc đã nổi lên đầy lưng Tâm. Nàng chợt hiểu lờ mờ trong đầu, chưa kịp hình dung thì tiếng người cảnh sát đã vang lên:
- Hồn chồng chị trong xác của ông John đã không hiểu tại sao chị không nhận ra ông, vì thế ông đòi soi gương. Khi soi gương ông mới thấy mình không giống mình. Hồn ông hoảng hốt, vội rồi thi thể ông John.... Và... như chị đã biết, hồn chồng chị lại nhập vào xác của chính ông trở lại....
Tâm nhớ đến gương mặt thẫn thờ của Tự khi đứng trước gương với bàn tay xoa lên cằm như để tìm bộ râu.. Không biết chàng có nhớ chuyện gì đã xảy ra hay không... Viên cảnh sát tiếp:
- Tôi đã xem kỹ các hồ sơ, khi ông John la xong hai tiếng "Trời ơi!" và ngã vật ra chết, cũng giờ phút đó, xê xích một vài giây, chồng chị sống lại trong nhà xác!
Tâm bước lùi ra cửa, mặt xanh ngắt. Viên cảnh sát bước theo nói vọng ra:
- Mong thượng đế ban phép lành cho chị!
Kết Thúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

* Quý vị có thể để lại nhận xét, cảm nhận dưới mỗi bài viết nhưng:
- Không bàn luận đến chính trị của các quốc gia trên thế giới.
- Không được bàn luận hay phỉ báng bất kỳ tôn giáo nào khác.
- Không bàn luận tới sắc tộc gây chia rẽ các dân tộc trên toàn thế giới.
- Không viết những lời thô tục
- Không xúc phạm, chửi bới người khác
- Không đặt liên kết tới những Website đen, có chứa Vi rút hay những phần mềm có chứa mã độc hại
+ Chỉ bàn luận những lĩnh vực liên quan tới Phật Giáo.
+ Hãy giới thiệu Website này tới những người thân, bạn bè của quý vị. Những người không theo, sẽ theo và đã theo Đạo Phật đều có thể xem và tim hiểu trên Website này.
* Trân trọng cám ơn!