-->

2011-12-08

Hiến Máu Tình Nguyện

1f4hien mau 16211a Hiến Máu Tình Nguyện

Mục đích hiến máu là gì?

- Hiến máu là tăng cường số lượng máu cung cấp cho các bệnh viện để cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân, ngoài ra còn để dự phòng thảm họa.

- Hiến máu là cho máu tốt, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường truyền máu như nhiễm HIV/AIDS, siêu vi gan B, C, giang mai, sốt rét… vì những người hiến máu là những người khỏe mạnh thực sự.

Điều kiện hiến máu như thế nào?

Điều kiện quan trọng nhất là người hiến máu thực sự khỏe mạnh, trước đây không mắc bệnh nguy hiểm nào. Ngoài ra, để được hiến máu, người hiến máu phải có: tuổi từ 18 đến 60 với nam, 18 đến 55 với nữ. Cân nặng trên 45kg với nam và trên 43kg với nữ. Mạch và huyết áp đều bình thường, không cao quá cũng không thấp quá. Người phụ nữ đang mang thai, có kinh, điều hòa kinh nguyệt, đang cho con bú không được hiến máu.

Hiến máu có hại tới sức khỏe không?

Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn được đổi mới hàng ngày.

Lượng máu trong cơ thể mỗi con người khoảng 70ml/kg cân nặng: như vậy, một người 50kg có khoảng 3500ml máu, người 65kg có khoảng 4500ml.

Qua nghiên cứu và thực tế đã chứng minh, nếu bạn hiến dưới 1/10 máu trong cơ thể (từ 350 – 450ml) theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc thì hoàn toàn không có hại cho sức khỏe.

Máu an toàn là gì?

Máu an toàn là máu được lấy từ người khỏe mạnh, đã được xét nghiệm, lưu trữ và được cung cấp kịp thời, đầy đủ cho người bệnh.

Nếu bạn thực sự khỏe mạnh, hãy cứu giúp những người bệnh không may mắn, họ đang chờ máu của bạn để được cứu sống.

Khi hiến máu có thể bị nhiễm bệnh không?

Kim dây lấy máu vô trùng, chỉ sử dụng một lần cho một người, vì vậy không thể lây bệnh cho người hiến máu.

Ngày mai tôi sẽ hiến máu, tôi nên chuẩn bị như thế nào?

Tối nay bạn không nên thức quá khuya.

Nên ăn nhẹ và không uống rượu, bia trước khi hiến máu.

Mang giấy CMND, đủ giấy tờ tùy thân và thẻ hiến máu khi đi hiến máu.

Máu của tôi sẽ được làm những xét nghiệm gì?

Tất cả những đơn vị máu thu được sẽ được kiểm tra nhóm máu (OAB-Rh), HIV, Virus viêm gan B, Virus viêm gan C, IgMHbC, Giang mai, Sốt rét, kháng thể bất thường, Virus tiền ung thư máu.

Bạn sẽ được thông báo kết quả, được giữ kín và được tư vấn (miễn phí) khi được phát hiện ra các bệnh nhiễm trùng nói trên

Tôi đã từng hiến máu, tôi có thể tiếp tục hiến máu được không?

Nếu bạn thực sự khỏe mạnh, bạn có thể hiến máu nhắc lại nhiều lần.

Tuy nhiên cần đảm bảo thời gian tối thiểu giữa hai lần hiến máu là 3 tháng với nam và 4 tháng với nữ.

Trong phân loại nhóm máu có 4 nhóm máu chính: A, B, O, AB và 2 nhóm phụ khác song song với hệ ABO là nhóm Rh- (Âm) và Rh+ (Dương) có liên quan đến việc truyền máu.

Nhóm máu phổ biến có nhiều là nhóm máu 0 (chiếm 49%). Nhóm máu hiếm là nhóm máu AB (chiếm 4-5%), riêng đối với trường hợp Rh thì nhóm Rh+ (Dương) chiếm 99,6% và nhóm máu hiếm là nhóm Rh- (Âm) (chiếm 0.4%).

Mục đích và điều kiện tham gia lực lượng hiến máu dự bị (HMDB)?

Mục đích thành lập lực lượng hiến máu dự bị là để cung cấp máu tốt cho các trường hợp mổ cấp cứu, mổ đột xuất, hỗ trợ cho người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khi ngân hàng máu bệnh viện không còn máu.

Điều kiện để vào lực lượng hiến máu dự bị là: nữ tuổi từ 18 – 45, cân nặng trên 45 kg; nam tuổi từ 18 – 50, cân nặng trên 50 kg; đã hiến máu nhân đạo từ 03 lần liên tiếp trở lên đều có kết quả xét nghiệm máu tốt và phải có số điện thoại để tiện cho việc liên lạc.

Ý nghĩa của chỉ tiêu về chất lượng trong Hiến máu nhân đạo và tỉ lệ bệnh cao nhất có thể chấp nhận được?

Trong phong trào hiến máu nhân đạo, máu được xét nghiệm sau khi hiến máu. Nếu tỉ lệ máu bệnh vượt quá tỷ lệ cho phép, chứng tỏ rằng: “An toàn máu bắt đầu từ tôi, từ chúng ta” (Người hiến máu, Người vận động, Bác sĩ, Y tá…) thực hiện sự tuyển chọn không hiệu quả và tốn kém phải do hủy máu, tiền xét nghiệm và túi dây máu phải bỏ ra, tỉ lệ bệnh cho phép là dưới 6 – 8% trên tổng số máu nhận được, thì mới đạt chỉ tiêu chất lượng trên giao.

Quyền lợi của người tham gia hiến máu nhân đạo
Không chỉ là cách thể hiện lòng nhân ái, người hiến máu nhân đạo còn nhận được rất nhiều quyền lợi, cả về vật chất lẫn tinh thần. Dưới đây là những quyền lợi bạn nhận được khi tham gia hiến máu nhân đạo:
Được làm các xét nghiệm

- Tất cả những đơn vị máu thu được sẽ được kiểm tra nhóm máu (OAB-Rh), HIV, vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C, giang mai, sốt rét. Bạn sẽ được thông báo kết quả, được giữ kín và được tư vấn (miễn phí) khi phát hiện ra các bệnh nhiễm trùng nói trên.

Được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí

Được bồi dưỡng và chăm sóc theo các quy định hiện hành:

- Hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện. Mức chi 30.000 đồng/ người.

- Phục vụ ăn uống nhẹ tại chỗ cho người hiến máu: Mức chi 20.000 đồng/ người.

- Nhận quà tặng (bằng hiện vật): mức chi tối đa là 80.000 đồng/ người.

- Được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo Tỉnh, Thành phố. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu có giá trị bồi

hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng lượng máu người hiến máu đã

hiến. Giấy Chứng nhận này có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn

quốc và có giá trị suốt đời.

eabcho mau 16211 Hiến Máu Tình Nguyện

Rất nhiều người bệnh đang cần được sẻ chia những giọt máu quý giá của bạn

Tại sao khi tham gia hiến máu lại cần phải có chứng minh thư?

Mỗi đơn vị máu đều phải có hồ sơ, trong đó có các thông tin về người hiến máu. Theo quy định, đây là một thủ tục cần thiết trong quy trình hiến máu để đảm bảo tính xác thực thông tin về người hiến máu.

Hiến máu nhân đạo có hại đến sức khoẻ không?

Hiến máu theo hướng dẫn của thầy thuốc không có hại cho sức khỏe. Điều đó đã được chứng minh bằng các cơ sở khoa học và cơ sở thực tế.

Về khoa học thì máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn luôn được đổi mới hằng ngày. Ví dụ: Hồng cầu sống được 120 ngày, huyết tương thường xuyên được thay thế và đổi mới. Cơ sở khoa học cho thấy, nếu mỗi lần hiến dưới 1/10 lượng máu trong cơ thể thì không có hại đến sức khỏe.

Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, sau khi hiến máu, các chỉ số máu có thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường không hề gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể.

Về cơ sở thực tế, đã có hàng triệu người hiến máu nhiều lần mà sức khỏe vẫn hoàn toàn tốt. Trên thế giới có người hiến máu trên 400 lần. Ở Việt Nam, người hiến máu nhiều lần nhất đã hiến gần 100 lần, sức khỏe hoàn toàn tốt.

Như vậy, mỗi người nếu thấy sức khoẻ tốt, không có các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu, đạt tiêu chuẩn hiến máu thì có thể hiến máu từ 3-4 lần trong một năm, vừa không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bản thân, vừa đảm bảo máu có chất lượng tốt, an toàn cho người bệnh.

Tại sao lại có nhiều người cần phải được truyền máu?

Mỗi giờ có hàng trăm người bệnh cần phải được truyền máu vì:

- Bị mất máu do chấn thương, tai nạn, thảm hoạ, xuất huyết tiêu hoá …

- Do bị các bệnh gây thiếu máu, chảy máu: ung thư máu, suy tuỷ xương, máu khó đông…

Các phương pháp điều trị hiện đại cần truyền nhiều máu: phẫu thuật tim mạch, ghép

tạng…

Theo đó, mỗi năm nước ta cần khoảng 1.700.000 đơn vị máu điều trị nhưng hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu.

Ngay sau khi hiến máu nên làm gì?

Nên:

Chỉ dời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế.

Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn: nên nằm nghỉ 10 – 15 phút.

Uống nhiều nước sau khi hiến máu.

Để miếng băng dính sau ít nhất 4-6 giờ mới lấy đi.

Tránh:

- Trong 2-3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình

thường, uống rượu, bia trong ngày đầu sau khi hiến máu.

- Làm việc gắng sức (leo núi, tập tạ …) trong hai ngày đầu.

Chế độ ăn, sinh hoạt sau khi hiến máu như thế nào?

- Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường.

- Tránh các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể

lực: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao… không thức quá khuya, không uống rượu bia.

- Tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa …

- Dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.

Địa chỉ hiến máu tình nguyện :

VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG
Địa chỉ: số 14 Trần Thái Tông kéo dài – Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội
Điện thoại: 04.38685582 – 04.38686008 Fax: 04.38685582

Bệnh viện Truyền Máu – Huyết Học Tp. Hồ Chí Minh
Ngân hàng máu: 118 Hồng Bàng, Q.5, Tp. Hồ Chí Minh, ĐT: 08.39557858

Các bệnh viện có đăng ký hiến máu và các điểm hiến máu lưu động

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

* Quý vị có thể để lại nhận xét, cảm nhận dưới mỗi bài viết nhưng:
- Không bàn luận đến chính trị của các quốc gia trên thế giới.
- Không được bàn luận hay phỉ báng bất kỳ tôn giáo nào khác.
- Không bàn luận tới sắc tộc gây chia rẽ các dân tộc trên toàn thế giới.
- Không viết những lời thô tục
- Không xúc phạm, chửi bới người khác
- Không đặt liên kết tới những Website đen, có chứa Vi rút hay những phần mềm có chứa mã độc hại
+ Chỉ bàn luận những lĩnh vực liên quan tới Phật Giáo.
+ Hãy giới thiệu Website này tới những người thân, bạn bè của quý vị. Những người không theo, sẽ theo và đã theo Đạo Phật đều có thể xem và tim hiểu trên Website này.
* Trân trọng cám ơn!